Header

ƠN GỌI - Chúa Nhật II Mùa Thường Niên - Năm B (Ga 1:35-42) | Từ ngữ Kinh Thánh

avatarby Admin
08/01/2024
33
Lời mời gọi không được Thiên Chúa gửi tới tất cả những kẻ được ngài chọn làm dụng cụ của Ngài, chẳng hạn các vua dù được xức dầu, nhưng Samuel loan báo cho Saulê (1Sm 10,1) và cho Đavít (16,12) các tư tế cũng vậy, như Aaron nhận lời mời qua Môsê (Xh 28,1) và không thể sánh với chức tư tế của kẻ được Thiên Chúa trực tiếp mời gọi (Dt 5,5t)

Từ ngữ Kinh Thánh
ƠN GỌI
Chúa Nhật II Mùa Thường Niên - Năm B
(Ga 1:35-42)

“Chúa đã gọi Samuel ... “ (1Sm 3,4)

Các tường thuật về ơn gọi trong Thánh Kinh rất ấn tượng như với Môsê (Xh 3) Samuel (1Sm 3) Isaia (Is 6) Giêrêmia (Gr 1) ... các tường thuật này đặc biệt như thế vì ơn gọi giữ một vị trí đặc biệt trong mặc khải của Thiên Chúa và trong chương trình cứu độ.

Trong Cựu Ước, khi Thiên Chúa kêu gọi ai, Ngài đều trao phó cho họ một sứ mệnh : Abraham (St 12,1) Môsê (Xh 3,10.16) Amos (Am 7,15) Isaia (6,9) Giêrêmia (Gr 1,7) Êzêkiel (Ed 3,1-4). Kèm theo và bổ túc cho sự tuyển chọn và sứ mệnh, ơn gọi còn là một lời mời gọi cá nhân vào một cuộc đảo lộn đời sống và cả nội tâm thành một người khác. Khía cạnh cá nhân này thường được diễn tả bằng việc Thiên Chúa kêu tên người Ngài gọi (St 15,1. 22,1 Xh 3,4 Gr 1,11 Am 7,8. 8,2), đôi khi Ngài đặt họ một tên mới (St 17,1. 32,29 Is 62,2). Và Thiên Chúa đợi chờ nơi họ sự ưng thuận có ý thức, lòng tin và sự tuân phục. Có thể đương sự ưng thuận ngay (St 12,4 Is 6,8) nhưng thường họ sợ hãi và cố lẩn tránh (Xh 4,10t Gr 1,6 . 20,7). Lý do vì ơn gọi tách rời người được gọi thành xa lạ với những kẻ thân thuộc (St 12,1 Is 8,11 Gr 12,6. 15,10, 16,1-9. 1V 19,4).

Lời mời gọi không được Thiên Chúa gửi tới tất cả những kẻ được ngài chọn làm dụng cụ của Ngài, chẳng hạn các vua dù được xức dầu, nhưng Samuel loan báo cho Saulê (1Sm 10,1) và cho Đavít (16,12) các tư tế cũng vậy, như Aaron nhận lời mời qua Môsê (Xh 28,1) và không thể sánh với chức tư tế của kẻ được Thiên Chúa trực tiếp mời gọi (Dt 5,5t)

Với dân Israel, giao ước là một lời mời gọi của Thiên Chúa nói với tâm hồn (Dnl 4,1 5,1 6,4 9,1 Tv 50,7 Is 1,10. 7,13 Gr 2,4 Hs 2,16. 4,1) dẫn vào cuộc sống có chính Thiên Chúa làm bảo chứng (Xh 19,4tt Đnl 7,6) buộc họ nương tựa vào một mình Chúa (Is 7,4-9 Gr 2,11tt) và mong một đáp trả, một cam kết của tâm hồn (Xh 19,8 Gs 24,24).

Tại bờ sông Giođan khi chịu phép rửa xong, Chúa Giêsu được phong vương (Mc 1,11). Ngài biết mình từ đâu đến và đi đâu (Ga 8,14). Ngài đưa lời mời gọi nhóm Mười Hai (Mc 3,13). Đối với những người khác, Ngài cũng mời gọi như vậy (Mc 10,21 Lc 9, 59-62). Cuộc rao giảng của Chúa Giêsu đều hàm chứa một lời mời gọi (Mt 16,2 Ga 7,17). Nếu như nhiều người được gọi nhưng ít kẻ được chọn, chỉ vì một số người vẫn giả điếc làm ngơ (Mt 22,1-14) làm Kitô hữu là một ơn gọi (Rm 1,1-7 1Cr 1,1t) ngay trong địa vị của mình (1Cr 7,24) theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần (Rm 8,16) và làm thành một thân thể duy nhất (1Cr 12,4-13).


CHIA SẺ BÀI VIẾT