Mỗi Tuần Một Từ Ngữ - Bài 62: Cô độc hay cô đơn

avatarby
22/04/2022
2.4K
Như vậy, “Cô độc” và “Cô đơn” là hai từ gần nghĩa nhau. “Cô độc” thiên về phương diện thể chất; còn “Cô đơn” thiên về phương diện tinh thần.

MUỐI MEN CHO ĐỜI
MỖI TUẦN MỘT TỪ NGỮ
Bài 62: Cô độc hay cô đơn

 1. Cô độc:

Nghĩa thứ nhất: Cô độc là sống một mình, tách khỏi mọi liên hệ với những người chung quanh.

Thí dụ:

• Bác tiều phu sống cô độc trong túp lều tranh

Nghĩa thứ hai: Cô độc là khuynh hướng sống một mình, vẫn đầy đủ sinh động, tràn đầy niềm vui, an nhiên tự tại. Không cần thêm ai nữa, chỉ một mình là đủ.

Thí dụ:

• Đạo sĩ sống cô độc trên đỉnh núi cao

2. Cô đơn là chỉ có một mình, không có người thân để nương tựa, chung sống; không có bè bạn để trò chuyện, cậy nhờ.

Thí dụ:

• Cảnh cô đơn lúc về già

Như vậy, “Cô độc” và “Cô đơn” là hai từ gần nghĩa nhau. “Cô độc” thiên về phương diện thể chất; còn “Cô đơn” thiên về phương diện tinh thần.

Vì thế, có thể nói:

Cô đơn là cho đi mà không có người nhận, là muốn nhận mà chẳng có ai cho. Cô đơn là chờ đợi, mà cái mình chờ đợi chẳng xảy đến. Cô đơn là như hai bờ sông nhìn nhau mà vẫn nghìn trùng xa cách. Nên cô đơn là gần nhau mà vẫn cách biệt. Không phải cách biệt của không gian mà là cách biệt của cõi lòng. Bởi thế, hai người có thể cô đơn ngay khi ở bên nhau. Càng gần nhau mà vẫn cách biệt thì nỗi cô đơn càng cay nghiệt. Đã cay nghiệt mà vẫn phải gần nhau thì lại càng cô đơn (Tóc Đen Cậu Bé).

TAGS:
CHIA SẺ BÀI VIẾT