Header

60 Năm Hình Thành Và Phát Triển Của “Tu Trào Đan Tu’’ Tại Việt Nam

avatarby
18/05/2021
2.3K
Theo dòng thời gian, đặc biệt ở Đông Phương (thế kỷ III) và ở Tây Phương (thế kỷ IV), một số Kitô hữu có khát vọng muốn sống triệt để Tin Mừng của Chúa Giêsu bằng cuộc sống xa lánh trần thế, ẩn mình trong sa mạc để được chuyên chăm cầu nguyện và tự nguyện sống khổ chế hy sinh. Hình thức tu trì này chính là khởi nguồn của các ‘Tu trào đan tu' trong Hội Thánh.

60 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA “TU TRÀO ĐAN TU’’ TẠI VIỆT NAM

Biên soạn: Ban truyền thông của Đan viện Thánh Mẫu Phước Sơn

Mục lục

PHẦN THỨ NHẤT: LƯỢC SỬ “TU TRÀO ĐAN TU” 1

      I. Lược sử dòng Biển Đức tại Việt Nam.. 1

            1. Cội Nguồn.. 1

            2. Dòng Nam Biển Đức tại Việt Nam... 2

            3. Dòng Nữ Biển Đức tại Việt Nam... 3

      II. Lược sử dòng Xitô tại Việt Nam.. 4

            1. Cội nguồn.. 4

            2. Hội dòng Xitô Thánh gia. 5

            3. Hội dòng Xitô Thánh gia và việc lập dòng nữ Xitô.. 6

            4. Đan viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca. 7

            5. Linh đạo, châm ngôn và đoàn sủng của đan tu Biển Đức - Xitô.. 8

      III. Lược sử dòng cát minh tại Việt Nam.. 9

            1. Thời nguyên thủy. 9

            2. Công cuộc cải cách.. 9

            3. Dòng kín Cát Minh tại Việt Nam... 10

            4. Linh đạo Dòng kín Cát Minh.. 10

      IV. Lược sử ‘Dòng Kín thánh Clara' (O.S.F.) 11{C}{C}{C}{C}

            1. Cội nguồn.. 11{C}

            2. Dòng Kín thánh Clara tại Việt Nam... 11{C}

            3. Linh đạo.. 12{C}

            4. Mục đích và đường hướng.. 12{C}

      V. Đan viện Đaminh thánh hiệu Đức Maria Thánh linh () 12{C}

            1. Cội nguồn.. 12{C}

            2. Tuyên ngôn và Sứ vụ.. 13{C}

PHẦN THỨ HAI: 60 NĂM ĐỒNG HÀNH VỚI GIÁO HỘI VIỆT NAM.. 13

      I. Đồng hành cùng Giáo hội Việt Nam.. 13

      II. Sống chứng nhân Tin Mừng tại Việt Nam.. 14

            1. Thử thách sẽ giúp các đan sĩ xác tín về ý nghĩa và giá trị của Tin Mừng.. 14

            2. Không trốn đời, nhưng bày tỏ gương mặt của Thiên Chúa. 15

            3. Chứng tá về cuộc sống hiệp nhất, gặp gỡ, đối thoại 15

            4. Làm chứng về sự ổn định, sống chung và tôn trọng nhau.. 16

            5. Làm chứng về đời sống nghèo theo tinh thần của Tin Mừng.. 17

            6. Đời đan tu thể hiện mối quan hệ trung thành giữa Thiên Chúa và con người

Kết luận

 

Đặc nét của đời sống đan tu: Đó là một cuộc sống khổ chế, biệt thế qua ‘luật nội vi', ham thích cầu nguyện và lao động (Ora et Labora).

PHẦN THỨ NHẤT: LƯỢC SỬ “TU TRÀO ĐAN TU”

Từ thời Cựu Ước, người ta đã thấy xuất hiện những hình thức ‘tu trì' của một số cá nhân với lối sống cô tịch trong sa mạc và có lời khấn ‘Nazir' (x. Ds 6,1-21). Cuộc sống của thủ lãnh Samson (x. Tl 13) và tiên tri Êlia (x. 1V 19,8-18) là những hình mẫu điển hình.

Đến thời Tân Ước, người ta cũng thấy một số cá nhân hoặc các nhóm nhỏ sống chung trong cô tịch và chay tịnh nghiêm ngặt để mong đợi Đấng Mêsia. Nhóm Esseni là một điển hình.

Theo dòng thời gian, đặc biệt ở Đông Phương (thế kỷ III) và ở Tây Phương (thế kỷ IV), một số Kitô hữu có khát vọng muốn sống triệt để Tin Mừng của Chúa Giêsu bằng cuộc sống xa lánh trần thế, ẩn mình trong sa mạc để được chuyên chăm cầu nguyện và tự nguyện sống khổ chế hy sinh. Hình thức tu trì này chính là khởi nguồn của các ‘Tu trào đan tu' trong Hội Thánh.

Thánh Pacômiô (286-346) là người đầu tiên viết Tu Luật cho đời đan tu Kitô giáo. Thánh Basiliô (329-379) đã soạn thảo Bản Tu Luật quy định thời gian biểu cho việc lao động và cầu nguyện, cùng các việc hy sinh hãm mình và việc tổ chức đời sống cộng đoàn. Bản Tu Luật này có ảnh hưởng sâu rộng nơi các đan sĩ Đông và Tây Phương.

Thánh Martinô giám mục đã thiết lập cộng đoàn Marmoutier là Đan Viện đầu tiên ở Tây Phương. Nhưng người có ảnh hưởng lớn nhất đối với đời sống ‘đan tu cộng tu' ở Tây Phương là thánh Biển Đức.

I. Lược sử dòng Biển Đức tại Việt Nam

1. Cội Nguồn

Thánh Biển Đức sinh tại Italia (480-547). Lên 12 tuổi, Biển Đức được gởi tới Rôma để theo học văn chương nhưng đã sớm nhận ra tiếng Chúa gọi sống đời đan tu. Năm 17 tuổi, từ bỏ sức hấp dẫn của khoa văn chương và khối tài sản của cha mẹ để lại, ngài trốn khỏi Rôma và lui vào thung lũng Aniene gần Eufide để học Giáo phụ và Thánh Kinh.

Theo tiếng gọi nội tâm, Biển Đức đi vào Subiacô. Tại đây, ngài gặp đan sĩ Rômanô và được đan sĩ này dẫn vào một hang đá thuộc vùng núi Taleô. Biển Đức đã sống tại đó trong khoảng ba năm và mỗi ngày được đan sĩ Rômanô mang bánh và nước đến tiếp tế cho.

Với kinh nghiệm sống ẩn tu như thế, ngài được mời đến hướng dẫn thiêng liêng cho nhóm đan sĩ của đan viện gần Vi Cravo và được họ đề nghị làm Bề Trên của họ. Chẳng bao lâu, nhân đức và danh tiếng của ngài đã thu hút nhiều người tìm đến nghe ngài giáo huấn. Nhưng tiếc thay, đó cũng là nguyên nhân khiến cho một số đan sĩ ghen tị. Đàng khác, một số trong họ không đồng thuận với cách sống khắc khổ và có phần nhiệm nhặt của ngài nên đã tìm cách đầu độc ngài. Qua sự việc này, Biển Đức thấy đây là dịp thuận lợi để từ giã họ mà trở về lại hang Subiacô và tiếp tục sống ở đó thêm khoảng 30 năm nữa. Tại Subiacô, ngài lập được 13 đan viện. Mỗi đan viện có 12 đan sĩ và một Viện Phụ, nhưng tất cả đều nhận sự hướng dẫn thiêng liêng của ngài.

Thấy những thành công đó, một linh mục trong vùng Lorentio đã bỏ chất độc vào bánh mì để hãm hại ngài và các đan sĩ của ngài. Vị linh mục này còn thuê các thiếu nữ khỏa thân nhảy múa trước mặt Biển Đức và các đan sĩ. Để cứu các đan sĩ khỏi sự quấy nhiễu, ngài đành bỏ Subiacô và tới định cư tại Monte Cassino.

Vào năm 529, ngài đã thiết lập ở đây một đan viện thời danh mang tên ‘Montecassino'. Tại Đan Viện này, ngài cho các đan sĩ sống theo Tu Luật do chính ngài soạn thảo.

Bên cạnh gương thánh thiện và đời sống khắc khổ, thánh Biển Đức còn để lại ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với các đan sĩ qua Bản Tu Luật do ngài soạn thảo. Bản Tu Luật này được đánh giá là chuẩn mực cho nếp sống ‘Đan Tu Cộng Đoàn' và cũng là ‘Hiến Chương' của ‘Tu Trào Đan Tu Tây Phương'. Hiện nay, Bản Tu Luật này còn được sử dụng khắp nơi trong các Đan viện Biển Đức - Xitô, cùng một số Hội Dòng khác trên thế giới[1].

Theo thống kê năm 2008, Dòng Biển Đức hiện có 20 Đan Hội (Hội Dòng), với 354 đan viện (gồm cả Đan Phụ Viện và Đan Trưở

TAGS:
CHIA SẺ BÀI VIẾT