Clock-Time

Chú Giải Tin Mừng - Chúa nhật II Thường niên B

Tin mừng Ga 1: 35-42:  Hai môn đệ của Gioan Tiền sứ đi theo Chúa Giêsu để rồi cùng với Simon và mấy tông đồ khác trở thành nòng cốt cho tông đồ đoàn của Chúa sau này . Ở đây qua việc tiên báo cho Simon, Chúa Giêsu bắt đầu đặt nền móng cho Giáo hội sơ khai .

CHÚ GIẢI TIN MỪNG

CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN B


(Ga 1: 35-42)


Học viện Piô Giáo hoàng - Chú Giải

CÁC MÔN ĐỒ TIÊN KHỞI (Ga 1,35-42).

CÂU HỎI GỢI Ý:

1. Làm sao xác định vị trí của giai thoại này (épisode) trong Tin Mừng thứ 4 ?

2. Có thể hoà hợp trình thuật này với trình thuật song song của các Tin Mừng Nhất Lãm không (Mc 1,16-20 và ss) ?

3. Phải chăng cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và các môn đồ đầu tiên (cc. 38-39) có thể có hai nghĩa ?

4. Chi tiết "mười giờ" (c.39) có thể có ý nghĩa gì khác không?

5. Tại sao Chúa Giêsu đổi tên Simon ?

1.Trong Tin Mừng Gioan, trình thuật về việc kêu gọi các môn đồ nằm trong cái gọi là tuần khai mạc sứ vụ Chúa Giêsu. Hai ngày đầu được đánh dấu bằng chứngt ừ của Gioan Tẩy Giả : ông tuyên bố mình không phải là Chúa Kitô (1,20) và loan báo cho người Do thái biết có một Đấng đang ở giữa họ mà họ không rõ (c.20). "Sáng hôm sau, thấy Chúa Giêsu đến với mình, thì ông nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng khử trừ tội thế gian" (c.29). Rõ ràng là Gioan ám chỉ vai trò thụ tội của Chúa Giêsu đã được tiên trưng qua hình ảnh người tôi tớ đau khổ trong Isaia, "bị tra tấn ... như cừu bị dẫn đến lò sát sinh" (53,7), vì tội lỗi của dân chúng".

Sáng hôm sau, tức là ngày thứ ba của tuần lễ, (Gioan Tẩy Giả chỉ Chúa Giêsu cho hai môn đồ của mình: "Đây là chiên của Thiên Chúa" (cc.35-36). Giai thoại chúng ta sắp chú giải khởi đầu ở đây và sẽ gồm thêm ngày thứ 4 (c.43), trước khi Chúa Giêsu "biểu lộ vinh quang của Người" (2,11) tại Cana xứ Galilê "ba ngày sau" (2,1) tức là ngày thứ 7.

2. Không cần phải tìm cách hòa hợp trình thuật của Gioan nói về việc kêu gọi các môn đồ với trình thuật của Tin Mừng Nhất lãm (Mc 1,16-20 và ss). Các khác biệt giữa chúng

quá lớn lao. Điểm duy nhất tương đồng là trong cả hai bên, anh em Simon và Anrê là hai trong những người được gọi trước hết. Nhưng trong lúc Mc 1,29 nói Phêrô ở Capharnaum, Gioan 1,44 lại cho rằng hai anh em gốc Bethsaiđa Mc 1,18-20

bảo hai con Giêbêđê là cặp môn đồ được gọi tiếp, nhưng Gioan lại không đề cập chi tới họ; ngược lại Mc chẳng nói gì đến Philipphê và Nathanael. Bối cảnh cũng khác nhau: theo Gioan thì các môn đồ đầu tiên phát xuất từ nhóm thân cận với Gioan Tẩy Giả và được ông này hướng dẫn tới Chúa Giêsu; trong khi nơi Mc, việc gọi các môn đồ chợt xảy ra sau khi Gioan bị tù và ở bờ hồ Giênêdarét (chứ không phải bên bờ sông Giođan) nơi họ đang hành nghề chài lưới. Đại ý của trình thuật cũng khác nhau: nơi Mc, đấy là một sự nhổ gốc bất ngờ ra khỏi cuộc sống thường nhật để thi hành sứ mạng đánh lưới người, điều mà Gioan không nói đến trong đoạn của chúng ta đây. Sánh với bản văn quá kiểu thức hóa của Tin mừng Nhất lãm, Tin mừng thứ 4 hình như đã giữ lại kỷ niệm về sự kiện lịch sử là các môn đồ đầu tiên của Chúa Giêsu và có lẽ cả chính Gioan, trước đó đã là môn đồ của vị Tẩy giả.

3. Ngày tôm sau của chứng từ trước đó (cc.29-34), trong khi vị Tẩy giả "còn đứng tại đấy", thì Chúa Giêsu bắt đầu khởi hành: Hai thái độ này tượng trưng việc chấm dứt sự nghiệp Gioan Tẩy giả cùng bước đầu hành trình thiêng liêng dệt nên cuộc đời Chúa Giêsu và sẽ đưa Người đến với Chúa Cha, theo kiểu nói quen thuộc của Người: "Ta đi đến với Cha". Và lập tức Gioan Tẩy giả nói với hai môn đồ đến tìm ơn cứu độ nơi ông: "Đây là Chiên Thiên Chúa"!. Qua những lời đó, ông kêu gọi các môn đồ thân tín nhất hãy rời bỏ ông để gắn bó với Đấng Cứu thế duy nhất đích thực, và như thế biểu lộ tấm lòng vô vị lợi đáng ca tụng vốn sẽ khiến ông luôn mong ước được nhỏ lại để Chúa Giêsu lớn lên trong đời sống mọi người (3,30).

Ngoan ngoãn cho đến cùng đối với vị ngôn sứ của Thiên Chúa, hai môn đồ liền rời bỏ thầy mà cũng vừa là bạn để đi theo Chúa Giêsu; họ theo Người bên ngoài nhưng cũng đã theo bên trong bằng đức tin: họ bắt đầu tin vào Người. Bỗng nhiên Chúa Giêsu quay lại hỏi họ: "Các người tìm chi ?" Thiên Chúa chỉ tỏ mình cho kẻ hết lòng tìm Ngài, như chứng từ của các ngôn sứ, tác giả thánh vịnh, hiền nhân (Gr 29. 13 ; Tv 69,7 ; Kn 6, 12. 16). "Rabbi , Ngài ngự ở đâu ?". Trên môi của họ câu hỏi chỉ nhằm biết nơi Người cư trú để có thể đến gặp Người; nhưng thánh sử, với thói quen dùng chỉ hai nghĩa, chắc đã thấy trong kiểu nói của họ một ý nghĩa sâu xa hơn nhiều : "Cách thiêng liêng thì Ngài ở đâu'?". Đối với ông, hai môn đồ đã mặc nhiên nói lên với Chúa Giêsu lời thỉnh cầu căn bản của Philipphê và của mọi người: "Ngài hãy chỉ cho chúng tôi Chúa cha (mà Ngài đang ở bên trong) và như vậy đủ cho chúng tôi" (14,8).

"Hãy đến mà xem"!. Câu trả lời của Chúa Giêsu cũng bao hàm hai ý nghĩa: việc khám phá chỗ Người cư ngụ dưới trần gian tượng trưng và chuẩn bị cho việc khám phá nơi ở thiêng liêng của Người. Bước đi theo Chúa Giêsu, các môn đồ thấy nơi Người ở; hơn nữa, khi đi theo Chúa Giêsu một cách thiêng liêng bằng đức tin, họ cũng đã bắt đầu thấy nơi ở thiêng liêng của người, tức là Cha của Người: "Ai thấy Ta là thấy Cha" (14,9).

Cả buổi chiều hôm đó, từ 4 giờ chiều, họ thấy và ở lại

với Người, cách thiêng liêng cũng như với thể xác. Là khởi điểm đích thực cho đời sống đức tin sung mãn, buổi chiều hay

cái đêm đáng ghi nhớ đó đã đẫn đưa Anrê và môn đồ vô danh vào huyền nhiệm đời sống của Chúa Giêsu và làm phát sinh lòng phấn khởi nơi họ: "Chúng tôi đã khám phá ra Đấng Messia", Anrê, sáng hôm sau, đã hét lên như vậy khi gặp anh

là Simon, trong một niềm vui thiêng liêng bùng vỡ : đó là niềm vui được hứa ban cho những tâm hồn khám phá được Viên ngọc quý và Kho tàng trên trời (Mt 13,44).

4. Chính nhờ lời tuyên bố hồ hởi đó mà Anrê đã dẫn Simon đến với Chúa Giêsu. Dừng lại trên Simon ánh mắt sắc bén, Chúa Giêsu bảo ông: "Ngươi là Simon, ngươi sẽ (được gọi) là Kêpha, Phêrô". Đối với người Sêmita, tên thường nói lên bản chất và vai trò đặc thù của một vật; nhất là khi tên được chính Thiên Chúa đặt cho thì điều ấy lại càng đúng hơn nữa. Khi báo cho Phêrô hay là Người sẽ đặt tên một cho ông, Chúa Giêsu thành ra muốn ám chỉ mình sẽ ban cho ông một bản chất mới, một vai trò mới: Simon "sẽ được gọi là Phêrô, ông sẽ là Phêrô, nghĩa là đá tảng tinh thần, là yếu tố mạnh và vững, là phần không lay chuyển của công trình Chúa Giêsu : "Người là đá, và trên đá này Ta sẽ xây Hội Thánh của Ta" (Mt 16, 18).

CHÚ GIẢI CHI TIẾT

Gioan Tẩy giả còn đứng đó với hai trong nhóm môn đồ của mình": Về sự hiện hữu của nhóm môn đồ thường trực quanh Gioan Tẩy Giả, xem Mc 2,18t và ss, Mt 11,2 ; 14.1.; Lc 1,1; Ga 3,25. Lát nữa, bản văn sẽ xác định một trong hai môn đồ là Anrê, anh của Simon (câu 41); lai lịch của môn đồ kia vẫn còn bí ẩn. Có lẽ là "môn đồ Chúa Giêsu yêu dấu" (13,23; 19,26; 20,2; 21,7.20), tức Gioan, con ông Giêbêdê, người được truyền thống cho là tác giả Tin Mừng thứ 4 và muốn giữ tính chất vô danh của mình dưới cách gọi đó.

"Hai môn đồ...đi theo Chúa Giêsu": Lời tuyên bố của Gioan Tẩy giả đã khiến hai ngươi quyết định rời bỏ sư phụ mà theo Chúa Giêsu. Một lần nữa, như trường hợp Samuen, ơn gọi của họ đã được gợi lên cho một kẻ khác, do một người không phải là "ánh sáng", nhưng là "chứng nhân ánh sáng" (1,8; 3,3) Chẳng một chi tiết giai thoại hoặc tâm lý, chẳng một chi tiết về nơi chốn, hoàn cảnh hay tâm tình các nhân vật người kể lã thu tóm tất cả trong một lược đồ giản đơn, với những ghi chú và đối thoại vắn gọn.

"Hãy đến mà xem, Người bảo họ": Chúa Giêsu chẳng muốn cho một chỉ dẫn địa hình. Nói cách khác, không thể biết Chúa Giêsu "ở" đâu nếu không đích thân "đến xem" Người. Động từ hy lạp "thấy" được dùng ở đây (hoàn) không chỉ nói lên việc xem thấy thể lý (mà người ta vẫn thường diễn tả qua tiếng emblopein (ngó) như ở c.36). Nó bao hàm sự nhận thức và thấu hiểu một thực tại thiêng liêng. Nhưng nhận thức và thấu hiểu này đòi hỏi một sự dấn thân trước. Câu "Ai từ chối tin vào Con sẽ chẳng thấy sự sống" (3,36) hiểu theo ý nghĩa như vậy. Thành ra "thấy" không có nghĩa là chứng kiến từ bên ngoài một quang cảnh, nhưng chính là kết quả của cuộc hành trình đi theo Chúa Giêsu: "Phàm khi trở lại với Chúa, màn mới được cất đi " (2Cr 3,16).

"Họ đã lưu lại với Người": Đây là giai đoạn đầu của một cuộc sống chung sẽ được triển nở trong sự hiệp thông sâu xa nhất: Hãy lưu lại trong Ta như Ta trong các ngươi. Như cành nho không thể tự sinh trái nếu không lưu lại trong thân nho, thì các ngươi cũng vậy, nếu không lưu lại trong Ta" (15, 4).

Lúc đó khoảng chừng giờ thứ mười !: Với mỗi ưu tư đặc biệt luôn ghi chú chính xác những khoảng thời gian (4,25; 18,28; 19, 14. 20, 19), Gioan bảo lúc đó là chừng giờ thứ mười (theo lối phân chia vận hành của mặt trời thành 12 giờ từ bình minh đến hoàng hôn), tức lối 4 giờ chiều. Ghi nhận này phải chăng là một hồi tưởng cá nhân hay một chi tiết biểu tượng? Trong vài bản văn Cựu ước hay Do thái giáo đương thời, số 10 tượng trưng con số hoàn hảo, nên giờ thứ mười ở đây có lẽ là giờ của sự hoàn thành và đánh dấu khởi đầu công việc của Chúa Giêsu. Thật vậy, ở 11,9, ngày là một hình ảnh đặc trưng thời Gioan sứ vụ tại thế của Chúa Giêsu (x. 9,4t; 12,35).

"Anrê, em của Simon Phêrô, là một trong hai...": Tên Hy lạp Andreas, cũng như tên Simon (là cách viết theo hy ngữ của tên Himéon), chứng tỏ hai anh em có nguồn gốc hy lạp. Đúng vậy, hai anh em là người vùng Bethsaiđa-Guilia, ngày nay là Et-Tell, phía đông bắc hồ Tibêria, trong đồng bằng được con sông El-Ebtebah tưới gội, thuộc quyền Phillp quận vương. Những hoài vọng- thiên sai vẫn còn sống động ở đấy Người Galilê luôn được chú ý vì lòng nhiệt thành của họ. Lời rao giảng của Gioan Tẩy giả đã vang dột đến miền này và ông có nhiều môn đồ người Galilê.

"Lúc ban sáng": cách đọc này không chắc. Nhiều thủ sao đáng tin (Sinaiticus, L.W ...) lại viết prôtos (premier, thứ nhất). Nếu cách đọc sau là đúng, thì câu văn muốn nói: Anrê là người thứ nhất đã tìm gặp anh của mình (idion) -Hiểu ngầm rằng người bạn của ông sau đó cũng đã tìm gặp anh của y, tức là Gioan đã dẫn Giacôbê đến và như thế là ở đây ta mặc nhiên có tên 4 môn đồ đầu tiên được gọi tên bờ hồ (theo Tin Mừng Nhất lãm). Cách đọc này có vẻ tinh vi quá! Đa số các thủ sao đáng tin khác (P.66, P.75, Sinaiticus colÚrecteur A. B. X...) lại viết là prôton (trước tiên, d'abord). cách đọc này có ý nghĩa hơn và được giải thích dễ dàng là để chỉ cuộc gặp gỡ đầu hết trước cuộc gặp gỡ ở câu 43 và 45 : Trước tiên Anrê đi tìm Phêrô (nghĩa là trước lúc làm bất cứ chuyện gì khác), còn môn đồ kia làm chi, chẳng thành vấn đề. Sau cùng, hai bản dịch cổ kính nhất là bản Cựu Latinh và Cựu Syriát lại viết mano (lúc ban sáng), tương ứng với prôi trong nguyên bản.

Cách đọc này được giữ lại trong BJ (Mollat), Boismard, pernard... Cho dù ít được xác nhận, nó vẫn là tuyệt vời nhất vì xác định thời gian theo tinh thần của cả phần này, phần mà

nhiều đoạn khởi đầu với một ghi chú thời gian: ngày hôm sau, lúc còn sớm hay lúc tảng sáng, Anrê vội vã đi thông báo tin vui rằng ông đã khám phá được Đấng Messia. Dẫu sao, về phương diện phê bình văn bản, cách đọc prôi quá ít chắc chắn, đến nỗi người ta phải ngạc nhiên khi thấy vài tác giả nổi tiếng chuộng nó hơn. Do đâu vậy?

Cách đọc Prôi hiển nhiên ám chỉ là người ta đã đi sang một ngày mới trong cái "tuần, khai mạc mở đầu Tin mừng Gioan: đúng thế, các câu đi trước xác định công chuyện đã xảy ra vào lúc 4 gtờ chiều, thành thử ghi chú "lúc còn sớm" đưa về ngày hôm sau. Điều này giúp đạt được con số bảy trúng cách tính thời gian ở những trang đầu Tin mừng Gioan, cách tính gợi lên sự đối xứng biểu tượng giữa lúc khởi đầu việc sáng tạo (trong 7 ngày) và lúc khởi đầu việc tái tạo do sự xuất hiện của Chúa Gtêsu. Theo ý chúng tôi, đấy là lý do chính khiến Boismard và nhiều tác giả khác chọn cách đọc prôi thay vì protos hay prôton. Nhưng quả là luôn luôn nguy hiểm nên chỉ dựa vào những giả thuyết thần học để chọn một cách đọc cho bản văn. Trên quan điểm khoa học, cách đọc prôi hầu như không thể chấp nhận được. Nhưng phải chăng vì thế mà phải loại bỏ sự đối xứng thật hấp dẫn giữa Gioan và Sáng thế, sự đối xứng được tăng cường do việc Tin mừng thứ 4 cũng chấm dứt bằng một tuần lễ được tính toán kỹ lưỡng? (Ta có thể so sánh thêm: cuối tuần đầu tiên của sứ vụ, "Chúa Giêsu biểu lộ vinh quang người'' bằng việc làm phép lạ đầu tiên trong 7 dấu chỉ thánh sử kể lại; cũng thế, cuối tuần sau cùng của sứ vụ trần gian. Chúa Giêsu "biểu lộ vinh quang" bằng việc hoàn thành dấu chỉ thứ 7, dấu chỉ lớn nhất, là cuộc phục sinh của Người) : phải chăng phải loại bỏ tính cách biểu tượng tuyệt vời đó chỉ vì lý do là cách đọc prôi không thể chấp nhận ? Vài tác giả hình như nghĩ vậy, nên đành hy sinh cách đọc chắc chắn hơn. Tuy nhiên, chúng tôi thiết tưởng rằng có thể loại bỏ cách đọc prôi để khỏi cưỡng ép bản văn mà vẫn giữ được lối biểu tượng như ta vừa trình bày.

Đúng thế, dù đọc protos hay prôton, thì cũng phải có một quãng thời gian giữa câu 39 là 43. Hình như Anrê và người môn đồ vô danh đã đàm thoại lâu giờ với Chúa Giêsu, khá lâu đủ để có được xác tín hồ hởi rằng Chúa Giêsu là Đấng Messias. Thế mà ta biết cuộc đàm thoại đã chỉ bắt đầu từ 4 giờ chiều và, đàng khác, rằng ngày tiếp theo chỉ bắt đầu 2 giờ sau đó (vì ngày hôm sau, theo người Do thái đương thời, là luôn bắt đầu lúc mặt trời lặn). Thành ra thực là hữu lý khi giả thiết cuộc đàm thoại đã kéo dài trong đêm khuya và nhu vậy giai thoại tiếp theo liên quan đến Anrê và Simon có lẽ đã xảy ra vào sáng hôm sau. Và lúc đó Anrê vội vàng tìm anh trước khi làm việc gì khác (cái chữ trước tiên này quay về prôton là cách đọc đáng tin hơn cả). Như vậy ta có thể giữ được cách tính 7 ngày, dù phải loại bỏ cách đọc lúc ban sáng (prôi) của BJ.

"Chúng tôi đã gặp Đức Messia": "Gặp (heuriskein) sẽ được lồng nhiều lần trong phần này và phần kế tiếp (ch.2-4). Anrê "gặp" Phêrô, báo với ông rằng họ đã "gặp" Đấng Messia; cả hai gặp" Philíp, Philíp lại gặp Nathanaen và báo tin là mình đã "gặp" Đấng Messia. Việc lặp lại cùng một động từ để diễn tả một thực tại hoàn toàn khác với ý nghĩa thứ nhất của động từ, chứng tỏ một cách nào đó sự nghèo nàn của ngữ vựng Gioan. Tuy nhiên việc này hình như muốn ngụ ý: sự gặp gỡ và khám phá Đấng Messia khiến cho những ai đã gặp được Người đều muốn làm cho những kẻ mình gặp sau đó cũng khám phá ra Người. Ở trong Tân ước, chữ Messias (hy hóa chữ Mâsiah) chỉ được Gioan dùng nơi đây và 4,25 thôi. Nhưng thì thánh sử dịch ra Hy lạp là Christos. "Ngươi sẽ được gọi là Kêpha": Kêphas (hy hóa chữ kêphâ, tảng đá) là một tên biểu tượng mà ý nghĩa sẽ được hiện rõ về sau. Cũng như chữ rabbi (c.38) và Messias (c.41), tên của Phêrô được trích dẫn bằng tiếng Aram một cách ngoại thường, khiến chợt trong đoạn văn này đã có đến 3 tiếng Aram. Ta có cảm tưởng là Gioan suy nghĩ bằng tiếng Aram hay ít nhất quen với những thành ngữ Aram.

KẾT LUẬN

Trong trình thuật này có các yếu tố chính của một cuộc trở lại: sự gặp gỡ với đích thân Chúa Giêsu (chứ không phải là một trần thuyết về (Chúa Kitô), sự khám phá nơi Người một con người có cái gì khác hẳn, và cuối cùng là sự thay đổi vận mạng.

Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG

1. "Các ngươi tìm gì? (1,38). Trong Tin mừng thứ 4, đây là lời nói đầu tiên của Chúa Giêsu: một câu hỏi. Cũng là lời đầu tiên Người ngỏ với chúng ta. Nó đưa chúng ta về lại với chính mình, mời gọi, chúng ta sáng suốt, tự do lựa chọn. Chúa Giêsu không để ta đi theo Người lâu ngày chỉ vì lời chứng của một kẻ khác (dù là của Gioan Tẩy giả), vì hiếu kỳ hay vì thói quen; Người muốn ta lưu tâm, ý thức, và vì thế Người hỏi ta: "Các người tìm gì?". Dĩ nhiên người biết ta tìm gì, nhưng trước khi trả lời những thắc mắc hay khát vọng của ta, Người bắt ta hãy ra khỏi sự lãnh đạm, vô tình tự nhiên. Câu hỏi đầu tiên Hội Thánh đặt cho ta khi lãnh bí tích Rửa tội cũng tương tự: "con xin gì?" và ta đã thưa "Xin đức tin". Đó cũng là điều là hai môn đồ đã trả lời tự thâm tâm khi muốn đi theo Chúa Giêsu đến nơi ở củ a Người.

2. "Họ thưa Người: Rabbi, Ngài ở đâu?". Lờl đáp trả của ta cũng phát biểu dưới hình thức câu hỏi. Nhưng một điểm căn bản bây giờ đã sáng tỏ: chúng t.a tìm nơi Người lưu trú. Người là ai, chúng ta còn chưa biết hay chúng ta chỉ lờ mờ linh cảm: ít nhất là một vị thầy. Ta trực giác tiên khởi của ta phải được xác định hay đào sâu hơn; việc tiếp xúc đầu tiên phải được bén rễ sâu trong một mối thân tình càng lúc càng đậm. Kẻ đối thoại gặp gỡ trên đường trở thành vị thầy mà ta thăm hỏi nơi cư trú, mà ta muốn đến làm môn đồ. Trước hết, ta phải đi theo Người tới nơi Người ở đã, rồi con người của Người sẽ được mặc khải cho ta.

3. Sau khi theo Chúa Giêsu và ở lại bên Người một ngày, Anrê đã thấy, đã gặp được kẻ ông đi tìm: không phải một Rabbi, nhưng là Đấng Messia. Ông chẳng giữ riêng cho mình khám phá đó, nhưng trở thành tông đồ thừa sai cho anh và đem anh tới gặp Chúa (c.42). Không một tranh luận nào giữa hai anh em, không một lý luận nào của Anrê nhằm thuyết phục Simon, nhưng chỉ là một lời quả quyết đơn giản. Như Anrê đối với Gioan Tẩy giả, Simon tín nhiệm vào em mình. Như các môn đồ, đức tin của ta vào Chúa Giêsu cuối cùng đặt cơ sở trên một cuộc gặp gỡ thân tình với Chúa; nhưng đức tin đó luôn khởi phát từ đức tin của một người anh em, của một cộng đoàn gia đình và Giáo Hội, từ sinh chứng của một người ta tín nhiệm và mến yêu. Tín nhiệm và đức tin là hai chữ cùng một gốc.

4. "Chúa Giêsu nhìn ông và bảo: Ngươi là Simon, con của Gioan, ngươi sẽ được gọi là Kêpha, nghĩa là Đá" (c.42). Một cách dễ dàng, tức khắc, cái nhìn của Chúa Giêsu thấu suốt nơi sâu thẳm của con người mới đến. Ơn gọi của kẻ này ngay từ phút đầu tiên đã được xác định: ông đổi tên và như vậy, theo quan điểm Thánh Kinh, đổi cả nhân cách, cả con người. Ông trở thành kẻ Chúa Giêsu gọi tên Phêrô (Đá). Đó là quyền ưu tiên tuyệt đối của lời Chúa mời gọi trên tất cả những thiên tư tự nhiên hay giải thích chủ quan của con người. Cũng thế, ngay từ lời đầu tiên Người ngỏ với ta. Chúa Kitô biến đổi ta tận gốc và, bắt lấy tương lai ta ngay tức khắc và toàn diện mà có lẽ ta còn chưa ý thức. Từ những Simon, những cá nhân mang một nhãn hiệu như mọi người, chúng ta nhận đức tin gọi đích thực, cá tính độc đáo và sứ mệnh đặc biệt của ta. Chúng ta trở thành kẻ phục vụ nơi người : Kêpha, nghĩa là Đá, là nền tảng và rường cột của Giáo Hội. Ai trong ta dám đoán trước được điều này ? Khi gọi ta, Chúa Giêsu mặc khải cho ta biết đối với Ngài ta là ai, có thể là ai, phải là ai: là người tốt hơn và đẹp hơn ta tưởng.

5. Đã lần nào ta có ý nghĩ sẽ đưa một người đến gặp gỡ Chúa Giêsu chưa? Như Gioan Tẩy Giả, ta biết Chúa Giêsu là ai ; như Anrê, ta đã gặp Đấng Cứu thế. Ta có ưu tư để đừng giữ riêng cho ta sự khám phá này không?. Để có thể mời gọi một người trong anh em ta, có lẽ Chúa đang chờ đợi ta đem họ đến gặp Người.

Noel Quession - Chú Giải

CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN

Ga 1,35-42


Mùa Phụng vụ được cấu trúc dựa theo hai lễ lớn : Giáng sinh và Phục sinh. Mỗi "thời điểm đặc biệt" trên lại được một thời gian chuẩn bị trước, gọi là Mùa Vọng và Mùa Chay, và được kéo dài theo sau bằng Lễ Hiển Linh và Mùa Phục Sinh.

Ngoài hai giai đoạn mang tính lễ bi quan trọng này, thời gian phụng vụ trong năm trở nên "thông thường" hơn, đó là các Chúa nhật xem ra ít sắc thái hơn. Tuy nhiên, đó không phải là những Chúa nhật tẻ nhạt, kém phong phú đâu. Đời sống của ta không chỉ bao gồm những thời gian đặc biệt. Cần phải biết chấp nhận cả những chuỗi ngày bình thường nữa.

Sau những ngày lễ hội Giáng sinh và Năm mới, hôm nay chúng ta lại bước vào một chuỗi dài các Chúa nhật, qua đó Giáo hội trình bày cho ta cuộc đời trưởng thành của Đức Giêsu .

Hôm sau, ông Gioan lại đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông".

Đây là biểu tượng cho "nếp sống thường ngày", bắt đầu lại mỗi buổi sáng, bề ngoài có vẻ tầm thường, lu mờ, ảm đạm... cứ khởi sự lại hoài hoài, nhưng thực sự có phải chỉ dẫn ta đến buồn chán hay không ?

Đâu phải vậy, chính trong bối cảnh tẻ nhạt đó, thông thường xem như "không có cái gì xảy ra", thì lại sắp phát sinh cái mới mẻ ! Không có buổi sáng nào tầm thường cả.

Thiên Chúa đều hiện diện ở đó. Hôm nay, một điều gì đó sẽ xảy đến.

Thánh Gioan đã có ý soạn thảo chương thứ nhất Tin Mừng của ông, như một "Tuần lễ đầu tiên" : chủ yếu là gây chú ý "buổi khởi đầu của Đức Giêsu. (Ga 1,19) đó là ngày thứ nhất. Một phái đoàn Do Thái đến chất vấn Gioan Tẩy Giả tại sông Giođan.

Ga 1,29 : Ngày thứ hai "Hôm sau, Gioan Tẩy Giả xác định Đức Giêsu là Chiên Thiên Chúa.

Ga 1,35 : Ngày thứ tư, "Hôm sau, Đức Giêsu kêu gọi thêm hai môn đệ khác.

Ga 2,1 : Ngày thứ bảy, "Ba ngày sau", phép lạ đầu tiên đã xảy ra tại tiệc cưới Ca-na, qua đó Đức Giêsu biểu lộ vinh quang của Người và các môn đệ tin vào Người.

Qua các dàn dựng như trên, Thánh sử Gioan muốn báo cho chúng ta một "Tin Mừng" : đây là một cuộc sáng thế mới, một cuộc tạo dựng mới được khởi sự, một việc lặp lại trang đầu tiên của Kinh Thánh. Toàn thể "mạc khải" như kêu lên cho chúng ta biết : Không, thời gian không thể tầm thường, tẻ nhạt, buồn chán. Chính thời gian sẽ phát sinh ra điều mới lạ căn bản, thới gian luôn mang chứa năng lực sáng tạo, thời gian sẽ thực hiện công cuộc Tạo dựng.

Đối với tôi mỗi buổi sáng có mang lại một điều gì mới mẻ không ?

Lạy Chúa, xin giúp con biết chăm chú đến những gì sắp gây ra đến "biến cố" sắp xảy đến thường gây bất ngờ cho con, Lạy Chúa, mỗi ngày, Chúa đang chờ đợi con.

Thấy Đức Giêsu đi ngang qua, ông lên tiếng nói : "Đây là chiên Thiên Chúa".

Vâng, Gioan Tẩy Giả giới thiệu Đức Giêsu, và đã khiêm tốn tự xóa nhòa đời mình trước Đấng mà ông loan báo : ông sắp chuyển giao các môn đệ của mình. Họ sẽ rời bỏ Gioan Tẩy Giả để theo một ông Thầy khác. Tước hiệu đầu tiên trên đây, được dành cho con người mà cho tới nay, vẫn được coi là chàng thợ mộc Na-da-rét, có ý nghĩa gì ? Chàng là "Chiên Thiên Chúa" sao !

Đó là tên gọi mà ta thường hát đi hát lại trong mỗi thánh lễ Dưới tên gọi để chúng ta mặc cho nó một ý nghĩa nào ? Gioan Tẩy Giả nhằm nói lên điều gì ? Ta chỉ cần gợi lại toàn diện bối cảnh Do Thái lúc đó. Tước hiệu này thực sự là bước "chuyển tiếp" từ Cựu ước sang Tân ước ; đó là vị ngôn sứ cuối cùng và là chứng nhân đầu tiên Đức Giêsu Kitô. Vào ngày lễ Vượt qua, mỗi gia đình Do Thái giết một con chiên và lấy máu bôi lên cửa nhà mình trong lúc dùng bữa cơm tối : đó là biểu tượng cho công cuộc "giải phóng" ít-ra-en. Ngoài ra, từ "con chiên" trong tiếng A-ra-mên, ngôn ngữ Đức Giêsu sử dụng, cũng có nghĩa là "tôi tớ". Mọi người Do Thái sùng đạo đều mang trong đầu lời sấm nổi tiếng của ngôn sứ I-sai-a (53,7), giới thiệu "người Tôi tớ của Thiên. Chúa" hoàn hảo như "một con" chiên bị người ta dẫn tôi lò sát sinh mà không mở miệng kêu than". Vậy Đức Giêsu đã được chỉ định như Đấng sắp bị người ta sát tế trong thinh lặng, sắp vì yêu mà hiến mạng sống mình để xóa bỏ tội lỗi trần gian. Theo tập truyền Do Thái thời Đức Giêsu, người ta thường nói tới một "con chiên Chúa", có thể mọc sừng cừu đực và lãnh trách nhiệm "bảo vệ cả đoàn chiên". Ngoài ra, đó cũng là hình ảnh mà Gioan sử dụng lại trong sách Khải Huyền, khi ông giới thiệu Con chiên, được chọn từ đoàn chiên, đảm trách việc bảo vệ các anh em mình, tấn công và đánh tan kẻ thù ( Kh 6,16-7-17,14). Chúng ta có đi quá xa bài thánh ca dịu dàng "Đây Con chiên vô cùng hiền lành" không ! Thực ra, Chiên Thiên Chúa nơi chúng ta ca ngợi trước khi trước lễ không phải là hình ảnh con vật dịu hiền, trìu mến và vô hại . . . Đúng ra đó là hình ảnh một kẻ giao chiến hiếu thắng nhưng phải đổ đầm đìa máu huyết để cứu thoát chúng ta khỏi bất hạnh !

Đó là cách thức Gioan đã giới thiệu Đức Giêsu như thể ngay ngày thứ ba khởi sự đời sống công khai của Người.

"Hai môn đệ nghe ông nói đều đi theo Đức Giêsu".

Tôi có thể hình dung ra cảnh tượng trên. Đức Giêsu đang bước đi trên một con đường mòn dọc theo bờ sông. Hai người theo gót chân Người, thái độ nhút nhát, vẻ hồi hộp... Họ chưa gặp Người bao giờ. Đó là một người lạ mặt. Những gì sắp xảy ra đây ?

Thật là quá "liều" khi theo một người lạ như thế . Có lẽ, đây là một cuộc mạo hiểm. Nhưng những cuộc hành trình vĩ đại đều bắt đầu như thế cả, vì nhờ đó mới mở ra một con đường mới.

"Đức Giêsu quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì hỏi..."

Đức Giêsu đã nghe thấy bước chân họ đạp trên sỏi đá, phía sau Người. Người quay lại. Tôi thử quan sát cảnh tượng này. Đây cũng là "cái nhìn đầu tiên" của Đức Giêsu đối với những người lạ mặt...

"Các anh tìm gì thế ?"

Đây là lời đầu tiên" của Đức Giêsu được ghi nhận trong Tin Mừng thánh Gioan. Câu hỏi này Đức Giêsu muốn đặt ra cho mọi người. Hôm nay, Người cũng đang hỏi tôi như thế. "Bạn tìm đó ? Bạn đặt cho đời mình ý nghĩa nào ? ước muốn của bạn là gì ?

Ta cần ghi nhận, sự can thiệp đầu tiên của Đức Giêsu không phải là một "khẳng định", nhưng là một "câu hỏi'. Vì thực ra, để đến với Đức Giêsu, cần phải có thái độ "cởi mở", không thể "khép kín" trong một hệ thống đóng khung, như các "tư tế và trợ tế" đã đến gặp Gioan Tẩy Giả. (Ga. 1,19). Đối với những loại người này, cuộc đối thoại đã sớm kết thúc vì thực ra họ không "tìm cái gì cả". Lời đầu tiên của Đức Giêsu muốn lưu ý ta rằng, điều kiện trước hết để làm phát sinh và đào sâu đức tin, phải là thái độ "tìm kiếm, Đức tin trước hết phải là thái độ tìm hiểu đạo : đó là một cuộc kiếm tìm, một câu hỏi. "Lạy Chúa, Chúa là ai ?", kẻ nào cho mình biết tất cả, sẽ bị khựng lại trong những xác tín của mình, sẽ không bao giờ tiến bộ được. "Không có Thiên Chúa ! - Bạn có tin chắc như thế không ? Thiên Chúa hiện hữu. Người là Đấng này . . Đấng kia - Bạn có xác tín như thế không ?". Một triết gia tầm cỡ như Descartes đã nói : "Muốn cho khoa học tiến bộ, cần phải biết "hồ nghi". Cũng vậy, cần phải biết "đặt câu hỏi", như một thứ điều kiện để phát triển đức tin. Còn Péguy đã diễn dịch như sau : "Có những tâm hồn hoàn toàn khép kín, không để một ngõ ngách nào cho ân sủng thâm nhập. Không có chỗ có thể "thấm ướt" được, thì làm sao có thể tiếp thu. . . " .

Lạy Chúa, xin ban cho tâm hồn chúng con biết mơ mộng, biết kiếm tìm.

Họ đáp : 'Thưa Rap-bi, (nghĩa là thưa Thầy) Thầy ở đâu ?". Người bảo họ : "Đến mà xem".

Tìm kiếm... bước theo... Cư ngụ... đó là ba thái độ cốt yếu của tình yêu. Tôi có kiếm tìm Thiên Chúa không ? Tôi có theo vết chân Người không ? Tôi có luôn ở cùng Thiên Chúa không ? Đức Giêsu đáp lại lòng mong muốn, thái độ kiếm tìm của họ. Nhưng, cách đáp trả của Người luôn tôn trọng tự do của họ : "Hãy đến mà xem ?" Đức Giêsu không bó buộc các ông đi theo. Người không phải là một nhà tuyên truyền, một người quảng cáo, khi cần thiết có thể tìm mọi cách và áp lực người ta hoán cải. Phần tôi, cách tôi sử dụng để trình bày đức tin như thế nào ?

"Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. Lúc đó vào khoảng bốn giờ chiều".

Có những từ mà Gioan không những gặp đi lặp lại.

Không phải ông nghèo ngữ vựng, nhưng ông chú ý sử dụng vậy. Nhờ cách lặp đi lặp lại như thế, ông có thể diễn tả bước tiến của "người môn đệ" : "kiếm tìm"(1.38), "đến xem" (1, 39 và 46), "quan sát" (l.39 và 41), "gặp thầy" (1.41 và 45), "bước theo" (l.37,38,40,43) "ở lại" (l.38,39).

Gioan Thánh sử là một trong hai người đã bước theo Đức Giêsu. Kỷ niệm của ông rất chính xác, như kỷ niệm lần đầu gặp gở của hai người yêu nhau. Ong ghi lại cả giờ giấc sự kiện đó đã diễn ra vào lúc "bốn giờ chiều', (thời đó người ta gọi đó là giờ thứ mười). Hôm đó, họ đã trao đổi với nhau những gì ? Hẳn là hai ông đã kể lại đời sống, những khát vọng, những mong ước, thái độ "tìm kiếm" của họ. Còn Đức Giêsu, có thể Người đã nói cho họ biết về những dự tính, những ước muốn riêng của Người.

"Ông Anrê, anh ông Si-mon Phêrô, là một trong hai người đã nghe ông Gioan nói và đi theo Đức Giêsu. Trước hết, ông gặp em mình là ông Si-mon và nói : "Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a, nghĩa là Đấng Kitô".

Một nét đặc thù đáng ghi nhận, đó là lời mời gọi của Thiên Chúa, hay "ơn gọi", thực tế được truyền đến tai con người, nhờ các mối tương quan nhân loại. Để nghe được lời mời gọi của Thiên Chúa, cũng cần phải chăm chú tới tiếng gọi của con người. Đó là những trường hợp của Gioan Tẩy Giả, trước hết ông gọi An-rê và Gioan. Rồi đến lướt An-rê và Gioan lại kêu gọi Si-mon. Sau này, Phi-lip-phê cũng sẽ mời gọi Na-tha-na-en như thế. .

Tôi có nuôi tư tưởng khi có dịp sẽ hướng dẫn một người nào đó tới gặp gỡ Đức Giêsu không ? Khám phá ra Đức Giêsu rồi, tôi có lo truyền đạt cho kẻ khác hay chỉ biết giữ riêng cho mình ?

"Ông dẫn em mình đến gặp gỡ Đức Giêsu, Đức Giêsu nhìn ông Si-mon và nói : "Anh là Simon, con ông Gioan. Anh sẽ được gọi là Kê-pha", "tức là Phêrô".

Trở nên môn đệ, nghĩa là "thay đổi" đời sống. . . đó là bước vào một, cuộc phiêu lưu mới, trở nên một "con người mới". Đó là ý nghĩa việc đổi tên cho Si-mon. Đối với các môn đệ đầu tiên, mỗi khi hồi tưởng lại, các ông đều cảm thấy việc thay đổi đời sống của mình thật là phi thường .

Đó là khởi đầu cho một định hướng hoàn toàn khác lạ trong đời sống của các ông. Trong não trạng của người Sê-mít, việc đổi tên cũng có nghĩa là, Thiên Chúa hoàn toàn ảnh hưởng trên Si-mon Phêrô. Những con người đó đã "tìm kiếm" Đức Giêsu, đúng vậy ? nhưng chính Đức Giêsu cũng kiếm tìm họ... Chinh Người khởi xướng trước nhờ "ân sủng" kỳ diệu của Người. Ơn gọi : vừa là tiếng kêu gọi của con người... vừa là lời mời gọi của Thiên Chúa.


Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

" Họ xem chỗ Người ở và ở lại với Người "


BÀI TIN MỪNG : Ga 1, 35 - 42

I . Ý CHÍNH :

Hai môn đệ của Gioan Tiền sứ đi theo Chúa Giêsu để rồi cùng với Simon và mấy tông đồ khác trở thành nòng cốt cho tông đồ đoàn của Chúa sau này . Ở đây qua việc tiên báo cho Simon, Chúa Giêsu bắt đầu đặt nền móng cho Giáo hội sơ khai .

II . SUY NIỆM :

Sau khi Gioan Tiền sứ giới thiệu Chúa Giêsu trong biến cố chịu phép rửa thì đây là ngày thứ ba cũng là ngày thứ nhất trong công vụ của Chúa Giêsu .

1 / " Gioan đang đứng với hai người " :

Gioan Tiền sứ khi đi rao giảng có nhiều môn đệ theo . Lúc này Gioan đang đứng với hai người là Anrê và người kia là Gioan tông đồ sau này .

" Nhìn theo Chúa Giêsu đang đi và nói " : lúc chịu phép rửa, Chúa Giêsu tự đến với Gioan, ông nhìn thấy Chúa Giêsu từ đàng xa đã mau mắn giới thiệu Chúa Giêsu cho hai môn đệ của mình . Lúc này Chúa Giêsu bắt đầu công khai sứ vụ rao giảng của Người .

2 / " Đây là Chiên Thiên Chúa " :

Giới thiệu Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, Người mà mọi người đang mong đợi . Chiên Thiên Chúa có nghĩa là Con Chiên bị sát tế dâng lên Thiên Chúa . Chúa Giêsu chịu chết để cứu chuộc nhân loại theo ý của Thiên Chúa Cha, được ví như Con Chiên Thiên Chúa .

3 / " Hai môn đệ nghe ông nói liền đi theo Chúa Giêsu " :

Lời tuyên bố của Gioan Tiền sứ đã khiến cho hai môn đệ quyết định rời bỏ thầy mình mà theo Chúa Giêsu .

Ở đây gợi lên ý nghĩa : ơn gọi được khơi dậy do một trung gian . Vì Gioan Tiền sứ không phải là ánh sáng, nhưng ông là chứng nhân của ánh sáng . ( Ga 1, 8 - 3, 3 ) .

4 / " Chúa Giêsu ngoảnh mặt lại thấy ho " :

Chứng tỏ Chúa Giêsu biết các ông đang theo mình, nhưng Người muốn đặt câu hỏi " Các ông tìm gì ? " để đòi hỏi các ông phải ý thức việc mình làm trong sự tự do lựa chọn bằng cách tuyên xưng lòng khao khát, ước mong muốn gặp Người .

Ở đây cho chúng ta thấy ý nghĩa : theo Chúa không phải là vâng lời tối mặt, không phải là vô tình tự nhiên, nhưng là ý thức, có lưu tâm và tha thiết với Chúa .

5 / " Họ thưa với Người : Rabbi, Thầy ở đâu ? " :

Rabbi là danh xưng dành cho các nhà tiến sĩ luật . Đây là danh xưng có tính cách kính trọng đối với Chúa .

" Thầy ở đâu ? " : Câu hỏi tỏ ý muốn gặp Chúa . Muốn gặp ai thì có ước mong muốn biết rõ về người đó . Muốn quản lý ai thì cần biết cả lý lịch về người đó .

6 / " Người đáp : hãy đến mà xem " :

Chúa Giêsu chấp nhận và đưa hai ông đến chỗ Người ở .

" Hãy đến mà xem " : biểu lộ ý nghĩa không thể biết Đức Giêsu ở đâu, nếu không đích thân đến xem Người . " Xem " : không chỉ nói lên việc xem thấy thể lý bằng mắt, nghĩa là chứng kiến từ bên ngoài nhưng là kết quả của một nhận thức và thấu hiểu bằng tâm tình, trí hiểu và cảm nghiệm của đời sống về một thực tại thiêng liêng tức là thiên tính của Đức Giêsu . Vì " Ai từ chối tin vào Con sẽ chẳng thấy sự sống " ( Ga 3, 36 ) .

7 / " Họ đã đến và xem chỗ Người ở và ở lại với Người " :

Chúa Giêsu đưa các ông về nhà và nhờ đó các ông được thấy, được nghe, được hiểu biết và được sống với Chúa .

Các ông được cảm hoá và chinh phục khiến các ông lưu lại với Chúa để sau này các ông theo Chúa làm tông đồ .

Sự lưu lại với Chúa có ý nghĩa hiệp thông với Người " Như cành nho không thể tự sinh trái nếu không lưu lại trong thân nho, thì các ngươi cũng vậy, nếu không lưu lại trong Ta " ( Ga 15, 4 ) .

8 / " Lúc đó chừng giờ thứ 10 " :

Dân Do thái chia ngày thành 12 giờ tính từ giờ thứ nhất cho đến giờ mười hai . Vậy 10 giờ tức 4 giờ chiều .

Trong Do thái giáo quan niệm số mười tượng trưng con số hoàn hảo, nên mười giờ ở đây mang ý nghĩa là giờ của sự hoàn thành và đánh dấu khởi đầu công việc của Chúa Giêsu ( Ga 9, 4 ; 12, 35 ; 11,9 )

9 / " Anrê em ông Simon Phêrô " :

Anrê và Simon là hai anh em quê thành Bétsaiđa thuộc xứ Galiê, một thành ở Đông Bắc hồ Tibêria Những người trong thành vẫn ấp ủ sự mong đợi Đấng Cứu Thế . Những người ở đây được tiếng là nhiệt thành hăng hái . Vì thế những lời giảng dạy của Gioan Tiền sứ đã vang dội tới miền này khiến cho nhiều người ở đây đi theo Gioan .

10 / " Chúng tôi đã gặp Đấng Messia, nghĩa là Đấng Kitô " :

Kitô có nghĩa :

+ Trong Cựu ước dùng chỉ các vua được dân chúng chọn, sau này cũng áp dụng cho các thượng tế ( Xh 29, 7 ; Lv 21, 10 ) các tổ phụ ( Tv 105, 15 ) các tiên tri có nghĩa là " Được sức dầu " .

+ Trong Tân ước được áp dụng cho Chúa Giêsu . Danh từ này nói lên chức vụ làm vua, làm tư tế và tiên tri của Chúa Giêsu, Chúa Giêsu rao giảng, tế lễ và dẫn dắt dân .

11 / " Ông dẫn anh mình tới Chúa Giêsu " :

Sau khi đã gặp được Đấng Cứu Thế, Anrê đã không giữ cho mình khám phá đó, nhưng đã trở thành vị tông đồ thừa sai cho anh và đưa anh tới gặp Chúa .

12 / " Chúa Giêsu nhìn Simon " :

Đây là cái nhìn của Chúa Giêsu thấu suốt nơi sâu thẳm của Simon và mời gọi ông .

13 / " Ngươi sẽ được gọi là Kêpha, nghĩa là đá " :

Đổi tên là việc làm tỏ ra có quyền đối với người đó, cũng như thay đổi địa vị, đổi việc làm ( St 32, 28 ; 17, 5 ; Is 6, 2 ) . Đổi tên cũng có nghĩa là trao phó sứ mạng mới . Câu này ta hiểu được việc đổi tên của Simon khi Chúa đặt ông làm nền tảng Hội Thánh .

III . ÁP DỤNG :

A / Theo ý nghĩa Tin Mừng :

1 / Anrê và Gioan tông đồ là gương mẫu cho việc tìm gặp Chúa để theo Chúa .

+ Có khao khát : hai ông cũng khát mong Đấng Cứu Thế .

+ Có thiện chí : hai ông theo lời chỉ dẫn của thầy mình .

+ Có ý thức : hai ông đến chỗ Chúa ở để thấy Chúa thật sự .

+ Có biến đổi : hai ông cảm phục Chúa, ở lại với Chúa và sau này đã bỏ thầy mình để theo Chúa .

2 / Thái độ của Chúa Giêsu đối với Anrê, Gioan tông đồ và Simon là ý nghĩa của ơn gọi . Ơn gọi là :

+ Ơn nhưng không : Chúa đổi tên Simon thành Phêrô khởi điểm từ Chúa .

+ Ý thức tự do lựa chọn : Chúa không để cho hai ông theo Người chỉ vì lời chứng của Gioan Tiền sứ, nhưng Chúa đòi hai ông phải ý thức việc mình làm bằng cách đến xem Chúa ở .

+ Tăng triển : khát mong tìm gặp, sống với Chúa và tự hiến cho Chúa .

B / Áp dụng thực hành :

1 / Nhìn vào Gioan Tiền sứ :

* Giới thiệu Chúa Kitô cho người khác .

* Khiêm nhường, quên mình khi giới thiệu cho hai môn đệ của mình đi theo Chúa .

* Chúng ta cũng phải giới thiệu Chúa Kitô cho người chung quanh bằng đời sống chứng nhân cho Chúa, sống theo Chúa và thực hành theo tinh thần Chúa dạy .

* Chúng ta cũng phải quên mình khi làm tông đồ, sẵn sàng chịu đựng thử thách, thiệt thòi, miễn sao ý Chúa được thực hiện .

2 / Nhìn vào Anrê và Gioan tông đồ :

* Hai ông có lòng khao khát Chúa, tìm gặp Chúa bằng cách sống với Chúa và theo Chúa làm tông đồ .

+ Chúng ta muốn theo Chúa cũng phải :

* Có lòng khao khát Chúa, mến Chúa thực sự .

* Sống với Chúa, có đời sống nội tâm dồi dào qua việc suy niệm, cầu nguyện, sống Bí tích .

* Theo Chúa qua đời sống tận hiến, không còn đòi gì cho mình nhưng để làm vinh Chúa và cứu rỗi các linh hồn .

* Hai ông rồi bỏ thầy mình là Gioan Tẩy giả mà hai ông hằng quý mến để theo Chúa Giêsu . Chúng ta muốn theo Chúa cũng từ bỏ mọi sự . ..

3 / Nhìn vào Simon :

* Tín nhiệm vào trung gian, Simon tín nhiệm vào em mình .

* Có sự đơn sơ dễ dàng đối với Chúa : ông đã để Chúa chiếm đoạt bằng cách đổi tên .

+ Chúng ta cũng phải tín nhiệm vào các trung gian là những vị bề trên, những vị hướng dẫn, Giáo Hội ...

+ Chúng ta cũng phải tỏ ra thiện chí, sẵn sàng theo Chúa để Chúa uốn nắn đời ta bằng cách thấm nhuần tư tưởng của Chúa để biến đổi dần dần cuộc sống hằng ngày của ta nên giống Chúa hơn .

4 / Nhìn vào Chúa Giêsu :

* Bản thân Chúa rất hấp dẫn : hai tông đồ theo Chúa vì mến phục tác phong của Chúa hơn là giáo lý của Người vì hai ông theo Chúa trước khi biết giáo lý của Người .

* Chúa nhìn Simon bằng cái nhìn thấu suốt truyền cảm .

* Chúa đổi tên cho Simon để tỏ ra là Người có quyền trên ông .

+ Chúng ta cần lôi cuốn người khác theo Chúa bằng tác phong hơn bằng lời nói suông .

+ Chúng ta cần có sự tiếp súc dịu dàng gây thiện cảm với tha nhân qua đời sống nhân bản hoàn hảo .

+ Chúng ta muốn hướng dẫn ai thì cần có đời sống gương sáng cho người đó .


HTMV Khóa X - ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn