Header

Xưng tội

avatarby
26/01/2016
1.0K
TRẢ LỜI: Giáo huấn Giáo hội luôn coi việc xưng tội cá nhân là chuẩn mực duy nhất của Bí tích Thống hối. Do đó Giáo luật đã qui định: “việc thú tội cá nhân và tòan vẹn cùng với việc xá giải cấu tạo nên phương cách duy nhất và thông thường, nhờ đó người tín hữu ý thức mình có tội nặng được hòa giải với Thiên Chúa và Giáo Hội. Chỉ sự bất khả kháng về thể lý hay luân lý mới chuẩn khỏi cách thú tội như vậy; trường hợp ấy, người ta có thể lãnh ơn hòa giải bằng những cách khác” (GL điều 960) Đức Gioan Phaolô II trong tông thư “Reconciliation et paenitentia” (1984) cũng nhắc lại Bí tich Thống hối được thể hiện cách chuẩn mực qua việc xưng tội cá nhân: “Nghi thức hòa giải cá nhân cho hối nhân là phương thức chuẩn mực duy nhất để cử hành Bí tích Sám hối; ta không thể và không được phép lọai trừ hay bỏ qua phương thức nầy” (số 32).

Giáo huấn của Giáo Hội cũng nói đến việc xưng tội tập thể: Trong trường hợp đặc biệt, như trường hợp nguy tử, người ta được phép, thậm chí có bổn phận phải ban lời giải tội tập thể cho một số đông tín hữu mà không cần mỗi người phải xưng tội trước đó. Ngòai trường hợp nguy tử, khi có lý do cấp bách, người ta có thể ban phép giải tội tập thể với giá trị Bí tích cho một số đông tín hữu đã chỉ xưng tội tập thể đã được chuẩn bị sám hối một cách chu đáo. Đó là trường hợp khi con số giáo dân qúa lớn mà người ta không có đủ linh mục giải tội để nghe một cách thỏa đáng từng ngừơi xưng tội trong một thời gian vừa phải, khiến giáo dân, không phải vì lỗi của họ, bắt buộc phải thiếu ân sủng của Bí tích trong một thời gian dài. Trường hợp nầy có thể xảy ra trong các xứ truyền giáo hay ở những nơi khác, và trong những đại hội đông người cũng lâm vào một tình trạng cấp bách như vậy” (ordo paenitentiae, số 31).

Tuy nhiên Thánh bộ Đức tin trong văn kiện “normae pastorales circa absolutionem sacramentalem generali modo impertiendam", ban hành ngày 16.06.1972 đã đưa ra những chỉ thị trong việc giải tội tập thể:

 
- Khi có sẵn cha giải tội thì không được phép giải tội tập thể, chỉ vì lý do có đông hối nhân (số 31)
 
- Linh mục không có quyền quyết định các trường hợp ban Bí tích giải tội tập thể, quyền quyết định là của Giám mục bản quyền sau khi đã bàn tính với các vị Giám mục khác torng Hội Đồng Giám mục (số 32).
 
- Khi có nhu cầu quan trọng, trước khi để có thể giải tội tập thể hợp pháp, linh mục phải lãnh ý của Giám mục bản quyền địa phương (số 32), hoặc linh mục phải báo lại sau đó về trường hợp khẩn thiết đã gặp và về Bí tích giải tội tập thể đã ban(số 40).
 
- Để việc giải tội chung thành sự, đòi buộc mỗi một hối nhân phải: (a) phải sám hối về tội lỗi mình đã phạm; (b) dốc lòng chừa tội; (c) quyết tâm sửa lại những gương mù và những thiệt hại mà mình có thể đã gây ra; đồng thời phải có ý sẽ xưng vào thời gian ấn định, từng tội trọng mà ngay lúc nầy họ không thể xưng được” (số 33)
 
- Những hối nhân đã được tha tội trọng bởi việc giải tội tập thể, buộc phải xưng tội riêng về những tội trọng đó trước khi lãnh Bí tích giải tội thể lần khác, trừ trường hợp bị ngăn trở bởi lý do chính đáng. Nhưng tuyệt đối phải xưng tội riêng trong vòng một năm, trừ khi có sự bất lực luân lý. Bởi vì họ cũng phải giữ luật buộc mọi Kitô hữu phải xưng tội riêng một năm ít là một lần tất cả các tội trọng mà họ chưa xưng (số 34).
 
Con có thể đến gặp riêng linh mục giải tội, trình bày cho ngài, và ngài sẽ giúp con vượt qua mọi trở ngại để có thể lãnh nhận Bí tích cách thích hợp.

Lm. Antôn Hà Văn Minh
 
TAGS:
CHIA SẺ BÀI VIẾT