Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Sáu Tuần XXXI Mùa Thường Niên (Lc 16,1-8) | Giáo Phận Phú Cường

avatarby
07/11/2024
545
Chúng ta phải thú nhận rằng trong những công việc kinh doanh, buôn bán, và những mối lợi ở đời, con người thường tỏ ra mau mắn, khôn ngoan đầy sáng kiến. nhưng đối với những công việc thiêng liêng có liên hệ đến phần rỗi của mình, thì con người chúng ta lại chậm chạp, lơ là và không khôn khéo. Do đó, là kitô hữu tin sự sống lại và sự sống đời sau, chúng ta cần ý thức để may mắn, khôn ngoan và kiên trì lo cho phần rỗi đời đời của mình...
Noel Quesson

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ SÁU TUẦN XXXI MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Lc 16,1-8

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Pl 3, 17-4, 1

Thưa anh em, xin hãy cùng nhau bắt chước tôi, và chăm chú nhìn vào những ai sống theo gương chúng tôi để lại.

Đây vẫn là một kiểu nói làm chúng ta khó chịu ngày nay. Tuy nhiên, đó không phải là một lời khoe khoang. Nói chỉ nói lại lời của Đức Giêsu: “ Người ta đặt đèn trên giá… để người ta thấy các việc của anh em mà ca ngợi Cha anh em Đấng ngự trên trời”.

Làm gương tốt. Hãy nêu gương mẫu cho người khác.

Chiếu sáng. Không sống cho riêng mình. Lôi kéo kẻ khác.

Vì như tôi đã nói với anh em nhiều lần, và bây giờ tôi phải khóc mà nói lại: có nhiều người sống “đối nghịch với thập giá Đức Kitô”. Chung cục là họ phải hư vong. Chúa họ thờ là cái bụng..họ là những người chỉ nghĩ đến những sự thế gian.

Ơ đây lời kết án vẫn còn gắt gao “Chúa họ thờ là cái bụng”. Điều rất thường, ngày nay cũng như vào thời Thánh Phaolô, là ta để cho các “việc trần thế” xâm chiếm. Chúng cản không cho ta nhìn thấy xa hơn và cao hơn: lúc đó ta không còn nhận ra các phương hướng…chỉ nhắm tới mục đích trần gian… cuộc sống thu hẹp vào chính mình. “Cái bụng” là một hình ảnh: nó gợi lại cái hư hỏng, nó làm cho cuộc đời chỉ là mặt đất. Chỉ nhìn thấy chân trời hạn hẹp, không mơ ước gì cao xa. “cái bụng" cũng nói lên những bữa ăn thịnh soạn, xa hoa, nói lên cuộc sống phóng túng, không kiềm chế..nó còn nói lên cách sống ích kỷ, lười biếng, chỉ biết tìm tiện nghi an thân, quên hết kẻ khác…

Trước khi gán các cách sống dành cho kẻ khác, tôi phải tìm biết tôi đã dính bén vào các sự đời này cách nào. Mục đích sống của tôi ra sao?

Còn chúng ta, chúng ta là những “công dân nước trời”, và nhờ tước vị ấy mà chúng ta mong đợi Chúa Giêsu đến cứu chúng ta.

Chống lại những nhãn quan quá nhỏ bé, thu hẹp vào phạm vi trần thế, Phaolô đề nghị sự “mong đợi Đức Giêsu quang lâm”. Đức Giêsu là “Đấng đang đến”. Đời sống chúng ta là một cuộc hành trình lâu dài. Mục đích của ta cao rộng vô biên. Cùng đích chúng ta là Thiên Chúa …Không nên dừng lại trước : viện lý rằng chân trời quá mênh mông… chúng ta là những “công dân nước trời!”. quê hương ta ở trên trời. Dưới cõi trần, ta chỉ là những khách “bộ hành”. Đời sống đích thực của ta đã được bắt đầu rồi, nhưng nó chỉ kết thúc ở trên kia.

Nào, nhãn giới này có quen thuộc với tôi không?

Chúng ta mong đợi Đức Giêsu sẽ biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta giống thân xác vinh hiển của Người, Đấng có quyền năng khắc phục muôn loài.

Chính vì lý do đó mà chúng ta được tạo thành.

Không, trong những lời trên, không nói gì về sự “khinh chê thân xác” và khinh rẻ “thế gian” :Ngược lại, đây là một cách nhìn trọn hảo hơn về “thân xác” và về “thế gian”: các giới hạn và các bệnh tật và các giới hạn của thân xác đáng thương của ta (nhất là lúc ta cảm thấy gần kề bóng tử thần, nhưng chúng ta được manh nha từ tuổi trẻ) chỉ là tạm thời. Thực sự, thân xác chúng ta được tạo dựng để được sống lại “giống hình ảnh sáng láng của Người!”.

Xin cảm tạ Người, lạy Chúa, xin cảm tạ. Là chủ thể tuyệt đối của vũ trụ, Đức Giêsu có quyền năng thống trị mọi sự và thông truyền cho ta sự sống của Người.

Thực sự tôi có niềm hy vọng như thế chăng? và tôi đã bắt đầu quy hướng cuộc đời tôi, quy hướng cách đánh giá các sự vật từ HÔM NAY không?

Bởi vậy, hỡi anh em thân mến, anh em là niềm vui của tôi, anh em hãy sống vững vàng trong Chúa.

Không có gì là buồn phiền trong đó cả. Bởi vì Chúa làm cho con người ra người lớn. Vì chúng ta đi về hướng Người đã hứa, và có Người ở đó, tại sao chúng ta buồn bực? Chúng ta có một tin vui mừng để sống và để loan báo : Đức Kitô đến thiết lập một cuộc lễ vĩnh cửu trong con người!

Bài đọc II: Rm 15, 14-21

Kết thúc lá thư, một lần nữa Phaolô thấy buộc phải biện minh cho sứ vụ của mình. Người sắp minh chính quyền hạn và bổn phận. Người cảm thấy phải nói tất cả những điều Người đã nói cho các Kitô hữu Rôma. Đặc biệt, ngài biện minh vì xem ra đã can thiệp vào cộng đoàn mà ngài đã không trực tiếp thiết lập; có quá nhiều miền lương dân cần đực Phúc-âm hoá để ngài phải tranh chấp về thẩm quyền với các Tông-đồ khác.

Tôi chỉ có tham vọng là loan báo Tin Mừng ở những nơi người ta chưa được nghe nói đến danh Đức Kitô. Tôi đã làm thế, vì không muốn xây dựng trên nền móng người khác đã đặt.

Chính Thánh Phêrô đã thiết lập Hội Thánh tại Rôma. Phaolô như bối rối khi nói đến Hội Thánh này. Điều đó khiến cho ngài sẽ nói có thêm sức nặng. Trọn giáo thuyết về “chức linh mục Kitô giáo” được đặt ra ở đây, và ta thấy nó hợp thời biết bao cho hôm nay.

“Tác viên” không chỉ xuất phát từ cộng đoàn. Họ lãnh nhận một “vai trò”, từ Thiên Chúa…và không chỉ nhắm tới cộng đoàn đặc biệt họ lãnh trách nhiệm… đây là một vai trò đối với “Hội Thánh”.

Tôi đã viết thơ này cho anh em có phần khá bạo dạn, nhờ ân sủng Thiên Chúa đã ban cho tôi.

Không phải người ta đã ban lời cho ngài. Điều đó từ Thiên Chúa đưa đến cho ngài, làm cho ngài được “bạo dạn”. Thời cơ để cầu nguyện cho các linh mục.HÔM NAY. Chớ gì họ trung thành với ơn Thiên Chúa đã ban cho họ! Chớ gì họ bạo dạn viết hay nói với lòng dũng cảm.

An sủng Thiên Chúa đã ban cho tôi trở nên người giúp việc của Đức Giêsu Kitô nơi các dân ngoại, gánh lấy thiên chức rao giảng Tin Mừng.

Câu này thuộc số những câu được dùng nhất trong các bản văn Công đồng, để định nghĩa “linh mục”.

“tác vụ” của linh mục được Phaolô trình bày như một “phận vụ phụng tự”, như một hành động thánh… và việc phụng tự này, là việc “Phúc-âm hoá” thế giới lương dân… việc loan báo Thánh. Lời Chúa, “Tin Mừng” cứu rỗi.

Để các dân ngoại được thần thánh hoá mà trở nên một lễ phẩm đẹp lòng Thiên Chúa.

Linh một Kitô giáo, không như trong Cựu ước, là chuyên viên các nghi thức tế hiến theo cách thế của các tư tế đền thờ Giêrusalem: Điều họ dâng “chính cuộc sống con người”… hơn một cách chính xác hơn, là Phúc-âm hoá của Người đưa các thính giả tới chỗ “tự hiến”.

Vậy người ta có thể tóm kết điều cốt yếu của vai trò linh mục như thế này:

Mạc khải cho con người ý nghĩa vượt qua của mọi sự, ơn cứu rỗi của Chúa Giêsu Kitô…

Để dẫn họ tới thái độ thuộc về đức tin, hối cải, dấn thân phụng sự Thiên Chúa: hiến đời họ làm “lễ tế thiêng liêng”.

Thánh lễ trước hết là đó. Và việc Phúc-âm hoá trước hết. “Trở nên của lễ tốt đẹp” ,“Dâng con người cuộc sống chúng ta”. “Dưới hiệu quả Tin Mừng đã biến đổi chúng ta”.

Đời sống hằng ngày của chúng ta, hoàn toàn, “được thánh hiến” bởi Tin Mừng, trở thành chất thể của một lễ dâng liên tục lên Chúa, được tóm kết lại trong thánh lễ.

Bởi thế, từ Giêrusalem và miền chung quanh cho đến Hyricô, tôi đã rao giảng đầy đủ Tin Mừng của Đức Kitô.

Đây gợi lên “tính cộng đoàn Tông-đồ” .Phaolô qua kiểu nói này, gắn mình với cộng đoàn Mười Hai, và với việc sai họ đi thi hành sứ mệnh: “Từ Giêrusalem tới tận cùng trái đất” đây là điều Chúa Giêsu đã nói với họ.

BÀI TIN MỪNG: Lc 16, 1-8

Một lần nữa, chỉ riêng Luca đã tường thuật cho ta dụ ngôn dưới đây:

Một nhà phú hộ kia có một người quản gia: người ta tố cáo với ông là anh này đã phung phí của cải nhà ông. Ong mời gọi anh ta đến mà bảo: “Tôi nghe người ta nói gì về anh đó? Anh hãy thanh toán sổ sách công việc quản lý của anh”. Toàn thể dụ ngôn xoay quanh vấn đề quản lý.

Trước mặt Thiên Chúa, ta không là “những sở hữu chủ”, nhưng là những con người “quản lý”. Mọi cái tôi có: của cải, những đức tính, vốn liếng hiểu biết và luân lý, khả năng cảm nhận, những đặc trách về nhân cách.. tôi sẽ được yêu cầu tính sổ. Tôi chỉ là người quản lý tất cả những sự đó, mà Chúa đã hiến tặng cho tôi, và chúng tiếp tục thuộc về Chúa.

Tôi không có quyền “lãng phí” ân huệ Chúa trao ban.

Tôi sẽ phải tính sổ về những vốn liếng tôi không phát triển.

Người quản gia liền nghĩ bụng: “Mình biết làm gì đây?… để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà”.

Cần đảm bảo cho tương lai.

Tôi có luôn lo lắng như thế… rõ ràng cần nhắm tới “tương lai cánh chung”: Đức Giêsu thường lặp lại tư tưởng này, đời sống trần gian, những quyết định hiện thời của ta liên hệ đến “tương lai vĩnh cửu”.

Người quản gia tận dụng thời gian còn lại, để chuẩn bị cho tương lai của mình.

Và ông chủ đã khen tên quản gia bất lương đó đã xử sự khôn khéo.

Cách đánh giá của ông chủ này có vẻ hài hước!

“Thật là bất lương”: nhưng đầy sắc sảo và khôn lanh”.

Lời khen ngợi đó xem ra ít chân thực, nếu xuất phát từ môi miệng của ông chủ bình thường.

Nhưng phát sinh từ Đức Giêsu, lời đó mang tính châm chích. Đấng thiên sai của người nghèo – đối với những của cải mà biết bao ông chủ trần gian nắm giữ – đã để lộ ra một vẻ khinh miệt, đầy châm biếm, đến nỗi đã tán dương người đầy tớ bất lương sử dụng của cải cách gian xảo. Thực ra đối với ông chủ đó, tiền của không quan trọng gì!

Đối với Đức Giêsu, đó là một cách nghịch lý khi nói lại điều mà Người đã không ngừng lặp đi lặp lại: “Của cải, các ngươi hãy bán đi mà bố thí ! Hãy sắm cho mình những ví tiền sẽ không hề cũ nát, kho tàng không hao vơi trên trời” (Lc 12, 31).

Tuy nhiên, ta nên hiểu rõ tính hài hước này. Ở đây, rõ ràng, là Đức Giêsu không thể khuyến khích sống bất lương ! nhất là đối với tiền bạc kẻ khác!

Quả thế con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng.

Lời nhận xét thật chán nản!

Trong những vấn đề kinh tế và tài chánh, con người dồn hết tài năng và trí tuệ, để nắm vững lợi nhuận và hiệu suất nhất là con người ngày nay lại càng nhạy cảm trước vấn đề đó. Và xem ra Đức Giêsu không chủ trương gây khó khăn cho con người trong lĩnh vực này!

Đức Giêsu khiển trách các Kitô hữu không biết dồn tài năng và trí tuệ cho những “công việc thiêng liêng”. Nhìn dưới một số phương tiện. Nước Thiên Chúa không được trao tặng để không phát huy tính hiệu năng và thiếu đầu tư trí tuệ. Tôi có dồn mọi phẩm chất con người, mọi tài năng để phục vụ nước trời không?

“Con cái ánh sáng”. Lạy Chúa, Chúa muốn cho các Kitô hữu trở nên con cái ánh sáng. Những con người tỏa sáng. Những người con của Thiên Chúa – Ánh sáng Thiên Chúa là tình yêu, là ánh sáng là Cha chúng ta.

Để chiếu sáng, hãy làm những gì mà kẻ khác cũng đang làm cho quyền lực của bóng tối.

Không nên chỉ bằng lòng với nguyên tắc đẹp. Hãy lo lắng sống sao cho hiệu quả.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Người quản lý bất lương.

HOÀN CẢNH:

Trong chương 16 này, Thánh Luca thuật lại những lời Đức Giêsu dạy về việc sử dụng tiền của. bài Tin Mừng hôm nay là bài đầu Chúa kể Dụ ngôn người quản lý bất lương.

Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại Dụ ngôn Người quản lý bất lương để trình bày về bài học phải biết khôn ngoan sử dụng tiền của đời này để mưu ích cho phần rỗi đời đời.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

 1. Người quản lý bất trung đã khôn khéo biết dùng thời gian làm quản lý để lo xa cho đời sống tương lai của mình. Cũng vậy, chúng ta cần phải khôn ngoan sử dụng thời gian còn ở trần gian này để chuẩn bị cho đời sống phần rỗi của mình.

2. Người quản lý bất trung sau khi được ông chủ cho biết sẽ bị sa thải khỏi chức Người quản lý, anh ta khẩn cấp nghĩ ngay đến việc dùng những phương tiện vừa tầm tay để lo xa cho tương lai. Chúng ta đã được loan báo chắc chắn sẽ có ngày từ giã cõi đời này, tức là giờ chết, chúng ta phải khẩn cấp biết sử dụng mọi phương tiện Chúa ban ở đời này để lập công phúc cho sự sống đời sau.

3. Trong dụ ngôn này, Chúa Giêsu không khen cách làm ăn bất lương gian xảo của Người quản lý, nhưng Chúa muốn nhắc nhở chúng ta nhìn vào và bắt chước một số điểm nơi Người quản lý:

Trước hết đó là sự mau lẹ có tính cách khẩn cấp của anh ta - vừa khi thấy mình sẽ mất việc và rơi vào cuộc sống bi đát, anh đã biết cấp kỳ hành động để lo cho tương lai.

chứng kiến những cái chết của người xung quanh. Chúng ta phải ý thức về cái chết của mình để cấp lo cho phần rỗi được bảo đảm.

thứ đến là óc biến báo, sáng tạo của anh, chúng ta cũng phải biết biến báo những gì thuộc trần gian như tiền của vật chất, thành những phương tiện để lập công phúc đức bằng những việc bác ái từ thiện để lo cho phần rỗi.

tiếp đến là việc anh biết tận dụng những điều kiện mình đang có trong tay, là còn có thể gặp các con nợ của chủ và quy định lại món nợ để mua chuộc lòng người.

Chúng ta cũng phải biết tận dụng những điều kiện mình đang có: thời gian, các phương tiện do những hồng ân Chúa ban phần hồn phần xác và đời sống hằng ngày để lo cho công phúc phần rỗi đời sau.

Người quản lý đã biết chấp nhận sự thiệt thòi về của cải bằng cách bảo con nợ ghi bớt số nợ của chủ để chinh phục lòng người hầu để sau khi mất chức Người quản lý được họ tiếp đón.

chúng ta cũng phải biết chấp nhận sự hy sinh bị thua thiệt đối với thế gian về danh vọng, địa vị vật chất, ý riêng và ngay cả mạng sống mình, để lập công phúc cho đời sau.

4. Chúng ta phải thú nhận rằng trong những công việc kinh doanh, buôn bán, và những mối lợi ở đời, con người thường tỏ ra mau mắn, khôn ngoan đầy sáng kiến. nhưng đối với những công việc thiêng liêng có liên hệ đến phần rỗi của mình, thì con người chúng ta lại chậm chạp, lơ là và không khôn khéo. Do đó, là kitô hữu tin sự sống lại và sự sống đời sau, chúng ta cần ý thức để may mắn, khôn ngoan và kiên trì lo cho phần rỗi đời đời của mình./.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT