Clock-Time

Chú Giải Tin Mừng - Thứ Bảy Tuần I Thường Niên B

Tin mừng Mc 2: 13-17: Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại việc Chúa gọi ông Lê-vi và xảy ra cuộc tranh luận về việc liên hệ với người tội lỗi...
CHÚ GIẢI TIN MỪNG

THỨ BẢY TUẦN I THƯỜNG NIÊN B




Noel Quession - Chú Giải

Tin mừng Mc 2: 13-17


Bài đọc I: NĂM LẺ: Dt 4,12-16

Lời Thiên Chúa là lời hằng sống.

Hằng sống!

Không ngừng, hãy ý thức rằng, khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta không phải là một người đơn độc cần đọc một cuốn sách trong thư viện. Chúng ta là một người bạn đi gặp bạn mình: Kinh nguyện thực sự đặt chúng ta trước Một Người... Chúng ta là 'hai" sống động, giáp mặt.

Tôi ở trước Thiên Chúa sống động! Tôi không ở trước nét mực khô chết. Tôi cảm thấy Hơi Thở Người trên mặt tôi.

Không phải một cuốn sách.. một lời sống động?

Linh nghiệm, sắc bén hơn mọi thứ gươm hai lưỡi.

Người ta mới đề phòng cho chúng ta chống lại sự thiếu đức tin. Khi người ta có ý khước từ sẽ trở nên án quyết, vì lời Chúa không chỉ sống động mà còn linh nghiệm, sắc bén. "Ai bỏ Ta và không nhận lời Ta, chính là lời Ta đã nói ra, sẽ lên án họ trong ngày tận thế" (Ga12,48).

Nó thấu suốt đến nỗi phân rẽ linh hồn với thần trí, gân cốt với tủy não, phân tách tình cảm với ý nghĩ của tâm hồn. Không một tạo vật nào ẩn khuất được trước mặt Chúa, tất cả mọi sự đều phơi tràn và tỏ ra trước mặt của Đấng mà ta phải trả lẽ.

Các hình ảnh cụ thể của bản văn là cái hình ảnh của một chiến hữu bị đánh bại trở thành bất lực, thực sự, bị chế ngự, trần trụi và không tự vệ nổi.

Hỡi ơi, chúng ta thường có chống lại lời Chúa như Giacob ở chỗ cạn Giabốc đã chống lại Thiên Chúa suốt đêm (St 32,23-33). Lạy Chúa, chớ gì lời Chúa hữu hiệu trong con Chớ gì con để cho lời Chúa tác động... thay vì chống lại Xin giúp con biết chấp nhận để lời Chúa phơi bày những ý định thầm kín vànhững tránh né của con... chớ gì lời Chúa biến đổi và đưa con tới quyết định theo Chúa!

Chúng ta có một thượng tế cao cả là Đức Giêsu, Con Thiên Chúa.

Vậy tiếc nuối các tư tế của Đền thờ là vô ích. Chúa Giêsu đã thay thế họ một cách ưu việt: Các lễ tạ ơn khiêm tốn mà các Kitô hữu sơ khai sống cách giản dị trong nhà họ, có giá trị hơn là những phụng vụ long trọng ở Giêrusalem mà người Do Thái tiếc thương.

Vâ tác giả sắp triển khai chủ đề trọng tâm của mình:

Tại sao Chúa Giêsu Kitô lại là vị "tư tế" duy nhất?

Con Thiên Chúa.. đã đi qua các tầng trời.

1. Một đàng, Chúa Kitô là Thiên Chúa.

Sự trung gian của Người không phải là sự trung gian từ bên ngoài như một người môi giới đến tranh luận với hai phe hiện diện. Trong Người, Chúa Giêsu là vị đại diện thần linh: Người thuộc phe Thiên Chúa... Người là Thiên Chúa…Người đã đi qua các đàng trời" (Dt 8,19,21).

Không phải chúng ta có thượng tế không thể cảm thông sự yếu đuối của chúng ta, trái lại, Người đã trong chịu thử thách bằng mọi cách như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi.

2. Đàng khác, Chúa Kitô là Người.

Cả về phía đó,. sự trung gian của Người cũng không phải là ngoại diện. Người thực sự là "đại diện " của nhân loại sẽ giải hòa với Thiên Chúa.

Nên chúng ta hãy tin tưởng chạy đến tòa ơn Chúa.

Đây là kết luận được đề ra.

Bài đọc II: NĂM CHẴN: 1 Sm 9,1-4. 17 - 19.10,1

Sau khi nhấn mạnh tất cả các bất trắc mà người Do Thái có thể gặp phải, khi xin một ông vua, ngôn sứ Samuen đã chấp thuận theo họ.

Theo lời xin của các kỳ mục và của dân chúng, ít ra-en sẽ được một ông vua.

Trong cuộc tranh chấp này, chúng ta học được một điều rất quan trọng. Đó là Thiên Chúa hiện diện nơi mà con người đảm nhận các trách nhiệm trông lãnh vực con người xã hội nghề nghiệp, gia đình, chính trị.

Bề ngoài, Thiên Chúa chiều theo các quyết định của người.

Lạy Chúa, Chúa tỏ lòng tôn trọng chúng con biết bao. Tôn trọng tự do mà Chúa đã ban cho chúng con. Và theo chiều hướng này, Công đồng Vatican II đã nói về quyền tự trị chính đáng của các thực tại trần thế" (G.S. số 36,2).

Nhưng trong khi chấp nhận cho loài người chế độ chính trị như họ đòi hỏi, và để họ tự nhận lấy trách nhiệm, Thiên Chúa còn săn sóc gìn giữ họ đừng quá tin tưởng vào chế độ ấy. Vị vua đầu tiên của ít-ra-en, là Saolê, sẽ không lập nên một vương triều cha truyền con nối... ông sẽ không có đứa con nào nối ngôi. Hơn nữa, ông là kẻ được chọn gần là ngẫu nhiên, và theo như soạn giả bản văn nhấn mạnh, ông được chọn cách quá dễ dàng. "

Mấy con lừa chạy lạc, Kish mới nói với con mình là Sao lê đi tìm chúng. Chính trong quãng đường dài đi tìm lừa, mà tình cờ Sao lê gặp Samuen, người phong vương cho ông.

Các sự việc của loài người thường rất "tương đối'.. Không đáng kể, vụn vặt. Nhưng dầu chúng không đáng gì, cũng cần phải đặt đúng tầm quan trọng của chúng. Nhưng không thần thánh hoạ " chúng, không." tuyệt đối hoá" chúng quá mức. Mọi người chúng ta, nhất là các Kitô hữu, thường có xu hướng tuyệt đối hóa các sự lựa chọn chính trị của mình. Chúng ta sẽ dễ dàng nói rằng Thiên Chúa muốn như vậy hay "Tin Mừng đòi buộc chế độ đó " để biện minh cho cách phân giải riêng tư của mình thưởng thường, chính nhãn quan Kitô giáo về các sự vật sẽ hướng dẫn Kitô hữu chọn một giải pháp nào đó.. nhưng cũng có những tín hữu khác, với cùng một thân độ luôn chân thành, có thể tìm định cách khác; (Công đồng Vatican II: G.S. số 43,3). Chớ gì việc chọn lựa vị thủ 'lãnh đầu tiên của Dân Thiên Chúa, qua "các con lừa cái " của ông Kish, khiến chúng ta cũng cảm thấy đôi chút hài hước trong các cuộc tranh luận chính trị sôi nổi của mình, để biết tương đối hóa chúng.

Ngày hôm sau, Samuen lấy bình dầu và để trên đầu Saolê mà nói: "Nào chăng phải Giavê đã xức dầu cho ông, để ông làm thủ lãnh dân Người sao?

Dù Xem ra tương đối và mang tính nhân loại đến đâu đi nữa, thì việc lựa chọn này đã được Thiên Chúa phê chuẩn.

Lãnh một trách nhiệm, thật là quan trọng. Cần phải có sự giúp đỡ của Thiên Chúa. Ngày xưa , việc này được đánh dấu bằng một nghi lễ "phong vương". nhưng chúng biết rằng,. dầu thánh tượng trưng Chúa Thánh Thần, thâm nhập. người được tôn phong nhờ việc xức dầu. Thật vậy lãnh trách nhiệm luôn cần một ân sủng, một đặc sủng, mà chúng ta phải khiêm tốn nài xin Thiên Chúa cho tất cả những ai chia sẻ một trách vụ nào đó trong nhóm.

Tôi nghĩ về các trách nhiệm mà tôi đã lãnh nhận. Tôi cầu nguyện dựa trên các trách nhiệm ấy, bằng cách nhìn ngắm chúng dưới con mắt Thiên Chúa.

Tôi cũng cầu nguyện cho những người mà tôi có nhiệm vụ săn sóc họ. Lạy Chúa, xin dùng Thần Khí Chúa mà thánh hoá chúng con.

Tôi suy nghi về những kẻ có trách nhiệm chung quanh tôi, trong các nhóm mà tôi lòng tham gia? Tôi cũng cầu nguyện cho họ. Tôi cầu nguyện cho các người mang trọng trách đối với đất nước, trong các nghiệp đoàn, trong giáo hội. Phần vụ của họ; tuy tương đối, những thật quan trọng.

Bài Tin Mừng: Mc 2: 13-17

Chúa Giêsu đi dọc theo bờ biển, toàn dân đến cùng Người và Người giảng dạy họ.

Marcô không có ý sáng tạo. Hầu như ông quen dùng những từ đã có sẵn. Việc lặp đi lặp lại vai trò của Chúa Giêsu như trên, khiến người ta rất cảm kích người giảng dạy.

Khi vừa đi qua Người thấy ông Lêvi, con của Alphê đang ngồi nơi bàn thu thuế. Người bảo ông: "Hãy theo Ta.

Đây là người môn đệ thứ năm được kêu gọi. Chúa Giêsu bổ sung cho Nhóm của Người. Người tuyển chọn một người "thuế quan".

Rôma đã tổ chức việc thu thuế và lệ phí một cách có hệ thống. Cách tổ chức phổ thông, là đặt một nhân viên thu thuế với một đội lính, ngay lối vào thành phố, để thu nhận tiền đóng thuế trên các mặt hàng ra vào thành phố.

Chúa Giêsu kêu gọi một trong những "người thu thuế ", mà dân chúng vẫn khinh thường, Lê vi là một tên khác của Matthêu, người sau này sẽ viết một cuốn Tin Mừng:: ông có thói quen "viết lách", là con người "ngồi bàn giấy" của phòng thu thuế Caphamaum.

Ông liền đứng dậy theo Người. Và xảy ra là khi Người dùng bữa tại nhà ông, nhiều người thu thuế và tội lỗi cùng đồng bàn với Chúa Giêsu và các môn đệ của Người.

Một mạc khải về Thiên Chúa đáng được ghi nhận.

Chúa Giêsu không kết án những kẻ Người đến gần. Người không phân biệt đối xử' với mọi người: Người không buộc và lối mòn xưa cũ quen phân cấp xếp loại theo quan niệm chung thời Người. Đó là một người có tư tưởng quảng bác, khoan dung, và thông cảm.

Tôi cũng là người tội lỗi.

Lạy Chúa, xin cám ơn Chúa vì đã không kết án con, đã đồng bàn với con và đã mời con tới tham dự bàn tiệc Chúa. Con suy nghĩ đến tội lỗi của con cách cụ thể... Lạy Chúa, con biết Chúa hiểu rõ con và không khinh bỏ con.

Xin tạ ơn Chúa.

Những luật sĩ và biệt phái thấy Người ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi.

"Nhóm biệt phái" một thứ hiệp hội, hay phong trào tôn giáo tự cho mình là hiểu thấu Lề luật và Tập quyền hơn người, để việc áp dụng chúng cách chặt chẽ. Đặc biệt theo sát Môsê họ đòi buộc không được tiếp cận với một số người nào đó, để khỏi lỗi phạm luật thanh sạch: họ chủ trương " sống "biệt lập ", là những người liêm khiết , những kẻ sạch.

Lạy Chúa, xin giúp chúng cón xa tránh mọi thứ kiêu căng.

Họ nói với các môn đệ Chúa rằng: "Tại sao Thầy các ông lại ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi.?

Họ nhắm Chúa Giêsu. Nhưng họ lại đặt câu hỏi với các môn đệ Người. Chúng ta bắt đầu nhận ra một nhóm liên đới: "Chúa Giêsu và các môn đệ Người, đang đối mặt với các địch thù.

Trong mọi pha cảnh tiếp theo của Tin Mừng theo thánh Marcô, chúng ta còn nhận ra ba nhóm đang được hình thành.

1. Chúa Giêsu và các môn đệ Người.

2. Đám đông dân chúng..

8. Các địch thù, gồm luật sĩ và biệt phái.

Tôi có kết hiệp với Chúa Giêsu không. Có sống liên đới với Người trong mọi lúc vui buồn?

Nghe vậy, Chúa Giêsu bảo họ: "Những người khoẻ mạnh không cần gì đến Thầy thuốc, nhưng là những người đau yếu. Ta khô ng đến để kêu gọi những người công chính, mà kêu gọi như ng người tội lối."

Người ta đặt vấn nạn với các môn đệ. Nhưng chính Chúa Giêsu lại trả lời. Tình liên đới tác động cả hại phía. Do đó, Chúa Gìêsu bảo vệ Nhóm của Người..

Thái độ của tôi thế nào đối với các tội nhân? Tôi nhẩm lại lời nói của Chúa Giêsu trên đây.


 
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Chúa gọi ông Lê-vi.

HOÀN CẢNH:

Thánh sử Mác-cô ghi lại năm cuộc tranh luận tại Ca-phác-na-um (2,1-3,6). NĂm cuộc tranh luận đó không chỉ liên quan đến những vấn đề lý thuyết, nhưng phát xuất từ những sự việc cụ thể:

1/ 2,1-12:Tranh luận về quyền tha tội.

2/ 2,13-17:Tranh luận về liên hệ với người tội lỗi.

3/ 2,18-22:Tranh luận về việc ăn chay.

4/ 2,22-28:Tranh luận về làm việc xác ngày Sa-bát.

5/ 3,1-6:Tranh luận về việc chữa bệnh trong ngày Sa-bát.

Trong năm cuộc tranh luận này, Mác-cô đặt trọng tâm vào năm lời của Đức Giê-su diễn tả ý nghĩa sứ mạng thiên sai của Người (2,10.17.19.28;3,4).

Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại việc Chúa gọi ông Lê-vi và xảy ra cuộc tranhnluận về việc liên hệ với người tội lỗi.

TÌM HIỂU:

13 " Đức Giê-su lại đi ra bờ biển hồ … ":

Chúa Giê giảng dạy nơi hội đường (1,21), trong nhà (2,1-2), ngoài bờ biển (2,13); nơi nào dân chúng cũng kéo đến với Người rất đông. Chứng tỏ Chúa đã giảng dạy bất cứ nơi nào và cho bất cứ ai.

14 " Đi ngang qua trạm thu thuế …":

Theo tục lệ đế quốc La-mã thời bấy giờ, chíng phủ cho người ta đứng ra thầu thu thuế. Nộp tiền thầu cho chính phủ xong, những người thu thuế được quyền đánh thuế nặng nhẹ tùy ý. Làm một nghề dễ kiếm ăn như thế, mấy ai kiêng cữ được những sự tham lam nhũng nhiễu dân chúng? Người Do Thái ác cảm với bọn thu thuế không chỉ vì tội tham lam mà còn vì họ là tay sai cho đế quốc La Mã nữa.

Việc Đức Giê-su gọi Lê-vi là người thu thuế đi theo Người ở đây là cớ gây ra sự phê bình chỉ trích của người Do Thái, nhất là các kinh sư và biệt phái. Nhưng đó lại là cách bày tỏ lòng thương yêu của Chúa đối với tội nhân.

15 "Người đến dùng bữa tại nhà ông … ":

Bữa ăn hay bữa tiệc thường được diễn tả sự gần gũi thân tình. Ở đây Đức Giê-su và các môn đệ đến dùng bữa tại nhà ông Lê-vi cùng với nhiều người thu thuế và các người tội lỗi, chứng tỏ Chúa bày tỏ tình thương đối với những người tội lỗi. Chính tinh thần này lôi kéo những người tội lỗi đến với Người: "Vì họ đông đảo và đi theo Người".

16 "Những kinh sư thuộc nhóm biệt phái … ":

Vốn có quan niệm chật hẹp, khép kín và khinh rẻ đối với những người tội lỗi, nên khi thấy Đức Giê-su và các môn đệ tiếp xúc thân tình với những người tội lỗi, thì họ đã tỏ ra khó chịu nên họ đã phê bình và chỉ trích Chúa.

17 "Đức Giê-su nói với họ … ":

Để sửa sai quan niệm hẹp hòi của các kinh sư, Đức Giê-su lấy lại một câu ví nhắc lại lời tiên tri Ô-sê (6,6) để nhắc lại cho họ biết Người đến cốt để cứu nhân độ thế.

Chúa ví các kinh sư và các biệt phái như những người tự cho mình khỏe mạnh, tự cho mình là công chính, nghĩa là những người không cần đến thầy thuốc, không cần đến Đấng giải thoát khỏi tội lỗi và ban ơn công chính hóa, vì họ khép kín tâm hồn trước tác động cứu độ của Thiên Chúa. Nhưng đối với những người tội lỗi, Đức Giê-su tỏ mình là thầy thuốc đến cứu chữa tâm hồn họ.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

Câu truyện trong bài Tin Mừng hôm nay, trình bày cho chúng ta thấy lòng nhân hậu từ bi của Thiên Chúa đối với hạng người bị bỏ rơi.

1. Nhìn vào Chúa Giê-su:

a) Xem việc Chúa làm:

- Chúa gọi Lê-vi và đến dùng bữa tại nhà ông: Chúa nêu gương cho chúng ta về lòng khoan dung nhân từ và cách thế tiếp xúc thân tình đối với tội nhân.

- Chúa đồng bàn với những người thu thuế, tội lỗi và các môn đệ của Người: Chúa nêu gương cho chúng ta về cách thế giao tiếp quảng đại, vị tha và thích nghi với mọi hạng người trong xã hội.

- Chúa dạy dân chúng ở bờ biển: Chúa nêu cao bài học cho người tông đồ, cho những người có sứ mạng rao giảng Tin Mừng là phải dạy dỗ mọi nơi, mọi lúc chứ không hạn hẹp ở một nơi nào, lúc nào.

-Đến nghe Chúa giảng có cả những kinh sư và biệt phái là những người đến để rình mò và bắt bẻ Chúa.

Khi đi rao giảng, đi làm việc tông đồ, chúng ta cũng có thể gặp những người tò mò và bới lông tìm vết để bắt bẻ, phê bình ta. Noi gương Chúa, chúng ta phải biết chịu đựng, chấp nhận và tìm cách giúp đỡ họ.

b) Nghe lời Chúa nói:

- Chúa ví các kinh sư và biệt phái như những người khỏe mạnh , không cần đến thầy thuốc.

Để được Chúa thanh tẩy, chữa trị và dạy dỗ, Chúa muốn chúng ta ý thức về thân phận yếu hèn, tội lỗi của mình để khơi dậy lòng tin tưởng và trông cậy vào lòng khoan dung của Chúa.

2. Nhìn vào Lê-vi:

- Lê-vi khi được Chúa gọi, ông đã từ bỏ tài sản, nghề nghiệp, gia đình và chính bản thân mình để đi theo Chúa.

- Lê-vi đã đón nhận tình thương tha thứ của Chúa và ông đã biết đem bạn đồng nghiệp của ông đến với Chúa để được ơn tha thứ. Lê-vi nêu gương cho chúng ta về tinh thần tông đồ: làm tông đồ ngay cho những người thân, những người gần gũi với mình.

-Lê-vi thết đãi Chúa bữa tiệc: nêu gương cho ta về lòng biết ơn Chúa, và đồng thời biết tạo điều kiện để các bạn đồng nghiệp của ông có cơ hội gặp Chúa, nhận biết Chúa và đón nhận tình thuơng tha thứ của Chúa.

3. Nhìn vào các kinh sư vàbiệt phái:

- Họ là mhững người tự mãn, cho mình là công chính, nghĩa là không cần đến ơn giải thoát của Chúa, nên họ đã bị từ chối về ơn cứu độ.

Rút kinh nghiệm, chúng ta cần phải có lòng khiêm nhường và niềm trông cậy để đón nhận lòng khoan dung tha thứ của Chúa.

Như Lê-vi, mọi người chúng ta đều được Chúa mời gọi đi theo Chúa để cảm nghiệm lòng thương xót của Chúa đối với tội nhân và vì chính chúng ta cũng là tội nhân.

 
Hành Trang Mục Vụ - Khoá 10 ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn