Chú Giải Tin Mừng Thứ Tư Tuần XXV Mùa Thường Niên - Năm B (Lc 9,1-6) | Giáo Phận Phú Cường
CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ TƯ TUẦN XXV MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Lc 9, 1-6
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I : Cn 30, 5-9
Mọi lời của Thiên Chúa thì như “vàng” đã được thử lửa…Người là “thuẫn đỡ” cho kẻ nương náu nơi Người…
“ Hạnh phúc cho ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành”.
Đó là một giá trị chắc chắn, đó là vàng !
Tôi có luôn trung thành chăm chú lắng nghe như thế không ? Thiên Chúa luôn có điều muốn nói với tôi qua từng giờ khắc đời tôi. Thiên Chúa nói với tôi, qua các biến cố, các người sống quanh tôi, qua các lời Kinh Thánh, lời cầu nguyện và các phép bí tích.
Đừng thêm gì vào các lời này : "Người sẽ loại bỏ bạn, coi là kẻ nói dối".
Không được tráo trở lời Chúa. Có nhiều cách tráo trở : Chỉ chọn lựa các lời tôi thích trong Tin Mừng. . . Thêm vào các lời giải thích hoàn toàn cá nhân để bào chữa cho chính mình. Không được. Lời Thiên Chúa như "lưỡi dao sắc bén ", nó xét đoán và hạch hỏi chúng ta… Thường thường nó phủ nhận và chống đối chúng ta : Phải chấp nhận Lời Thiên Chúa nguyên hình dáng không thay đổi .
Nếu lời Thiên Chúa không động chạm gì đến tôi, thì chắc chắn trong đó tôi chỉ nghe tiếng nói riêng của tôi dội lại. Như thế, không ích lợi gì cả ?
Lạy Chúa, xin hãy phán.
"Lạy Giavê, con xin hai điều".
Xin Người đừng từ chối trước khi con chết.
1."Xin đuổi xa con sự gian trá và lời điêu ngoa".
Lời xin tốt nhất này thật quan trọng.
Vâng, đó cũng là lời cầu của con trong hôm nay.
Ước gì con làm cho đời con nên đơn thành và ngay thẳng, như một ống sáo sậy để Người tấu vang khúc nhạc.
2. "Xin cho con đừng quá nghèo cũng đứng quá giàu : chỉ xin cho con có gì đủ sống".
Đây là một trong các lời cầu xin đẹp nhất của Kinh Thánh. Vậy, đó cũng lời cầu tận đáy lòng con, trong lúc này. "Lạy Chúa, xin giữ con khỏi sự giàu sang và khỏi cảnh nghèo cực !" Con, biết rằng sự giàu sang không mang lại hạnh phúc và thường làm tim con ra chai cứng : xin đừng cho con sự giàu sang, xin gìn giữ con để đừng bao giờ trở nên một thứ "phú ông" ! Con biết rằng cảnh nghèo cực thường là nguồn phát sinh nỗi đắng cay và đau khổ, và con cảm thấy không đủ sức chịu đựng : Xin đừng để con cùng cực, xin giữ gìn con khỏi túng quẫn Chỉ xin cho con có gì để đủ sống. Và con cũng cầu nguyện cho mọi người được như vậy : đừng cho họ quá giàu sang hay quá nghèo khổ…Lạy Chúa, xin giải thoát những người giàu, khỏi cảnh sang trọng và các người nghèo khỏi cảnh cùng cực !
Lạy Chúa, xin ban cho anh em con những gì cần thiết để sống. Và xin giúp con biết hết sức hoạt động để thực hiện điều đó theo trách nhiệm của con.
Kẻo trong cảnh quá dư dật, : co có thể phản bội Người mà nói : "không có Giavê". Và trong cảnh cùng cực con sinh ra trộm cắp và như thế là con làm ô danh Thiên Chúa của con.
Sự giàu sang đưa đến thuyết vô thần : người ta qua mặt Thiên Chúa. Cảnh cùng cực đưa đến những hành vi đáng trách : Con người dễ trở nên đê tiện. Sự trung dung đáng quý của tư tưởng bình dân này, con được gặp lại trong biết bao câu ngạn ngữ khác nữa.
Bài đọc II : Er 9,5-9
Trong sách của chúng ta sắp đọc để có thể hiểu được, phải được đặt vào bối cảnh của nó. Trong khi cả một trào lưu Kinh Thánh ( các sách Ruth và Giona) xem ra ủng hộ các cuộc hôn phối pha trộn, trong mối quan tâm, đến chủ nghĩa đại đồng. . Êđơra trái lại đã cấm ngặt dân Do thái lập gia đình với người ngoại bang - thuyết dân tộc hẹp hòi, ngày nay chúng ta sẽ nói là thuyết chủng tộc, là một phản ứng tự vệ nhóm nhỏ những người Do thái trở về Palestina sẽ liều đánh mất tính danh của mình, khi chấp nhận các "phong tục ngoại giao. Êdêra đặt mình trên bình diện tôn giáo này.
Tôi là Êdêra, khi dâng lễ tế ban chiều tôi vùng dậy khỏi cơn âu sầu, áo trong áo ngoài đều rách hết, tôi quỳ gối giơ tay lên Chúa là Thiên Chúa tôi.
Nguyên do sự âu sầu lớn lao này, là bờ Edơra bị hằn vết thương đau vì những cuộc từ bỏ đức tin do các cuộc hôn phố với các phụ nữ ngoại đạo.
Càng phải tôn trọng các tôn giáo của người khác, thực sự thường càng bi thảm khi thấy các tín hữu bỏ mất đức tin của họ. Đây là vấn đề của mọi thời.
Bản văn này thúc đẩy chúng ta phải cầu nguyện cho mọi gia đình mà HÔM NAY đang ở trong các hoàn cảnh thuộc loại này.
Lạy Chúa, tôi hổ ngươi thẹn thùng không dám ngước mặt lên cùng Chúa.
Đây là một ơn phải cầu xin, nhất là NGÀY NAY khi có bao nhiêu người dường như đã hoàn toàn làm tan loãng những ý nghĩa về "sự dữ". Tâm lý hiện đại đã dạy cho chúng ta biết những động cơ, tàng ẩn và phức hợp của tâm hồn con người. Đây là điền tốt. Thực sự tội trạng của chúng ta thường được giảm, chính bởi toàn bộ những điều kiện đè nặng trên chúng ta.
Dầu vậy, đối với chúng ta trước hết, cần phải sắc bén để luôn trong sáng, kẻo rơi vào sự vô trách nhiệm. Tiếp đến, đối với người khác thật tai hại khi làm khổ cho họ mà không quan tâm. Sau cùng đối với Thiên Chúa, chủ yếu là phải đặt mình trước mặt Người trong sự thật : Thiên Chúa hoàn toàn thánh thiện và siêu việt còn tôi, tôi khốn cùng và yếu ớt.
Những gian ác của chúng con chồng chất lên đầu chúng con và tội lỗi con cao lên tới trời.
Êdơra không dừng lại ở ý thức cá nhân về tội. Ông nói "chúng con". Ông như liên đới với mọi sự dữ mà ông coi là toàn dân đã phạm.
Cả HÔM NAY nữa, chúng ta dìm trong một sự dữ tập thể làm bại hoại môi trường xã hội chúng ta. Cứ nhìn quanh chúng ta nghe tin tức mỗi ngày cũng đủ ý thức về "cơn thủy triều đen". Về sự ô uế luân lý đang hủy hoại nhân loại này.
Câu nói của Êdơra không quá đáng chút nào, ở mức độ tập thể này : sự dữ "tràn ngập và chất đầy" trên chúng ta ! Đến nỗi mỗi người chúng ta đều phải liều buông xuôi mà nói : " Chúng tôi có thể làm gì được ?".
Vì sự gian ác của chúng tôi mà chúng tôi bị gươm đao, bị lưu đày, bị cướp bóc và bị thẹn mặt như ngày nay.
Dù không đi tới chỗ đặt một liên hệ tuyệt đối giữa nỗi bất hạnh và sự dữ cũng phải nhận rằng nhiều nỗi khốn khổ là do tội lỗi người ta mà đến.
Và hiện giờ đây Chúa vừa tạm ban cho chúng tôi một chút lòng thương xót là để cho chúng sống sót phần nào.
Cảm giác bị nghiền nát nhường chỗ cho việc tạ ơn.
BÀI TIN MỪNG : Lc 9, 1-6
Thật là thú vị khi nhận ra Luca tường thuật "hai lần mệnh lệnh "truyền giáo " hầu như tương đồng :
Ở đây, mệnh lệnh được gửi trao cho " Nhóm Mười Hai" (Lc 9, 1-6).
Ở chương sau, mệnh lệnh nhắm đến "Bảy Mươi Hai" môn đệ (Lc 10,1-12).
Đức Giáo Hoàng, các Giám Mục, Linh Mục , giáo dân đều "được sai đi " truyền giáo
Tất cả cùng nhận một mệnh lệnh sống "nghèo khó".
Và Nhóm Mười Hai, lệnh truyền nói : " Đừng mang gậy và bị, bánh và tiền, cũng đừng mặc hai áo".
Với Nhóm Bảy Mươi Hai, lệnh truyền nói : đừng mang tiền và bị giày dép".
Đức Giêsu tập họp nhóm Mười Hai lại, ban cho các ông năng lực và quyền phép để :
1.Trừ mọi quỷ ma và chữa các bệnh tật.
2.đi loan báo triều đại Thiên Chúa.
Các ông đi vào các làng mạc :
1. Loan báo Tin Mừng
2. Chữa bệnh khắp nơi.
Do đó, " sứ vụ" gồm tóm hai điểm rõ rệt : một, đó là một lời nói, một lời rao giảng…hai, đó là một tác động đúng nghĩa, một việc chữa lành. Hai yếu tố của công cuộc Phúc -âm hóa được thực hiện cùng lúc. Không có trước sau giữa việc này việc kia. Chính Luca trong cùng một trang đã ghi lại cả hai trong một trật tự khác. nhau.
Vị thừa sai không thể tự bằng lòng với nguyên "lời nói " của mình, còn cần phải có những "hành vi" cụ thể chứng minh đối với người mà ông góp phần thoát khỏi uy quyền của sự ác" xua trừ ma quỷ. chữa lành, con người, giải phóng.
Những nhà truyền giáo cũng không thể tự bằng lòng với nguyên "hành động" trên và phải có những lời nói diễn tả việc ông làm : như nói rằng Nước Thiên Chúa đang hoạt động tại đó, và cần rao giảng Tin Mừng.
Mới đây, người ta đã nghi ngại một hình thức truyền giáo rập khuôn theo một thứ quảng cáo. Theo đó họ chú trọng tới sự kiện : để giới thiệu Đức Giêsu Kitô cho mọi người nhận biết, cần phải có một lối sống hơn là những bài diễn văn, giảng thuyết. Theo hướng này, thì toàn diện đời sống Kitô hữu" phải là một tiếng nói.
Nhưng để được vậy, các Kitô hữu phải luôn khẳng định đức tin mình cách rõ ràng nơi Chúa Giêsu Kitô.
Tôi có truyền giáo không ? Tôi có giao chiến chống lại sự dữ
Không ? tôi có dùng hành vi và lời nói để loan báo Chúa Giêsu Cứu Thế không ?
Người nói : " Anh em đừng mang gì đi đường, đừng mang gậy, mang bao bị, mang lương thực, mang tiền bạc, cũng đừng có hai áo. Khi anh em vào bất cứ nhà nào, thì ở lại đó cho đến lúc ra đi".
Giáo hội sơ khai rất quan tâm tới lý tưởng nghèo khó thực sự này. Giáo Hội cho rằng, sự nghèo khó là một dấu chỉ của Nước Trời (Lc 6,20 ; 14,25-33 ; 16,19-31 ; 18,18-30). Mỗi lần gặp lại đòi hỏi Tin Mừng này, ta lại bị chất vấn, bởi vì ta hay lãng quên và thích sống trong tiện nghi, hạnh phúc... với nguy cơ đáng sợ là tự hài lòng về những của cải vật chất, và không sẵn sống sống theo đòi hỏi đó nữa.
Hễ người ta không đón tiếp anh em thì ra khỏi thành, anh em hãy giũ bụi chân để tỏ ý phản đối họ.
Sự "từ chối" không đón nhận các Tông đồ, trở nên một "án xử" khủng khiếp. Một lần nữa, ta ghi nhận rằng, đó là chính những con người tự kết án mình do thái độ từ chối.
Lạy Chúa, xin thương xót chúng con : vì chúng con thường từ chối những lời mời gọi đón nhận ơn Chúa !
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Đức Kitô sai mười hai tông đồ đi giảng
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :
Suy niệm bài Tin mừng hôm nay, chúng ta có thể rút ra những nhận thức và áp dụng sống như sau :
1. Sứ mạng của các tông đồ, được tiếp tục sứ mạng của Chúa Giêsu :
"Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con" (Ga 20, 21).
- Như vậy, sứ mạng có tính cách cộng đồng hay tham dự của người Kitô hữu, và sứ mạng có tính cách thừa tác của giáo sĩ đều bắt nguồn từ sứ mạng của Chúa Giêsu Kitô. Vì thế, chúng ta phải ý thức và nhiệt tình trong công tác tông đồ của mình mà không phân biệt giáo dân, tu sĩ, hay giáo sĩ.
2. Khi thi hành sứ mạng, người tông đồ cần phải có tinh thần siêu thoát, nghĩa là phải vui vẻ và sẵn lòng từ bỏ mọi ràng buộc thuộc về trần thế để thực sự được tự do và chăm chú vào công việc tông đồ của mình. Với chỉ thị này, Chúa Giêsu đòi hỏi người tông đồ phải có tinh thần phó thác và tin tưởng vào Chúa quan phòng, vì
- Tiên vàn hãy tìm Nước Thiên Chúa rồi mọi cái khác Chúa sẽ thêm cho sau.
- Hãy bán tất cả của cải và phân phát cho người nghèo, anh sẽ được kho tàng trên trời rồi hãy đến theo Ta (Lc 18, 22).
3. Người tông đồ được Chúa ban quyền trừ quỷ và chữa lành mọi bệnh tật : với quyền này, hàng giáo sĩ cử hành các phép bí tích để cứu giúp các linh hồn, người tông đồ nhiệt tình cứu vớt kẻ tội lỗi, an ủi kẻ âu lo, xoa dịu người đau khổ phần hồn phần xác bằng lời cầu nguyện, và những công tác tông đồ mục vụ…
4. Qua bài Tin Mừng này, chúng ta nhận ra ý nghĩa người tông đồ :
- Chúa gọi : "Gọi mười hai ông đến".
- Chúa ban quyền : "Người ban cho các ông năng lực và quyền phép …"
- Chúa sai đi : "Người sai các ông đi giảng"
- Nội dung rao giảng : "Nước Thiên Chúa"
- Những chỉ thị hướng dẫn :
* "Anh em đừng mang gì" : tinh thần siêu thoát.
* "Khi anh em vào bất cứ nhà nào…" : tinh thần thích nghi.
* "Hễ người ta không đón tiếp…" : tinh thần khiêm nhường và hiền lành trước những khó khăn và thử thách.
5. Người tông đồ đến nơi nào phải tận lực và tận tâm và kiên trì nhẫn nại làm việc, chớ đừng phớt qua như kẻ rao hàng.
6. Sức mạnh của người tông đồ không nằm ở của cải và thể lực, nhưng do ơn Chúa và Lời Chúa hướng dẫn.
7. Đi làm tông đồ có thể bị bách hại, bị khước từ vì Chúa Giêsu cũng đã bị bách hại, chịu thương khó và tử nạn. Nhưng Chúa Giêsu đã phục sinh là niềm tin và hy vọng của người tông đồ.
8. Vì người tông đồ là người được Chúa gọi, Chúa chọn, Chúa ban quyền và Chúa sai đi, nên mỗi người tông đồ phải quảng đại và dâng cho Chúa : khối óc, trái tim, bàn tay, lòng nhiệt thành và toàn thân cũng như cuộc sống để Thiên Chúa tùy nghi sử dụng.
Điều này đòi hỏi người tông đồ không được tự mãn chiều theo ý riêng hoặc bất mãn và tiêu cực khi thi hành công việc tông đồ.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10