Chú Giải Tin Mừng Thứ Sáu Tuần XXV Mùa Thường Niên (Lc 9:18-22) | Giáo Phận Phú Cường
CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ SÁU TUẦN XXV MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Lc 9,18-22
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I : Gv 3,1-11
Về các "bài đọc hàng tuần" Giáo hội chỉ đề ra ba bài ngắn của sách Giảng viên nhưng phải cố gắng đọc lại toàn bộ cuốn sách : cuốn sách này ngắn và hấp dẫn.
Ở dưới bầu trời, mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời : “ thời để sinh và thời để chết thời để trồng tỉa, và thời để nhổ lên, thời để giết chết và thời để chữa lành, thời để phá đổ và thời để xây dựng lại, thời để khóc và thời để cười, thời để than vãn và thời để nhảy mừng, thời để ôm ẵm và thời để chia lìa, thời để xé rách và thời để may lại, thời để yêu và thời để ghét, một thời để chiến tranh và một thời để cầu hoà…”.
Lợi gì mà làm điều cho tốn công hao sức.
Bằng những lời xuất thân đầy thú vị tác giả kể ra đây hai mươi tám công việc nhân loại, đối nghịch và mâu thuẫn nhau, nhịp theo những chuyển biến cuộc đời . Xây dựng- phá đổ ?
Đúng. suy nghĩ kỹ, con người luôn luôn bị lôi cuốn để tự mâu thuẫn... để bắt đầu lại luôn. Sự đổi thay này thật chán nản vì nó gây khó khăn cho sự cố gắng của con người. Tại sao xây một bức tường, rồi sau lại phá đổ đi ? Tại sao rửa chén bát để rồi lại làm dơ bẩn đi ? nhưng con người là thụ tạo duy nhất cảm nghiệm được sự mong manh này như một nỗi đau phải chăng đó là bằng cớ để biết rằng con người được tạo thành cho một việc khác ? Để chiếm hữu vĩnh cửu và không thay đổi.
Tôi thấy dịch vụ Thiên Chúa ban cho loài người để nó đem hết thời giờ vào đó. Người còn phú bẩm cho lòng người cái thời gian vô tận...
Tác giả sách Giảng viên không phải là một người vô thần, mặc dù ông thường lấy lại những phân tích sáng sủa của ít nhiều nhân vô thần đương thời. Đối với tác giả giữa sự thăng trầm của "thời gian " thì có cái “vĩnh cửu” đang thành hình. Cảnh xao động buồn tẻ và chán nản của thời gian.
Cuối cùng thời gian, có một ý nghĩa , nhưng không tự bản chất nó, mà trong Thiên Chúa, trong sự vĩnh cửu của Thiên Chúa. Tuy nhiên không phải chỉ tìm thấy ý nghĩa thời gian trong thế giới bên kia hay thế giới ngày mai như thể mình trốn vào cõi trời, xa lánh đời tạm để tìm ý nghĩa vĩnh cửu của nó.
Chính Thiên Chúa đặt cái vĩnh cửu của thời gian “trong lòng con người"... Vĩnh cửu đã khởi sự đồng thời với thời gian. “ Bạn đã không hiểu biết gì bao lâu bạn chưa hiểu rằng ngày hôm nay là ngày Phán xét". HÔM NAY sự vĩnh cửu đang mở ra, và bạn đã trong đó rồi, tất cả những gì bạn thực hành trong từng phút giây đều mặc lấy sự vĩnh cữu trong Thiên Chúa.
Đúng thế, cái “vĩnh hằng” hình thành ngay giữa "các sự việc đang trôi chảy và qua đi dẫu rằng, trong tôi, con người ngoại tại của tôi sẽ tàn tạ, con người nội tại của tôi được kiến thiết từng ngày một. Thánh Phaolô đã nói lời ấy đang lúc càng đến gần sự chết : ông ý thức được rằng mình đang đi về cõi sống, một cuộc sống đã khởi sự.
Bài đọc II : Hg 1, 15-29
Đến ngày hai mươi một tháng bảy. có lời Chúa dùng tiên tri Haggai mà phán.
Chúng ta đang ở vào tháng mười năm 520. Sau một thời kỳ dài chán nản, các người hồi hương bắt tay vào việc tái thiết đền thờ này : và giờ đây các người xem thấy nó thế nào ? chớ thì nó chẳng là không trước mắt các ngươi sao ?”
Thiên Chúa rất thực tế. Người không hề đòi chúng ta nhắm mắt lại trước các khó khăn. Trước hết hãy nhìn thẳng trước mặt “ Ai còn nhớ thuở trước ?” Quá khứ đã quá xa, quá thời hạn…đến nỗi người ta khó tìm gặp một cụ già tám mươi lăm tuổi còn nhớ là mình đã thấy đền thờ Salomon đã được thực hiện thế nào, đền thờ của thời thơ ấu họ. D6àu vậy, điều quan trọng là nhìn về tương lai. Và vị sứ ngôn dám nói rằng đền thờ mới, dầu vậy việc xây dựng còn nặng nhọc, s4 qua mặt vai trò đền thờ cũ. Haggai đã không nếu nói rõ : Đền thờ mới này sẽ tồn tại hầu như năm trăm năm và sẽ điều khiển một trong những thời kỳ tinh ròng nhất của Do-thái giáo.
HÔM NAY Chúa như muốn nói với chúng ta : “ Đừng nhìn Hội thánh hôm qua…Nào can đảm lên ! Hãy xây dựng Hội thánh của những kỷ nguyên mới”.
Hỡi Giorababel, giờ đây hãy can đảm. Hỡi Giosue hãy can đảm. Toàn dân trên lãnh thổ hãy can đảm, các ngươi hãy khởi công.
Lạy Chúa, thật tốt đẹp cho chúng con, khi được nghe những lời này từ : miệng Chúa, còn vang động mãi đến thời chúng con. Luôn luôn trên những đổ nát mà người ta xây dựng lại.
Tôi gợi lại trong kinh nguyện của tôi, những kế hoạch thuộc về tôi, những nỗ lực chờ đợi thế giới ngày mai, những đổi mới của Hội -Thánh đương thời.
Nhưng lạy Chúa, xin hãy nói lại những lý do vững chắc mà Chúa đề ra cho sự nản lòng của chúng con.
Ta ở cùng các ngươi, Chúa các đạo binh phán như vậy như lời Ta đã giao ước với các ngươi.
Lý do đầu tiên để can đảm : sự hiện diện của Thiên Chúa, sự gần gũi của Người. “Thiên Chúa ở cùng chúng ta".
Nếu chúng ta thực sự tin như vậy mọi thất vọng lại không biến đi sao ? Thiên Chúa có thể thất bại được sao ? Không Tôi không thể đối với Thiên Chúa. Và những hoàn cảnh bề thất vọng nhất lại là nơi Chúa tỏ mình là Thiên Chúa ! Sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô, trỗi dậy từ cõi chết còn là sự thể hiện căn cội nhất.
Tôi cầu nguyện từ những hoàn cảnh, tôi coi là lúc "không còn lối thoát". Và lạy Chúa, con tin rằng Chúa ở đó với con... với Hội Thánh Chúa... với những tan vỡ đủ loại.
Thần linh Ta sẽ ở giữa các ngươi, nên các ngươi đừng sợ. Còn ít lâu nữa, Ta sẽ khiến trời đất, biển khơi và đất cạn chuyển động.
Lý do thứ hai để can đảm : sự can thiệp cánh chung của Thiên Chúa. Ở đây chúng ta gặp lại ngôn ngữ cổ truyền của sách Khải huyền, để trình bày những hành động lớn lao Thiên Chúa chuẩn bị cho “thời sau hết” Lịch sử tiến về sự hoàn thành của nó : mọi sự lớn lên và đồng quy, cho tới chỗ “ Chúa là tất cả trong mọi người”. Cả vũ trụ, trời đất, biển được nắn lại để trở thành một tạo dựng mới.
Ta cũng sẽ khiến mọi dân tộc chuyển động. Ta sẽ làm cho đền thờ đầy vinh quang, Vinh quang đền thờ sau hết này sẽ cao trọng hơn vinh quang đền thờ trước, trong nơi này, Ta sẽ ban hoà bình.
Lý do thứ ba để can đảm : các dân tộc tiến về sự hiệp nhất của họ trong Thiên Chúa.
BÀI TIN MỪNG: Lc 9, 18-20
Hôm ấy, Đức Giêsu cầu nguyện một mình. Các môn-đệ cũng ở đó với Người.
Đức Giêsu thường cầu nguyện trước một biến cố quan trọng sắp xảy ra, trước một khúc quanh quyết định trong đời Người sắp khởi sự.
Chúng ta lại coi thường sự kiện đó, khi trao đổi với nhau : Này nhá ! Người là Con Thiên Chúa mà ! Người đâu có cần phải cầu nguyện. . . Hay chúng ta làm giảm lược nó .. trở thành một mô hình cho chúng ta mà thôi. "Đức Giêsu cầu nguyện, là nhắm dạy các môn đệ Người biết cầu nguyện”. Cuối cùng, ta có thể gián cho đó là tình trạng “hưởng tiến” Con Thiên Chúa, Người không ngừng sống và không vất vả trong việc chiêm ngưỡng thân tình với Cha Người. Người cầu nguyện luôn luôn.
Thế mà một cách hiển nhiên, những giây phút Luca quả quyết Đức Giêsu đã cầu nguyện, lại những giây phút rất căng thẳng của thân phận con người. Xét về phương diện nhân loại, việc cầu nguyện của Đức Giêsu là một cầu nguyện thực sự. . . Người thực sự cầu xin Cha người giúp đỡ để có sức mạnh thực hiện sứ vụ, Người không đóng kịch. Người tìm kiếm ánh sáng và sự can đảm.
Người mới hỏi các ông rằng: “ Theo dư luận quần chúng, thì Thầy là ai ?". Các ông thưa : “Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, nhưng có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một trong các ngôn sứ thời xưa đã sống lại”.
Ở đây ta gặp lại những dạng người mà dư luận đã điểm mặt.
Người lại hỏi: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?
Lặp lại những quan niệm hàm hồ gặp thấy chưa đủ, nếu tự mình không xác tín. Đức Giêsu đòi hỏi họ một câu trả lời cá nhân. Cần phải xác định lập trường !
Nếu Đức Giêsu đã cầu nguyện, trước hết vì lý do đó : Người đang chứng kiến thái độ bán tín bán nghi của các bạn hữu Người. Họ có theo Người thực sự không ? Hay còn nghi ngờ Người có thể vừa thưa không, vừa thưa có như biết bao người đồng thời ?
Ông Phêrô thưa: “ Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa”.
Ta có thể dịch Đấng Kitô là “Đấng được Thiên Chúa xức dầu”. Đó là điều Đức Giêsu đã xác quyết ngay khi khởi sự sứ vụ của Người, tại hội-đường Nadarét, lúc Người đọc đoạn văn của Isaia : "Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn" (Lc 4,18). Giờ đây, sau một năm chung sống với Đức Giêsu, Phêrô nhân danh Nhóm Mười Hai, nhận ra Người. Về Đức Giêsu, về con người của Người, về căn tính sâu xa của Người , ta chỉ có thể lấy lại những gì mà Người đã mạc khải cho ta về chính Người.
Lạy Chúa, xin nói cho chúng con biết "Chúa là Ai". Và giúp chúng con vững tin vào Chúa.
Nhưng Người cấm ngặt các ông không được nói điều ấy với ai.
Chúng ta cũng gặp sự "kiện này, trong Tin Mừng theo Thánh Mác-cô. Những giấc mơ của dân chúng về Đấng Mêsia còn nặng màu sắc chính trị và báo thù. Đức Giêsu không muốn đóng vai trò một Đấng Mêsia đầy uy lực và chiến thắng như thế ! Người đòi hỏi người ta không được nói Người là Đấng Mêsia, trước khi Người thụ nạn và Phục sinh.
Còn chúng ta, ta đòi Đức Giêsu phải đóng vai trò nào đây ? Ta có sẵn sàng theo Người cách vô vị lợi không ?
Người còn bảo: "Con Người phải chịu đau khổ nhiều bị cáo kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và ngày thứ ba sẽ sống lại.
Nếu Đức Giêsu đã cầu nguyện, cũng vì sự kiện trên : ý thức mình sẽ phải đóng vai trò : “Đấng Mêsia đau khổ” , Đức Giêsu nhìn cái chết của Người đang diễn ra giữa thời trẻ trung sung sức. Nếu Người đã nói đến Ngày Người phải chết, ngay sau lời tuyên xưng đức tin của Phêrô, thì "'chính người ta mới suy ngữ rất lâu trong lúc : cầu nguyện.
Cuối cùng, có lẽ Người đã cầu nguyện để các tông đồ khỏi lung lay trước sự loan báo có tính bi thảm này. Lạy Chúa, con tin rằng, Chúa vẫn tiếp tục : cầu nguyện cho chúng con, để đức tin chúng con khỏi lung lay Con xin cảm tạ Chúa.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :
1. Bài Tin Mừng hôm nay được thánh Luca kể lại theo dàn bài sau đây :
- Những dư luận của dân chúng về Đức Giêsu :
18-19: "đám đông nói Thầy là ai ? …"
- Phê rô tuyên xưng Chúa Giêsu là Đức Kitô :
20: "còn anh em bảo Thầy là ai ? … "
- Chúa Giêsu loan báo lần thứ nhất về cuộc thương khó của Người :
22 "Con Người phải chịu đau khổ nhiều …"
Dàn bài này có ý nhấn mạnh về Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế và Người thi hành sứ mệnh cứu thế bằng cuộc thương khó, tử nạn và phục sinh.
Suy niệm bài Tin Mừng này, chúng ta đem lòng cảm phục Chúa Giêsu là Đấng Cứu chuộc chúng ta và đồng thời gợi lên lòng tha thiết muốn bước theo Chúa trên con đường từ bỏ mình và vác thập giá mình để được ơn cứu độ.
2. Qua cách diễn tiến sự việc được ghi lại trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu muốn soi sáng cho các tông đồ biết rõ vai trò cứu thế của Người để họ không còn bị chao đảo trước những quan niệm khác nhau của quần chúng về bản thân người.
Để chuẩn bị cho việc mạc khải này, Chúa Giêsu đã đến nơi thanh vắng cầu nguyện, xin Chúa Cha soi sáng trí lòng các tông đồ ngõ hầu họ có khả năng tiếp nhận công việc cứu thế của Người qua con đường thương khó, tử nạn và phục sinh.
Đồng thời để thực hiện việc mạc khải này, Chúa Giêsu đã đặt ra cho các tông đồ hai câu hỏi :
- Câu hỏi đầu tiên liên quan đến nhận thức của đám dân chúng về bản thân Người và câu hỏi này được đặt ra để soi sáng cho các Tông Đồ thấy rõ sự mù quáng của những kẻ vẫn hằng nghe Người giảng dạy nhưng chẳng hiểu gì về Người. Quả vậy, quần chúng chỉ nhìn nơi Chúa Giêsu một nhân vật phi thường, một ngôn sứ mà rồi đây sẽ làm thỏa mãn khát vọng theo kiểu trần thế của họ.
Chính vì vậy mà Chúa Giêsu đã đặt câu hỏi thứ hai để khơi dậy cho các Tông đồ phải nhận thức về Người cách đúng đắn và xác thực hơn : "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?"
- Phêrô thay mặt các Tông đồ trả lời : "Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa ". Lời tuyên xưng này tin nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, nghĩa là Đấng được xức dầu và được sai đến trần gian để thực hiện công việc cứu thế.
- Như vậy, Phê rô đã tuyên xưng đúng về thân thế của Chúa Giêsu, vì qua lời tuyên xưng này, Phê rô đã đặt Chúa Giêsu trổi vượt hẳn khi so sánh với Gioan Tiền Hô, với Elia hay với bất cứ một ngôn sứ thời xưa nào khác.
Sau khi tuyên xưng đúng như vậy, Chúa Giêsu đã ngăn cấm các Tông đồ không được nói điều đó với ai, để tránh mọi hiểu lầm về Người và có thể làm hỏng chương trình cứu thế của Người.
Đằng khác, các Tông đồ làm quen và xác tín về con đường cứu thế, Chúa Giêsu đã loan báo lần thứ nhất về cuộc thương khó tử nạn và phục sinh của Người : "Con Người phải chịu đau khổ nhiều …"
- Tước hiệu "Con Người" gợi lên cuộc khổ nạn và báo trước cuộc tái lâm vinh hiển của Chúa Giêsu vào ngày cánh chung.
3. Trái với quan niệm và lòng mong đợi của dân chúng, Đấng Cứu Thế không cứu dân Người bằng một cuộc cách mạng chính trị, bằng sức mạnh theo kiểu trần thế, nhưng bằng cái chết và phục sinh của Người. Cũng vậy, để thắng sự dữ, chúng ta không dùng sức mạnh của trần thế nhưng bằng ơn Chúa cùng với sự cộng tác của bản thân là thanh tẩy đời sống và thánh hóa bản thân.
4. Chúa Giêsu đòi hỏi các tông đồ phải nhận thức đúng về Người; Chúa cũng muốn chúng ta mỗi ngày phải học hỏi, tìm hiểu, khám phá và nhận thức Thiên Chúa mà chúng ta phụng thờ, không phải là Thiên Chúa theo như chúng ta nghĩ, nhưng là chính Thiên Chúa mà Người là. Vì thế :
- Đừng đòi hỏi Thiên Chúa làm theo ý mình muốn, mà phải đòi hỏi mình phải làm theo ý Chúa.
- Đọc Tin Mừng là tìm ý Chúa qua giáo huấn của Người để chúng ta thực thi, chứ không dùng lý trí uốn nắn lời Chúa theo ý mình muốn.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10