Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Tư Tuần XXIX Mùa Thường Niên (Lc 12,39-48) | Giáo Phận Phú Cường

avatarby
22/10/2024
705
Hết mọi người chúng ta không hiểu nhiều thì ít đều là quản gia của Thiên Chúa. Vì tất cả mọi sự ta có: sự sống tài năng, sức lực, quyền hành, chức vụ, tài sản… đều là của Chúa ký thác cho ta, trực tiếp để làm vinh danh cho Chúa, gián tiếp là để mưu hạnh phúc cho ta và cho đồng loại. Chúng ta không được phung phá hoặc để phục vụ tính ích kỷ của mình, nhưng phải sử dụng theo ý Chúa như một quản gia trung thành và khôn ngoan...
Noel Quesson

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ TƯ TUẦN TUẦN XXIX MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Lc 12,39-48

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Ep 3,2-12

Mầu nhiệm Đức Kitô… Các dân ngoại cũng được thừa kế gia nghiệp, cùng làm thành một thân thể, và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa.

Chương trình của tình thương phổ quát, không biên giới.

Mở rộng vô biên Hiệp nhất hoàn toàn mọi người. Đức Kitô là nguyên tố quyết định cho tất cả lịch sử nhân loại.

Đó là ý định mà Thiên Chúa đã thực hiện nơi Đức Kitô.

Tôi Có thực sự ý thức rằng "việc ấy" là ý định của Thiên Chúa không? Tôi có tâm hồn đủ quảng đại không? Tôi có mở rộng nhãn giới về các viễn ảnh này không? Hay là tôi cứ

bo bo giữ lấy cho mình một thứ tôn giáo theo ý riêng, cho phần rỗi riêng của tôi?

Tôi có tham gia vào cuộc mạo hiểm truyền giáo của Hội Thánh, là muốn trung thành với ý định của Thiên Chúa, để kết hợp các dân ngoại vào một niềm trông cậy không ? Tôi có dấn thân vào việc Phúc âm hóa thế giới không?.

Tôi có nhớ cầu nguyện cho những người chưa nhận biết Thiên Chúa không?

Nhờ ân sủng đặc biệt, tôi đã trở nên người phục vụ Tin Mừng.

Mầu nhiệm của Đức Kitô một mầu nhiệm được mạc khải được loan báo cho mọi người, thì khác hẳn với các huyền bí ngoại giáo, thường là các nghi lễ bí mật chỉ dành riêng cho những người “được thụ huấn" mà thôi Thiên Chúa muốn cho ta biết được bí mật của Người. Thiên Chúa muốn chia sẻ ý định của Người cho số người càng nhiều càng tốt.

Phải chiêm ngưỡng lâu dài “kế hoạch này"... trong trái tim Thiên Chúa và trong tôn ý của Người.

Và rồi, từ quan điểm trên, ta cần nhìn vào thế giới : Nhận thấy các ước muốn hiệp nhất là liên đới, các mộng ước thông cảm và hòa hợp, các nguyện vọng hoà bình và tình thương. Và cũng nhận thấy nơi đó những rủi ro rạn nứt trầm trọng, các sự phân rẽ và khinh miệt leo thang, cảnh sống cô đơn và “ Việc ai nấy biết” các cuộc bạo hành quá khích và óc bè đảng…

Tôi là kẻ rốt hết trong dân thánh, tôi đã lãnh nhận ân sủng loan báo cho các dân ngoại về sự phong phú khôn lường của Đức Kitô, và soi sáng cho mọi người được thấy đâu là mầu nhiệm đã được giữ kín từ muôn thuở nơi Thiên Chúa, là Đấng tạo thành vạn vật.

Luôn luôn và ngay từ lúc tạo thành vũ trụ, Thiên Chúa đã có ý định : Dựng nên một nhân loại hiệp nhất trong tình thương.

Và “người dốt nhất trong dân thánh" cũng có một vai trò trong chương trình bao la này.

Bấy kỳ ở đâu, một cách khiêm tốn, tôi có thể làm cho chương trình này tiến lên một chút.

Tôi có bổn phận nào trong tiến trình xây dựng tương lai cho nhân loại? Tôi có hành động theo chiều hướng này không? Hay là làm ngược lại? Phải chăng tôi cứ giữ các độc quyền và các đặc quyền? Hay là tôi biết yêu thương như Thiên Chúa yêu thương? Thiên Chúa yêu thương những người mà tôi không yêu thương. Đây là một lời mời gọi gắt gao để yêu thương họ.

Nhờ Hội thánh, mọi quyền năng thượng giới được biết sự khôn ngoan thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa. Nhờ tin vào Đức Kitô chúng ta được mạnh dạn và tin tưởng đến gần Thiên Chúa.

"Đến gần Thiên Chúa với tất cả lòng tin tưởng" Chúng ta hiểu sai về cuộc cách mạng kỳ lạ mà việc này biểu lộ trong lịch sử các tương quan giữa Thiên Chúa và loài người.

Bài đọc II: Rm 6, 12-18

Anh em thân mến, nguyện cho tội lỗi đừng thống trị trong thân xác hay chết của anh em, khiến anh em phải vâng phục những dục vọng của nó. Anh em cũng đừng dùng các chi thể anh em làm khí giới của gian tà để phục vụ tội lỗi.

Đã "được công chính hóa" bởi Đức Kitô, do ân sủng, tín hữu là một người mới, phải dấn thân trọn vẹn phục vụ “sự công chính " mà Thiên Chúa đã ban không.

Thánh Phaolô nói một cách tương tự: “Anh em hãy trở nên điều mà từ đây anh em đã được". Tội lỗi là một quái vật vì nó mâu thuẫn với thực chất sâu xa của người Kitô hữu.

Thánh Phaolô không nói: “Hãy làm việc lành để nên công chính đó còn là giáo thuyết của Biệt phái Do Thái. Người nói : “Đã nên công chính, bạn hãy sống công chính". Như thế, điều đòi buộc đời sống Kitô hữu, không phải là một luân lý trừu tượng, nhưng là động lực nội tại của chính Đức tin. “ Đừng vâng theo những dục vọng của xác thịt”. “Đừng lụy phục các ước muốn của thể xác": Câu văn đầu tiên có thể phiên dịch sát nghĩa như thế. Điều Thánh Phaolô ở đây gọi là “ những ước muốn của thể xác”. Dĩ nhiên trong từ ngữ hiện đại được phiên dịch bằng từ "ích kỷ” ngược lại với tình yêu vô vị lợi.

“Đừng để cho tính ích kỷ thống trị trong bạn... đừng để bạn chiều theo các ước muốn ích kỷ"... vì hạn đã trở nên tình yêu bởi Đấng là tình yêu.

Hãy hiến dâng các chi thể anh em làm khí giới đức công chính để phục vụ Thiên Chúa.

Đây là tóm kết điều cốt yếu trong thái độ mới của người Kitô hữu. Từ đây, người Kitô hữu có khả năng và bổn phận hiến mình cho Thiên Chúa. "Việc phụng tự mới mẻ, luân lý mới, từ nay cũng là một. Thánh Phaolô sẽ nói câu này trong cùng một lá thư gửi tín hữu Rôma 12, 1: “ Anh em thân mến, tôi khuyên anh em hãy hiến mình làm của lễ sống động, thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa. Đây là sự phụng thờ thiêng liêng của anh em. Lạy Chúa, chớ gì đời con mỗi ngày đều tôn vinh Chúa.

Con dâng Chúa mọi việc con sẽ làm HÔM NAY.

“Này là mình Ta bị nộp vì các con”. Đức Kitô tự hiến. Mỗi Thánh lễ nhắc lại và đổi mới điều đó, để chúng con hiến mình với Người, vì Người và trong Người.

Hãy hiến dâng đời sống anh em ! Việc con làm… những trách vụ của con.

Vì chưng, tội lỗi không còn bá chủ được anh em: Bởi anh em không còn ở dưới chế độ lề luật, nhưng dưới chế độ ân sủng.

Ở đây Thánh Phaolô lấy lại sự đối nghịch mà ngài thường lặp lại cho chúng ta. Có hai quan niệm về tôn giáo: Tôn giáo mà con người tin là được nên công chính nhờ việc tuân giữ lề luật..

Tôn giáo mà con người nên công chính trước hết và cốt yếu nhờ hành động của Thiên Chúa". Trong họ, và con người chắc chắn phải đón nhận bằng đức tin, và chính Thiên Chúa hành động trong thâm sâu bản thể Người.

Nào chúng ta cứ phạm tội đi, vì chúng ta không ở dưới chế độ lề luật. Nhưng dưới chế độ ân sủng. Một khi anh em đã được giải phóng khỏi ách tội lỗi anh em đã được nhận vào phục vụ đức công chính.

Thực sự, người Kitô hữu không có lề luật áp đặt từ bên ngoài! Họ được “tự do". Nhưng họ trở nên để dạy dưới hành động thâm sâu của Thánh Thần là Đấng làm việc tự bên trong”. Như thế, điều kiện nhân sinh được diễn tả trong một lưỡng luận: hoặc người ta là nô lệ tội lỗi! hoặc người ta tự ý làm tôi Thiên Chúa.

Đời sống Kitô hữu hoàn toàn ở trong sự chọn lựa này. Vâng phục Thiên Chúa là sự tự do chân thật duy nhất. Đấng yêu thương tự đồng hóa mình với ý muốn của kẻ Người yêu. Lạy Chúa, xin giải thoát chúng con khỏi tội lỗi".

BÀI TIN MỪNG: Lc 12, 39-48

Nếu gia chủ biết giờ nào kẻ trộm đến... Anh em cũng vậy, phải sẵn sàng luôn, vì vào chính giờ phút anh em không ngờ, thì con người sẽ đến.

Đối với người tín hữu, lịch sử không phải là một cuộc khởi sự và liên tục, nhưng là một sự tiệm tiến được ghi dấu bởi những cuộc “viếng thăm”, nhưng sự "can thiệp" của Thiên Chúa, qua nhiều ngày, nhiều giờ, nhiều lúc đặc biệt: Chúa đã đến. Người đến không ngừng. Người sẽ đến để phán xét và cứu chuộc thế gian.

Chắc chắn các Kitô hữu đầu tiên đã mong chờ Đức Giêsu trở lại lần sau hết, hầu như với xương thịt hữu hình... Họ nồng nhiệt ước ao và cầu xin cho Người mau đến? Lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến!" (1 Cr 16,22 ; Kh 22.17-20). Từ sau Công đồng, những kinh nguyện Thánh Thể mới đã sử dụng lại lời cầu nguyện tuyệt đẹp và cốt yếu trên : “ Chúng con mong chờ Chúa đến trong vinh quang... Chúng con ngóng đợi Chúa đến... Lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến”. Nhưng thử hỏi, những lời nguyện xin đó đã thực sự đi vào cuộc sống chúng ta chưa?

Đàng khác, chúng ta không thể chỉ mong chờ Đức Giêsu đến lần sau hết, mong chờ cái chết của riêng ta, hay ngày thế mạt. Bởi vì, một điều luôn được nhắc đi nhắc lại, đó là Đức Giêsu sẽ đến nhiều lần, nhiều dạng, đến không mang vẻ uy phong lẫm liệt... người ta có thể không nhận ra... người ta có thể chối từ ! người đã đến nhà anh, nhưng người nhà chẳng chịu đón tiếp" (Ga 1,11). Và Đức Giêsu đã bật khóc trên thành Giêrusalem “ vì nó đã không nhận biết thời giờ nó được Thiên Chúa viếng thăm" (Lc 19,44).

Sách Khải Huyền cũng loan báo, Đức Giêsu sẵn sàng ra tay can thiệp vào đời sống của các giáo hội miền Tiểu Á, nếu họ không chịu hối cải (Kh 2,3). Và mỗi người môn đệ được mời gọi tiếp đón Đức Giêsu đến cách “thầm kín và cá biệt" : “Này đây, Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy và người ấy sẽ dùng bữa với Ta” (Kh 3 , 20 ).

“ Vì vào chính giờ phút anh em không ngờ…” Oi lạy Chúa, xin giúp con tôi nghĩ đến giờ đó. Xin khơi dậy tâm hồn con sự nhiệt tình mong đợi những cuộc gặp gỡ đó.

Bấy giờ ông Phêrô mới hỏi: “ Thưa Thầy, Thầy nói dụ ngôn này cho chúng con hay cho tất cả mọi người ?” Chúa đáp: “ Vậy ai là người quản gia trung tín, khôn ngoan mà ông chủ sẽ đặt lên coi sóc kẻ ăn người ở trong nhà, để cấp phát phần ăn cho họ đúng giờ đúng lúc ? Khi chủ về mà thấy đầy tớ đang làm như vậy, thì thật là phúc cho anh ta”.

Sau khi mời gọi mỗi Kitô hữu sống tỉnh thức, Đức Giêsu trước thắc mắc của : Phêrô, đã áp dụng tinh thần đó cách đặc biệt cho các vị "lãnh đạo cộng đoàn". Luca diễn tả họ như những người quản lý, cần phải trung tín và khôn ngoan ". Phải, người tôi tớ của các tôi tớ chỉ là một viên quản lý, không phải là ông chủ... Một ngày kia, anh ta sẽ phải tính sổ. Vai trò chính yếu của anh là cấp phát phần ăn cho họ đúng giờ đúng lúc”.

Do đó, toàn thể Giáo hội cần phải sống trong tình trạng tỉnh thức. Mỗi Kitô hữu, cũng như và nhất là mỗi vị lãnh đạo : nước Thiên Chúa đã khai mở: Đối với Giáo hội, bước theo Nước đó (chắc chắn Nước này chỉ hoàn tất vào chung cuộc) không phải là vươn tới một tương lai mơ hồ, nhưng là nắm bắt hiện tại như hy vọng và làm cho hiện tại đó tiếp cận Nước đã có mặt sẵn.

“Khi chủ về mà thấy đầy tớ đang làm như vậy, thì thật là phúc cho anh ta”.

Lạy Chúa, xin giúp con khởi sự làm việc mọi ngày và bắt gặp được sự hiện diện của Chúa.

Ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, còn ai được giao phó nhiều sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn.

Trong ý nghĩ của Phêrô, khi nêu câu hỏi với Chúa, có thể ông chỉ muốn diễn tả: ông đang sống vững vàng trong Nước Chúa, ông đã được chọn làm lãnh đạo, ông không phải sợ gì... Câu trả lời của Đức Giêsu hoàn toàn ngược lại càng là người lãnh đạo, càng phải tính sổ.

Nhưng ta nên ghi nhận nét tế nhị trong tư tưởng của Chúa : sự phán quyết sẽ tùy theo mức độ lỗi phạm... Người ta có thể không ý thức điều xấu mình làm, và theo Chúa, điều đó sẽ làm giảm bớt trách nhiệm của ta. Lạy Chúa, xin thương giúp chúng con!

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Quản lý trung thành.

HOÀN CẢNH:

Sau khi dạy dỗ dân chúng về việc phải tỉnh thức và sẵn sàng chờ giờ Chúa đến, Đức Giêsu quay sang dạy các môn đệ về tinh thần tỉnh thức và sẵn sàng; thừa dịp này ông Phêrô hỏi Chúa về mục đích của dụ ngôn trên đây, Đức Giêsu lại dùng một dụ ngôn khác dạy về bổn phận của những người có trách nhiệm trong Hội thánh: phải sẵn sàng và trung thành trong việc bổn phận đã được giao phó.

Ý CHÍNH:

Đức Giêsu dùng dụ ngôn về người quản lý trung tín để dạy các môn đệ về bài học tỉnh thức và sẵn sàng bằng cách kiên trì và trung thành với trách nhiệm của mình.

TÌM HIỂU:

39 "Anh em hãy biết điều này …"

Tính cách bất ngờ rút ra từ công việc của kẻ trộm là lý do phải tỉnh thức và sẵn sàng.

40 "Anh em cũng vậy hãy sẵn sàng …"

Đức Giêsu dạy các môn đệ cũng phải tin Chúa và sẵn sàng để chuẩn bị cho Chúa đến trong giờ chết.

41 "Bấy giờ ông Phêrô hỏi …"

Câu hỏi của Phêrô là câu chuyển tiếp giữa lời khuyên dạy dân chúng (35-40) và lời khuyên dành riêng cho những người có trách nhiệm trông coi anh em với tư cách là người được ủy nhiệm.

12 "Chúa đáp: vậy thì ai là người quản gia …"

Chúa đặt câu hỏi này là để trả lời cho Phêrô, đồng thời Người muốn nhấn mạnh đến vai trò của các Tông Đồ, là những nhân vật quan trọng vì được ủy nhiệm một trọng trách đối với những người khác.

Chúa gọi các Tông đồ là quản gia; và đức tính của quản gia là trung tín và khôn ngoan.

Trung tín là đức tính của người trung thành với ông chủ, và trung thực trong công việc quản lý.

Khôn ngoan là tính cách của người biết lựa theo ý ông chủ mà thi hành, và như vật được đẹp lòng ông chủ.

43-44 "Khi chủ về mà thấy đầy tớ ấy…"

Khi chủ về mà thấy quản gia chu toàn bổn phận theo như ý mình, thì quản gia sẽ được hoàn toàn tín nhiệm và được trao quản lý tất cả tài sản của ông chủ. Chu tòan đời này thì đời sau sẽ được hưởng vinh quang Nước Trời với Chúa.

45-46 "Nhưng nếu người đấy tớ ấy nghĩ bụng…".

- Nếu có quản gia nào được chủ tín nhiệm lại không lo chu toàn bổn phận, đi ăn chơi chè chén, đánh đập chúng bạn, khi chủ về bất chợt bắt gặp, chủ sẽ trừng phạt kẻ đó chung với số phận kẻ bất lương.

- Chúa có ý giáo huấn các vị có` trách nhiệm phải chu toàn bổn phận, không được vì ý riêng mà sao lãng công việc kẻo phải trả lẽ với Chúa trong ngày phán xét.

47-48 "Đầy tớ nào đã biết ý chủ…"

Ở đây nhấn mạnh đến trách nhiệm của các vị lãnh đạo trong Hội thánh và những ai được Chúa tín nhiệm trao nhiều trọng trách theo với khả năng Chúa ban.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Chúa Giêsu dạy chúng ta phải sẳn sàng tỉnh thức và chờ đợi Chúa đến dưới những hình ảnh khác nhau:

- Hãy thắt lưng buộc bụng: tư thế đang làm việc, nghĩa là luôn bảo vệ và giữ gìn ơn nghĩa Chúa.

- Thắp đèn cho sẵn: tư thế người lữ hành đang mong đợi… nghĩa là phải khao khát, chăm chú vào việc đón Chúa đến.

- Như người đợi ông chủ đi ăn cưới về: tư thế kiên trì và trung thành chờ đợi. Việc bảo vệ phần rỗi là việc phải làm liên tục, bền đỗ cho tới khi Chúa đến.

2. Việc tỉng thức và sẵn sàng cần thiết cho hết mọi người sống ở trần gian này, nhưng đối với các vị lãnh đạo trong Hội thánh thì tư cách sẵn sàng và tỉnh thức là biết chu toàn bổn phận đã được trao phó bằng cách trung thành và khôn ngoan khi thi hành.

3. Nguyên nhân gây nên việc sao lãng lo cho phần rỗi vì không nghĩ đến giờ chết của mình sẽ đến, nên liều mình trong những thói hư tật xấu khiến cho giờ chết đến bất ngờ không kịp chuẩn bị !

4. Biết ý chủ tức là biết ý Chúa:

- Bổn phận của chúng ta là phải tìm hiểu ý Chúa, và tìm hiểu mỗi ngày rõ hơn. Vì không tìm hiểu ý Chúa thì sẽ bị coi là "mù dắt mù, cả chia sẻ sa xuống hố" (Mt. 15,14).

- Biết ý Chúa để thực hiện ý Chúa, vì nếu không thực hiện thì sẽ bị mang tiếng là "nói mà không làm" (Mt. 23,3-4).

- Biết và thực thi ý Chúa nơi mình mà không phổ biến cho anh em, sẽ bị Chúa Giêsu khiển trách những "con chó câm, không biết sủa" (Is. 56,10).

Những nhiệm vụ tìm hiểu để biết ý Chúa, để sống ý Chúa và truyền bá ý Chúa cho người khác là trách vụ của mọi người Kitô hữu, cách riêng là những người có chức vụ trong Hội thánh.

5. Hết mọi người chúng ta không hiểu nhiều thì ít đều là quản gia của Thiên Chúa. Vì tất cả mọi sự ta có: sự sống tài năng, sức lực, quyền hành, chức vụ, tài sản… đều là của Chúa ký thác cho ta, trực tiếp để làm vinh danh cho Chúa, gián tiếp là để mưu hạnh phúc cho ta và cho đồng loại. Chúng ta không được phung phá hoặc để phục vụ tính ích kỷ của mình, nhưng phải sử dụng theo ý Chúa như một quản gia trung thành và khôn ngoan.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT