Chú Giải Tin Mừng - Thứ Hai Tuần I Mùa Chay Năm C
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta rằng: Ngày sau hết, chúng ta sẽ bị xét xử về “Tình yêu”. Điều các ngươi đã không làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta”...
CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ HAI TUẦN I MÙA CHAY NĂM C
NGÀY 07/03/2022
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I : Lc 19,1-2.11-18
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta rằng : Ngày sau hết, chúng ta sẽ bị xét xử về “Tình yêu”. Điều các ngươi đã không làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta”.
Đó cũng là giáo huấn đã có trong sách Lêvi.
Các ngươi hãy nên thánh, vì Ta là Đấng Thánh là Thiên Chúa các người.
Việc thu tập các giới luật luân lý, mà chúng ta sắp suy gẫm, bắt đầu với khuyến cáo long trọng này. Có mối giây liên hệ giữa con người và Thiên Chúa. Thiên Chúa không vô tâm trước hành vi của loài người.
Chúa Giêsu cũng nói : “Hãy nên trọn lành như Cha các ngươi là Đấng trọn lành” .
Lạy Chúa, như thế là Chúa dấn thân phục vụ sự phát triển toàn diện con người : Chúa đặt trọn sức nặng thế giá Chúa, trọn quyền năng Chúa, trọn sự thánh thiện Chúa lên bàn cân để những quan hệ giữa con người với nhau được công bằng thỏa đáng.
Các người đừng trộm cắp...
Đừng nói dối, đừng phỉnh gạt kẻ khác...
Đừng nhục mạ kẻ khác và đừng hà hiếp họ...
Đừng làm điều bất công...
Đừng lăng mạ...
Đừng giữ lòng thù ghét...
Đừng tìm báo oán...
Đừng nhớ lại những lời mắng nhiếc...
Đừng lướt qua nhường lời này quá nhanh. Đừng vội nói nào ! Người ta coi tôi là ai. “Điều đó không phải để cho tôi !”
Đừng sau những lời này, phải nghiệm xét kiểu cách những mối liên hệ của tôi với mọi người tôi gặp “trộm cắp” . "Nói dối”. . “Hà hiếp ". . . Tôi cần dùng thời gian để tự hỏi xem, theo từng lời, tôi có hình thức “trộm cắp”, “nói dối” , “hà hiếp" nào v.v...
Ta là Chúa.
Đây là điệp khúc được lặp lại bốn lần, rãi rác giữa các quy luật luân lý: Thiên Chúa là Đấng bảo đảm, canh gỉữ thẩm xét phẩm chất các quan hệ nhân loại chúng ta . . .người không dửng dưng để cho một người “hà hiếp một người khác". Người giận dữ vì điều đó. .
Các người đừng nhục mạ kẻ khác và đừng hà hiếp họ. Đừng giảm tiền công lại cho đến ngày mai. Đừng nguyền rủa người điếc, đừng đặt trước kẻ mù vật gì có thể làm cho nó vấp ngã nhưng các ngươi hãy kính sợ Chúa là Thiên Chúa các ngươi. Vì ta là Chúa.
Đặc biệt Thiên Chúa có thói quen đứng về phía những kẻ bé bỏng, yếu đuối... ở bên những người nghèo. Thượng hội đồng Giám mục vừa qua cũng đòi người Công giáo phải đặc biệt chú ý đến những bất công không có được tiếng nói, đến mọi người nghèo không được nghe, cũng chẳng kêu than nổi.
Chúng ta có ngạc nhiên khi nghe những đòi hỏi phải có “công bình xã hội " trên chính môi miệng Thiên Chúa không ? Tôi phải làm gì để nghe được, để tham phần với Thiện Chúa?
Hãy yêu thương bạn hữu như chính mình. Ta là Chúa.
Đây là tột đỉnh của cả đoạn văn này. Sau những giới lệnh tiêu cực đây là giới luật tóm kết tất cả và mở ra những đòi hỏi mới. . Bởi vì, rốt cuộc, người ta có thể cho mình là trắng nợ, khi không làm điều này, điều nọ” . . . Tôi không giết người, không trộm cắp. Như người ta không hề yêu mến đủ!
Lạy Chúa, xin giúp con yêu, yêu không ngừng, yêumọi người . . .
Bài Tin Mừng : Mt 25,31-46
Yêu thương, nghĩa là “chia sẻ viếng thăm, tiếp rước, cho mặc " : đó là những phục vụ cụ thể.
Ngay từ đầu Mùa Chay, Hội Thánh đề ra cho ta điều cốt yếu một trang quan trọng nhất của Tin Mừng : Vào ngày chung thẩm, ta sẽ không bị phán xét về những ý ngay lành, những tình cảm tốt đẹp của mình, nhưng về những việc làm cụ thể ta đã thực thi cho những anh em nghèo khổ nhất, túng thiếu nhất.
Khi Con Người vinh hiển quang lâm, có toàn thể thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người.
Thỉnh thoảng, nên nhớ đến cứu cánh trên. Một ngày nào, tôi sẽ tiến tới đó: Ngày đó đến rất nhanh. Bấy giờ, mọi sự việc trần gian sẽ mang những cấp độ mới.
Lạy Chúa, xin giúp con ngay từ bây giờ biết phán đoán mọi sự việc “theo quan điểm vĩnh cửu”… biết phân biệt cái tầm thường với điều quan trọng.
Các dân thiên hạ sẽ tập họp trước mặt Người.
Người Do thái có một ý niệm quá đơn giản về ngày thế mạt : Họ tưởng rằng :Ngày chung thẩm của Thiên Chúa sẽ làm cho mọi dân ngoại ( dân thiên hạ) phải bẽ mặt. Nhưng Đức Giêsu lại có một cái nhìn phổ quát về ơn cứu độ. Mọi người, mọi anh em dân ngoại, đều có vận may eủa mình...tất cả đều hiện diện trước mặt Người.
Lạy Chúa, chính con vào ngày ấy cũng sẽ có mặt tại đó ! Tôi tưởng tượng mình đang sát cánh bên đoàn lũ đông đảo này, chờ đợi sự phán xét của Người. Và ở đó cũng sẽ có mặt tất cả những người tôi yêu thương, những người tôi quen biết quanh tôi, những người tôi có trách nhiệm. Tất cả chúng ta sẽ hiện diện ở đó . . Do Thái cũng như không Do-thái, Kitô hữu cũng như những người không Kitô, người tin cũng như những kẻ không tin, Hồi giáo, Ấn giáo, những người theo thuyết vật linh. . . .Những nhaà chiêm niệm suốt đời sốt sắng nguyện cầu cũng như người vô thần không bao giờ cầu nguyện . Tất sẽ ở “trước mặt người”.
Người sẽ tách biệt người này khỏi người khác.
Lạy Chúa, xin làm cho chúng con hiểu được tầm quan trọng của đời sống chúng con.
Bấy giờ, vào ngày đó, sẽ có một bản tổng kết chung cuộc Nhưng ngày cánh hôm nay, mọi sự đang hình thành.
Khi đó chúng con sẽ không thể che đậy được gì trước mặt Chúa. Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết lợi dụng tốt thời gian, biết hoàn thành xuất sắc mỗi ngày sống của chúng con trên trần thế .
Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến... Vì xưa Ta khát, Ta đói, Ta là khách lạ, Ta trần truồng, Ta đau yếu, Ta ngồi tù ...
Chúng ta sẽ bị xét xử về tình thương. Và về một tình yêu rất giản đơn : cho uống, cho ăn, tiếp rước, cho mặc, thăm viếng, chăm sóc …
Tôi có làm điều đó không? Và cách thức ra sao?
Một lần nữa, đối với Chúa Giêsu, những kẻ bé nhỏ, những người nghèo khổ, được đặt lên hàng đầu. Chúng ta sẽ bị đoán xét về cái mối tương quan của ta với họ. Lạy Chúa, thông thường con không biết nhận ra điều đó. Xin huấn luyện cái nhìn của con. Lạy Chúa, con cũng thường không dám đi bước trước đến với một người nào đó.
Xin giúp con đừng khi nào ngang qua một người nào đang mong chờ con một điều gì, làm lại để họ phải thất vọng.
Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.
Đức Giêsu đồng hóa mình với những người bé nhỏ.
Đức Giêsu luồn hiện diện chung quanh tôi . . . dưới nhiều dạng thức trong mọi người đang cần đến tôi.
Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào hoả ngục đời đởi.
Lạy Chúa, chính Chúa đã tuyên bố những lời trên.
Con xin lắng nghe Lời Chúa. Tin Mừng của Chúa không phải là một lý tưởng mang tính tình cảm mơ hồ, mà là một lời mời gọi có tính yêu sách triệt để, một dấn thân thực sự. Từ chối yêu thương, không thể giống như yêu thương. Người sống vị kỷ, người không yêu thương, không thể có chỗ đứng kè cạnh Thiên Chúa. Thiên Chúa nhất quyết thực hiểu điều đó : Người dành tất cả nỗ lực trong công cuộc lớn lao này. Đức Giêsu đã đổ hết máu mình vì yêu thương, để chúng ta yêu mến nhau. Thật là quan trọng!
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Cuộc phán xét chung
HOÀN CẢNH:
Đức Giêsu nói về ngày Người sẽ trở lại vũ trụ để phán xét mọi người. Ngày đó ta quen gọi là ngày cánh chung, và Người cho ta hiểu các việc xảy ra trong ngày đó qua bài Tin Mừng hôm nay.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1. Qua bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu loan báo về ngày phán xét chung. Công việc phán xét được trình bày:
- Vị thẩm phán Tối cao ngự đến (c.31-33)
- Người tuyên án trên người lành (c.34-40) và trên kẻ dữ (c.41-45)
- Sau cùng, bản án được thi hành (c.46)
Vị Thẩm Phán chính là Chúa Giêsu Kitô.
Bài Tin Mừng này cụ thể hoá lời tuyên xưng trong kinh Tin Kính: “Tôi tin … Người sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết”.
2. Đoạn Tin Mừng của thánh Mát-thêu trên đây, cho biết những việc chúng ta làm hoặc thiếu sót không làm, có một tầm mức quan trọng mà chúng ta không ngờ tới. Chính ngày phán xét sẽ phân định cho chúng ta thấy giá trị những việc ta làm hay thiếu sót không làm cho tha nhân.
3. Tất cả mọi người, đặc biệt những người bé nhỏ nhất và nghèo nàn nhất, là những “Đức Kitô” mà chúng ta không ngờ. Chúa quan tâm đến những điều, hoặc chúng ta làm, hoặc chúng ta không làm cho những người đó.
Kiểu nói “làm” trong bài Tin Mừng có nghĩa là phục vụ. Để việc phụng vụ của chúng ta sinh hiệu quả phần rỗi, làm đẹp lòng Chúa, chúng ta phải phục vụ với tinh thần:
- Vị tha: chỉ vì lợi ích cho người mình phục vụ.
- Vô vị lợi: không tìm lợi lộc gì cho mình về vật chất, sanh vọng…
- Vô điều kiện: không tính toán hơn thiệt, không so đo mặc cả,…
4. Trong việc phụng vụ, những thiếu sót không làm cho những ai đau khổ là một lỗi rất nặng. Những đau khổ ở đây là: đói, rách, đau bệnh, tù đày và khách lạ. Vì “mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, chính là các ngươi đã làm cho Ta vậy”. Hoặc “Mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy”.
5. Đức Giêsu đã gọi những người ở trong tình trạng đau khổ ở đời, là những người bé nhỏ, và những người đó được coi là anh em của Chúa. Chúng ta cần có cái nhìn siêu nhiên nơi những người chung quanh, để chúng ta có thể phục vụ cho họ cách quảng đại, nhiệt tình và yêu thương, vì Chúa Kitô hiện diện nơi những người đó.
6. Mùa Chay là thời gian thuận tiện giúp chúng ta chăm lo lập công đền tội bằng những việc phục vụ những người bé mọn trong xã hội.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10