Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Tư Tuần VI Mùa Phục Sinh (Ga 16,12-15) | Giáo Phận Phú Cường

avatarby Quốc Khánh
07/05/2024
206
Điều này đáng kính phục. Công đồng đã lấy lại chủ đề này. Giáo hội công giáo không từ khước những gì là chân thật và thành thiện trong các tôn giáo… Với lòng kính trọng chân thành, Giáo hội xét thấy những phương thức sinh động và lối sống, những huấn giới và giáo thuyết kia, tuy ràng có nhiều điểm khác với chủ trương mà Giáo hội duy trì, nhưng cũng thường đem lại ánh sáng của chân lý, chân lý chiếu soi cho biết mọi người" (Nostra Elate 2). Lạy Chúa, xin giúp chúng con nhìn với lòng ái mộ những tập quán và thị hiếu khác với chúng con.
Noel Quesson

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ TƯ TUẦN VI MÙA PHỤC SINH
TIN MỪNG: Ga 16,12-15

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Cv 17, 15-22. 8,1

Những người tháp tùng Phaolô, dẫn đưa Người cho đến Athena.

Sau Phi-lip-phê, này là Athena thủ đô HyLạp.

Nếu Rôma là thủ đô quyền lực của vương quốc thì Athêna còn là thủ đô triết lý. Những dòng tư tưởng lớn được tranh luận ở đó!

Athêna. Phaolô với 2 hay 3 Kitô hữu tới Athêna. Không truy tầm chi tiết lịch sử dầu vậy cũng phải nhận thức được ý nghĩa của sự việc đó: Athena, một thành có nửa triệu dân cư, một thành vô nhân vì hai phần ba dân số là nô lệ nghèo khổ.

Một thành mà dân cư đủ mọi giống nòi từ bốn phương về trộn lộn và đối đầu nhau. Một thành thị đồi bại phơi bày mọi nết xấu với thái độ trơ trẽn.

Dầu vậy, do Thánh Thần hướng dẫn, chính tại những thành lớn này, mà Phaolô khởi công trước hết.

Cả chúng con nữa, chúng con thường lo lắng giảng Tin Mừng cho một thế giới đông đảo theo tà giáo. Xin ban cho chúng con Thánh Thần Chúa, xin cho chúng con biết giảng Tin Mừng giữa lòng thế giới.

Bấy giờ Phaolô đứng giữa đồi Arêôpagô mà nói: "Kính thưa quý vị người Athêna. Khi đi ngang qua tôi thấy quý vị rất sùng tín về mọi mặt”.

Arêôpagô là một “công trường nhỏ " trung tâm của Athêna. Nơi các triết gia và sinh viên họp nhau để tranh luận.

Tôi mường tượng ra Phaolô trong khung cảnh này. Tôi thấy ngài đi dạo trong thành phố lớn rộng này, trong nội thành giữa các đền đài và các tượng thần nam thần nữ, bằng cẩm thạch: "các công trình kỳ lạ của các bạn!".

Để giảng ngài khởi sự từ đời sống và những ưu tư của các thính giả của ngài.

Đấng quý vị thờ mà không nhận biết, thì tôi xin loan báo Người cho quý vị.

Người đã thấy trên đường một tượng thuộc loại này “Kính thần vô danh ". Nghĩa là môt số đông và khác biệt của thánh minh có thể hiện hữu.

Họ tìm kiếm Thiên Chúa, may ra họ dò dẫm mà tìm thấy Người.

Thánh Phaolô không chối bỏ nỗ lực con người tìm kiếm Thiên Chúa. Mọi tôn giáo là một cuộc dò dẫm tìm kiếm Thiên Chúa.

Điều này đáng kính phục. Công đồng đã lấy lại chủ đề này. Giáo hội công giáo không từ khước những gì là chân thật và thành thiện trong các tôn giáo… Với lòng kính trọng chân thành, Giáo hội xét thấy những phương thức sinh động và lối sống, những huấn giới và giáo thuyết kia, tuy ràng có nhiều điểm khác với chủ trương mà Giáo hội duy trì, nhưng cũng thường đem lại ánh sáng của chân lý, chân lý chiếu soi cho biết mọi người" (Nostra Elate 2). Lạy Chúa, xin giúp chúng con nhìn với lòng ái mộ những tập quán và thị hiếu khác với chúng con.

Thiên Chúa không xa mọi người chúng ta, vì chúng ta sống, cử động và hiện hữu trong Người.

Và Phaolô trích dẫn một thi nhân Hy Lạp. Ngài trở lại thế giới văn hóa của những người ngài đối thoại.

Thiên Chúa loan báo cho nhân loại biết...Người đã chỉ định cho Đấng từ cõi chết sống lại…

Đây là điều cốt yếu, sự sống lại của Chúa Giêsu sau những dẫn nhập thuộc văn hoá và triết học, ngài nói đến Chúa Giêsu trong mầu nhiệm chính yếu của Người. Về điểm này, sẽ thất bại.

BÀI TIN MỪNG: Ga 16,12-15

Hôm qua, chúng ta đã suy niệm vai trò của "Đấng bênh vực" mà Thánh Thần nắm giữ, trong “vụ tố cáo Đức Giêsu” đã diễn ra tại Giêrusalem vào thời đó... và còn tiếp diễn trong suốt dòng lịch sử.

Hôm nay, chúng ta sẽ nhận ra một vai trò khác của Thánh Thần, vai trò là nhà sư phạm, giúp ta hiểu biết, huấn luyện ta lớn lên.

Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ anh em không có sức chịu nổi.

Thật vậy Đức tin là một tiệm tiến. Đó là một sự sống được phát triển. Trong Thiên Chúa, luôn có những điều mới là cần được khám phá, như trong sự tiến triển của một tương quan yêu thương với một người nào đó: một hôn phu, một người chồng, một bạn hữu.

Như các tông đồ, con cũng chỉ đang ở bước đầu. Lạy Chúa, con đón nhận những gì. Chúa cũng đang nói với con... Có nhiều điều giờ đây con không có sức chịu nổi, nhưng Chúa sẽ mạc khải cho con dần dần …sau này... nếu con trung thành lắng nghe Thánh Thần, Đấng sẽ nói trong lòng con, Đấng sẽ nói với con về Chúa, Đức Giêsu.

Xin giữ tâm trí con luôn rộng mở... Chớ gì đừng bao giờ con tự coi là thỏa mãn trọn vẹn biết tất cả, kiêu căng về những, hiểu biết giáo lý của con.

Lạy Chúa, con cũng nghĩ đến những kẻ còn đang sống gần kề. Con cũng cầu xin cho họ như thế: họ đang bước đi trên con đường đức tin….có những chân lý, những tư thế họ chưa khám phá ra... giờ đây họ không có sức chịu nổi. Lạy Chúa xin ban cho con sự kiên nhẫn của Chúa, phương pháp sư phạm của Chúa. Chớ gì con đừng tiêu diệt những chân lý dành cho kẻ khác, mà họ chưa có sức chịu nổi... Chớ gì con biết bước đi phù hợp với ơn Chúa hòa nhịp theo bước chân Chúa.. cùng đi với anh em con trên bước đường của họ.

Khi nào Thần Khí chân lý đến, Người sẽ dẫn anh em tới chân lý toàn diện.

Đây có thể được coi như một thứ thú nhận của Đức Giêsu: Người nhận biết, có nhiều điều Người chưa thể làm cho các môn đệ thấu hiểu được.

Đúng thế, trong khi còn ở với họ, cách hữu hình thể lý và nhân loại: " vẫn còn một phạm vi cốt yếu nào đó về con người của Người chưa được biểu lộ ra. Cần phải nhờ sự chết và sống lại của Người, vinh quang của Người mới được tỏa sáng.

Hôm nay vẫn còn tình trạng như thế, chúng ta cũng bị cám dỗ thích giản lược sứ điệp và mầu nhiệm của Người vào những vẻ nhân bản nhất, nhưng điều dễ hiểu nhất của Người. Lạy Chúa, chớ gì Thần Khí Chúa hướng dẫn chúng con tới chân lý toàn diện.

Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại…Người sẽ lấy những gì của Thầy và loan báo cho anh em…

Chúng ta đã biết rằng, Đức Giêsu hoàn toàn hướng về Chúa Cha. Người không “tự mình làm điều gì”, Người phản ảnh trọn vẹn một Đấng-khác.

Ở đây, Đức Giêsu mạc khải cho ta sự trong suốt tuyệt đối của những tương quan yêu thương giữa Ba Ngôi Thiên Chúa: Không Ngôi nào giữ riêng cho mình điều gì...Tất cả đều được chia sẻ, thông truyền, trao tặng, nhận kính …Những ngôn từ trần gian của chúng ta thật là yếu, khi diễn tả tính chất phi thường của mối tương quan liên kết Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Tất cả các mối tương quan nhân loại đều bắt nguồn từ đó!

Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy... Thần khí sẽ lấy những gì của Thầy và loan báo cho anh em...

Những mạc khải của Thánh Thần trong dòng lịch sử không thể là những mạc khải mới lạ, nghịch lại với những gì đã được mạc khải trong Đức Giêsu Kitô. Thánh Thần quy chiếu mới sự về Đức Giêsu, chừng như Đức Giêsu quy phục Chúa Cha.

Tôi chiêm ngưỡng sự hiệp nhất, mối hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa: Đó là một cương lĩnh!


Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Chúa Thánh Thần sẽ dạy các con tất cả sự thật.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Bài Tin Mừng hôm qua (Ga 16,5-12) trình bày về vai trò bảo trợ, bênh vực của Chúa Thánh Thần. Bài Tin Mừng hôm nay 16,12-15 trình bày về vai trò sư phạm của Chúa Thánh Thần, giúp chúng ta hiểu biết, huấn luyện ta lớn lên. Điều này giúp chúng ta tin tưởng vào ơn phù trợ và ơn soi sáng hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, để nhờ đó chúng ta ý thức và sốt sắng hơn trong việc cầu nguyện với Chúa Thánh Thần.

2. “Thầy có nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ anh em không có sức chịu nổi”:

Khả năng của chúng ta hữu hạn, không thể thu nhận, hiểu biết mọi điều Chúa dạy. Chúng ta chỉ là thụ tạo, bất lực trước thực tại thiêng liêng. Điều này nhắc chúng ta phải khiêm nhường trước mặt Chúa, và cần đến ơn Chúa dạy bảo, soi sáng để hiểu biết Chúa và mọi sự thuộc về Chúa. Hiểu biết Lời Chúa không chỉ bằng tri thức, lý trí con người nhưng còn bằng ơn soi sáng và chỉ dạy của Chúa Thánh Thần.

Lạy Chúa, chớ gì đừng bao giờ con tự coi là thỏa mãn trọn vẹn về những hiểu biết giáo lý của con. Nhưng con phải thao thức học hỏi, tìm hiểu và cảm nghiệm về Chúa do ơn Chúa Thánh Thần thúc đẩy và dẫn dắt.

3. “Thần Chân Lý đến, Người sẽ dẫn dắt anh em đến sự thật”:

Thần Khí sự thật sẽ giúp các môn đệ thấu hiểu sự thật được tỏ bày đầy đủ nơi Ngôi Lời Nhập Thể. Tìm kiếm và hiểu biết về Chúa Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể, và là Đấng Cứu Chuộc, không thể dựa vào lý trí con người, nhưng cần ơn soi sáng và dẫn dắt của Chúa Thánh Thần.

Phải cầu nguyện xin ơn Chúa soi sáng và dạy bảo trước khi học hoặc khi phải tìm hiểu những thực tại trần thế, nhất là những thực tại thiêng liêng.

4. “Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em”:

Chúa Thánh Thần sẽ tôn vinh Chúa Giêsu bằng cách cho các môn đệ nhận thức ngày càng sâu xa hơn về sự nghiệp và thân thế của Đức Giêsu.

Điều này nhắc nhủ chúng ta: khi cầu nguyện cho Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, chúng ta nỗ lực làm cho Chúa được nhiều người biết đến, là cách tôn vinh Chúa hơn cả.

- Mầu nhiệm về Chúa Giêsu đòi hỏi ta phải đào sâu không ngừng nhờ ơn Chúa Thánh Thần.

- Lạy Chúa, xin cho con biết Chúa, để con biết con.

5. “Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy”:

Vì mọi sự của Cha là của Con. Vì thế, mọi chân lý đều ở nơi Chúa Cha, mà Chúa Con là phát ngôn viên và Chúa Thánh Thần là Đấng phổ biến và giải thích.

Khi làm dấu thánh giá, chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi và đồng thời chúng ta tuyên xưng chân lý Chúa Con mạc khải Chúa Cha và Chúa Thánh Thần giúp ta hiểu biết mạc khải của Chúa Con.

6. Chúa Thánh Thần là thầy dạy thường trực của chúng ta bằng cách:

- Người dạy chúng ta qua những người dạy giáo lý, dẫn giảng Kinh Thánh, linh hướng …

- Người hướng dẫn chúng ta tìm chân lý qua việc uốn nắn lương tâm ngay thẳng.

- Người soi sáng, tức là thông ban cho những tâm hồn thiện chí, nhằm đưa họ đạt tới phần rỗi đời đời qua muôn ngàn đường lối nhiệm mầu của Người. Vì thế, có nhiều đường lối nên thánh khác nhau.

Chúng ta hãy khao khát và năng cầu xin ơn Chúa Thánh Thần.


ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT