
Có định mênh hay không?

17/04/2016
2.1K
Con người có một định mệnh cố định hay không? Và làm sao phân biệt nó với thánh ý Thiên Chúa?...
CÓ ĐỊNH MỆNH HAY KHÔNG?

VẤN :
Con người có một định mệnh cố định hay không? Và làm sao phân biệt nó với thánh ý Thiên Chúa?
Con người có một định mệnh cố định hay không? Và làm sao phân biệt nó với thánh ý Thiên Chúa?
ĐÁP:
Khái niệm định mệnh, theo đó đời sống của mỗi người đều được ấn định và như thể không có tự do, là một khái niệm của lương dân từng bị các thần học gia Kitô giáo đả phá ngay từ đầu.
Giáo huấn của Chúa Kitô gồm tóm trong hai khẳng định căn bản sau: thứ nhất, Thiên Chúa là tình yêu và muốn sự thiện cho mọi người; thứ hai, con người được tự do và có thể từ khước ân sủng của Thiên Chúa.
Quả thật là trong đời sống của mỗi người chúng ta có những sự việc không tuỳ thuộc vào chúng ta. Đó chính là cái ta có thể gọi là định mệnh của mỗi người, nếu muốn. Thật vậy, sinh ra trong gia đình này hay gia đình nọ, thuộc về xứ này hay xứ kia, gặp vận may hay rủi, có những năng khiếu về khoa học và văn chương, giàu hay nghèo … tất cả là những sự không tuỳ thuộc chúng ta. Nhưng chính nhờ những sự ấy mà Thiên Chúa muốn ta thấu hiểu rằng những điều kiện sống nó không phải là điều kiện thiết yếu của đời sống chúng ta. Bởi thế, việc chúng ta được phân phối cách bất đồng không phải là điều trái với sự công bình. Điều quan trọng trong cuộc sống không phải là cái được trao ban ở mức khởi hành – và không tuỳ thuộc vào chúng ta – nhưng là phần lợi chúng ta rút ra được từ món quà tặng ban sơ ấy – và phần này tuỳ thuộc vào chúng ta.
Điểm then chốt duy nhất là sự thành công thiêng liêng của cuộc sống, tức là làm cho tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân tràn ngập đời sống chúng ta. Đây là điều Thiên Chúa muốn cho tất cả mọi người. Và việc thực hiện điều này luôn tuỳ thuộc vào chúng ta. Đó chính là cái mà thánh Phaolô gọi là ý định của Thiên Chúa, theo đấy, tất cả chúng ta đều được gọi để trở nên con cái Người. Hơn nữa, kinh nghiệm cũng từng minh chứng rõ ràng điều đó. Có những cuộc đời được ưu đãi, có vẻ tràn đầy những sự tốt lành, may mắn, sức khoẻ, thành công trong nghề nghiệp: nhưng chúng lại có thể thất bại trên bình diện căn bản, thâm sâu, và trái lại, có những cuộc đời chất đầy những thất bại bệnh hoạn, tang tóc: thế nhưng, đó lại có thể là những cuộc đời thành công tuyệt hảo về tình yêu.
Có thể người ta sẽ phản đối câu Thánh Kinh sau đây (đã từng được thánh Phaolô trích dẫn): “Ta đã yêu Giacóp và ghét bỏ Êsau”. Nhưng câu ấy nói lên cùng một ý tưởng ta vừa giải thích trên. Đây là chuyện Thiên Chúa đã chọn Giacóp là người làm thừa kế giao ước chứ không phải Êsau. Điều đó tuỳ vào sự khác biệt trong việc Người phân phát ơn huệ trên trần gian, như trong dụ ngôn các nén bạc. Nhưng, mỗi người sẽ bị xét xử tuỳ theo cách thế mình đã sử dụng cái mình lãnh nhận.
Nguyên tác : số mục (10) quyển II
Daniélou
Giáo huấn của Chúa Kitô gồm tóm trong hai khẳng định căn bản sau: thứ nhất, Thiên Chúa là tình yêu và muốn sự thiện cho mọi người; thứ hai, con người được tự do và có thể từ khước ân sủng của Thiên Chúa.
Quả thật là trong đời sống của mỗi người chúng ta có những sự việc không tuỳ thuộc vào chúng ta. Đó chính là cái ta có thể gọi là định mệnh của mỗi người, nếu muốn. Thật vậy, sinh ra trong gia đình này hay gia đình nọ, thuộc về xứ này hay xứ kia, gặp vận may hay rủi, có những năng khiếu về khoa học và văn chương, giàu hay nghèo … tất cả là những sự không tuỳ thuộc chúng ta. Nhưng chính nhờ những sự ấy mà Thiên Chúa muốn ta thấu hiểu rằng những điều kiện sống nó không phải là điều kiện thiết yếu của đời sống chúng ta. Bởi thế, việc chúng ta được phân phối cách bất đồng không phải là điều trái với sự công bình. Điều quan trọng trong cuộc sống không phải là cái được trao ban ở mức khởi hành – và không tuỳ thuộc vào chúng ta – nhưng là phần lợi chúng ta rút ra được từ món quà tặng ban sơ ấy – và phần này tuỳ thuộc vào chúng ta.
Điểm then chốt duy nhất là sự thành công thiêng liêng của cuộc sống, tức là làm cho tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân tràn ngập đời sống chúng ta. Đây là điều Thiên Chúa muốn cho tất cả mọi người. Và việc thực hiện điều này luôn tuỳ thuộc vào chúng ta. Đó chính là cái mà thánh Phaolô gọi là ý định của Thiên Chúa, theo đấy, tất cả chúng ta đều được gọi để trở nên con cái Người. Hơn nữa, kinh nghiệm cũng từng minh chứng rõ ràng điều đó. Có những cuộc đời được ưu đãi, có vẻ tràn đầy những sự tốt lành, may mắn, sức khoẻ, thành công trong nghề nghiệp: nhưng chúng lại có thể thất bại trên bình diện căn bản, thâm sâu, và trái lại, có những cuộc đời chất đầy những thất bại bệnh hoạn, tang tóc: thế nhưng, đó lại có thể là những cuộc đời thành công tuyệt hảo về tình yêu.
Có thể người ta sẽ phản đối câu Thánh Kinh sau đây (đã từng được thánh Phaolô trích dẫn): “Ta đã yêu Giacóp và ghét bỏ Êsau”. Nhưng câu ấy nói lên cùng một ý tưởng ta vừa giải thích trên. Đây là chuyện Thiên Chúa đã chọn Giacóp là người làm thừa kế giao ước chứ không phải Êsau. Điều đó tuỳ vào sự khác biệt trong việc Người phân phát ơn huệ trên trần gian, như trong dụ ngôn các nén bạc. Nhưng, mỗi người sẽ bị xét xử tuỳ theo cách thế mình đã sử dụng cái mình lãnh nhận.
Nguyên tác : số mục (10) quyển II
Daniélou
TAGS:
CHIA SẺ BÀI VIẾT