Clock-Time

Chú Giải Tin Mừng - Thứ Bảy Tuần VI Mùa Thường Niên

Việc đọc vài trang chọn lọc của sách Sáng Thế kết thúc bằng một trang thư gửi dân Do thái. Một trong những nguyên tắc cốt yếu của Kinh Thánh là “đọc lại" không ngừng những tác phẩm cũ; để hiện đại hoá, cho chúng một ý nghĩa mới, theo ánh sáng những tiến bộ của Mạc khải...

CHÚ GIẢI TIN MỪNG

THỨ BẢY TUẦN VI MÙA THƯỜNG NIÊN

NGÀY 19/02/2022



Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I : NĂM LẺ :  Dt 11,1-7
 
Việc đọc vài trang chọn lọc của sách Sáng Thế kết thúc bằng một trang thư gửi dân Do thái. Một trong những nguyên tắc cốt yếu của Kinh Thánh là “đọc lại" không ngừng những tác phẩm cũ; để hiện đại hoá, cho chúng một ý nghĩa mới, theo ánh sáng những tiến bộ của Mạc khải.
 
NGÀY NAY, chúng ta vẫn cố gắng làm như vậy, mỗi khi suy gẫm lời Chúa. Ta không hề đăt nặng về cổ sử, cả khi ta đọc những tài liệu đã đọc viết từ rất lâu, trong bối cảnh văn chương khác biệt với chúng ta.
 
Anh em thân mến đức tin là một phương thế cho chúng ta nắm được  những điều ta hy vọng.
 
Người ta quá thường định nghĩa đức tin trước hết như một năng lực trí khôn ; làm như "tin", " là cách để có được trong túi một tổng hợp các giáo thuyết. Dĩ nhiên, khía cạnh chạm tới chân lý này không phải là sai. Nhưng nó rất cục bộ. Thực sự đức tin liên quan đến cả con người. Tác giả gửi dân Do thái ở đây trình bày đức tin cho chúng ta như một “năng lực sống " tin là nhắm về tương lai. . . là chiếm hữu điều hy vọng là tiền dự sự sống ngay từ bây giờ.
 
" Là cách thức cho ta biết nhữ'ng điều ta không xem thấy”.
 
Giờ đây thứ đến, khía cạnh trí thức hơn của đức tin : “ta” là nhận biết.
 
Nhưng đây còn là một nhận biết năng động hướng trọn về “sự khác” phần nào  như sự mất quân bình của chân. Phải  nhắc về phía trước và đến vị trí của chân trái, chưa tới. Đức tin thực sự là một loại "nhận thức " mà không biết một "nhận thức trong đêm tối " : như thể ta thấy Đấng vô hình.
 
Nhờ đức tin chúng ta hiểu rằng vũ trụ do lời Thiên Chúa mà cấu thành, nên cái gì hữu hình là bởi vô hình mà có.
 
Cuối cùng, đức tin là khía cạnh "thần linh" của các việc Chúa vô hình , Thiên Chúa kín ẩn. . . dầu vậy vẫn là “nguồn gốc" ' rường cốt" cùng đích" mọi sự. Bề ngoài, vũ trụ có thể bỏ qua Thiên Chúa. Dầu vậy, theo “cái nhìn thứ hai”, chúng ta có thể chiêm ngưỡng Đấng vô hình, hiện diện khắp nơi, và điều đó biến đổi tất cả!
 
Lúc này có thể  là tôi đang ở một mình trong phòng : do người hữu hình, kiểm chứng được. Lạy Chúa, con yêu, Chúa ở đó với con : đó là sự đổi thay từ  cội rễ mà đức tin  thực hiện.
 
Lúc này, những người, cả đoàn đang nhập vào một biến cố, vào cuộc giải phóng hay cuộc thăng tiến : Chúa đó, hữu hình. Lạy Chúa, tạo thành và cứu chuộc, Chúa ở giữa các biến cố để xây dựng chương trình thần linh của Chúa. Đó là điều đức tin có thể cho con thấy.
 
Abel... được chúng thực là công chính... cho dầu ông đã chết, ông vẫn còn lên tiếng : Nhờ đức tin Menoch được cất lên nơi khác để ông  khỏi thấy sự chết. Nhờ đức tin Noe được Chúa cho biết những điều chửa thề thấy... bởi đức tin.
 
Ba mẫu gương này cho thấy các Kitô hữu tiên khởi đã giải thích sách Sáng Thế ra sao. Đối với họ, theo thánh Phaolô, cốt yếu của đức tin  là có thể cứu vớt con người, tách biệt khỏi lề luật: Bên trong lịch sử nhân loại đã nẩy sinh tội lỗi của con người, cũng có một lịch sử kín ẩn của những người tìm Chúa và cố gắng đáp lại ý Chúa. Điều này còn đúng với thời đại chúng ta.
 
Chia sẻ cái nhìn của Thiên Chúa, chia sẻ chương trình của Thiên Chúa đối với thế gian.
 
Dấn thân vào chương trình này Đức tin của chúng ta là thế đó.
 
Bài đọc II : NĂM CHẴN : Gc 3,1 - 10
 
Thưa anh em, đừng có nhiều người trong anh em ham làm thay thiên hạ.
 
Một lời khuyên lạ tai. Nhưng thật hữu ích. Thế là thánh Giacôbê đã chặn đứng nhiều người hay ngứa ngáy muốn “làm thay thiên hạ"... họ muốn sửa đổi tội lỗi và sửa sai các người khác.
 
Ngày nay cũng còn như thế, người ta rất tự phụ mình có chân lý để tố cáo kẻ khác sai lầm vì họ phát biểu khác với ta.
 
Thánh Giacôbê mời gọi ta hãy ở khiêm tốn . Ngài mong các Kitô hữu đừng quá đòi cho mình quyền đảm trách giáo lý đến nỗi có thể bày tỏ một thái độ tự mãn : "Tôi có chân lý, tôi sẽ dạy các bạn học”.
 
Vào thời đại chúng ta, ngôn ngữ thật sự “biến dạng”, nghĩa là nó không còn chỉ một nghĩa duy nhất như thường thì điều quan trọng là phải chấp nhận một sự đa tạp nào đó : tất nhiên cần phải có nhiều cách diễn tả để tiếp cận với chân lý.
 
Như thế chúng ta không nên vội vàng kết án những diễn tả đức tin của họ bằng các ngôn từ khác với ta.
 
Tất cả chúng ta thường hãy vấp ngất trong nhiều cách. Nếu ai không vấp ngã về lời nói thì là người hoàn hảo.
 
Nếu ta biết nhận ra điều đó, chắc hẳn chúng ta sẽ tỏ ra độ lượng với kẻ khác: 'Tôi cũng lầm lỗi. Ngôn từ của tôi luôn mang tính phỏng chừng. Tuy thế tôi biết rõ, mình thành tâm. Như thế, tại sao tôi lỗi trách cứ người khác là ác tâm?
 
Cái lưỡi thật là quan trọng. Thánh Giacôbê sánh nó như cái hàm thiết ngựa, như bánh lái chiếc tàu. Cái lưỡi là một bộ phận nhỏ bé thế mà nó huênh hoang làm được nhiều  chuyện lớn lao.
 
Ngôn  ngữ - truyền thống - lời nói.
 
Là phương tiện căn bản để hai người đối thoại với nhau.
 
Lời nói thật quan trọng, nó nối kết con người, diễn tả tâm tình là phương tiện gây ảnh hưởng.
 
Đối với tôi đây là dịp mời gọi tôi kiểm tra lại tư cách khi nói chuyện hay làm thinh. Tôi đã nói quá nhiều hay chưa đủ ? Tôi có nói đúng sự thật không?
 
Lời nói của tôi có trở nên vô duyên, không mang một ý nghĩa nào không?
 
Cái lưỡi là một tia lửa nhỏ mà làm bốc cháy cả một khu rừng.
 
Chúng ta có đủ ý thức về thiệt hại mà ta có thể gây ra cho người khác vì một lời nói không?
 
Biết bao cặp vợ chồng các bạn hữu, các nhóm người thực sự đã bị đầu độc vì những lời nói hay những sự im lặng xấu ác.
 
Phải chăng xã hội nhìn theo một quan điểm mang tính tập thể hơn, đã không thường bị đầu độc bởi những quảng cáo, tuyên truyền, những ý thức hệ : quyền lực đáng sợ của báo chí. . phim ảnh, bích chương, tạp chí sao!
 
Cái lưỡi, không ai chế ngự được nó.
 
Thật là khó kiểm soát nó.
 
Ta dùng lưỡi mà chức tụng Chúa là Cha chúng ta, ta cũng dùng lưỡi đễ chúc dữ  con người đã được dựng lên theo hình ảnh Thiên Chúa.
 
Lời "chúc lành" và lời "chúc' 'dữ" cũng phát xuất từ miệng lưỡi. Nó có thể nói tốt hay nói xấu.
Lạy Chúa, xin ban cho lời nói con luôn chứa mang âm điệu và hướng tới phúc lành . Xin giúp con biết dùng lời nói để đối thoại, ủy tạo và tạo niềm vui.
 
Xin giúp con. kiếm tìm những lời nói xứng hợp.
 
Bài Tin Mừng : Mc 9,2 -13
 
Chúa Giêsu đưa Phêrô Giacôbê và Gioan đi riêng với Người lên núi cao.
 
Ba ông này là người được Đức Giêsu  lựa chọn cách đặc biệt để  chứng kiến việc sống lại, của cô con gái ông Giairô (Mc 5,37) Và cả ba ông cũng sẽ tham dự vào cảnh hấp hối của Đức Giêsu (Mc. 14,33) Như vậy là cả ba đoạn Tin Mừng đều trùng hợp với nhau. Nhưng ta đã biết, Marcô không thuật lại bất cứ điều gì, bất cứ phương cách nào : dưới vẻ đớn sơ hồn nhiên, ông dần dần đưa dẫn ta vào mầu nhiệm cao cả. Vâng, người ta chỉ đạt tới vinh quang nhờ việc hiến dâng mạng sống mình.
 
Người biến hình trước mặt các ông áo Người trở nên chói lọi... Trắng tinh. Có Elia cùng Môisen hiện ra và đàm đạo với Chúa Giêsu..Phêrô lên tiếng thưa Chúa Giêsu rằng : "Lạy Thầy chúng tôi...được ở đây thì tốt lắm, chúng tôi xin làm ba lều.
 
Cảnh này nhằm báo trước vinh quang phục sinh. Nhưng đó là một cuộc hiển linh thoáng qua, vắn vỏi. Phêrô nhấn mạnh điều đó, qua ý muốn thích kéo dài cảnh hạnh phúc này: "Chúng con xin dựng ba lều !”. ông tưởng như xong, là kết thúc. Nhưng không phải thế, ông còn phải xuống núi trở lại đồng bằng, bước vào những khó khăn của thân phận con người. Ong phải tiếp tục con đường thập giá đêm tối, theo bước Đức Giêsu.
 
Lúc đó có một đám mây bao phủ các ông và từ đám mây có tiếng phán rằng : " Đây là Con Ta rất yêu dấu, các người hãy nghe lời Người".
 
Tiếng nói trên cũng là tiếng tuyền phán trong ngày Chúa chịu Phép rửa tại sông Giođan (Mc. 1,11). Nhưng có một sự khác biệt : khi chịu Phép rửa, tiếng tuyên phán ấy chỉ ngỏ - cho riêng Đức Giêsu … bây giờ nó được nói tới các môn đệ; với một chi tiết bổ sung là các ngươi hãy nghe Người”. Lời của Chúa Cha ban xuống để  chứng thực giáo huấn của Đức Giêsu. Khi Người nói với các bạn rằng Người sắp chịu đau khổ, chịu chết và sống lại, thì đúng là thế. Cần phải lắng nghe.
 
Đức Giêsu thành Nadarét đối với Thiên Chúa, như là một Người Con đối với Cha mình.
 
Trong sách Tin Mừng của ông, thánh Gioan sẽ giải thích mầu  nhiệm tương quan này cách rõ ràng hơn.
 
Trong  lúc  từ trên núi đi xuống, Chúa Giêsu cấm các ông thuật lại cho ai  những điều vừa xem thấy trước khi Con Người từ cõi chết sống lại.
 
Rõ ràng, ta băn khoăn trước đòi buộc luôn phải gữi từ bí mật này. Thiên tính của Đức Giêsu là một mầu nhiệm rất cao cả. Đức Giêsu cảnh giác ta, nếu ta quá vội vàng tuyên xưng “Đức Giêsu  là Thiên Chúa”  chúng ta sẽ không nói được điều gì hết ! Cần có đủ thời gian để thực hiện những lời tuyên xưng đối với tất cả nội dung thực sự. Đó không phải là một xác quyết dễ dàng. Nhiều Kitô hữu ngày nay cứ tưởng rằng, nếu họ sống đồng thời với Đức Giêsu, họ đã "nhận biết" Người. Nhưng Đức Giêsu là người hoàn toàn, đến nỗi với cái nhìn đầu tiên người ta không thể nhận ra Người là Thiên Chúa ngay được. Thiên Chúa thì “giấu mặt”. Thiên Chúa thật “giấu tên”. Thiên Chúa là mầu nhiệm.
 
Vâng, Lạy Chúa, trong kinh "Tin kính”, chúng con thường đọc quá máy móc rằng : "Thiên Chúa thật và con người thật”. Khi đọc Tin Mừng Marcô, chúng con sẽ khám phá ra mầu nhiệm. Có một người, và đó cũng là Thiên Chúa !  Thiên Chúa làm người, điều đó hàm chứa nhiều điều cao siêu hơn tất cả những gì người ta có thể diễn tả.
 
Đôi khi cần phải nín lặng.
 
Và các ông tuân lời căn dặn đó, nhưng vẫn tự hỏi nhau : "Từ cõi chết sống lại nghĩa là gì?"

Cả ba ông đều đã thấy. . . . Họ không làm bộ tinh khôn. Họ tiếp tục hỏi han nhau: Họ rất khiêm tốn. Lạy thánh Phêrô, thánh Giacôbê, thánh Gioan, xin cầu cho chúng con.
 
Các ông hỏi Người : "Tại sao các luật sĩ lại nói : Êlia phải đến trước đã ?".
 
Đức Giêsu trả lời, này Elia đã đến rồi và họ đã hành hạ và giết chết ông :  đó là Gioan Tẩy Giả. Tất cả các bạn hữu đích thực của Thiên Chúa đều ngang qua lối đường đó.
 

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Chúa biến hình trên núi.
 
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :
 
1.Kiểu nói biến hình ở đây có ý diễn tả rằng : Đức Giê-su tạm thời từ bỏ hình dáng bình thường của con người để mặc lấy một hình dạng khác : hình dạng mới này diễn tả cụ thể một bản tính vô hình. Cả ba Tin Mừng nhất lãm đều đề cập đến y phục của Người : y phục sáng chói, chiếu tỏa vinh quang thiên giới.

Chiêm ngắm việc Chúa biến hình, chúng ta được củng cố niềm tin vào Chúa Giê-su : theo việc Chúa làm và theo lời Chúa nói; đồng thời chúng ta được khơi dậy lòng trông cậy vào cuộc sống đời sau và vì vậy, chúng ta thêm lòng mộ mến những sự trên trời hơn.

2. Cuộc biến hình của Chúa Giê-su trước mặt ba môn đệ được chọn riêng, có mục đích là củng cố và điều chỉnh đức tin của họ sau khi Phê-rô tuyên xưng Chúa Giê-su là Đức Ki-tô. Điều này củng cố niềm tin của chúng ta đối với Chúa Giê-su : tin Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa xuống thế làm người, chịu nạn chịu chết để chuộc tội cho nhân loại, và sống lại, lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha. Niềm tin này sẽ khích lệ chúng ta sống theo Chúa Ki-tô tử nạn để được sống lại với Người.

3. Trong cuộc biến hình này, Chúa Cha muốn cho ba môn đệ nhìn thấy một chút vinh quang của Chúa Con và căn dặn họ phải nghe lời Chúa Con, cả khi Người nói về cuộc khổ nạn và cái chết của Người. Điều này cũng nhắc nhủ chúng ta tin vào Chúa Giê-su thì cũng phải tin vào các giáo huấn của Chúa khi thuận cũng như nghịch với ta, khi dễ dàng cũng như khi gặp khó khăn, khi được khích lệ cũng như khi phải nỗ lực, hy sinh.

4. Lời Chúa Cha giới thiệu :  “Đây là con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người” : là lời giúp chúng ta hiểu và xác tín Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa. Niềm xác tín này giúp chúng ta hiểu và nhận thức rằng khi chúng ta nghe lời Chúa Giê-su, thì không phải nghe lời một con người, nhưng là nghe chính lời của Con Thiên Chúa nói với chúng ta, vì đó là Lời Chúa. Chính niềm tin này tác động chúng ta sẵn sàng vâng nghe lời Người.
5. Ba môn đệ được chứng kiến việc Chúa biến hình, có nhiệm vụ làm chứng nhân cho Chúa Phục Sinh : làm chứng bằng lời rao giảng và bằng chính việc tử đạo của các ngài.

Chúng ta càng cảm nghiệm và xác tín vào Chúa Giê-su tử nạn và phục sinh, chúng ta càng hăng say hy sinh mạng sống mình vì Chúa và vì Tin Mừng.

6. Các môn đệ đã được chứng kiến cách rõ ràng và cụ thể việc Chúa biến hình như vậy, nhưng các ông vẫn chưa hiểu và còn bàn hỏi xem câu “từ cõi chết sống lại” nghĩa là gì ? Điều này nói lên sự hữu hạn và yếu đuối của con người trước các thực tại thần linh, trước các mầu nhiệm.

Vì vậy, chúng ta cầu xin Chúa gia tăng và củng cố đức tin cho chúng ta, để chúng ta luôn tin tưởng vào Chúa và trung thành bước theo Chúa đến cùng, cho dù có gặp phải gian nan, khó khăn và thử thách trong cuộc sống.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10