Header

Kitô Giáo Và Các Tôn Giáo Khác

avatarby
17/04/2016
2.4K
Con không tài nào hiểu đuợc! con có cảm tưởng như đang chơi vơi giữa một đại dương của những sự rời rạc và mâu thuẫn...
KITÔ GIÁO VÀ TÔN GIÁO KHÁC
 
 

 
VẤN: Con thường nghe nói: nếu không biết thì đừng khinh khi hay phê bình các tôn giáo khác. Thế nhưng, lại không thể xảy ra là, khi biết, người ta lại gặp thấy trong mỗi tôn giáo một vài điều tốt đẹp sao? Và nếu thế thì có nghĩa là không phải mọi cái trong đạo chúng ta đều tốt, hay đúng hơn, Kitô  giáo không nắm độc quyền điều lành, điều tốt.
 
Thưa cha, con không tài nào hiểu đuợc! con có cảm tưởng như đang chơi vơi giữa một đại dương của những sự rời rạc và mâu thuẫn.
 
ĐÁP: Câu hỏi của bạn chọc đúng một chủ đề rất hiện đại, đó là vấn đề tương quan giữa Kitô hữa và Giáo Hội với các đạo hữu trong các tôn giáo khác ngoài Kitô giáo. Công đồng đã ban một tài liệu về vấn đề này: “Tuyên ngôn về các tôn giáo ngoài Kitô giáo”; và vào dịp lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống năm 1964, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã sáng lập một cơn quan mới trong giáo triều Rôma, gọi là văn phòng các anh em ngoài Kitô giáo. Vậy, chúng ta đang bước vào một địa hạt tương đối mới mẻ và thu hút được sự chú ý của một số khá đông. Trong vài hàng vắn tắt này, ta không thề nào nói hết tất cả mọi chuyện, nhưng để giúp độc giả tự mình tìm ra lời giải đáp cho vấn đề, tôi chỉ muốn mời gọi các bạn chú tâm suy nghĩ về hai nguyên tắc căn bản của đức tin Kitô giáo sau đây:
 
NGUYÊN TẮC  THỨ NHẤT:

   Thiên Chúa là Đấng tạo hóa và là Cha của hết mọi người; Người gần gũi tất cả, và bằng cách này hay cách khác, Người ban cho tất cả khả năng nhận biết Người xuyên qua những dấu chỉ của thiên nhiên hay lưong tâm. Người cũng ban cho tất cả sức mạnh và ánh sáng cần thiết để hướng chiềuvề điều tốt đẹp và có ích cho phần rỗi của họ. Chúng ta đã chẳng đọc thấy trong lời Phi lộ sách Tin Mừng theo thánh Gioan (1, 4) rằng Ngôi Lời Thiên Chúa là Anh Sáng cho tất cả mọi người sao? Đúng thế, các tôn giáo ngoài Kitô giáo chỉ là biểu diễn xã hội và cơ chế của cái nỗ lực hằng thôi thúc con người tìm kiếm Thiên Chúa, sự thiện và ơn cứu độ. Như thế, ta có thể hiểu những lời sau đây của Công đồng trong tuyên ngônvề các tôn giáo ngoài Kitô giáo (số 2): “Giáo Hội Công Giáo không hề phủ nhận những gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo đó; với lòng kính trọng chân thành, Giáo Hội xét thấy những phương thức hành động và lối sống, những huấn giới và giáo thuyết kia, tuy rằng có nhiều điểm khác với chủ trương mà Giáo hội duy trì , nhưng cũng thường đem lại ánh sáng của chân lý vốn chiếu soi cho hết mọi người.
 
NGUYÊN TẮC THỨ HAI:

Chúa Giêsu Kitô đã đem đến cho con người mạc khải trọn vẹn và viên mãn về Thiên Chúa; Người đã vén màn mầu nhiệm về hữu thể Người và đã chỉ đường dẫn đến ơn cứu độ cùng sự sống vĩnh cửu. Vậy nơi Chúa Giêsu Kitô có sự viên mãn của chân lý, của ánh sáng, và của sự trọn lành. Tuy nhiên, khi nhìn vào các Kitô hữu, ta phải thú nhận rằng: ta thường gặp nơi họ sự vô tri, dửng dưng, tham lam, kiêu căng …Vậy, việc Kitô hữu có thể, trong vài trường hợp, học hỏi nơi các người ngoài Kitô giáo để biết quí trọng đức tin của mình và sống đức tin ấy không phải là một điều không thể có. Thí dụ, học nơi người Hồi Giáo sự cầu nguyện và phục tùng Thiên Chúa, nơi người Ấn Giáo thái độ thoát tục, không để bị những sự vật trần gian thu hút, và còn nhiều cái khác nữa …

   Trong Chúa Kitô có tất cả sự viên mãn của chân lý và ân sủng; các Kitô hữu phải hướng tất cả sự chú ý về Chúa và là Thầy của mình, nhưng họ cũng có thể tiếp nhận từ phía các người ngoài Kitô giáo những sự khích lệ nhân loại để càng trở nên giống Người hơn. Còn nữa, Kitô hữu biết rằng trong Chúa Kitô có mạc khải trọn vẹn về Thiên Chúa, nên họ cảm thấy luôn luôn có bổn phận phải là một chứng nhân đích thực của Chúa Kitô bằng đời sống và lời nói trong mọi hoàn cảnh, cách hiền dịu và khiêm nhường, nhưng cũng đầy can đảm và không hề có tinh thần cãi vã hay độc tài (1Pr 3,5), để Tin Mừng được lan rộng trên khắp mặt đất. Đó là lý do tại sao sau khi đã nhìn nhận những giá trị thiêng liêng nơi các tôn giáo ngoài Kitô giáo, đoạn văn trên của bản tuyên ngôn lại nói tiếp: “Tuy nhiên Giáo Hội rao giảng và có bổn phận phải kiên trì rao giảng Chúa Kitô, Đấng là Đường, là Sự  Thật và là Sự Sống “(Ga 14,16), nơi Người, con người tìm thấy đời sống tôn giáo sung mãn, và nhờ Người, Thiên Chúa giao hòa mọi sự với mình.
 

Nguyên tác: số mục (11) quyển II
Rossano
TAGS:
CHIA SẺ BÀI VIẾT