Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Tư Tuần Thánh | Mt 26,14-25 | Giáo Phận Phú Cường

avatarby Quốc Khánh
15/04/2025
498
Trong những ngày này, tôi nhiệt thành cầu nguyện hơn cho “những kẻ nhọc nhằn”. Tôi kể tên những người quanh tôi có thể đang rơi vào tình trạng này. Tôi nghĩ xa hơn tôi mọi lời nghèo trên khắp thế giới... Những người thiếu ăn, không nhà cửa, bị bạc đãi... tất cả những người mà Chúa Giêsu đến để chia sẻ thân phận họ. Tất cả những người giống Chúa Giêsu hơn cả... những kẻ nhọc nhằn?

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ TƯ TUẦN THÁNH
TIN MỪNG: Mt 26,14-25

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Is 50,4-9

Chúa đã ban cho tôi miệng lưỡi đã được huấn luyện, để tôi biết dùng lời nói nâng đỡ kẻ nhọc nhằn.

Những lời đáng phục hợp tâm lý con người.

Lắng nghe.

Khả năng nghe: Vai trò người tôi tớ Thiên Chúa. Sự phục vụ chân thực đối với anh em…

Biết khích lệ.

Do đó, nên nghèo (để mình được giáo huấn) được Chúa nâng đỡ, để đến lượt mình có thể nâng đỡ. Biết chán nản, gian khổ là gì.

Chúa Giêsu đã bị thử thách nên có thể giúp đỡ những kẻ nhọc nhằn.

Trong những ngày này, tôi nhiệt thành cầu nguyện hơn cho “những kẻ nhọc nhằn”. Tôi kể tên những người quanh tôi có thể đang rơi vào tình trạng này. Tôi nghĩ xa hơn tôi mọi lời nghèo trên khắp thế giới... Những người thiếu ăn, không nhà cửa, bị bạc đãi... tất cả những người mà Chúa Giêsu đến để chia sẻ thân phận họ. Tất cả những người giống Chúa Giêsu hơn cả... những kẻ nhọc nhằn?

Mỗi sáng Người đánh thức tôi, Người thức tỉnh tai tôi, để nghe lời Người giáo huấn.

Chúa Giêsu lắng nghe Cha.

Lạy Chúa, xin mở tai chúng con, để chúng con biết nghe Chúa... nghe anh em chúng con...

Lạy Chúa, xin cho con biết lắng nghe mọi anh em đang kêu đến con. Xin làm cho con biết lắng nghe lời than thở của những người nghèo khổ, lời kêu cứu của anh em. Và xin giúp con biết đáp lời.

Trung tín, Mở tai.

Xin cứu con khỏi điếc lác thông thường.

Tôi không cưỡng lạy và cũng không thối lui. Tôi đã dựa lưng cho kẻ đánh tôi, đã đưa má cho kẻ giật râu, tôi đã không che mặt giấu mày, tránh những lời nhạo cười phỉ nhổ tôi.

Lạy Chúa Giêsu, bao nhiêu là điều giống Chúa.

Tôi đã không che mặt giấu mày.

Tột đỉnh của sự lăng nhục: Cái tát của một người lớn, sự nhơ nhớp vì bãi đờm nhổ vào mặt. Cảnh tưởng không thể chịu nổi, ngay trên màn ảnh xinê hay truyền hình. Chúa Giêsu đã bị nhổ vào mặt.

Lạy Chúa, xin thứ tha.

Chúng con hẳn đã phải tủi hổ vì tội lỗi chúng con, “Nếu biết tội mình, bạn sẽ thất kinh" (Pascal).

Con đắm nhìn khuôn mặt đẹp của Chúa đã bị bôi bẩn nhớp nhơ.

“Ôi Thiên Chúa thánh thiện, uy hùng, bất tử, xin thương xót chúng con.

Vì Chúa nâng đỡ tôi, nên tôi hổ thẹn. Này đây Thiên Chúa bênh đỡ tôi.

Chủ đề “bị hạ nhục" liên kết với chủ đề được “tôn vinh” Chúa Giêsu đã biết rằng cái chết của Người sẽ là một chiến thắng. Người ta có thể nghĩ là Chúa Giêsu đã tới múc từ những bản văn này, mà Người đã biết, một sự an lòng, và một niềm xác tín.

Sự sống lại đã hiển hiện ở trên thánh giá

Lễ Phục sinh diễn ra suốt tuần lễ đau thương.

BÀI TIN MỪNG: Mt 26,16-25

Hôm nay chúng ta sẽ suy niệm cũng một cảnh như hôm qua, nhưng lần này do Matthêu tường thuật. Điểm cốt yếu vẫn là chung cho cả hai trình thuật. Nhưng Matthêu nhấn mạnh những ý nghĩa khác với ý nghĩa Gioan đã ghi nhận.

Một trong mười hai môn đệ tên là Giuđa ít-ca-ri-ốt đi gặp các thượng tế mà nói: "Tôi nộp ông ấy cho quý vị, thì quý vị sẽ cho tôi bao nhiêu?" Họ quyết định cho hắn ba mươi quan tiền. Từ lúc đó, hắn cố tâm dịp tiện để nộp Đức Giêsu.

Ở đây tà thấy Giuđa chủ đông trước.

Từ đó và tội ác của con người thật là bí nhiệm. Tất cả các Thánh đều nhấn mạnh rằng, Giuđa ham muốn tiền bạc: Đó là sự giải thích cấp thời các ông gán cho thái độ sai lầm của người bạn đồng liêu cũ.

Tiền bạc!

Ngày thứ nhất trong tuần bánh không men, các môn đệ đến thưa với Người: "Thưa Thầy, Thầy muốn chúng con đón chờ Thầy ăn lễ Vượt qua ở đâu?”

Người bảo: "Các anh đi vào thành, đến nhà ông ấy và nói: Thầy nhắn giờ của Thầy đã gần tới. Thầy sẽ đến nhà ông để ăn mừng lễ Vượt qua với các môn đệ”.

“Giờ của Thầy đã gần tới”. Đức Giêsu luôn nghĩ đến những biến cố gần đến. Người đã dự kiến “bữa ăn" trên... cho dù bữa cũng được ấn định rõ ràng trước với một người bạn… “Bữa tiệc ly”, thánh lễ đầu tiên, không phải là bữa ăn đột xuất, bất ngờ. Đó là “bữa tiệc vượt qua”, gợi lại tập tục của Do thái, nhận đến việc lên đường vội vã rời khỏi Ai Cập, không cho phép chờ đợi bột dậy men : đây là bữa tiệc mừng, ca ngợi một cuộc giải phóng.

Lúc chiều Đức Giêsu vào bàn tiệc với mười hai môn đệ. Đang bữa ăn, Người nói: "Có người trong anh em sẽ nộp Thầy". Các môn đệ đâm ra buồn rầu quá sức và lần lượt hỏi Người: “Thưa Thầy, chẳng lẽ con sao?”

Chúng ta gặp lại trình thuật của Gioan Đức Giêsu khai mở. Các tông đồ hỏi han…

Người trả lời: "Kẻ giơ tay chấm chung một đĩa với Thầy..."

Những chi tiết rõ ràng có khác nhau. Nhưng ý nghĩa thì vẫn như nhau.

Đức Giêsu làm một cử chỉ “hiệp thông” theo tập tục Do Thái, chia dĩa cho người nào là cử chỉ biểu lộ tình hữu nghị. Ta có thể nói, về phía Đức Giêsu, không có thái độ kết án nào, nhưng luôn trao hiến một tình thân hữu. Chỉ mình Giuđa đã tự kết án, khi từ chối ý định của bạn mình. Đàng khác, Đức Giêsu đã từng quen “ăn uống với phường tội lỗi” như người ta thường khiển trách Người: thì chiều hôm đó, cũng như những lần khác, Người không có ý xua đẩy một người tồi lỗi… chính Giuđa đã tự tách ra khỏi Người.

Thánh Thể cũng là một bữa ăn, mà Đức Giêsu ban cho ta có dịp hiệp thông với Người. Mỗi Thánh lễ là một cử chỉ của Đức Giêsu hướng tới tội nhân là chúng ta, nếu như chúng ta không xua bỏ bằng cách từ chối tình yêu của Người.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con khám phá ra ý nghĩa biểu trưng của bữa ăn mà Chúa tặng ban cho con người: chúng con có một Thiên Chúa “yêu thương các tội nhân và muốn cứu giúp họ”.

Nhưng chúng con cũng có một Thiên Chúa luôn tôn trọng tự do của chúng con, và không áp đặt.

Thưa Thầy, chẳng lẽ con sao? "Anh chứ còn ai!"

Đúng như anh nói… chính anh quyết định về câu trả lời cần thốt ra

Đức Giêsu đặt Giuđa trước trách nhiệm của y. Mọi sự vẫn còn có khả năng, nếu Giuđa chấp nhận bàn tay Đức Giêsu tiếp tục chìa ra cho y.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Giuđa nộp Đức Giêsu

HOÀN CẢNH:

Đoạn Tin Mừng hôm nay thánh Mat-thêu ghi lại sự việc chuẩn bị bữa tiệc ly, để giúp chúng ta chuẩn bị tinh thần tham dự thánh lễ ngày Thứ Năm Tuần Thánh.

Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại ba sự việc:

+ Giuđa tìm dịp thuận tiện nộp Đức giêsu

+ Các môn đệ chuẩn bị ăn lễ Vượt Qua.

+ Đức Giêsu tiên báo Giuđa sẽ nộp Thầy.

TÌM HIỂU:

14-16 “Một người trong Nhóm Mười Hai tên là Giuđa It-ca-ri-ốt…”:

- Giuđa cần tiền.

- Các thượng tế cần cơ hội thuận tiện để bắt và xử án Đức Giêsu.

- Hai bên thoả thuận về việc mua bán Đức Giêsu, với giá ba mươi đồng bạc.

- Ba mươi đồng bạc là giá của một người nô lệ theo luật định (Xh 21,32)

- Sự việc này giúp chúng ta nhận ra: Trong Đức Giêsu, Thiên Chúa bị người ta bán rẻ!

17-19 “…Thầy muốn chúng con dọn cho thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?…”:

 Đức Giêsu ăn lễ Vượt Qua Do Thái cùng với các môn đệ và trong lễ Vượt Qua này, Thầy trò gặp nhau lần cuối.

Thời gian của Người đang đến gần; đó là lúc Người sẽ phải chịu chết để đổi mới ý nghĩa của biến cố Vượt Qua Do Thái: Từ việc kỷ niệm cuộc giải phóng khỏi ách nô lệ tội lỗi, nhờ cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Giêsu.

20-23 “Đức Giêsu vào bàn tiệc cùng với mười hai môn đệ…”:

Trong khung cảnh bữa ăn, Đức Giêsu loan báo Giuđa sẽ nộp Người. Diễn biến của sự việc này, chứng tỏ Người biết rõ mọi chuyện sẽ xảy đến cho Người.

24 “Đã hẳn Con Người ra đi…”:

Sự kiện Đức Giêsu bị nộp nằm trong chương trình của Thiên Chúa, đã được Thánh Kinh loan báo.

“Khốn cho kẻ nộp Con Người…”:

Từ ‘khốn’ ở đây diễn tả thực trạng khốn cùng của Giuđa, đồng thời cũng nói lên sự đau đớn của Đức Giêsu. Nhưng Người không nguyền rủa cũng chẳng lên án Giuđa, vậy câu “thà người đó đừng sinh ra thì hơn”, cũng không thể hiểu như một lời quả quyết về số phận cuối cùng của Giuđa. Đây Chỉ là một cách lên án tội của ông ta thôi.

25 “Giuđa kẻ nộp Người cũng hỏi …”:

Giuđa cũng ngỏ lời riêng với Thầy, xem có phải là mình không?

 Đức Giêsu đã trả lời thẳng thắn, rõ ràng: “Chính anh đó!”. Kiểu trả lời này cho thấy, Người chấp nhận sự việc sẽ xảy đến như đã loan báo cho Giuđa. Dầu vậy, Giuđa đã không vượt qua được sự yếu đuối của mình, cho dù thời gian còn đủ để thống hối.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Nhìn vào Chúa Giêsu:

- Người ăn lễ Vượt Qua Do Thái cùng các môn đệ lần cuối, để chuẩn bị đổi mới ý nghĩa Vượt Qua Do Thái, thành ý nghĩa giải phóng nhân loại khỏi ách nô lệ của cái chết do tội lỗi gây ra, nhờ việc tử nạn và phục sinh của Người.

Noi gương Chúa, chúng ta là kitô hữu, tuy làm những việc tầm thường, hoặc tham dự những việc trần thế, nhưng cần phải làm với tinh thần khác thường, theo Tin Mừng của Chúa để thánh hóa công việc.

- “Đức Giêsu vào bàn tiệc với mười hai môn đệ”: Người tỏ tình yêu thương với các môn đệ, nhưng Người cũng bình tĩnh quảng đại và yêu thương kẻ phản bội Giuđa, đang đồng bàn với Người.

Chúng ta tỏ ra thân thiện với những người thân của mình, nhưng cũng cần quảng đại và bình tĩnh để có cử chỉ nào đó, tỏ ra gần gũi với những ai xấu với mình, theo gương của Chúa đối với Giuđa.

- Đức Giêsu loan báo Giuđa sẽ phản bội. Người không nêu đích danh, vì tôn trọng sự tự do và cũng tỏ lòng yêu thương để mời gọi sự thức tỉnh lương tâm của ông.

Đối với người xấu, chúng ta xử thế cách tôn trọng và đượm vẻ yêu thương, thì dễ cảm hoá hơn là hành vi đối kháng và xa cách.

- Đức Giêsu chấm miếng bánh rồi trao cho Giuđa, làm dấu chỉ kẻ phản nộp Người. Chúa đã tôn trọng và thân tình với Giuđa qua lời nói, giờ đây bằng hành động.

Noi gương Chúa, chúng ta xử thế tốt với tha nhân không chỉ bằng lời nói, mà còn bằng việc làm nữa.

- “Khốn cho kẻ nộp Con Người”: Chúa Giêsu không có ý nguyền rủa Giuđa, và cũng không muốn tội nhân phải chết. Người muốn họ bỏ đàng tội lỗi để được sống. Người nói như vậy để nêu lên tính cách nặng nề và xấu xa của tội phản bội Thầy, để cảnh cáo và thức tỉnh lương tâm Giuđa.

Chúng ta cần tỏ lộ thái độ ghét sự xấu xa của tội, chứ không phải ghét tội nhân, vì đức ái đòi buộc như vậy.

2. Nhìn vào các môn đệ:

- Các môn đệ đã sống đúng vị trí của một tôi tớ đối với chủ, một học trò đối với thầy,một người con đối với cha …khi các ngài đến thưa với Chúa về việc dọn lễ Vượt Qua.

Đó là mẫu gương cho tất cả những ai muốn sống lịch sự, lễ phép, trật tự của kẻ dưới đối với người trên.

- Các môn đệ đã làm y như lời Thầy truyền. Đây là thái độ vâng lời tuyệt hảo của các ông: vâng lời trong tin tưởng. Tin tưởng hoàn toàn vào người mình vâng lời.

Cũng là một mẫu gương cho chúng ta suy niệm về đức vâng lời.

- “Các môn đệ buồn rầu…”: Các ông “có tật giật mình”, đúng là chẳng ai trọn hảo đối với Chúa! Ai cũng có cái tật bất xứng, nên các ngài buồn rầu và tự hỏi “chẳng lẽ con sao?”

Nhìn thấy cái lỗi của người khác thì phải xét đến những khuyết điểm của mình. Đừng kết án người khác mà không nghĩ đến thiếu sót của mình.

3. Nhìn vào Giuđa:

- Giuđa Ít-ca-ri-ốt, quả là tay ham tiền nên đã phản nộp Thầy mình.

Trong cuộc sống, trong công việc làm ăn, tiền của vật chất cũng có thể lôi cuốn chúng ta phản lại Chúa, phản lại anh em mình khi lỗi đức công bằng với Chúa, với tha nhân.

  Chúa Giêsu đã cảnh giác bằng lời nói và bằng việc làm chấm bánh … nhưng Giuđa vẫn chai lì trong ý hướng phản nộp Thầy.

Lạy Chúa, xin cho con thấy được sự mù quáng trong tội, cùng sự mù quáng trong các đam mê xấu. Xin thức tỉnh để con “khỏi sa chước cám dỗ” và “cứu chúng con khỏi mọi sự dữ”.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT