
The Name of God Is Mercy: Một Cuốn Sách Mới Của Đức Giáo Hoàng Phanxicô

“The Name of God is Mercy” (Danh Thiên Chúa Là Lòng Thương Xót) là tựa đề của một tập sách mới sẽ được xuất bản ở 86 quốc gia vào Thứ Ba (12/01), mà trong đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho thấy cái nhìn của Ngài về lòng thương xót của Thiên Chúa trong một loạt các bài phỏng vấn với phóng viên của Vatican Andrea Tornielli. Một vài đoạn trích được nhà xuất bản Piemme đưa ra trước ngày ra mắt chính thức.
Đức Giáo Hoàng, giống như Phêrô, cũng cần lòng thương xót
“Đức Giáo Hoàng là một người cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa”, Đức Thánh Cha nói trong một bài phỏng vấn dài của tập sách.
“Tôi nói điều này cách chân thành với các tù nhân của Palmasola ở Bolivia, với những người nam nữ đã đón tiếp tôi cách quá nồng hậu. Tôi nhắc nhớ họ rằng ngay cả Thánh Phêrô và Thánh Phaolô cũng đã từng là tù nhân. Tôi có một mối liên hệ đặc biệt với những người trong tù, bị tước mất quyền tự do của họ. Tôi luôn luôn gắn liền với họ, cụ thể là vì tôi ý thức về tình trạng là một tội nhân của mình”.
“Mỗi khi tôi đi ngang qua các cánh cửa vào một nhà tù để cử hành Thánh Lễ hay để thăm viếng, tôi luôn luôn nghĩ: tại sao lại là họ mà không phải là tôi? Lẽ ra tôi phải ở đây. Tôi xứng đáng để ở đây. Sự sa ngã của họ có thể là của tôi. Tôi không cảm thấy ở trên cao so với những người đứng trước mặt tôi. Và vì thế tôi lặp lại và cầu nguyện: tại sao lại là người này mà không phải là con? Điều đó dường như là choáng váng, nhưng tôi có được sự an ủi từ Phêrô: ông đã phản bội Chúa Giêsu, và thậm chí vì thế mà ông lại được tuyển chọn”.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I: ‘Khắc ghi vào bụi đất’
Đức Thánh Cha cũng nhớ về việc được chạm đến bởi các bài viết của vị tiền nhiệm của Ngài là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I, Albino Luciani. “Có một bài giảng khi Albino Luciani nói là Ngài đã được chọn bởi vì Thiên Chúa thích rằng những điều nhất định sẽ không được ghi tạc vào đồng hay đá mà là vào bụi đất, để nếu như bài viết vẫn còn, thì có lẽ rõ ràng là công đức là tất cả và chỉ là lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngài, vị giám mục và Vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô I tương lai, tự gọi mình là ‘bụi đất’”.
“Tôi phải nói rằng khi tôi nói về điều này, tôi luôn nghĩ về điều mà Phêrô đã nói với Chúa Giêsu vào ngày Chúa Nhật phục sinh của Ngài, khi ông gặp chính Ngài, một cuộc gặp gỡ được nhắc đến trong Tin Mừng Luca. Phêrô đã nói điều gì với Đấng Messia sau khi Ngài sống lại từ nấm mồ? Có lẽ ông đã nói rằng ông cảm thấy mình là một tội nhân? Có lẽ ông phải nghĩ đến sự phản bội của mình, về điều đã xảy ra một vài ngày trước đó khi ông giả vờ đến ba lần là không biết Chúa Giêsu trong sân nhà của Vị Thượng Tế. Ông có lẽ phải nghĩ về nỗi đắng cay và những giọt nước mắt công khai của mình”.
“Nếu như Phêrô đã làm tất cả những điều ấy, nếu các tin mừng thuật lại tội lỗi và những lần khước từ của ông cho chúng ta, và nếu như bất chấp tất cả điều này mà Chúa Giêsu vẫn nói [với ông], ‘hãy chăn dắt đoàn chiên của Thầy’ (Ga 21), thì tôi không nghĩ là chúng ta cần ngạc nhiên khi những người kế vị của Ngài tự nhận mình là các tội nhân. Điều đó chẳng có gì mới mẻ”.
Miserando atque eligendo – Thương xót và tuyển chọn
Kể câu chuyện về câu khẩu hiệu giám mục của mình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô trở về với kinh nghiệm về lòng thương xót Thiên Chúa, điều đã diễn ra trong những năm thanh thiếu niên của Ngài.
“Tôi không có bất kì một ký ức đặc biệt nào về lòng thương xót khi còn nhỏ. Nhưng tôi lại có kinh nghiệm khi tôi là một người trẻ. Tôi nghĩ về Cha Carlos Duarte Ibarra, cha giải tội mà tôi đã gặp tại nhà thờ giáo xứ của tôi vào ngày 21/09/1953, ngày mà Giáo Hội cử hành Lễ Thánh Mátthêu, tông đồ và tác giả tin mừng. Tôi đã mười bảy tuổi. Khi xưng thú tội lỗi của tôi với Ngài, tôi cảm thấy được lòng thương xót Chúa đón nhận.
“Cha Ibarra gốc là từ Corrientes nhưng lại ở Buenos Aires để chữa bệnh máu trắng. Ngài qua đời một năm sau đó. Tôi vẫn nhớ tôi trở về nhà thế nào, sau lễ an táng và chôn cất Ngài, tôi cảm thấy như thể là tôi đã bị bỏ rơi. Và tôi đã khóc thật nhiều vào đêm đó, thật sự là nhiêu, và giấu mình trong căn phòng của tôi”.
“Tại sao? Bởi vì tôi đã mất đi một người giúp tôi cảm nghiệm được lòng thương xót của Thiên Chúa, miserando atque eligendo ấy, một sự diễn tả mà tôi không biết vào lúc ấy nhưng cuối cùng tôi đã chọn làm khẩu hiệu giám mục của mình. Tôi đã học về câu này sau đó, trong những bài giảng của một tu sĩ người Anh, Thánh Bede [672-735]. Khi diễn tả ơn kêu gọi của Mátthêu, Ngài viết: “Chúa Giêsu đã thấy một người thu thuế và ngang qua lòng thương xót mà đã chọn ông là một môn đệ khi nói với ông, ‘hãy theo Ta’”.
“Đây là lối dịch phổ biến dành cho những lời của Thánh Bede [nguyên gốc viết bằng tiếng La Tinh]. Tôi thích dịch “Miserando” bằng một động từ biến tấu vốn không tồn tại: misericordando hay xót thương. Vì thế, “xót thương ông và đã tuyển chọn ông” diễn tả cái nhìn của Chúa Giêsu là Đấng trao ban quà tặng của lòng thương xót và tuyển chọn, và đưa ông đi cùng với Ngài”.
Giáo Hội lên án tội lỗi, nhưng thể hiện lòng thương xót với tội nhân
“Giáo Hội lên án tội lỗi bởi vì tội lỗi làm méo mó sự thật: ‘đây là một tội’. Nhưng đồng thời, Giáo Hội ôm lấy tội nhân là người tự nhận mình là như thế, Giáo Hội đón tiếp người ấy, Giáo Hội nói với người ấy về lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã tha thứ ngay cả cho những người đã đóng đinh và làm nhục Ngài”.
“Theo con đường của Chúa, Giáo Hội được mời gọi để ban phát lòng thương xót của mình cho tất cả mọi người tự nhận mình là các tội nhân, những người chịu lấy trách nhiệm về sự dự mà họ đã thực hiện, và những người cảm thấy cần đến sự tha thứ. Giáo Hội không tồn tại để lên án con người, nhưng để mang lại một cuộc gặp gỡ với tình yêu nhưng không của lòng thương xót Thiên Chúa”.
“Tôi thường nói rằng để cho điều này xảy ra, thì thật cần thiết phải đi ra ngoài: đi ra khỏi các nhà thờ và các giáo xứ, đi ra ngoài và tìm kiếm con người ở nơi họ sống, ở nơi họ chịu đau khổ, và ở nơi họ hy vọng. Tôi khích sử dụng hình ảnh của một cánh đồng bệnh viện để diễn tả về “Giáo Hội đang tiến bước” này. Giáo Hội tồn tại ở nơi có một cuộc chiến.. Đó không phải là một cấu trúc khô cứng với tất cả các thiết bị nơi mà người ta có thể đến để chữa các thương tích nhỏ và lớn. Đó là một cấu trúc di động mang lại dịch vụ cứu thương và sự chăm sóc tức thời, để những người lính của nó không bị chết”.
“Đó là một nơi chăm sóc khẩn cấp, chứ không phải là một nơi để gặp một chuyên gia. Tôi hy vọng rằng Năm Thánh sẽ làm tỏ lộ khía cạnh mẫu tử và thương xót cách sâu sắc của Giáo Hội, một Giáo Hội tiến bước về phía những người “đang bị thương”, những người đang cần đến một đôi tai lắng nghe, sự hiểu biết, sự tha thứ, và tình yêu”.
Lòng thương xót có, hư hỏng không
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục chỉ ra sự khác biệt giữa tội lỗi và sự hư hỏng, nói rằng người hư hỏng thiếu sự khiêm nhường để nhận biết tội lỗi của mình.
“Sự hư hỏng là một tội mà, thay vì được nhận biết như thế và làm cho chúng ta khiêm nhường, thì lại được nâng lên thành một hệ thống; nó trở thành một thói quen tư tưởng, một lối sống. Chúng ta sẽ không còn cảm thấy cần đến sự tha thứ và lòng thương xót nữa, nhưng chúng ta sẽ biện minh cho chính mình và các hành vi của mình”.
“Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Ngài: ngay cả khi anh em của các con xúc phạm đến các con bảy lần một ngày, và bảy lần một ngày người ấy quay lại với con để xin sự tha thứ, thì hãy tha thứ cho họ. Hối nhân, người phạm tội đi phạm tội lại vì sự yếu đuối của mình, sẽ tìm thấy sự tha thứ nếu người ấy nhận biết sự cần thiết lòng thương xót của mình. Người hư hỏng là người phạm tội nhưng không sám hối, người phạm tội và giả vờ là một Kitô Hữu, và chính lối sống hai mặt này là điều ô nhục”.
“Người hư hỏng không biết đến sự khiêm nhường, người ấy không tự nhận mình là cần thiết đến sự giúp đỡ, người ấy sống cuộc sống hai mặt. Chúng ta phải không được chấp nhận tình trạng hư hỏng như thể nó là một tội khác. Ngay cả khi hư hỏng thường được đồng hoá với tội lỗi, thì thực ra chúng là hai thực tại cách biệt, mặc dù là có liên hệ với nhau”.
“Tội lỗi, đặc biệt nếu lặp đi lặp lại, có thể dẫn đến sự hư hỏng, không phải về số lượng – theo nghĩa là một số tội nhất định làm cho người ấy hư hỏng – nhưng là về chất: các thói quen được hình thành giới hạn khả năng yêu thương của con người và tạo nên một cảm thức giả tạo về sự tự kiêu”.
“Người hư hỏng thì mỏi mệt xin sự tha thứ và mang lấy kết cục tin rằng người ấy không cần phải xin sự tha thứ nữa. Chúng ta không trở nên người hư hỏng. Đó là một cuộc trượt dài không thể biện minh chỉ đơn giản như là một loạt các tội lỗi. Một người có thể là một đại tội nhân và không bao giờ rơi vào tình trạng hư hỏng nếu tâm hồn cảm thấy sự yếu hèn của họ. Sự mở ra nhỏ này cho phép sức mạnh của Thiên Chúa bước vào”.
“Khi một tội nhân nhận ra mình như thế, thì người ấy nhìn nhận cách này cách khác điều mà người ấy dính bén, hoặc bám víu, là giả tạo. Người hư hỏng thì che đậy điều mà người ấy cho là kho tàng thật của mình, nhưng lại là điều làm cho người ấy trở thành nô lệ và che đậy điều xấu xa của người ấy bằng những tính cách tốt, luôn luôn kiểm soát để phù hợp với những hình thức”.
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ Vatican Radio)
http://muoianhsang.com/