Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Tư Tuần IV Mùa Phục Sinh (Ga 12,44-50) | Giáo Phận Phú Cường

avatarby Quốc Khánh
23/04/2024
209
Trước hết là phụng vụ lời Chúa gồm những bài đọc sách Thánh và ca hát Thánh Vịnh rồi phụng vụ Thánh Thể kết thúc với việc thông hiệp... Ta thấy ở đó sự sắp đặt của Thánh lễ hiện thời: Nhưng có thêm “họ ăn chay" "việc" chay tịnh, hành vi của mọi tôn giáo. (Do Thái giáo, Hồi giáo, Ấn giáo, Linh bái giáo, v.v...). Các Kitô hữu tiên khởi cũng thương thực hiện hành vi hy sinh này, hành vi sám hối tội lỗi. Trong việc “cử hành" này (thờ phụng và ăn chay) một ngày kia, Thánh Thần nói với họ... Rõ ràng “công vụ các Tông đồ” ghi nhận tầm quan trọng của Chúa Thánh Thần.
Noel Quesson

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ TƯ TUẦN IV MÙA PHỤC SINH
TIN MỪNG: Ga 12,44-50

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Cv 12,24 - 13,5

Bấy giờ trong Hội Thánh Antiôkia có những tiên tri và tiến sĩ.

Từ đầu, các cộng đoàn Kitô hữu đã được cấu tạo. Có những "vai trò” khác nhau, chắc chắn được ấn định bởi những thẩm quyền nhân loại khác nhau, và do những ơn gọi biến đổi của Chúa Thánh Thần.

Các tiên tri là những Kitô hữu đặc biệt có thể phân biệt thánh ý Thiên Chúa trong những biến cố cụ thể của đời sống nhân loại và của lịch sử. Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết đọc những dấu chỉ của lời Chúa, trong các dấu chỉ thời đại! Chúa nói với chúng con qua các biến cố. Khi nghĩ tới một biến cố vừa mới diễn ra, con có khiêm. trốn tìm hiểu điều Chúa muốn nói với thế giới…

Các tiến sĩ là những Kitô hữu đặc biệt có khả năng phân biệt thánh ý Chúa trong các sách Thánh, khi giải quyết Cựu ước và Tân ước đã được tinh lọc. Lạy Chúa xin giúp chúng con hiểu biết tinh tường điều Chúa muốn nói với chúng con qua lời Tin Mừng Chúa và qua sách Thánh.

Đang khi các ông làm việc thờ phụng Chúa và ăn chay thì Thánh Thần phán bảo các ông.

Tôi nghĩ đến các người đàn ông đàn bà họp nhau tại nhà một người trong số họ. Bởi vì, vào thời đó, không có những nơi thờ phụng chính thức. Họ làm việc thờ phượng Chúa. Chúng ta biết rằng cuộc họp của họ gồm hai phần.

Trước hết là phụng vụ lời Chúa gồm những bài đọc sách Thánh và ca hát Thánh Vịnh rồi phụng vụ Thánh Thể kết thúc với việc thông hiệp... Ta thấy ở đó sự sắp đặt của Thánh lễ hiện thời: Nhưng có thêm “họ ăn chay" "việc" chay tịnh, hành vi của mọi tôn giáo. (Do Thái giáo, Hồi giáo, Ấn giáo, Linh bái giáo, v.v...). Các Kitô hữu tiên khởi cũng thương thực hiện hành vi hy sinh này, hành vi sám hối tội lỗi. Trong việc “cử hành" này (thờ phụng và ăn chay) một ngày kia, Thánh Thần nói với họ... Rõ ràng “công vụ các Tông đồ” ghi nhận tầm quan trọng của Chúa Thánh Thần. Người ta đã nói là chỉ có một tác nhân linh hoạt các Kitô hữu và các Tông đồ. Cộng đoàn Kitô hữu này không phải một nhóm bình thường. Đây là nhóm người ý thức có trong lòng mình Chúa Giêsu Kitô đang sống, đã sống lại, được tôn vinh. hoạt động, linh hoạt cộng đoàn Giáo hội, do quyền năng của Thánh Thần Người, chắc chắn đây là những

người giống như mọi người khác, họ sát cánh trên các nẻo đường ở Antiôkia. Nhưng những người này mang Chúa, nghe Chúa, và được Chúa kích động. Đây là những người ý thức rằng “Thánh Thần nói vó họ! " và đòi họ phải làm điều này điều nọ.

Hãy để riêng Saolô và Barnaba cho Ta, để làm công việc mà Ta đã chỉ định.

Đây là khởi đầu “sứ mệnh” vĩ đại của thánh Phaolô, từ đó phát xuất việc Phúc âm hóa toàn vùng Địa Trung Hải: Cyprô, Salamina, Hy Lạp, vương quốc Rôma... Chính Thánh Thần là nguồn của mọi nỗ lực truyền giáo.

Sau khi ăn chay cầu nguyện, họ đặt tay trên hai ông.

Giáo hội cũng sai đi làm sứ mệnh. Cộng đoàn chịu trách nhiệm về những người cộng đoàn sai đi, hy sinh và cầu nguyện cho họ... cho họ một “dấu chỉ"(Bí tích) là nguồn gốc của nghi lễ phong chức Giám mục và Linh mục Ngày Nay: Việc đặt tay cộng đoàn tôi trực thuộc có là cộng đoàn truyền giáo không? Có nâng đỡ những người được sai đi tiếp xúc với các lương dân- bằng kinh nguyện và nỗ lực không?

Được Thánh Thần sai đi... hai ông rao giảng lời Chúa.

Công đồng nhắc lại rằng mọi Kitô hữu hôm nay (linh mục, giáo dân, tu sĩ) phải "truyền giáo”. Lạy Chúa, xin giúp con thấy được chính con “được sai đi” thế nào. Và con phải “rao giảng lời Chúa " làm sao?

BÀI TIN MỪNG: Ga 12,44-50

Trong Tin Mừng theo thánh Gioan, đoạn này tiếp theo việc Phục sinh Ladarô và biến cố xức dầu tại Bêtania. Đó là một sưu tập các lời nói đặc trưng của Đức Giêsu. Hình như soạn giả đã thu thập chúng lại ở đây, để kết thúc phần thứ hai, nói tới cuộc tử nạn và Phục sinh.

Ai vào tôi thì không phải là tin vào tôi.

Đức Giêsu không lôi kéo về cho mình, nhưng Người trao nhường cho một Đấng khác.

Nhưng là tin vào Đấng đã sai tôi.

Đức Giêsu thường tự khẳng định mình như “kẻ được sai" tiếng Latinh là Missus, tiếng Hy Lạp là Apostolos.

Đức Giêsu là vị “Thừa sai " của Chúa Cha.

Đức Giêsu là “tông đồ” của Chúa Cha, được Chúa Cha “sai gửi" đến.

Đó là vị Thừa sai vô cùng khiêm hạ: tự mình, Người không để ý gì... Người hiện diện nhân danh một Đấng khác.. Chính vì Đấng khác đó, mà Người muốn dẫn đưa người ta đến gặp gỡ. Ta cũng phải dẫn kẻ khác đến với Thiên Chúa. Hướng dẫn các bạn hữu của ta sống thực nghiêm túc tương quan với Thiên Chúa.

Nhưng trước hết, chính ta phải có cảm nghiệm tương quan đó đã: Làm sao ta có thể trở nên Thừa sai, nếu tự bản thân ta không sống tương quan sâu sắc với Thiên Chúa. Sứ vụ truyền giáo trước tiên không phải là một kế sách, không phải là một vấn đề thuộc phương thức... mà là một việc “sai đi".

Ai thấy tôi là thấy Đấng đã sai tôi.

Không ăn nói nhiều, không cần xây dựng chương trình kế hoạch cho lắm? người thừa sai đích thực nên làm cho người ta “thấy" Chúa... như thể, qua con người của mình. Ai thấy Đức Giêsu, là thấy Chúa Cha.

Thật là một đòi hỏi lạ thường và kỳ diệu! ôi thật là diễm phúc!

Ôi lạy Chúa, xin biến con nên trong sáng như Chúa. Thánh Phaolô sẽ chuyển dịch: “Anh em là Thân Thể Đức Kitô”. Tôi phải trở nên khuôn mặt của Đức Kitô như Đức Giêsu là khuôn mặt của Chúa Cha.

Ngang qua đời sống tôi, cần phải làm cho người khác thấy Thiên Chúa.

Tôi là ánh sáng, tôi đã đến thế gian, để bất cứ ai tin vào tôi, thì không còn ở trong bóng tối.

Trong suốt... ánh sáng.. tươi đẹp... An toàn...

Mờ đục... bóng tối... lo sợ..

Hãy gợi lên nhưng hình ảnh của mặt trời, của ban ngày và những hình ảnh của đêm tối…

Nếu ai nghe những lời tôi nói mà không tuân giữ, thì không phải chính tôi xét xử người ấy vì tôi đến không phải để xét xử thế gian, nhưng để cứu thế gian..Ai từ chối tôi và không đón nhận lời tôi, thì có quan tòa xét xử người ấy: chính lời tôi đã nói sẽ xét xử người ấy trong ngày sau hết.

Đức Giêsu biết mình đang bước tới những ngày cuối đời: Đó là một thứ thành tích tiêu cực. Người ta không muốn ánh sáng, không thích nghe lời Người. Xét toàn diện, đây là một thất bại....ngoại trừ một số rất ít môn đệ, như một hạt nhân bé nhỏ.

Ấy thế mà Đức Giêsu lại quả quyết, Người không xét xử! Người chỉ đến để cứu độ.

Chỉ có con người tự lên án mình, khi họ từ chối lắng nghe Công cuộc xét xử không phải là việc của Thiên Chúa. Ơn cứu độ được tặng ban sẽ biến thành quan tòa xét xử', không phải do ý Thiên Chúa, nhưng do cách lựa chọn tiêu cực của con người. Giờ đây, mọi sự đang sẵn sàng cho cuộc thụ khổ.

Vậy, những gì tôi nói, thì tôi nói đúng như Chúa Cha đã nói với tôi.

Đức Giêsu luôn bày tỏ sự lệ thuộc sâu xa và thái độ khiêm hạ của vị thừa sai. Người không bày đặt những gì nói với ta. Còn tôi thì sao? Tôi có nói những lời của Chúa Cha, hay chỉ nói những lời do tôi bày ra?

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Chúa Giêsu là sự sáng thế gian

HOÀN CẢNH:

Bài Tin Mừng Ga 12,44-50 tóm kết giáo huấn của Đức Giêsu.

Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng này, thánh sử Gioan ghi lại những lời tóm kết về thân thế của Đức Giêsu và giáo huấn của Người.

TÌM HIỂU:

44-46 “Đức Giêsu lớn tiếng nói …”:

Thánh sử gioan lược tóm hai điều cốt yếu Đức Giêsu đã dạy:

44-46: Phải tin vào Đức Giêsu vì chính Người là Sự Sáng.

C.44: Đức Giêsu không lôi kéo về cho mình, nhưng Người trao nhường cho Chúa Cha; và thường khẳng định mình là kẻ được sai. Người là Đấng Thiên Sai.

C.45: Mối tương quan giữa Chúa Cha và Chúa Co, một mối tương quan đồng bản tính, vì “Ai thấy tôi là thấy Đấng đã sai tôi”.

C.46: Câu này nói đến vai trò cứu thế của Đức Giêsu.

46-49: phải giữ các giới răn của Người để được sống đời đời.

Trước những lời giáo huấn của Chúa, con người phải lựa chọn và chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình. Sứ mạng của Đức Giêsu nhằm đem lại ơn cứu độ cho thế gian, kẻ nào khước từ lời Người, thì tự lên án chính mình. Người ấy phải so chiếu thái độ, hành động của mình với giáo huấn của Đức Giêsu, để tự đánh giá về thái độ và hành động đó.

C.47-50: Đây là những câu kết luận về giáo huấn của Đức Giêsu: Ai không tin và không giữ Lời Chúa, họ sẽ bị phạt rất nặng. Vì ai tin Đức Giêsu là tin vào Thiên Chúa, ai từ chối người là từ chối chính Thiên Chúa: “Tôi nói đúng như Chúa Cha đã nói với tôi”.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. “Ai tin vào tôi thì không phải tin vào tôi, nhưng là tin vào Đấng đã sai tôi”:

Đức Giêsu là vị Thiên Sai khiêm nhường, không tìm gì cho mình, nhưng quy chiếu về Chúa Cha. Đó là mẫu gương và tinh thần của người tông đồ: Không tìm vinh danh cho mình, nhưng là vinh danh cho Thiên Chúa.

2. “Ai thấy Tôi là thấy Đấng đã sai Tôi”:

 Đây là tương quan mật thiết, sâu xa và gắn bó giữa người sai và người được sai. Người tông đồ phải tập luyện cho mình mỗi ngày nên giống Chúa kitô, để qua con người và cuộc sống của mình, người ta nhận ra Thiên Chúa mà chúng ta tôn thờ.

3. “Tôi là Anh Sáng đến thế gian”:

Đức Giêsu tự xưng mình là ánh sáng, vì “Người là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”. Người đã dùng cuộc sống và lời giáo huấn để dẫn dắt chúng ta đến sự sống đời đời. Bảo chứng cho sự sống đời đời của chúng Thiên Chúa là công trình cứu độ của Người: Tử Nạn và Phục Sinh.

Ý thức điều này, người Kitô hữu phải dùng mọi nỗ lực trong sứ mệnh của mình, để dẫn dắt tha nhân đến với Chúa, đem ơn và Chúa đến cho mọi người.

4. “Ai nghe lời tôi mà không tuân giữ …”:

Ai nghe Lời Chúa mà không tuân giữ thì sẽ chịu hậu quả tai hại là mất sự sống đời đời. Điều này nói lên ý nghĩa, giá trị hiệu của Lời Chúa, Lời Hằng Sống.

Chúng ta cần xét lại thái độ, tâm tình và công việc của chúng ta đối với Lời Chúa. Và tự so chiếu thái độ, hành động của mình với giáo huấn của Chúa, để thẩm định cho đời sống đạo của mình.

5. “Không phải tôi tự mình nói ra, nhưng là chính Chúa Cha”:

Người tông đồ phải trung thực phản ánh chính Lời Chúa qua ngôn ngữ và hành động của mình, để bảo đảm niềm tin cho người nghe.

6. “Những gì tôi nói thì tôi nói đúng như Chúa Cha đã nói với Tôi”:

 Điều này nhắn nhủ người tông đồ khi rao giảng Lời Chúa, cần phải biết cầu nguyện để xin ơn soi sáng và hướng dẫn công việc của mình, để sinh hiệu quả cho người nghe.

7. Chúa Giêsu lệ thuộc vào Chúa Cha, vì Người được Chúa Cha sai đi. Người tông đồ cũng phải hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa trong mọi sự.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10


CHIA SẺ BÀI VIẾT