Header

LUẬT - Chúa Nhật XV Mùa Thường Niên - Năm C | Lc 10,25-37 | Từ ngữ Kinh Thánh

avatarby Linh Mục Phaolô Phạm Quốc Túy
07/07/2025
22
Từ LUẬT (tora) trong tiếng Hibá có nghĩa rộng và ít chuyên về pháp luật như từ normos trong tiếng Hy Lạp: Nó chỉ giáo huấn của Thiên Chúa nhằm hướng dẫn cuộc sống con người. Thần học Kitô giáo nhìn nhận chế độ “luật tự nhiên” (Rm 2,14t) phân biệt “luật cũ” và “luật mới”. Như vậy ba giai đoạn chính yếu của chương trình cứu độ đều được biểu trưng bằng một danh từ nói lên khía cạnh luân lý và pháp lý...

TỪ NGỮ KINH THÁNH
LUẬT
CHÚA NHẬT XV MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM C
(Lc 10,25-37)

Trước vấn nạn “phải làm gì để được sống đời đời?”. Chúa Giêsu đã hỏi lại người thông luật: “Trong LUẬT đã viết gì? Ông đọc thế nào?” (Lc 10,26)

Từ LUẬT (tora) trong tiếng Hibá có nghĩa rộng và ít chuyên về pháp luật như từ normos trong tiếng Hy Lạp: Nó chỉ giáo huấn của Thiên Chúa nhằm hướng dẫn cuộc sống con người. Thần học Kitô giáo nhìn nhận chế độ “luật tự nhiên” (Rm 2,14t) phân biệt “luật cũ” và “luật mới”. Như vậy ba giai đoạn chính yếu của chương trình cứu độ đều được biểu trưng bằng một danh từ nói lên khía cạnh luân lý và pháp lý.

Khi đưa ra câu hỏi “luật đã viết gì?”, Chúa Giêsu hẳn đã nghĩ đến toàn bộ luật mà Cựu Ước đã liên kết với Môisen, “luật cũ”. Các bản văn luật ấy có thể ghi nhận như sau: Thập giới (Xh 20,2-17 Đnl 5,6-18), bộ Luật Giao Ước (Xh 20,22-23), thập giới phụng tự (Xh 34,11-26), bộ Đệ Nhị Luật (Đnl 12,26), luật Thánh đức (Lv 17,26), luật Tư tế: định chế được ghi rải rác trong Ngũ thư nhân có một biến cố lịch sử (Xh 25-31 Ds 1-10), hay qui luật thu tập và được đưa vào toàn bộ có tầm quan trọng nhiều hay ít: luật Hy tế (Lv 1-7), luật Thanh tẩy (Lv 11-16)

Tân Ước đối chiếu luật cũ (Rm 5,20) với chế độ ân sủng Đức Giêsu Kitô khởi xướng (Rm 6,15 G1,17) và còn nói tới “luật của Đức Kitô nữa” (Gl 6,2).

CHIA SẺ BÀI VIẾT