
Thinh Lặng

16/02/2016
3.0K
Sự thinh lặng là một cái gì đó mà trên mối giác độ tiếp cận nó hàm chứa một sức mạnh khác nhau có thể là xây dựng, là tra tấn, là giam hãm, là hủy diệt.

Sự thinh lặng là một cái gì đó mà trên mối giác độ tiếp cận nó hàm chứa một sức mạnh khác nhau có thể là xây dựng, là tra tấn, là giam hãm, là hủy diệt.
1. Bình An và Xây Dựng: Đây là một sức mạnh tích cực nhất từ sự tĩnh lặng tuyệt hảo dành cho những tâm hồn biết đi vào đó để tìm kiếm chân lý và chính mình. Chúng ta thấy các vị thầy tâm linh tuyệt hảo nhất thế giới đã tận dụng các sức mạnh này một cách triệt để và chính vì thế xây dựng chính họ và thế giới. Vị Thầy vĩ đại và quyền năng đầu tiên luôn khuyến khích các môn đệ của Ngài đi vào trong sa mạc, và bản thân Ngài khi khởi đầu sứ vụ rao giảng của mình đã ở trong sa mạc trong 40 ngày không ăn không uống, đó chính là Jesus. Ngài là một bậc Thầy trên hết tất cả các thầy của thế giới từ ngàn xưa cho đến muôn đời sau. Nếu không phải làm các công việc bổn phận hằng ngày là giảng dạy thì Ngài lập tức chìm sâu vào trong sự tĩnh lặng để chiêm ngắm, chiêm niệm, và cầu nguyện. Khi đối diện với những thách đố và kể cả cái chết oan ức thì Ngài cũng hoàn toàn thinh lặng. Và sự thinh lặng ấy được gọi là thinh lặng thánh. Vì chỉ trong sự thinh lặng ấy thì hòa bình, tình yêu, và sự sống mới được triển nở cách đích thực. Kế đến, trước Jesus chúng ta thấy có Đức Phật. Ngài đã sống cuộc sống của Ngài bằng thiền định và chiêm niệm, và chính vì thế giáo lý của Ngài cũng đã có sức mạnh ảnh hưởng đến hệ tư tưởng của nhân loại cho đến tận ngày nay. Và còn nhiều sự thinh lặng thánh khác nữa mà chúng ta cần phải tìm hiểu để bước vào đó.
2. Hủy Diệt: Đây là một sự thinh lặng ngược lại với sự thinh lặng thánh mà tôi đã chiêm ngắm ở trên. Sự thinh lặng này thì đầy rẫy trong cõi nhân sinh mà mặt biểu hiện của nó thì muôn vẻ: ghen tương, bất lực, giận hờn, hận thù, trừng phạt, uất ức, và v.v. Nếu như sự thinh lặng trên mang đến bình an, hoan lạc, xây dựng, bác ái, yêu thương, và xây dựng, thì sự thinh lặng này hoàn toàn mang đến những điều ngược lại cho cả bên giữ thinh lặng lẫn bên phải chịu đựng sự thinh lặng. Bên giữ thinh lặng nghĩ rằng mình làm thế là để cho bên kia biết thế nào là lễ độ, thế nào là khổ đâu, thế nào là xa cách…. nhưng thật ra lòng họ cũng không ngủ yên được bởi họ luôn luôn băn khoăn trong lòng “không biết người kia có khổ đâu, trống vắng, và cảm thấy thiếu thốn không” chính vì không biết nên họ luôn ray rứt băn khoăn để sự trừng phạt của mình có quyền năng và hiệu lực trên người chịu nó. Và nếu biết thì họ lại tưởng thế là hay và tiếp tục gia tăng trừng phạt, khi gia tăng nó thì lòng họ cũng đồng thời bị hao mòn vì lại muốn biết xem bên bị trừng phạt đau khổ thế nào thì mới có vẻ như hả dạ. Còn phía đối tượng bị giam hãm bởi sự thinh lặng ấy thì vì những lỗi lầm chưa được thứ tha của mình, họ cũng đau khổ và nếu không thoát ra được có thể dẫn đến cái chết của bản thân và cái chết của người khác.
3. Đường Đến Bình An: Vậy thì ta sẽ luôn chọn lựa sự thinh lặng thánh là hành trang cho ta trong cuộc sống đầy rẫy những thinh lặng của ích kỷ, của hận thù, của chia rẻ, của hủy diệt, của cái tôi to tát… Nếu ta là người muốn giúp người sai lỗi nhận thức được thiếu sót của họ, ta sẽ cho họ biết đầy đủ và giữ thinh lặng. Vì biết rằng càng nói thì càng vô ích. Lúc này, đối với người phạm lỗi họ chỉ biết có xin lỗi và chứng minh bằng muôn ngàn lý do mà thật ra chỉ để giải thoát cho họ thôi, chứ chưa thấy được bài học đằng sau cái sai lỗi ấy nếu tiếp tục thì sẽ đưa họ đến đâu. Và trong sự thinh lặng này tôi cầu nguyện cho họ và cho tôi. Cầu nguyện cho họ để ơn trên ban cho họ nhận thức đến sự thật toàn vẹn về những điều họ đã làm mà thay đổi đời sống đến độ tốt hơn như họ muốn, cầu nguyện cho tôi để đừng nuôi dưỡng sự hận thù, hạ cái tôi hèn mọn của mình xuống, và luôn biết yêu thương như tôi đã được thứ tha và được yêu thương. Còn nếu ta là người phạm lỗi, ta sẽ chọn sự thinh lặng để chiêm ngắm lại lỗi lầm, để biết thứ tha cho chính mình, và để giải phóng cái sức mạnh không cần có của sự hủy diệt mà phía bên kia gửi đến cho ta. Làm như thế là ta đã giải thoát chính ta và anh em của mình khỏi mọi sự hận thù và đạt đến sự bình an trọn hảo. Đương nhiên, ta cũng cầu nguyện cho chính mình và cho người mà ta thấy là mình đang mắc lỗi. Cầu nguyện cho chính mình để thấy mình yếu đuối và can đảm, khiêm nhường cúi xuống xin được anh em thứ tha. Cầu nguyện cho người tôi phạm lỗi để họ được bình an và có con tim rộng mở để biết đón nhận anh em của mình như họ đã được đón nhận.
Xin anh em lòng hãy trào dâng một cảm xúc tạ ơn chân thành đến tất cả mọi người mà chúng ta đã gặp trong cuộc sống của mình vì những thiếu sót của ta với họ và vì những thiếu sót của họ đối với ta. Để từ đây ta luôn biết sống mối tương quan hài hòa, yêu thương, nhẫn nhục, từ tâm, bình an, và hoan lạc trong mọi nơi mọi lúc của đời sống.
Joseph C. Pham
1. Bình An và Xây Dựng: Đây là một sức mạnh tích cực nhất từ sự tĩnh lặng tuyệt hảo dành cho những tâm hồn biết đi vào đó để tìm kiếm chân lý và chính mình. Chúng ta thấy các vị thầy tâm linh tuyệt hảo nhất thế giới đã tận dụng các sức mạnh này một cách triệt để và chính vì thế xây dựng chính họ và thế giới. Vị Thầy vĩ đại và quyền năng đầu tiên luôn khuyến khích các môn đệ của Ngài đi vào trong sa mạc, và bản thân Ngài khi khởi đầu sứ vụ rao giảng của mình đã ở trong sa mạc trong 40 ngày không ăn không uống, đó chính là Jesus. Ngài là một bậc Thầy trên hết tất cả các thầy của thế giới từ ngàn xưa cho đến muôn đời sau. Nếu không phải làm các công việc bổn phận hằng ngày là giảng dạy thì Ngài lập tức chìm sâu vào trong sự tĩnh lặng để chiêm ngắm, chiêm niệm, và cầu nguyện. Khi đối diện với những thách đố và kể cả cái chết oan ức thì Ngài cũng hoàn toàn thinh lặng. Và sự thinh lặng ấy được gọi là thinh lặng thánh. Vì chỉ trong sự thinh lặng ấy thì hòa bình, tình yêu, và sự sống mới được triển nở cách đích thực. Kế đến, trước Jesus chúng ta thấy có Đức Phật. Ngài đã sống cuộc sống của Ngài bằng thiền định và chiêm niệm, và chính vì thế giáo lý của Ngài cũng đã có sức mạnh ảnh hưởng đến hệ tư tưởng của nhân loại cho đến tận ngày nay. Và còn nhiều sự thinh lặng thánh khác nữa mà chúng ta cần phải tìm hiểu để bước vào đó.
2. Hủy Diệt: Đây là một sự thinh lặng ngược lại với sự thinh lặng thánh mà tôi đã chiêm ngắm ở trên. Sự thinh lặng này thì đầy rẫy trong cõi nhân sinh mà mặt biểu hiện của nó thì muôn vẻ: ghen tương, bất lực, giận hờn, hận thù, trừng phạt, uất ức, và v.v. Nếu như sự thinh lặng trên mang đến bình an, hoan lạc, xây dựng, bác ái, yêu thương, và xây dựng, thì sự thinh lặng này hoàn toàn mang đến những điều ngược lại cho cả bên giữ thinh lặng lẫn bên phải chịu đựng sự thinh lặng. Bên giữ thinh lặng nghĩ rằng mình làm thế là để cho bên kia biết thế nào là lễ độ, thế nào là khổ đâu, thế nào là xa cách…. nhưng thật ra lòng họ cũng không ngủ yên được bởi họ luôn luôn băn khoăn trong lòng “không biết người kia có khổ đâu, trống vắng, và cảm thấy thiếu thốn không” chính vì không biết nên họ luôn ray rứt băn khoăn để sự trừng phạt của mình có quyền năng và hiệu lực trên người chịu nó. Và nếu biết thì họ lại tưởng thế là hay và tiếp tục gia tăng trừng phạt, khi gia tăng nó thì lòng họ cũng đồng thời bị hao mòn vì lại muốn biết xem bên bị trừng phạt đau khổ thế nào thì mới có vẻ như hả dạ. Còn phía đối tượng bị giam hãm bởi sự thinh lặng ấy thì vì những lỗi lầm chưa được thứ tha của mình, họ cũng đau khổ và nếu không thoát ra được có thể dẫn đến cái chết của bản thân và cái chết của người khác.
3. Đường Đến Bình An: Vậy thì ta sẽ luôn chọn lựa sự thinh lặng thánh là hành trang cho ta trong cuộc sống đầy rẫy những thinh lặng của ích kỷ, của hận thù, của chia rẻ, của hủy diệt, của cái tôi to tát… Nếu ta là người muốn giúp người sai lỗi nhận thức được thiếu sót của họ, ta sẽ cho họ biết đầy đủ và giữ thinh lặng. Vì biết rằng càng nói thì càng vô ích. Lúc này, đối với người phạm lỗi họ chỉ biết có xin lỗi và chứng minh bằng muôn ngàn lý do mà thật ra chỉ để giải thoát cho họ thôi, chứ chưa thấy được bài học đằng sau cái sai lỗi ấy nếu tiếp tục thì sẽ đưa họ đến đâu. Và trong sự thinh lặng này tôi cầu nguyện cho họ và cho tôi. Cầu nguyện cho họ để ơn trên ban cho họ nhận thức đến sự thật toàn vẹn về những điều họ đã làm mà thay đổi đời sống đến độ tốt hơn như họ muốn, cầu nguyện cho tôi để đừng nuôi dưỡng sự hận thù, hạ cái tôi hèn mọn của mình xuống, và luôn biết yêu thương như tôi đã được thứ tha và được yêu thương. Còn nếu ta là người phạm lỗi, ta sẽ chọn sự thinh lặng để chiêm ngắm lại lỗi lầm, để biết thứ tha cho chính mình, và để giải phóng cái sức mạnh không cần có của sự hủy diệt mà phía bên kia gửi đến cho ta. Làm như thế là ta đã giải thoát chính ta và anh em của mình khỏi mọi sự hận thù và đạt đến sự bình an trọn hảo. Đương nhiên, ta cũng cầu nguyện cho chính mình và cho người mà ta thấy là mình đang mắc lỗi. Cầu nguyện cho chính mình để thấy mình yếu đuối và can đảm, khiêm nhường cúi xuống xin được anh em thứ tha. Cầu nguyện cho người tôi phạm lỗi để họ được bình an và có con tim rộng mở để biết đón nhận anh em của mình như họ đã được đón nhận.
Xin anh em lòng hãy trào dâng một cảm xúc tạ ơn chân thành đến tất cả mọi người mà chúng ta đã gặp trong cuộc sống của mình vì những thiếu sót của ta với họ và vì những thiếu sót của họ đối với ta. Để từ đây ta luôn biết sống mối tương quan hài hòa, yêu thương, nhẫn nhục, từ tâm, bình an, và hoan lạc trong mọi nơi mọi lúc của đời sống.
Joseph C. Pham
TAGS:
CHIA SẺ BÀI VIẾT