Header

Sức sống của các biểu tượng tôn giáo

avatarby
11/02/2023
3.4K
TỔNG CỘNG 83,5% dân số toàn cầu đặt niềm tin về bản thể hiện hữu trong các TÔN GIÁO. Trong khi đó, số người không theo tôn giáo nào (non-religious people) chỉ chiếm 16,5% dân số toàn cầu mà thôi. Sức sống của các biểu tượng tôn giáo , giáo phận phú cường, truyền thông giáo phận phú cường, truyền thông phú cường, phú cường, hiệp thông Loan bao Tin mừng

Hiểu biết nghiên cứu
Sức sống của các biểu tượng tôn giáo

Sức sống của các biểu tượng tôn giáo , giáo phận phú cường, truyền thông giáo phận phú cường, truyền thông phú cường, phú cường, hiệp thông Loan bao Tin mừng

Matthew Nguyễn Chương

* Đã xướng danh "tôn giáo" thì đều có BIỂU TƯỢNG (tức hình-tượng-tiêu-biểu, symbol), dù đa thần luận (多神論 polytheism) hay monotheism (一神論 nhất thần luận)... Phiếm thần luận (泛神論 pantheism), Vô thần luận (無神論 atheism) thì không có biểu tượng đặc trưng.

XIN LƯU Ý: Nếu rắp tâm tước bỏ biểu tượng, để không thể nhận diện thuộc tôn giáo nào, đây chính là tiến trình vô thần hóa không hơn không kém!

1. Trước hết, cần phân định giữa "TÔN GIÁO" và "ĐẠO".

Tiếng Việt chúng ta vẫn quen gọi "Tôn giáo" là "Đạo", tỉ như Thiên Chúa giáo <=> đạo Thiên Chúa, Phật giáo <=> đạo Phật, Hồi giáo <=> đạo Hồi... Nhưng, ngược lại khi gọi "đạo" thì không hẳn là tôn giáo. Tỉ như, gọi "đạo Ông bà" thì đây không phải tôn giáo.

Phân định "tôn giáo", một cách cơ bản, giản dị chớ không rắc rối gì cho lắm. Đó là, tôn giáo thi phải:

(a) Xác tín vào quyền lực siêu nhiên, vô biên, hoặc có người thành lập;
(b) có hệ thống kinh sách;
(c) có phẩm trật chức sắc và cơ sở thờ tự.

Như Phật giáo (Budhism) có:

(a) Phật (ở đây, là đức Thích Ca Mâu Ni),
(b) Pháp (có hệ thống kinh sách: tạng, luận...),
(c) Tăng (với hệ thống sư sãi, có phẩm trật "Đại đức", "Thượng tọa", "Hòa thượng.), có các Chùa là nơi chốn tế tự.

Như Công giáo (Catholic) có:

(a) Đức Giê-su Ki-tô (Jesus Christ) thành lập;
(b) có kinh sách (như Tân Ước...),
(c) có chức sắc, phẩm trật: Tu sĩ, Linh mục, Giám mục, Hồng y, đức Giáo tông; có các Nhà thờ (giáo đường) là nơi chốn thờ phượng.

Trong khi đó "đạo Ông bà", chẳng hạn, không có kinh bổn, không có chức sắc với tu phục riêng... nên ở đây mang tính chất đạo lý, luân lý chớ không trở thành tôn giáo.

2. Kế đến, ý niệm về "THẦN".

Các thuật từ "-theism", gốc là "Theos" trong tiếng Hi Lạp, được chuyển ngữ sang tiếng Anh "god", "deity"... , sang chữ Hán 神, tiếng Việt là "thần", "thần thánh", "thần linh"...

Cái nghĩa phổ quát, bao trùm của "Theos" - đó là những quyền năng siêu nhiên, ban phước hay giáng họa cho nhân gian.

3. Sau đây, xin lược dẫn (và giải ảo đôi chút).

3.1. PHIẾM THÂN (Pantheism):

"Phiếm" (泛) nghĩa là: rộng khắp, tất cả. Mọi vật đều có thể có "thần" hết trơn, tỉ như thần núi, thần sông, thần gió, gốc cây cổ thụ cũng có thần...

Hoặc cúng bái vị này trong tôn giáo A, cùng lúc thờ vị kia trong tôn giáo B, đi cúng chùa rồi lại đến nhà thờ vì nghe nói "vị thánh rất thiêng", theo kiểu "có kiêng có lành" cho an tâm... => Những ai như vậy, kỳ thực, là dính vào não trạng "phiếm thần"!

3.2. ĐA THẦN (Polytheism)

Nằm trong tôn giáo đa thần, có Ấn Độ giáo (Hinduism), Thần đạo (Shinto), Đạo giáo (Taoism, còn gọi là Lão giáo)... Minh định có nhiều thần, được định danh, có năng lực siêu nhiên ("thần lực"). Trong đa thần giáo, có hệ thống kinh sách riêng, hoặc/và giới chức sắc tôn giáo mặc trang phục đặc trưng, có đền thờ miếu mạo này kia, và có biểu tượng đặc trưng (symbol).

Khác với phiếm thần thì không tạo ra một hệ thống kinh sách riêng, không có hệ thống chức sắc riêng, và không có biểu tượng.

* Phật giáo (Buddhism) có phải là "vô thần"?

Vô thần, hiểu đúng nghĩa của thuật từ này ("Atheism"), là không tin vào năng lực vô biên nào cứu độ nhân gian, không tin vào bất cứ quyền năng siêu nhiên nào (tức "Theos").

Trong một sự phân tích kỹ lưỡng hơn, Phật giáo không phải "vô thần luận" mà là "Phi thần luận" (非神論 Nontheism), là "Xuyên đa thần luận" (穿多神論 Trans-polytheism).

"Phi thần luận" nghĩa là không chấp nhận một quyền năng siêu nhiên tối cao duy nhứt. Nhưng vẫn thừa nhận sự hiện hữu của một số quyền năng siêu nhiên ("theos") - chẳng hạn, trong Phật giáo Đại thừa, các vị Bồ tát (Bodhisattva) như Vajrapāṇi (Đại Thế Chí), Mañjuśrī (Văn Thù), Avalokiteśvara (Quán Thế Âm) có năng lực cứu độ chúng sanh.

Thông qua ("xuyên") các vị Bồ tát, không minh nhiên đến với Quyền năng tối cao duy nhứt ("Nhất thần luận") mà đến với một thực tại gọi là Nirvana (Niết Bàn).

Diễn trình này được gọi là "Trans-polytheism" ("Xuyên đa thần luận").

3.3. NHẤT THẦN LUẬN (Monotheism)

Là xác tín chỉ có duy nhứt một Đấng Tự hữu & toàn năng. Thuộc về "nhất thần luận" có Do Thái giáo (Judaism), Thanh Chân giáo (Islam, lâu nay quen gọi "Hồi giáo"), Ki-tô giáo (Christianity, còn gọi là Cơ Đốc giáo).

Nói cặn kẽ hơn nữa, Christianity là "Triunetheism", "Tam vị NHẤT THÂN LUẬN" (Một Thiên Chúa ba ngôi vị).

4. Trở lại câu chuyện về các BIỂU TƯỢNG TÔN GIÁO.

Thánh giá: chính là hinh tượng được chọn làm tiêu biểu ("biểu tượng") của Ki-tô giáo (Cơ Đốc giáo).

Thần đạo (Shinto) của Nhựt Bổn chọn hình tượng là cổng Torii - đây dẫn vào nơi thờ phượng các thần ("kami").

"Pháp luân" ("cỗ xe Pháp") là hình tượng của Phật giáo.

"Hinh tượng"? Hiểu đó là "hình ảnh", hoặc là "tượng chạm khắc"? Đúng, nhưng hiểu như rứa mới chỉ hớt váng bề nổi.

Quí bạn từng nghe, tỉ như "Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh", ồ, trong các trang sách đâu có "hình", cũng đâu có "tượng". Nhưng chúng ta vẫn nói rõ rành: "HÌNH TƯỢNG", vâng, con chữ cũng được dùng để biểu đạt ý tứ sâu xa.

Tỉ như... chữ Sanskrit, ॐ , tức "Aum" (hoặc "Om") là một âm thanh "thần lực". Con chữ ॐ được dùng làm hình tượng nhận diện Ấn Độ giáo (Hinduism).

5. SỨC SỐNG CỦA TÔN GIÁO

Cơ Đốc giáo/Ki-tô giáo (Christianity) có 2.200 triệu (2,2 tỉ) tín đồ, thu hút 31,5% dân số toàn cầu, là tôn giáo lớn nhứt hiện nay.

Thanh Chân giáo (Islam) có 1.600 triệu tín đồ (1,6 tỉ), thu hút 23,2% dân số toàn cầu.

Ấn Độ giáo (Hinduism) có 1.000 triệu (1 tỉ) tín đồ, thu hút 15% dân số toàn cầu.

Phật giáo (Buddhism) có 500 triệu tín đồ, thu hút 7,1% dân số toàn cầu.

Các tôn giáo bản địa (Indigenous religions) có 400 triệu người, chiếm 5.9%.

Một số tôn giáo khác: 58 triệu, chiếm 0.8%.

=> TỔNG CỘNG 83,5% dân số toàn cầu đặt niềm tin về bản thể hiện hữu trong các TÔN GIÁO.

Trong khi đó, số người không theo tôn giáo nào (non-religious people) chỉ chiếm 16,5% dân số toàn cầu mà thôi.

TAGS:
CHIA SẺ BÀI VIẾT