Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Tư Tuần I Mùa Thường Niên | Mc 1,21-28 | Giáo Phận Phú Cường

avatarby Quốc Khánh
14/01/2025
169
Lạy Chúa. Ngày Hôm Nay. Chúa trông đợi gì nói con? Con không cần phải đoán nhận ra tiếng nói nhiệm màu. Tiếng Chúa gọi, dưới hình thức tiếng nói loài người, đang thôi thúc con. Chính những kẻ sống chung quanh con, các biến cố lịch sử thế giới hoặc của Hội thánh, các trách nhiệm con đã lãnh nhận... cũng chuyển đạt cho con ý Chúa, tiếng Chúa gọi, ơn gọi của Con...
Noel Quesson

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ TƯ TUẦN I MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mc 1,29-39

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: NĂM Lẻ: Dt 2,14-18

Các Con trẻ cùng chung thân phận máu thịt, chính Chúa Giêsu cũng giống như chúng, cũng thông phân điều đó.

Nguyên tắc này tiến xa hơn. Đây là thực tại của việc nhập thể…

 Thánh Phaolô đã nói, Tôi làm người Do Thái với người Do Thái, làm người Hy Lạp với người Hy Lạp (1 Cr 9,20-21).

Chia sẻ điều kiện của những ai người ta muốn cứu!

Điều đó rõ rệt trái ngược tới các quan niệm Do Thái và lương dân về chức tư tế, đặt linh mục trước hết, như một thực thể bên lề, tách biệt khỏi cộng đoàn những người hay chết.

Công đồng Vaticanô II đã tái nhấn mạnh vào nguyên tắc nhập thể này. "Được tuyển chọn từ loài người các linh mục sống với người khác như anh em… một cách nào đó được tuyển chọn ngay giữa dân Chúa, nhưng không phải để tách biệt khỏi họ, hoặc bất cứ một người nào, các ngài không phải là thừa tác viên của Chúa Kitô nếu không là chứng nhân và là người ban phát một đời sống khác đời sống thế tục, tuy nhiên các ngài không thể phục vụ nhân loại nếu lại sống xa cuộc sống. Và những hoàn cảnh của họ” (LM 3)

Đức Piô XI đã nói khi thành lập Công giáo Tiến hành: “Các tông đồ tiên khởi của các công nhân sẽ phải là các công nhân”. Như thế, ngài làm nổi bật lại nguyên tắc nhập thể, nguyên tắc cốt yếu đối với Hội Thánh:

Ngày nay, các linh mục nhân hoàn cảnh lao động, để mang Tin Mừng cho môi trường này…và người ta hiểu rằng Hội Thánh thừa nhận văn hóa và hoàn cảnh Phi Châu để cứu Phi Châu.

Tôi cầu nguyện cho công trình chính truyền và nhập thể này

Nhờ cái chết của Người, mà Người hủy diệt kẻ thống trị sự chết, là ma quỷ.

Chấp nhận thân phận con người, Chúa Giêsu không làm nửa vời. Người đã đi tới chỗ chia sẻ sự chết của chúng ta.

Và để giải thoát tất cả những kẻ sợ chết mà làm nô lệ suốt đời.

Chính khi chạm trán với sự chết mà Người cứu chúng ta khỏi chết.

Khi sống cái chết; Người cho ta thấy rằng đừng sợ nó, vì Người đã không sợ phải trải qua sự chết, như một sự thiết yếu để tiến tới sự sống thật.

Lạy Chúa, xin giúp con đừng sợ chết…hay ít ra, đừng lệ thuộc sự sợ hãi này. Lạy Chúa, khi giờ chết đến, xin ở với con.

Vì chưng, Người không đến cứu giúp các thiên thần... người nên giống anh em mình mọi đàng

Xin cảm tạ, Lạy Chúa!

Phải... tôi suy gẫm về sức mạnh của lời này.

Trong khi phụng sự Chúa, Người trở thành đại giáo trưởng nhân lành.

Đây là chủ đề chính của bài giảng.

Chức tư tế của Chúa Kitô.

Bởi chính Người đã chịu khổ hình và chịu thử thách, nên Người có thể cứu giúp những ai sống trong thử thách.

Thử thách. Kinh nghiệm và đau khổ.

Người ta thường nói: “bạn không thể biết được! phải qua rồi mới biết”. Thật sự, cả người chung quanh thân thiết không thể hiểu nổi một vài thử thách sẽ có thể thông cảm. Chúa Giêsu cũng thế. Người có thể giúp đỡ những ai bị thử thách.

Bài đọc II: NĂM CHẴN: 1 Sm 3,1-10.19-20

Ơn gọi của Samuel.

Giavê đến, dừng lại gần cận và gọi: Samuel! Samuel!

Đây là giây phút quyết định dành cho một ơn gọi. Cho đến lúc này, cậu bé Samuel sống trong đền thờ, gần gũi các nghi lễ phụng vụ: Mẹ cậu đã hiến dâng cậu cho Thiên Chúa. Và với tâm hồn trẻ thơ, cậu đã không ngần ngại tận hiến đời mình.

Nhưng Thiên Chúa đang ra tay can thiệp, Người gọi đích danh cậu. Dù có tốt đẹp mấy đi nữa, thì đây không chỉ là cuộc hiến dâng chính mình thôi, mà là một lời “đáp trả”.. một người nào đó đã khởi xướng đề nghị trước.Và cậu Samuel được mời gọi phải trả lời: “đã” hay “không” khác biệt lớn lao giữa hai việc làm: “Làm một việc theo sáng kiến riêng" và “làm cùng một việc đó, để đáp ứng sự mong chờ của người nào khác"... Hoàn toàn khác biệt giữa liên kết yêu thương và đơn độc riêng lẻ.

Tôi có thể sống mỗi ngày qua hai cách thức trên: Hoặc là cách độc lập, trong vòng khép kín, tự mình giải quyết mọi sự. Hoặc là sống đáp trả, sống tùy thuộc vào một người nào đó.

Lạy Chúa. Ngày Hôm Nay. Chúa trông đợi gì nói con? Con không cần phải đoán nhận ra tiếng nói nhiệm màu. Tiếng Chúa gọi, dưới hình thức tiếng nói loài người, đang thôi thúc con. Chính những kẻ sống chung quanh con, các biến cố lịch sử thế giới hoặc của Hội thánh, các trách nhiệm con đã lãnh nhận... cũng chuyển đạt cho con ý Chúa, tiếng Chúa gọi, ơn gọi của Con.

Ba lần... Giavê gọi.

Thiên Chúa đã phải lặp đi lặp lại đến ba lần, để người ta nghe Người, để kích thích sự chú ý.

Lắng nghe tiếng Chúa không phải là việc dễ dàng, cũng không phải tuyệt đối hiển nhiên.

Samuel chạy lại bên vị Thượng tế và thưa: “Này con đây.”

Lời Thiên Chúa gọi, qua người trung gian là vị Thượng tế Bây giờ Elia mới hiểu hà chính Giavê đã gọi cậu bé, vì ông mới nói với cậu...

Tôi có đơn sơ chấp nhận sự trung gian của người anh em, của Hội thánh để giúp tôi giải thích Lời Chúa không?

Samuel chưa biết Giavê và lời Giavê chưa được mạc khải cho cậu.

Lắng nghe Chúa.

Đó là một việc tự học biết, cũng như người ta họ nghe một người phàm. Thân quen với tư tưởng của người nào, thường ta dễ "biết được” "đoán được" ý muốn kẻ ấy.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con luôn sống thiết thân với lời Chúa. Chúng con biết chắc rằng, khi nào chúng con dùng thời giờ đó làm cho Lời Chúa thâm nhập chúng con, thì chúng con được soi sáng và được bình an biết mấy! nhưng chúng con cũng biết rằng, chúng con rất dễ bị đủ thứ sự vật chiếm đoạt. Chúng con nói tôi không có thời giờ để cầu nguyện, thế mà chính trong ngày ấy chúng con chợt nhận ra mình đã làm những việc tầm phào vô ích!

 Lạy Chúa, xin phán dạy, tôi tớ Chúa đang lắng nghe.

Hãy năng lập lại lời cầu nguyện này.

Samuel lớn lên, Giavê ở với. ông và toàn thể dân Israel đều nhìn nhận uy tín của Samuel như là vị ngôn sứ của Giavê.

Tiếng Chúa kêu gọi, dù là tiếng mời gọi dành cho mỗi cá nhân đi nữa, thì luôn luôn là một sứ mệnh, một việc phục vụ người khác vị ngôn sứ được kêu gọi đảm trách phần vụ giữa lòng dân Thiên Chúa. "Tôi tớ của Thiên Chúa thì cũng là "tôi tớ của loài người”.

Việc lắng nghe lời Chúa, việc nguyện ngắm, lời cầu nguyện giúp tôi suy nghĩ các phần vụ của tôi “Chúa ở với tôi” để tôi chu toàn các việc ấy tốt đẹp hơn.

BÀI TIN MỪNG: Mc 1,29 -39

Theo Thánh Marcô chúng ta lại tiếp tục trình thuật kể lại ngày đầu tiên của Chúa Giêsu tại Capharnaum.

Ra khỏi hội đường Capharnaum, Chúa Giêsu cùng với Giacôbê và Gioan đến nhà Simon và Anrê.

Sau khi rời khỏi hội đường, nơi phát biểu công khai, Chúa Giêsu đến một ngôi nhà tư, nhà của hai anh em Anrê và Simon.

Tôi chiêm ngắm Chúa Giêsu, cũng với bốn môn đệ vây quanh, đang bước đi trên đường phố, đã tiến vào mái nhà.

Ngày nay, Thiên Chúa vẫn còn hoạt động khắp nơi như thế, trong mọi lĩnh vực sống: tôn giáo cũng như trần

đời, công cộng cũng thứ tư riêng.

Lúc ấy, bà nhạc gia của Simon cảm sốt nằm trên giường. lập tức, người ta nói cho Ngài biết bệnh tình của bà. Tiến lại gần, Ngài cầm tay bà, và nâng đỡ dậy. Bà liền khỏi cảm sốt và đi tiếp đãi các Ngài.

Tin mừng, Nước Thiên Chúa không chỉ là một việc công bố, mà còn là một 'hành động" giải thoát sự dữ. Trong ngày tiêu biểu, tóm gọn tượng trưng những gì Người sẽ làm trong ba năm, Chúa Giêsu đã thực thi hành việc cốt thiết sau đây:

- Người giảng dạy... Người nói năng Người là Ngôi Lời, là lời Chúa.

Người thể hiện những tác động uy quyền, chữa lành, giải thoát...

Người làm tất cả những tác động đó cách hết sức giản đơn, như không chút nỗ lực nào. Tôi đọc lại câu diễn tả Chúa Giêsu hành động trên đây: Người tiến lại gần. Người cầm tay. Người nâng bà dậy. Đó là những cử chỉ thân tình, mang tình bạn hữu, nhân bản.

Tôi tưởng lại cảnh trên, như thể tôi đang hiện diện tại đó. Lạy Chúa, con tin rằng, ngày nay Chúa cũng đang thể hiện uy quyền cao cả cách hết sức đơn giản như thế. Trong mỗi bí tích Chúa đang cầm tay con. Khi hiệp lễ, con cầm Chúa trong tay con và Chúa cứu chữa con khỏi những cơn “cảm sốt”: Khỏi tính ích kỷ, khỏi sự lười biếng, khỏi vẻ nguội lạnh khi cầu nguyện.

Chiều đến, lúc mặt trời đã lặn, người ta dẫn đến Ngài tất cả những bệnh nhân, tất cả những người bị quỷ ám. Và cả thành tụ họp trước cửa nhà. Ngài chữa nhiều người đau ốm những chứng bệnh khác nhau, xua trừ nhiều quỷ.

Sự hiện diện của Chúa giải thoát khỏi sự dữ khỏi những gì gây xấu ác: tội lỗi, bệnh tật, điều xấu luân lý và thể lý. Lạy Chúa, chúng con vẫn còn phải chạy tới Chúa, để nhờ Chúa cứu chữa chúng con: tôi cầu nguyện vì sự xấu ác trong tôi và chung quanh tôi... tôi trình bày chúng cho Chúa Giêsu…

Ngài không cho chúng nói, vì chúng biết ngài.

Đây là lần thứ hai trong cùng một ngày, lại xảy ra việc Chúa Giêsu đòi buộc phải giữ im lặng. Chúa Giêsu không tìm kiếm sự thắng lợi, vẻ bề ngoài. Khôn ngoan bình dân cũng thường nói: Điều thiện không gây ồn ào. Ồn ào không làm nên thiện ích”

Sáng sớm tinh sương. Ngài trỗi dậy, ra khỏi nhà, đi đến một nơi thanh vắng và cầu nguyện tại đó. Simon và các bạn chạy đi tìm Người. Khi tìm được Người, các ông nói cùng Người rằng: "Mọi người đều đi tìm Thầy.”

Đây là Công việc. thứ ba của Chúa Giêsu, sau khi đã giảng dạy và chống lại sự dữ: đó là cầu nguyện!

Hoang địa. Một nơi thanh vắng. Một mình im lặng. Chính ở đó, Chúa Giêsu sẽ lấy lại sinh lực, sáng sớm tinh sương, trước lúc rạng đông. Đó không chỉ là một lần. Toàn thể sứ vụ của Người đều phát xuất từ đó, từ nguồn suối nội tâm này. Tôi thường cầu nguyện một mình, giữa tôi với Thiên Chúa, vào lúc nào trong ngày?

Nhưng Người đáp: "Chúng ta hãy đi đến những làng, những thành lân cận, để Ta rao giảng ở đó nữa.”

Đó là nhà truyền giáo lý tưởng. Người ra đi gặp gỡ những người khác.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Chúa Giê-su chữa lành mọi thứ bệnh

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

Nhìn vào Chúa Giê-su:

- Sau khi rời khỏi hội đường, nơi giảng dạy công cộng, Chúa Giê-su cùng với các môn đệ đến nhà của hai anh em anrê và Simon, và người chữa lành bệnh sốt cho bà mẹ vợ của ông Si-mon. Chúng ta nhìn ngắm Chúa đi làm việc truyền giáo nơi công cộng cũng như nơi tư riêng.

- Chúa chữa lành bệnh sốt cho bà mẹ vợ của ông Si-mon. Chúa rao giảng Tin Mừng không chỉ bằng những lời công bố, giảng dạy, nhưng còn bằng hành động giải thoát. Chúng ta làm tông đồ không chỉ bằng lời nói, nhưng còn bằng những việc làm cụ thể có tính cách giải thoát: như khuyên nhủ, phục vụ, cứu giúp về vật chất, tinh thần …

- Chúa chữa bệnh cho bà mẹ vợ ông Si-mon bằng những cử chỉ: tiến lại gần, cầm tay, nâng bà dậy. Đó là những cử chỉ thân tình, mang tính tình bạn, nhân bản, hiệp thông, khiến bà hết cảm sốt. Chúng ta cần có những cử chỉ và thái độ thân tình và hòa đồng để khích lệ và an ủi tha nhân.

- Khi hiệp lễ, chúng ta cầm Chúa trong tay để rước Chúa vào lòng, chúng ta được hiệp thông với Chúa. Lúc đó chúng ta đừng cầu xin Chúa cứu chữa chúng ta khỏi những cơn cảm sốt: khỏi tính ích kỷ, khỏi sự lười biếng, khỏi nguội lạnh khi cầu nguyện.

-Người ta nói với Chúa về tình trạng bệnh tật của bà. Trong những giây phút cầu nguyện, chúng ta cần trình lên Chúa những nhu cầu, những bệnh hoạn tật nguyền về phần xác và phần hồn để xin Chúa cứu chữa.

- Chúa không cho quỷ nói, vì chúng biết người là ai. Chúa Giê-su không tìm kiếm danh vọng, sự thắng lợi, sự vẻ vang trong công việc. “Điều thiện không gây ồn ào. Ồn ào không làm nên thiện ích!”

- Nhìn ngắm từng hành vi cử chỉ của Chúa: sáng sớm lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó. Nhiệt thành trong những việc đạo đức.

-Nhìn ngắm Si-mon và các bạn kéo nhau đi tìm: Việc tìm Chúa không phải chỉ là việc cá nhân, nhưng còn là việc liên đới tương trợ và hiệp nhất với tha nhân nữa: đọc kinh chung, tham dự phụng vụ, chia sẻ Lời Chúa …

- Bà mẹ vợ ông Si-mon sau khi đã được chữa khỏi bệnh sốt, bà phục vụ Chúa và các môn đệ. Việc cảm tạ Chúa cách thiết thực nhất là phục vụ Chúa và Hội Thánh.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT