Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Tư Tuần XXXI Mùa Thường Niên (Lc 14,25-33) | Giáo Phận Phú Cường

avatarby
05/11/2024
573
“Bước theo Đức Giêsu”. Tôi không còn ngạc nhiên trước những cạm bẫy, khổ đau, khó khăn của đời sống Kitô hữu nữa. Không chỉ chịu đựng chúng cách cau có, miễn cưỡng..nhưng đối mặt chấp nhận chúng như một thông điệp với Đức Giêsu, như một thông phần với công trình cốt yếu của Người, như một “bước chân theo người”. Tôi chiêm ngắm Đức Giêsu đi phía trước… tối tiếp bước theo sau...
Noel Quesson

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ TƯ TUẦN XXXI MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Lc 14,25-33

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Pl 2, 12-18

Phaolô vừa nêu lên cách thức Đức Kitô đi vào vinh quang bở Người đã vâng lời Thiên Chúa Cha mà chấp nhận thân phận rốt cùng của loài người. Đó là con đường phần rỗi duy nhất cho chúng ta nữa.

Anh em thân mến, anh em đã luôn vâng phục. Anh em hãy run sợ mà gắng sức sao cho mình được cứu-độ.

Trở nên người tôi tớ Ngôi Lời của Thiên Chúa, có nghĩa là: Vâng lời, làm việc, mà run sợ!

Phaolô nói toạc ra như thế. Thực sự, sau khi đã nhìn ngắm thái độ của Đức Giêsu, người ta khó có thể trình bày một thứ Tin Mừng nho nhỏ màu hồng và dễ dãi được, mà phải sống gánh nặng mỗi ngày. Phục vụ! Thuận theo ý Chúa xuyên qua các chi tiết nhàm chán thường ngày!

“Những cảnh ngộ vụn vặt là những người bạn tốt. Chúng không rời bỏ chúng ta lúc nào và các tiếng “vâng”n mà ta phải nói lên, cứ tiếp nối nhau mãi. Lúc ta hiến thân cho nó, mà không kháng cự thì thấy mình được giải thoát khỏi con người mình cách lạ lùng” ( Madeleine Delbrê).

Vì chính nơi Thiên Chúa tác động nơi anh em để anh em quyết chí và hành động, bởi vì Người muốn sự lành cho anh em.

Thiên Chúa ở đó. Và chúng ta đã không trông thấy Người. Chuông điện thoại reo. Tiếng ai gõ cửa. Một đứa trẻ khóc. Tôi đã nhận được một bức thư. Người ta nhờ tôi làm việc này. Ơ giữa những điều lặt vặt như thế, con mắt đức tin của chúng ta lại thấy một thực tại khác, vô hình: Đó là sự Hiện Diện của Thiên Chúa, hoạt động của Thiên Chúa. Thiên Chúa không ở bất động. Thiên Chúa không ở xa. Người ở đó, nơi tôi ở, và Người đang hoạt động.

Người làm cái gì?

Người tác động trong ta để ta “muốn” và “hành động”. Hoạt động của Thiên Chúa ở sâu trong thâm tâm tự do của ta: Người hành động ngay trên nguồn gốc của các công việc ta. người biến đổi các ước muốn nghèo nàn của ta thành những “ quyết chí dứt khoát”.

Thật đ1ung quá, lạy Chúa, con yếu đuối. Con có thiện chí, nhưng thương con không đủ sức để “thực hiện”. Xin Chúa đến “tác động” trên ý chí của con.

Anh em hãy làm việc mà đừng kêu ca hay phản kháng.. anh em sẽ trở nên những người con của Thiên Chúa không ai chê trách được, và trong sạch giữa một thế hệ gian tà và sa đoạ… anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời, làm sáng tỏ lời ban sự sống giữa thế gian này.

Chỉ một mình Người, lạy Chúa, mới làm cho chúng con hành động như những người con của người, làm vinh danh Người như đứa con làm vinh danh cha mình.

“Đừng lẩm bẩm kêu ca chống lại Thiên Chúa…” “Đừng phản kháng…”

Đúng, đó là lý tưởng, đó là thái độ thực sự hiếu thảo và thân tình.

“ Chiếu sáng như một lò ánh sáng”. Có ánh sáng nào tỏ ra mỗi ngày, từ cuộc đời tôi không?

“Làm sáng tỏ lời ban sự sống cho thế gian…”. Cuộc đời tôi có nói về Thiên Chúa, nói về sự sáng không?

Ngày của Đức Kitô…Tôi đã không chạy uổng công và đã không lao nhọc vô ích.

Phaolô sống trong sự trông đợi “ngày ấy”. Còn tôi thì sao?

Nhưng nếu tôi phải đổ máu ra hợp làm một với hy lễ mà anh em lấy đức tin mà dâng lên Chúa, thì tôi hạnh phúc và vui mừng. Anh em cũng vậy, anh em hãy nên hạnh phúc và hãy vui mừng về điều đó.

Phaolô đang ngồi tù. Ong thấy tử thần gần tới. Thật sự, ông bị chặt đầu trước thành Rôma. Nhưng ông vui mừng. Ong hy sinh tính mạng là để kết hợp với Đức Giêsu, bắt chước Đức Giêsu : ông vui mừng về điều đó.

Trong đời tôi ; tôi có điểm nào để kết hợp một ít với “hy tế của Đức Giêsu” không? Trước các lao nhọc của tôi, những tar1Ch nhiệm nặng nề, các gánh nặng, tôi có thể nói được cùng với Thánh Phaolô là tôi lấy làm hạnh phúc chăng?

Bài đọc II: Rm 13, 8-10

Sau khi nói trước hết với các Kitô hữu rằng họ phải xây dựng một cộng đoàn huynh đệ hiệp nhất, Phaolô đề cập đến một trường hợp cụ thể. Một “bổn phận” cốt yếu khác trong tương quan với “các quyền lực dân sự!”.

Kitô hữu ngày nay đôi khi tỏ ra khinh thường hay coi nhẹ có tính toán đối với luật pháp, nhất là các luật thuế má hay hình luật. Phaolô đòi các tín hữu của ngài “tuân phục các thẩm quyền!”. và dám đòi các tín hữu trung thành với “thành đô thế tục”… và thấy trong các quy định của “xã hội”, cách thế để yêu thương anh em mình. Đừng quên “quyền lực”, thời đó là Rôma, nhà nước lương dân và bắt đạo! chính trong bối cảnh đó mà chúng ta nghe điều này:

Anh em chớ mắc nợ ai ngoài việc phải yêu mến nhau.

Vậy luôn luôn phải nhìn nhận “quyền lợi” của người khác. Phải “trả nợ” chúng ta mắc với người khác.

“ Không một”…món nợ !..với “bất cứ ai!” Trừ món nợ tình yêu, mà người ta không thể trả hết!

người ta không hề biết yêu thương. Người ta không hề rảnh nợ. Luôn phải tiến xa hơn nữa. Tôi áp dụng nguyên tắc này với mọi người tôi chung sống.

Vì ai yêu người thì đã giữ trọn lề luật.

Đây là điều Chúa Giêsu đã nói.

Tình yêu tóm gọn lề luật.

“Kẻ yêu thương người khác”… một định nghĩa về Kitô hữu. Lạy Chúa, thường chúng con còn quá xa điều đó. Xin giúp chúng con đừng mơ tới tình yêu này, nhưng khiêm tốn thể hiện mỗi ngày.

Tôi dành thời giờ thinh lặng cần thiết để xác tín lại về sự quan yếu này: tôi nghe Chúa Giêsu nói lại với tôi.. tôi nghe nói…tôi nghe tiếng giới hiện nay. Yêu sách các Kitô hữu theo nghĩa này, nói với tôi.

Khám phá lại các điểm nhập cuộc cụ thể, đối với tôi, trong tình yêu đối với người khác. Tôi phải yêu ai? tôi phải yêu họ làm sao? Những cử chỉ, thái độ, lời nói, đoàn kết nào ..đợi chờ tôi?

Đó là: chớ ngoại tình, chớ giết người, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ mê tham, và nếu có điều luật nào khác, thì cũng tóm lại trong lời này là: Người hãy yêu mến kẻ khác như chính mình.

Còn hơn một tóm lược, đây là một sự đổi mới quan điểm hoàn toàn. Người ta chuyển từ “tiêu cực”, từ “cấm cản”, từ “được phép hay cấm đoán” ”chớ “ sang “tích cực”, sang “nhiệt tình nội tại”, sang đòi hỏi không cùng..hãy yêu!

Các quy định của lề luật là một loại “tối thiểu”: Khi hoàn thành, người ta có thể tin là mình đúng phép. Nhưng tình yêu là một “lời mời” dành cho mọi người.

Người biệt phái trong dụ ngôn “đúng phép”. Chúa Giêsu nói rằng, ông không được minh chính. Người thu thuế trái lại, là một tội nhân đáng thương, không đúng phép với lề luật. Nhưng “cởi mở với tình yêu”. Chúa Giêsu nói rằng, ông được minh chính.

Lòng yêu thương không làm hại kẻ khác.

“Làm hại”…

Kiểu nói mạnh mẽ và mới mẻ.

So sánh kiểu nói: “Làm sự dữ”…với “làm hại”… trong trường hợp thứ nhất, người ta đứng trước một sự trừu tượng, trước một nguyên tắc.

Trong công thức hai, người ta đứng trước “ai đó”, trước một người.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con đừng làm hại ai! Ít ra một cách tự ý. Xin giúp chúng con chữa lành, nếu có thể, những thương tích mà chúng con có thể gây nên.

BÀI TIN MỪNG: Lc 14, 25-33

Dân chúng cùng đi đường với Đức Giêsu đông lắm. Người quay lại bảo họ: “Ai theo tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn-đệ tôi được.

Chúng ta được khuyến cáo cách nghiêm chỉnh.

Tình yêu phổ quát, không đòi điều kiện và vượt qua mọi ranh giới, không phải là một chút tình cảm y6n ổn và dễ dàng đâu ! đó là một cuộc cách mạng.

Vì ngôn ngữ Aramên không thể “so sánh”, nên Đức Giêsu dùng một từ mạnh hơn: “bỏ”. Từ ngữ đó gây cảm giác lo sợ. Có người dịch là: “Ai không yêu mến tôi hơn cha mẹ…”. Cũng có người sử dụng từ ngữ “ghét”: “Nếu ai đến với tôi mà không ghét cha mẹ..”.

Ta biết rằng, Đức Giêsu luôn mong muốn ta yêu thương những người thân của mình. Tình yêu con cái, vợ chồng, anh em đều là những mối tình “thiêng thánh”.

Nhưng tình thương Thiên Chúa, vượt trên và tác động mọi thứ tình yêu khác, phải lớn lao hơn.

Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn-đệ tôi được.

Theo Đức Giêsu, không phải là việc làm “chỉ riêng mình”. Đó là công việc đòi hỏi hy sinh nhiều! yêu sách những đầu tư tốn kém ! Cần phải đặt vốn vào đó! cần phải dấn thân trọn vẹn.

“Vác thập giá mình”. Sống ở thế kỷ hai mươi, chúng ta không còn nhìn thấy cảnh đo trên đường phố nữa. Những các thính giả của Đức Giêsu, các độc giả của Luca, một ngày nào đó đều đã có dịp chứng kiến một kẻ chịu đóng đinh, mang vác dụng cụ dành cho án phạt đến nơi hành quyết. Thời xưa, đó là khổ hình của những tên đào ngũ, những người Ngôi Lời ! cũng đừng quên Đức Giêsu đang tiến lên Giêrusalem. Ơ đó bản thân Người cũng sắp tạo nên cảnh tượng mủi lòng trên các đường phố cho đến nơi tra tấn.

“Bước theo Đức Giêsu”. Tôi không còn ngạc nhiên trước những cạm bẫy, khổ đau, khó khăn của đời sống Kitô hữu nữa. Không chỉ chịu đựng chúng cách cau có, miễn cưỡng..nhưng đối mặt chấp nhận chúng như một thông điệp với Đức Giêsu, như một thông phần với công trình cốt yếu của Người, như một “bước chân theo người”. Tôi chiêm ngắm Đức Giêsu đi phía trước…tối tiếp bước theo sau.

“Ai trong anh em muốn xây một cây tháp..xây cất. Vua nào đi giao chiến…chiến đấu”.

Hai công việc này đều đòi hỏi suy tư và kiên nhẫn.

“Ai khởi sự mà không ngồi…để tính toán.

Ai khởi sự mà không ngồi..để bàn tính xem mình có thể đương đầu với đối phương”.

Theo Đức Giêsu, không thể hành động thiếu suy nghĩ, nhưng luôn phải nghĩ đến phía trước, như làm một việc gì, cần phải dự kiến, tổ chức.

“Ngồi”. Cần ngồi để suy nghĩ, với cây bút trên tay, tính toán những lợi lộc, thua lỗ. Cần nhìn ngắm, rà soát tới hai lần. Để “theo Đức Giêsu”, tôi sẽ được lợi gì? tôi sẽ mất mát gì?

Cũng vậy ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn-đệ tôi được.

Tôi đã “liều” những gì đối với Đức Giêsu?

Trong niềm vui tận hiến.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Từ bỏ những gì mình có. Hãy sống siêu thoát.

HOÀN CẢNH:

Lúc này Chúa không còn ở nhà người biệt phái nữa, nhưng trên đường đi Giêrusalem, có dân chúng theo Người rất đông. Nhân dịp này Chúa giáng cho họ biết phải có những điều kiện nào mới theo làm môn đệ Chúa được.

Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại lời Đức Giêsu nhắc bảo những ai muốn làm môn đệ Chúa, thì phải sống siêu thoát: từ bỏ mọi sự mình có.

TÌM HIỂU:

25”Có rất đông người cùng đi đường...”

Lời giảng dạy khôn ngoan và các phép lạ Đức Giêsu làm, đã lôi cuốn dân chúng theo Người ngày một đông. vì mộ mến mà theo người, chưa đủ vì thế Chúa còn dạy họ nhiều điều kiện khác nữa.

26”Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ...”

Kiểu nói dứt bỏ có nghiã là yêu kém hơn ở đây phải hiểu: đặt mối tình liên hệ gia đình kém hơn lòng mến Chúa. Vậy muốn theo làm môn đệ Chúa, buộc ta phải từ bỏ mối liên hệ gia đình cao quý như tình cha mẹ, anh em, vợ con và chính bản thân mình nữa để yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự (Mt 22,57). các tình yêu khác phải kém hơn và lệ thuộc vào lòng mến Chúa. Nếu tình yêu đối với gia đình và với chính bản thân mình vượt lên trên hoặc đi ngược lại lòng mến Chúa, thì phải kể chúng là những cản trở cần phải từ bỏ. vì thế Chúa dạy “ai yêu mến cha mẹ...thì không đáng làm môn đệ ta.”

27”Ai không vác thập giá mình...”

Dĩ nhiên sống siêu thoát như vậy là khó, vì thế Chúa lại nhắc thêm: muốn theo Chúa thì phải chấp nhận vác thập giá. Thập giá này, ngoài những từ bỏ để sống siêu thoát, còn kèm theo những khó khăn do sự tuân giữ những giới luật của Chúa nữa.

28-32”Ai trong anh em muốn xây một cây tháp...”

Vì theo Chúa phải đòi hỏi như vậy nên cần phải khôn ngoan suy tính và kiên trì đến cùng kẻo bỏ cuộc. Để diễn tả ý tưởng này. Đức Giêsu đã dùng hai dụ ngôn : ngồi tính phí tổn xây tháp và suy tính việc đi đánh giặc.

Theo Chúa để làm môn đệ, đặc biệt là làm tu sĩ, hay linh mục, là việc rất quan trọng, có tầm mức suốt đời và hậu quả vĩnh cửu. Người ta được tự do lựa chọn, nhưng sau khi đã suy tính kỹ lưỡng để quyết định, thì phải bền chí đeo đuổi đến cùng.

33”Cũng vậy ai trong anh em không từ bỏ...”

Đây là câu kết luận cả đoạn này về sự từ bỏ.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Qua bài Tin Mừng này, Chúa đòi hỏi những ai muốn làm môn đệ Chúa, thì phải sống siêu thoát, nghĩa là từ bỏ mọi cản trở, ngay cả những cản trở do bản thân gia đình và đồng thời phải chấp mọi sự hy sinh trên đường theo Chúa.

2. Theo Chúa thì phải từ bỏ mọi sự, nhưng từ bỏ mọi sự mà chưa từ bỏ chính mình thì kể như chưa từ bỏ gì. Vì thế cần tập luyện cho mình tinh thần khiêm nhường để bớt tự ái, tập sống thích nghi với hoàn cảnh, môi trường và tha nhân để dẹp bỏ tính nuông chiều bản thân, tính sợ khó và ngại hy sinh.

3. Chúa Giêsu đã cứu chuộc chúng ta bằng thập giá : do đó nếu cuộc sống nào không có thập giá, hay chối bỏ thập giá, thì cuộc sống ấy không phải là cuộc sống không phải là cuộc sống của Người môn đệ Đức kitô, vì “ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được.”

4. Điều kiện theo Chúa là phải có tinh thần siêu thoát : có lòng mến Thiên Chúa vượt trên hết mọi tình cảm : gia đình, xã hội và vượt trên chính bản thân mình nữa.

Tinh thần siêu thoát của Người môn đệ là chấp nhận vác thập giá mình mỗi ngày, nghĩa là không những chấp nhận những sự khó xảy đến, những cái khó phải làm, mà phải liên lỉ từ bỏ mọi ý riêng và sở thích để tuân phục ý Chúa nữa.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT