
Giảng lễ Thiếu Nhi - Chúa Nhật IV Mùa Chay C

05/03/2016
3.2K
Giảng lễ thiếu nhi - Hôm nay, Chúa Nhật IV mùa Chay, trong Thánh lễ, chúng ta vừa nghe lại đoạn Tin Mừng theo Thánh Luca.
GIẢNG LỄ THIẾU NHI:
CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY C
CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY C
Thiếu nhi chúng con rất thân mến!
Hôm nay, Chúa Nhật IV mùa Chay, trong Thánh lễ, chúng ta vừa nghe lại đoạn Tin Mừng theo Thánh Luca. Chúng con cho biết đoạn Tin Mừng này thuật lại câu chuyện gì? Câu chuyện người con trai hoang đàng trở về, được người cha tha thứ và đón nhận cách ân cần trong tình yêu thương.
Tình yêu thương của người cha được diễn tả qua việc gì?
- Tôn trọng và chấp nhận đề nghị của người con thứ đòi chia gia tài;
- Ân cần đón tiếp con con thứ khi trắng tay, thân tàn ma dại trở về.
Hành động nào của người cha nói lên tình yêu thương dành cho đứa con trai hoang đàng?
- “Ông chạy ra”, điều này cho thấy người cha luôn ngóng trông, mong đợi đứa con trở về. Nhất là khi biết con mình đói kém, không có nơi ở đàng hoàng, phải đi làm thuê, v.v. thì người cha nghẹn ngào xót xa. Ông không muốn chờ đợi giây phút nào, khi nhìn thấy con, ông chạy ra và ôm choàng ngay con của mình.
- “Ông ôm choàng lấy đứa con hoang đàng”, hành động đó như thể ôm hết tất cả vết thương, nỗi đau xót và cả sự hối hận của đứa con vào lòng mình.
Thiếu nhi chúng con nghĩ xem: Khi nằm trong vòng tay của cha, người con sẽ cảm thấy thế nào? Còn sung sướng nào bằng, anh ta cảm nhận được hạnh phúc và tình yêu của cha mình.
Rồi chúng con thấy, tình thương của người cha còn được thể hiện qua việc làm nào nữa?
- Người cha cởi bỏ cái áo cũ của kiếp chăn heo, để mặc cho con trai mình chiếc áo mới, chiếc áo con của ông chủ.
- Người cha đã phục hồi tư cách làm con của đứa con trai hư hỏng khi đeo nhẫn cho con mình, đó là dấu chỉ của người quý phái;
- Người cha đã xỏ giày vào chân con trai mình, như muốn khẳng định: đây đích thực là con ông chủ và cũng là người trên, vì chỉ có chủ mới được mang giày mà thôi.
Thiếu nhi chúng con biết không,
Hình ảnh người cha trên đây chính là hình ảnh của Chúa chúng ta đó. Chúa là người Cha luôn yêu thương con của mình. Chúa luôn yêu thương tha thứ cho chúng ta. Rất nhiều lần, thiếu nhi chúng con không nghe lời ông bà cha mẹ, trốn học, bỏ lễ; nhiều lần thiếu ngoan ngoãn trong trường học hay ở nhà thờ; nhiều lần chiều theo những rũ rê, xúi giục của bạn bè xấu làm những điều sai trái, v.v. nhưng Chúa vẫn luôn yêu thương và chờ đợi chúng con từng giây từng phút. Để như người cha trong câu chuyện Tin Mừng, Chúa muốn ôm choàng lấy chúng con, muốn chúng con cảm nhận được tình yêu thương của Chúa.
Chúa thể hiện tình yêu thương của Chúa bằng cách nào? Bằng nhiều cách, nhưng đặc biệt qua bí tích Hòa Giải. Chúa dùng bí tích này để cho chúng ta thấy được tình thương và sự tha thứ của Chúa dành cho con người. Qua bí tích Hòa Giải, chúng ta sẽ gặp được Chúa là cha luôn yêu thương chúng ta.
Khi đón nhận tình yêu Chúa, tất cả thiếu nhi chúng con được mời gọi sống tốt hơn; biết vâng lời người lớn dạy dỗ; biết hối hận và nói lời xin lỗi khi phạm tội; biết siêng năng xưng tội; biết lắng nghe và sống theo điều Chúa dạy, để mỗi ngày xứng đáng là Thiếu Nhi Thánh Thể.
Thực hành:
- Người con thứ bỏ nhà đi hoang để được gì?
- Khi anh ta quay trở về, người cha đã làm gì cho anh?
- Chúng con cần có tâm tình nào mỗi lần lãnh nhận bí tích Hòa Giải?
Hôm nay, Chúa Nhật IV mùa Chay, trong Thánh lễ, chúng ta vừa nghe lại đoạn Tin Mừng theo Thánh Luca. Chúng con cho biết đoạn Tin Mừng này thuật lại câu chuyện gì? Câu chuyện người con trai hoang đàng trở về, được người cha tha thứ và đón nhận cách ân cần trong tình yêu thương.
Tình yêu thương của người cha được diễn tả qua việc gì?
- Tôn trọng và chấp nhận đề nghị của người con thứ đòi chia gia tài;
- Ân cần đón tiếp con con thứ khi trắng tay, thân tàn ma dại trở về.
Hành động nào của người cha nói lên tình yêu thương dành cho đứa con trai hoang đàng?
- “Ông chạy ra”, điều này cho thấy người cha luôn ngóng trông, mong đợi đứa con trở về. Nhất là khi biết con mình đói kém, không có nơi ở đàng hoàng, phải đi làm thuê, v.v. thì người cha nghẹn ngào xót xa. Ông không muốn chờ đợi giây phút nào, khi nhìn thấy con, ông chạy ra và ôm choàng ngay con của mình.
- “Ông ôm choàng lấy đứa con hoang đàng”, hành động đó như thể ôm hết tất cả vết thương, nỗi đau xót và cả sự hối hận của đứa con vào lòng mình.
Thiếu nhi chúng con nghĩ xem: Khi nằm trong vòng tay của cha, người con sẽ cảm thấy thế nào? Còn sung sướng nào bằng, anh ta cảm nhận được hạnh phúc và tình yêu của cha mình.
Rồi chúng con thấy, tình thương của người cha còn được thể hiện qua việc làm nào nữa?
- Người cha cởi bỏ cái áo cũ của kiếp chăn heo, để mặc cho con trai mình chiếc áo mới, chiếc áo con của ông chủ.
- Người cha đã phục hồi tư cách làm con của đứa con trai hư hỏng khi đeo nhẫn cho con mình, đó là dấu chỉ của người quý phái;
- Người cha đã xỏ giày vào chân con trai mình, như muốn khẳng định: đây đích thực là con ông chủ và cũng là người trên, vì chỉ có chủ mới được mang giày mà thôi.
Thiếu nhi chúng con biết không,
Hình ảnh người cha trên đây chính là hình ảnh của Chúa chúng ta đó. Chúa là người Cha luôn yêu thương con của mình. Chúa luôn yêu thương tha thứ cho chúng ta. Rất nhiều lần, thiếu nhi chúng con không nghe lời ông bà cha mẹ, trốn học, bỏ lễ; nhiều lần thiếu ngoan ngoãn trong trường học hay ở nhà thờ; nhiều lần chiều theo những rũ rê, xúi giục của bạn bè xấu làm những điều sai trái, v.v. nhưng Chúa vẫn luôn yêu thương và chờ đợi chúng con từng giây từng phút. Để như người cha trong câu chuyện Tin Mừng, Chúa muốn ôm choàng lấy chúng con, muốn chúng con cảm nhận được tình yêu thương của Chúa.
Chúa thể hiện tình yêu thương của Chúa bằng cách nào? Bằng nhiều cách, nhưng đặc biệt qua bí tích Hòa Giải. Chúa dùng bí tích này để cho chúng ta thấy được tình thương và sự tha thứ của Chúa dành cho con người. Qua bí tích Hòa Giải, chúng ta sẽ gặp được Chúa là cha luôn yêu thương chúng ta.
Khi đón nhận tình yêu Chúa, tất cả thiếu nhi chúng con được mời gọi sống tốt hơn; biết vâng lời người lớn dạy dỗ; biết hối hận và nói lời xin lỗi khi phạm tội; biết siêng năng xưng tội; biết lắng nghe và sống theo điều Chúa dạy, để mỗi ngày xứng đáng là Thiếu Nhi Thánh Thể.
Thực hành:
- Người con thứ bỏ nhà đi hoang để được gì?
- Khi anh ta quay trở về, người cha đã làm gì cho anh?
- Chúng con cần có tâm tình nào mỗi lần lãnh nhận bí tích Hòa Giải?
Sưu tầm
TAGS:
CHIA SẺ BÀI VIẾT