Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Tư Tuần X Mùa Thường Niên (Mt 5,17-19) | Giáo Phận Phú Cường

avatarby Quốc Khánh
11/06/2024
3.2K
Chúa đòi hỏi chúng ta từ đây cho tới khi phán xét (giờ chết, giờ cánh chung), lề luật vẫn luôn luôn có giá trị, vì thế mọi luật dù lớn hay nhỏ đều phải thực thi. điều này Chúa đòi hỏi chúng ta phải biết tôn trọng mọi lề luật của Chúa bằng cách tuân giữ các trọn hảo, đầy đủ và cặn kẽ. Chúng ta cần xét lại cách giữ luật và tinh thần giữ luật của chúng ta. Cách riêng cách thế và tinh thần thực thi giáo huấn của Chúa trong đời sống đạo của mình...
Noel Quesson

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ TƯ TUẦN X MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mt 5,17-19

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: 2 Cr 3,4-1 1

Anh em thân mến, chúng tôi tin tưởng như thế trước mặt Thiên Chúa nhờ Đức Kitô... không phải chúng tôi có thể nghĩ tưởng điều gì như là bởi chính chúng tôi.

Cùng Với Chủ đề "nghịch cảnh”, “tin tưởng" là một trong những chủ đề quan trọng nhất của Phao lô.

Kitô hữu không thể là kẻ nhút nhát, một ấu trùng, nhưng là một kẻ đầy tin tưởng. Có những người nhát sợ, xấu hổ vì là Kitô hữu, không dám quả quyết khiến Phaolô phải nôn mửa nếu Hôm Nay ngài trở lại giữa chúng ta.

Không, Phao lô không cúi mặt. Đối diện với các địch thù ngài tỏ mình như một người "tự tin”. “ Nếu như chúng ta tin tưởng được thế ấy…”

Đàng khác, đáng tin tưởng hơn nữa, vì niềm tin tưởng không phải bởi Người.

Người biết mình, Người biết mình yếu đuối bất lực.

Lạy Chúa, xin. cho con được niềm tin tưởng đó cậy dựa vào Chúa, chứ không phải vào con.

Những điều đó là do Thiên Chúa: Chính Người là Đấng làm cho chúng tôi trở nên thừa tác viên của Tân ước.

Những lời này đặt chúng ta ngay vào thái độ tiếp nhận, cởi mở. Đời sống Kitô hữu lẫn tác vụ trong Hội thánh không phải là những thực tại người ta tạo lập nên, đây là những thực tại người ta nhận lãnh… được "ban tặng”.

Lạy Chúa, con muốn sắp sẵn mở rộng đôi bàn tay, như linh mục trên bàn thờ trong tư thế cầu nguyện... trong tư thế của người ăn xin hy vọng được nhận lãnh. Lạy Chúa, con ở trước mặt Chúa như thế. Xin mở rộng lòng con.

So sánh tác vụ của Môsê và tác vụ của các tác viên tân ước: văn tự và thần trí..

Những Kitô hữu gốc Do thái trong Hội Thánh ở Côrintô (trách Phaolô về những đổi mới liên quan tới luật Do thái). Cố tạo sự mất tín nhiệm vào tư cách tông đồ của Phaolô, và vào lập trường của người đối với luật Môsê. Người tự vệ bằng cách đặt ra ba so sánh:

Luật cũ: một "văn tự” quá vật chất... một vinh quang bị che phủ đã tỏ lộ … một “kết tội”... Giao ước mới: một “tinh thần" nội tâm hóa... một "vinh quang rạng rỡ”.... một sự minh chính khỏi tội”.

Sự so sánh này củng cố Phaolô trong niềm tin tưởng của người. Lịch sử thánh tiến triển. Thiên Chúa hướng dẫn lịch sử này. Điều Thiên Chúa đã mạc khải cho Môsê, vào thời ngài tốt đẹp Những điều Chúa mạc khải cho chúng ta trong Chúa Giêsu con Chúa còn tốt đẹp hơn, và làm cho mọi điều trước đó thành lỗi thời.

Lạy Chúa, xin cho chúng con thấy ý nghĩa của lịch sử mà Chúa muốn viết cùng chúng con.

Xin cho chúng con thấy ý nghĩa ngày HÔM NAY của Chúa. Xin cho chúng con thấy rõ đâu là nơi Chúa ở. Vì dân và vì Hội Thánh Chúa. Xin giúp Hội Thánh đừng thu mình lần nữa vào "văn tự” nhưng để cho “Thánh Thần" dẫn đi. Lạy Chúa, đúng là con thường bị cám dỗ dừng lại.

Văn tự chỉ giết chết, còn Thần Trí tác sinh.

Trong đời tôi thường có nguy cơ này! chỉ dừng lại trong việc hoàn thành những cử chỉ theo hình thức, bằng lòng với sự ngay chính bề ngoài theo văn tự những sự việc tốt đẹp nhất đã suy thoái như vậy: nhưng ơn gọi cao cả nhất, những nghề nghiệp quý giá nhất, những mối tình tươi đẹp nhất những kinh nguyện sốt sắng nhất, những tâm tình tinh khiết nhất.

Lạy Chúa, xin giúp con không ngừng làm sống động lại mọi sự.

Điều con phải làm HÔM NAY. Đừng chỉ làm theo hình thức vì phải làm, nhưng với sự dấn thân trọn vẹn.

Lạy Thánh Thần... xin đến trong thế gian... xin ban nguồn sự sống.

Bài đọc II: 1V 18,20 -39

Câu chuyện chúng ta sắp đọc - hôm nay là đặc trưng của một thời đại Êlia tìm cách để minh chứng là ông trội vượt hơn. Cứ bề ngoài mà xét, ông dùng các cách thúc như thể thì ông sẽ thất bại. Ít lâu sau, Thiên Chúa sẽ dạy ông hiểu rằng Người hiện diện trong làn gió hiu hiu hơn là “trong lửa và cảnh động đất”. Đó sẽ là bài đọc trong các ngày kế tiếp.

Hôm nay chúng ta học được lòng can đảm và sức mạnh của vị ngôn sứ khi ông đương đầu với "Các ngẫu tượng" và các tiên tri chính thức của chúng, được quyền nhà vua bênh vực.

Cho đến bao giờ nữa, các ngươi còn khập khểnh cả hai giò? Nếu Đức Giavê là Thiên Chúa, thì hãy theo Người... Nhưng nếu là Baal thì hãy theo đi.

Đức Giêsu sẽ lấy lại các lời lăng mạ tương tự như thế: "Các ngươi không thể làm tôi hai chủ.. Không thể làm tôi Thiên Chúa lẫn tiền tài” (Mt 6,24).

Một câu hỏi đáng suy nghĩ cho đời tôi.

Chúng ta rất dễ chấp nhận cuộc sống pha tạp, mến Chúa một ít, yêu mình một ít, muốn sống đời tự trị mà cũng không dứt khoát một vài khía cạnh trần tục... sống vâng phục ý Chúa mà cũng có nhiều ít chống nghịch lại…Ngôn sứ Elia đề nghị có một sự lựa chọn triệt để hoặc là...hoặc là...

Lạy Chúa, xin cứu chúng con khỏi mọi do dự, khỏi mọi trì hoãn -Xin giúp chúng con biết quyết định dứt khoát - Xin giữ gìn chúng con khởi những lời thoái thác, đừng có thái độ bất nhất và lạt lẽo. Xin.làm cho chúng con trở thành những người cương nghị và ngay thẳng.

Chỉ có tôi là ngôn sứ duy nhất của Giavê... Còn các tiên tri của Baal thì có đến 450 người.

Tôi cầu nguyện nhờ sự kiện này.

NGÀY NAY, chúng con thường có cảm tưởng mình là thiểu số; mất hút trong khối các người dửng dưng hoặc thù nghịch. Xin ban cho chúng con lòng can đảm phi thường của Êlia... tính cương nghị, để đứng vững mặc cho những kẻ chung quanh từ bỏ chúng con.

Tôi sẽ kêu cầu danh Giavê: "Chính Người là Thiên Chúa”.

Êlia không tựa vào sức mạnh riêng của mình, mà chỉ dựa vào Thiên Chúa.

Lạy Chúa, con cảm thấy mình hèn yếu do dự. Xin Người nên sức mạnh và can đảm cho con.

Lạy Giavê là Thiên Chúa của Abraham, Issác và Israel… xin đáp trả lời tôi.

Trước số đông tư tế của Baal, Êlia phải quyết định cầu nguyện công khai... và ông cũng liều mất thể diện nếu không được chấp nhận.

Lạy Chúa, xin cho lời cầu nguyện của con luôn chân thành, tin tưởng và khiêm tốn. Lạy Chúa, chúng con nài xin Chúa cho chúng con được vững tin vào tình yêu của Chúa và được mạnh mẽ trong đức tin.

Toàn dân đều kinh hãi và nói: "Giavê chính là Thiên Chúa".

Họ phá tan tành các thần tượng. Chúng ta đều biết không phải mọi việc đều xảy rà thường xuyên như vậy đâu. Sự dữ nhiều lần tiếp tục thắng thế. Ngay cả Thiên Chúa không cứu Con của Người khi người ta thách thức: “Hãy xuống khỏi thập giá đi!”

Lạy Chúa con cần phải luôn vững tin vào Chúa dù phải bước đi trong đêm tối, dù phải treo trên thập giá, dù gặp thất bại ê chề.

Bài Tin Mừng: Mt 5,17-19

 Anh em đừng tưởng thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê hoặc giáo huấn của các ngôn sứ.

Luật Môsê và giáo huấn của các ngôn sứ là điều cốt yếu của Kinh thánh, nhằm biểu lộ thánh ý Thiên Chúa.

Không thể tưởng tượng được, Đức Giêsu lại đến phá bỏ điều đã được cụ thể hóa trong nhiều thế kỷ, về thánh ý Chúa đối với toàn thể một dân tộc.

Tuy thế, một vấn đề quan trọng được đặt ra vào thời đại Đức Giêsu, và trong những năm đầu của Giáo hội, đó là: Có cần phải bảo tồn tục lệ xưa cũ và luật của Môsê không? Có cần phải tiếp tục cắt bì cho trẻ nhỏ không? Cần phải thánh hóa ngày Sabát không? Có cần phải tiếp tục đi dâng lễ vật sát tế tại đền thờ Giêrusalem.... Khi người ta đã trở nên môn đệ của Đức Giêsu? Có còn phải tiếp tục kiêng ăn một số thịt bị cấm đoán không?

Đó cũng là một vấn nạn quan trọng nhất thuộc mọi thời đại.

Cần bảo toàn những gì thuộc quá khứ? Cần phải thay đổi những gì?

Trong những giai đoạn có biến động lớn, khi các cuộc xung đột trở nên căng thẳng giữa những người có khuynh hướng cũ và những người sống theo xu thế hiện đại, giữa những người chủ trương duy trì truyền thống và những tiến bộ.

Và vấn nạn đó được đặt ra trong mọi lĩnh vực: nghề nghiệp, gia đình, Giáo hội.

Vậy ta hãy lắng nghe câu trả lời của Đức Giêsu cho vấn nạn chủ chốt này.

Thầy đến không phải là để “bãi bỏ” nhưng là để kiện toàn.

Đối với Đức Giêsu, không có vấn đề: “bảo thủ cứng ngắc” cũng không chủ trương cách mạng thay đổi tất cả...nhưng là cống hiến một nếp sống mới cho những gì thuộc quá vãng. Như thế không phải vì một truyền thống cổ xưa, là đương nhiên phải tốt. Cũng không phải bất cứ tư tưởng nào mới, đề nhất thiết đẹp đẽ cả.

Trong những trang tiếp theo của bài diễn từ Đức Giêsu sẽ đưa ra cho chúng ta nhiều thí dụ minh chứng điều đó.

Người đề xuất một thứ tổng hợp hài hòa giữa truyền thống và tiến bộ: đó là việc kiện toàn!

1. Người không phủ nhận quá khứ. Chương trình của Thiên Chúa trước sau vẫn là "một". Điều mà các bậc tiên tổ đã sống và quy định thành luật, qua nhiều giai đoạn xa xưa của lịch sử, đều đáng trân trọng.... Đó là một khai mở, một khởi sự.

2. Nhưng Đức Giêsu có ý định đến để “kiện toàn", và “làm cho tiến bộ". Mọi truyền thống đó. Chương trình của Thiên Chúa được tháp nhập trong một tiến hóa lịch sử. Sự sống, muốn triển nở, cần không ngừng loại bỏ những nếp vỏ cằn khô, những bộ áo cũ kỹ Kitô giáo đối với Do thái giáo cũng nằm trong tính nghịch thường như thế, vì rõ ràng nó vừa liên tục tiếp nối Do thái giáo, vừa hoàn toàn mang tính mới mẻ. Giáo hội bó buộc phải loại bỏ một số những tục lệ và thói quen Do thái. Tuy nhiên, giao ước mới vẫn tiếp tục giao ước cũ.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con, cùng với Giáo hội hôm nay, biết liên kết hai yêu cầu trên: một đàng trung thành với truyền thống đàng khác vẫn mạnh dạn đổi mới.

Trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong sách Luật cũng không thể bỏ đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành.

Iôta là chữ cái nhỏ nhất trong bản mẫu tự Hy Lạp. Ơ đây muốn nói lên tầm quan trọng của những trung thành tuân giữ Đức Giêsu đến “thực hiện " những gì mới chỉ được loan báo". Người ta không thể lùi lại phía sau nữa, Người chính là lời đích thực của Thiên Chúa phán dạy: 'Thuở xưa nhiều lần nhiều cách Thiên Chúa đã dùng miệng các ngôn sứ mà phán dạy cha ông ta, nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy ta qua Thánh tử... đã đặt người là Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài" (Dt 1,1).

Như thế Tin Mừng thực hiện và kiện toàn Cựu ước:

Chính mạc khải của Đức Giêsu soi sáng các đoạn Kinh thánh Cựu ước: Đức Giêsu không phải là Đấng sáng lập một môn phái hoàn toàn mới lạ, nhưng Người là Lời tối thượng Thiên Chúa; Lời mạc khải rõ ràng thánh ý Chúa Cha.

Còn ai - tuân giữ, và dạy kẻ khác làm như thế thì sẽ được coi là người lớn nhất trong Nước Trời.

Một lần nữa, Đức Giêsu đặc biệt nhấn mạnh đến hành động việc làm, sự thể hiện! Ta nên xa tránh một số tự hào trí thức: Tôn giáo đích thực không nằm "trong lãnh vực tinh thần”, nhưng thể hiện trong thực tế.. tầm thường hằng ngày.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Kiện Toàn Lề Luật

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Anh em đừng tưởng thầy đến để bãi bỏ luật Môsê hoặc các ngôn sứ:

 luật môsê và giáo huấn của các ngôn sứ là điều cốt yếu của thánh kinh, nhằm biểu lộ thánh ý Thiên Chúa.

Qua lời này, Chúa Giê-su muốn xác định tương quan và lập trường của Người đối với Cựu ước: người không phá đổ. Điều này Chúa dạy chúng ta: khi nhận một nhiệm vụ hoặc một nhiệm sở hay khi thay thế một người trong một chức vụ nào đó, chúng ta đừng ỷ lại vào tài trí,sức lực và ý hướng riêng của mình để phá bỏ cái cũ và xây dựng cái mới, nhưng phải thể hiện mối tương quan tốt đẹp để làm thành sự hoàn hảo, trọn vẹn và tốt đẹp theo thánh ý Chúa hơn.

2. “Thầy đến không phải để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn”:

Đối với Chúa Giê-su, không có vấn đề “Bảo thủ cứng nhắc”, cũng không chủ trương cách mạng thay đổi tất cả”, nhưng là để kiện toàn, làm cho hoàn hảo và trọn vẹn hơn. điều này Chúa dạy chúng ta:

 Tránh thái độ ù lì, bảo thủ cứng nhắc trong mọi vấn đề, mọi công việc, thái độ như vậy sẽ không giúp cho sự tiến bộ. Đồng thời cũng đừng vội vàng, bốc đồng, bộp chột theo sở thích và ý riêng của mình để thay đổi tất cả. Vì làm như vậy sẽ không đưa đến thành công.

Nhưng cần phải biết nhận ra tương quan và liên đới trách nhiệm để làm cho hoàn hảo, đầy đủ và trọn vẹn theo thánh ý Thiên Chúa và mưu ích cách tối đa hơn.

3. “Trước khi trời đất qua đi thì một chấm, một phẩy trong lề luật cũng không thể qua đi được”:

 Chúa đòi hỏi chúng ta từ đây cho tới khi phán xét (giờ chết, giờ cánh chung), lề luật vẫn luôn luôn có giá trị, vì thế mọi luật dù lớn hay nhỏ đều phải thực thi. điều này Chúa đòi hỏi chúng ta phải biết tôn trọng mọi lề luật của Chúa bằng cách tuân giữ các trọn hảo, đầy đủ và cặn kẽ. Chúng ta cần xét lại cách giữ luật và tinh thần giữ luật của chúng ta. Cách riêng cách thế và tinh thần thực thi giáo huấn của Chúa trong đời sống đạo của mình.

4. “Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất, và dạy người ta làm như thế , thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân giữ và dạy làm như thế thì sẽ được gọi là lớn nhất Nước Trời”.

Chúa dạy về giá trị siêu nhiên của việc tuân giữ lề luật và thể hiện sự thống nhất giữa lý thuyết và thực hành. điều này Chúa nhắc nhủ chúng ta: cách thế tốt nhất để dạy là làm gương và dạy bằng cuộc sống. Quả vậy làm sao rao giảng về Chúa kitô được, nếu người ta không sống đời sống Chúa Kitô.

 Ta nên tránh xa những thái độ tự hào về kiến thức tôn giáo: tôn giáo đích thực không nằm trong lĩnh vực tri thức, nhưng thể hiện trong thực tế của đời sống hằng ngày.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT