Mỗi tuần một từ ngữ - Bài 77: Nhân văn hay Văn nhân

Muối men cho đời
Mỗi tuần một từ ngữ
Bài 77: Nhân văn hay Văn nhân
1. Nhân văn (từ Hán Việt) “Nhân” là người, “Văn” là văn hoá. “Nhân văn” là văn hoá của loài người.
“Nhân văn” có thể hiểu đơn giản là những tư tưởng, tình cảm, quan điểm sống của từng người. Nó thường gắn liền với vẻ đẹp của tâm hồn, sức mạnh, tình cảm, trí tuệ.
Thí dụ:
• Các khoa học nhân văn
• Tác phẩm mang tính nhân văn sâu sắc
2. Văn nhân (từ Hán Việt): “văn” là văn chương, “nhân” là người; “văn nhân” là người có học thức; là người sống nghề văn: viết văn, viết sách.
Thí dụ:
• Khách văn nhân
• “Trông chừng thấy một văn nhân
Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng”
(Truyện Kiều)
Thế nên, “Nhân văn” và “Văn nhân” là hai từ khác nghĩa nhau. Chúng ta không nên dùng lẫn lộn.
Tuần sau, chúng ta sẽ tìm hiểu về từ “Giải phóng hay Giải toả”.