Chú Giải Tin Mừng - Thứ Hai Tuần I Thường Niên B
Tin Mừng Mc 1: 14-20 Bài Tin Mừng hôm nay thánh sử Mác-cô ghi lại cách tóm tắt về hoạt động rao giảng của Đức Giê-su và việc Người tuyển chọn các môn đệ đầu tiên.
CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ HAI TUẦN I THƯỜNG NIÊN B

THỨ HAI TUẦN I THƯỜNG NIÊN B

Mc 1: 14-20
Noel Quession - Chú Giải
Bài đọc I : NĂM LẺ : Dt 1,1-6 .
Thư gửi người Do Thái, mà chúng ta sắp đọc trong bốn tuần, không giống các văn kiện của Thánh Phaolô. Toàn thể các nhà chú giải cùng với các giáo phụ thuộc Giáo hội Latinh, trong bốn thế kỷ đầu, đã không gán bản văn này cho Thánh Phaolô, mà cho một môn đệ của ngài đàng khác, đây không phải là bức thư , như những bức thư khác, mà là một bài giảng. Người ta, giả thiết rằng một môn đệ của Tllánh Phao lô giảng một bài trước mặt ngài và được ngài phẩm bình, bởi vì bằng một bút pháp hoàn toàn khấc, bức thư có những đường nết chính trong giáo lý của ngài. Khi đó, Phaolô ghi bài giảng này cho các cộng đoàn, kèm thêm thế giá của tên ngài, bằng một tấm thiệp kết luận. (Dt 13,22)
Bắt nguồn từ Phaolô, nhưng được trước tác bởi một môn đệ vô danh, bài giảng này có được sự phong phú khác thường về nhân bản vừa thần học. Đàng khác, nó đòi phải cố gắng khi đọc, bởi vì , rõ ràng được viết cho các người Do Thái tòng giáo nó ám chỉ tới các lễ nghi hiến súc vật, và lời giải thích biểu trưng của Kinh thánh... có thể làm cho học giả ngày nay phải bỡ ngỡ. Để khỏi hụt bước, phải trở lại lời biện minh của tác giả, và nhu vậy, phải được hướng dẫn bởi những giả thích thuộc loại chú giải.
Thuở Xưa, nhiều lần và dưới nhiều hình thức nên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các tiên tri. Trong những ngày sau hết đây. Người đã phán dạy chúng ta qua Người Con .
Một Thiên Chúa không ngừng nói ", một Thiên Chúa thông hiệp với loài người, Thiên Chúa của chúng ta như thế đó !
Câu đầu tiền này cũng loan báo trọn chủ đề sẽ được bàn tới : Cựu ước loan báo và biểu trưng Chúa Kitô. Chúa Giêsu là lời sau cùng của Thiên Chúa; lời dứt khoát của người.
Người Con mà Người đã đặt làm vị thừa kế vạn vật, và cũng do bởi Người Con mà Người đã tác thành vũ trụ.
cái vỗ cánh này đưa ngay chúng ta lên tới các đỉnh cao của mẫu nhiệm Chúa Kitô, làm cho chúng ta nghĩ tới tự ngôn của Thánh Gioan : "Mọi sự đã nhờ Người mà thành sự, và không Người thì không gì, đã thành sự" (Ga 1,3). Chúng ta thật ở xa các huynh hướng ngày nay, muốn giản lược Đức Giêsu Nazareth lại chỉ coi người là con Người hoàn hảo, là siêu nhân, là huyền thoại về điều này điều nọ thôi.
Nguyên vốn là phản ảnh sự vinh quang và hình tượng Bản thể Người.
Con của Đức Maria, chú thợ mộc thành Nazareth, con người nhạy cảm với các nỗi đau khổ của dân tộc nhỏ bé, bạn thân tín đã khóc thương cái chết của những người, Người yêu... Phải .. Nhưng, Người cũng còn là Con Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng, phản ánh vinh quang Thiên Chúa, Đấng diễn tả hoàn hảo Bản thể Thiên Chúa.
Người Con đó không nâng giữ vạn vật bằng lời quyền năng của mình, quét sạch tội lỗi chúng ta, và ngự bên hữu Đấng oai Nghiêm trên cõi trời cao thẳm.
Các hình ảnh dập dồn để xác quyết tính thần linh của Chúa Giêsu :
1.Người là tạo hóa như Thiên Chúa và Người nắm giữ mọi sự cho chúng được tồn tại. Phải, cuộc tạo dựng chưa hoàn tất. Lời của Chúa Giêsu toàn năng đang hình thành nhân loại
2. Người là Đấng cứu thế và thanh tẩy, như một mình Thiên Chúa có thể là như thế được thôi. Ai có thể tha tội được (Mc 2,7).
3. Người thông phần vinh quang tối thượng.
"Người cũng vượt trên các Thiên thần".
Tất cả những trình bày tiếp sau đều nhằm xác quyết quyền tối thượng này. Do Thái giáo hồi đó thấy các "Thiên Thần " khắp nơi. Để tỏ lòng tôn kính sự cao cả và vô hình của Thiên Chúa, người ta tăng số "các trung gian" môi giới này. Con người ngày nay hiến mình cho các "trợ thủ " khác là : Khoa học, kỹ thuật, tiến bộ. .Chúng ta có nhận biết quyền tối thượng của Chúa Kitô trên tất cả những điều đó không ?
Bài đọc II : NĂM CHẴN : 1 Sm 1,1-8 .
Trong năm Tuần lễ kế tiếp, chúng ta sẽ suy niệm lịch sử triều đại Samuel, trước lịch sử triều đại Đavít. Theo diễn tiến lịch sử Israel, thời đại của Đavít là một thời kỳ ổn định. Đavit, chàng mục tử trẻ tuổi của một gia đình tầm thường,miền Bêlem, là người sáng lập chính thức vương quyền. Chàng bắt đầu sự nghiệp như một thứ "chúa đảng" trong những cuộc giao chiến "cảm tử" với quân Philitin, rồi chinh phục Giêrusalem và xưng vương đóng đô tại đó.
Nhân vật này, với phong cách hào hoa, ưa sống phiêu lưu mạo hiểm, tổ phụ của Đức Kitô, không phải là một người hoàn hảo . . nhưng cũng là con người tội lỗi như ta. Lần lượt, chúng ta sẽ nghe những trình thuật kể lại những cuộc truy lùng, những khốn cực và thành công của ông. Y định của Thiên Chúa được thực hiện qua những biến cố hỗn tạp này.
Lạy Chúa, xin cảm tạ Chúa vì đã mạc khải cho chúng con biết rằng, cuộc đời chúng con cũng gồm sự lành, sự dữ lẫn lộn như thế. Xin giúp chúng con biết thực hiện buớc hành trình riêng tư của mình, hòa nhập với cuộc hành trình to lớn của dân Chúa, đang tiến bước.
Bà mẹ của Samuel : một hoàn cảnh nghèo hèn cực độ của kiếp người.
Đây là bức tranh hiện thực về thân phận người phụ nữ vào năm 1.000 trước Đức Giêsu Kitô. Anna, vợ của Elkana là người đàn bà vô sinh bà đã sống trong bầu khí thất bại đau xót . . . Nhưng còn hơn thế nữa, chế độ đa thê vào thời kỳ ấy, càng làm cho số phận Anna thêm bi đát hơn, bởi vì đối thủ của bà là Pèmina, qua những lời xúc phạm thường xuyên của nàng, đã tạo nên cho bà bầu khí đau xót hầu như không chịu nổi.
Trong một cảnh huống như thế, thử hỏi làm sao một người đàn bà lại không ngờ vực tình yêu của chồng đối với mình ? Chính tổ ấm gia đình bị thương tổn.
Anna, sao em khóc và không ăn uống gì ? Sao em sầu khổ vậy Anh đây không đáng giá hơn 10 đứa con cho em sao ?
Đúng vậy tinh thần xuống rất thấp trong gia đình.
Và chính ông Elkana đáng thương, không còn biết tìm cách nào để giúp đỡ vợ mình, ông muốn nâng đỡ bà lắm ? ông tỏ ra càng dễ thương trong thái độ lúng túng vụng về, nhưng rõ ràng điều độ không giải quyết được gì cả. Chính trong hoàn cảnh đau khổ tinh thần tột bực này, Anna đã khám phá được tình thương huyền diệu của Thiên Chúa đối với bà.
Phúc thay những người nghèo khổ, vì họ sẽ được "Nước Trời" (Mt 5,3). . Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi thì nó vẫn trơ trọi một mình " (Ga 12,24). Nào Đấng Kitô lại chẳng phải chịu đau khổ như thế, rồi mới được hưởng vinh quang sao ?" (Lc 24,26). "Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh " (2 Cr 12, 10).
Trong tình cảnh đau thương cụ thể của đôi vợ chồng này chúng ta tìm hiểu được mầu nhiệm của Đức Giêsu : Sự nghèo khổ được hứa hẹn sẽ mang lại hạnh phúc. . . thập giá và thất bại hiển nhiên lại trở thành buổi sáng Phục sinh... xác quyết vào ân sủng của Thiên Chúa, có thể giúp tỉm được lối thoát cho những hoàn cảnh tuyệt vọng nhất . . .
Lạy Chúa, như bà mẹ của Samuel, con xin phó dâng toàn thân con cho tình thương Chúa. Xin giúp chúng con biết đảm nhận mọi biến cố xảy ra trong đời sống chúng con.
BÀI TIN MỪNG : Mc 1:14-20
Trong 9 tuần đầu, chúng ta sẽ đọc tiếp Tin Mừng theo thánh Máccô. Đó là Tin Mừng được viết đầu tiên. Cuốn Tin Mừng ngắn nhất.
Ơ đây ta không đọc 13 câu đầu, vì đã được đọc trong các Chúa nhật trước khi kể lại vắn tắt "rao giảng của Gioan Tẩy Giả", phép rửa của Chúa Giêsu, và việc Chúa Giêsu vào ẩn dật trong sa mạc trước khi công khai rao giảng, và chịu thử thách."
Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng của Nước Thiên Chúa.
Chúa Giêsu khiêm tốn tiếp nối công cuộc rao giảng của Gioan. Người đã để ông đi cho đến cùng trách vụ của kẻ đi trước dọn đường. Khi ông ta khuất dạng, đến lượt Người bước vào sân khấu. Tôi có để cho người khác đóng trọn vai trò của họ không ?
Gioan Tẩy Giả đã bị "bắt giữ" bị tống giam trong ngục Chính trong tình huống bi đát này (Tin Mừng như một điều gì đang đến quấy rầy và các vị phát ngôn viên của Thiên Chúa bị coi thường), Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ. Người phải nhìn thấy trước những gì sẽ chờ đợi Người trong mấy tháng sắp tới.
Người nói : "Thời giờ đã mãn Nước Thiên Chúa đã gần đến... Anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng."
Tôi cần nhẩn nha suy gẫm những lời trên. Ngay khi vừa công khai xuất hiện Chúa Giêsu đã tự khẳng định mình là kết quả của tất cả những gì cựu ước mong đợi. Thời kỳ Thiên Chúa ấn định để thực hiện các lời hứa đã đến. Một kỷ nguyên mới khởi sự , Abraham, Môsê, Đa vít, các tiên tri chỉ là những giai đoạn chuẩn bị tôi đến. . .Tôi thực hiện.. Tôi hoàn tất.. . Tham vọng qá đáng chăng ! Đôi khi người ta tưởng rằng có thể làm giảm nhẹ vấn nạn đang gây bối rối con người của Giêsu đặt ra, bằng cách làm giảm .. thiểu các phép lạ và cắt nghĩa chúng theo kiểu cách nhân loại.
Thực sự Chúa Giêsu luôn ý thức mình liên kết đặc biệt với Thiên Chúa. Điều đó được bày tỏ trong mỗi trang của Tin Mừng. Nếu người ta phủ nhận thiên tính của Chúa Giêsu, thì không phải chỉ xé bỏ một vài trang gây khó khăn thắc mắc, mà là toàn bộ Tin Mừng.
Nước Thiên Chúa đã gần kề Tôi đang dẫn nhập Nước đó. Chính từ Tôi mà Nước này đã được mong ngóng từ lâu cuối cùng sẽ khỏi sự. "Hãy hoán cải ". Hãy đổi đời. Đó là điều cấp thiết nhất.
"Hãy tin vào Tin Mừng". Phải, đó là điều tốt lành mà Tôi đến nói cho các ngươi . Đó là Tin vui mừng !
Đang lúc đi học theo bờ biển Galilêa, Người thấy Simon và em là Anrê... Đi xa hơn một chút nữa, Người thấy ông Giacôbê và em là Gioan.
Máccô không nhằm đưa ra cho ta một bản tiểu sử chi tiết thực sự. Nhờ Tin Mừng theo " Thánh Gioan, ta mới biết rằng chính Chúa Giêsu đã gặp những người này tại bờ sông Giođan. Nhưng ở đây, Maccô chỉ muốn nhấn mạnh cho ta một điểm, đối với Chúa Giêsu các môn đệ giữ một địa vị quan trọng. Chúng ta chưa gặp thấy Chúa Giêsu trước những đám đông và những con người nhất định . . . Ta mới chỉ đọc đến câu 16 của Tin Mừng.... và mới chỉ nhận ra Chúa Giêsu thiết thân với bốn người. Những người này sẽ không khi nào rời bỏ Chúa; và ta sẽ thấy họ luôn ở quanh Người. Đó 'là điều rất quan trọng đối với Chúa, hơn hẳn lòng nhiệt thành của đám đông. Đó là Giáo hội đã được chuẩn bị.
Hãy đến…Hãy theo Ta…Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những kẻ chài lưới người.
Rõ ràng, người "rabbi" trẻ này đòi hỏi người ta phải chấp nhận mình ngay. Vậy ông ấy là ai mà dám có những ý định và yêu sách như thế . Xem ra ông ta biết rất rõ về điều ông ta muốn. 'Trước tiên, đó không phải "ông thầy" thông giỏi, tụ tập các thính giả để cùng ông suy tư. . . Nhưng cần phải theo ông để hành động. Cần làm việc phục vụ công cuộc của ông. Cần giúp ông để cứu độ nhân loại.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Mc 1:14-20
Tóm lược hoạt động rao giảng và việc gọi các tông đồ đầu tiên.
HOÀN CẢNH :
Trong chín tuần lễ đầu của Mùa Thường Niên, phụng vụ đọc Tin Mừng thánh Mác-cô, là cuốn Tin Mừng được viết đầu tiên và là cuốn Tin Mừng ngắn nhất.
Sau khi đã ghi lại vắn tắt việc rao giảng của Gio-an Tẩy Giả, phép rửa của Đức Giê-su và việc Đức Giê-su vào ẩn dật trong sa mạc trrước khi công khai rao giảng và chịu thử thách (Mc 1,1-13), thánh sử Mác-cô ghi lại ở đây (1,14-20) việc hoạt động rao giảng của Đức Giê-su và việc gọi các môn đệ đầu tiên.
Ý CHÍNH :
Bài Tin Mừng hôm nay thánh sử Mác-cô ghi lại cách tóm tắt về hoạt động rao giảng của Đức Giê-su và việc Người tuyển chọn các môn đệ đầu tiên.
TÌM HIỂU :
14 "Sau khi Gio-an bị nộp …":
Sự việc Gio-an bị tống giam trong ngục đã chấm dứt sứ vụ của ông dọn đường cho Đấng Cứu Thế, và đồng thời cũng là khởi điểm cho việc Đức Giê-su đi rao giảng Tin Mừng.
15 " Người nói : " Thời kỳ đã mãn …" :
Câu 15 này tóm tắt nội dung rao giảng của Đức Giê-su :
- Thời kỳ đã mãn : Đức Giê-su loan báo thời kỳ hiện tại đến lúc chấm dứt và một thời kỳ mới đã tới, đó là thời Đức Giê-su đã ấn định để thực hiện và hoàn thành các lời hứa của Người.
- Triều đại Thiên Chúa đã đến gần : Đức Giê-su khẳng định nơi Người : Triều đại Thiên Chúa đã đến gần.
-Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng : Đức Giê-su kêu gọi dân chúng triệt để quay về với Thiên Chúa của Giao ước và dấn bước vào một cuộc sống mới bằng cách lấy đức tin mà đón nhận toàn diện thông điệp Người công bố.
16-18 "Người đang đi dọc theo biển hồ … " :
Đức Giê-su gọi hai anh em An-rê và Si-mon làm tông đồ cho Chúa, và cả hai đều mau mắn, dứt khoát bỏ chài lưới mà đi theo Người.
19-20 " Đi xa hơn một chút …" :
Đức Giê-su tiếp tục gọi thêm hai anh em Gia-cô-bê và Gio-an làm tông đồ cho Chúa, và hai anh em đã can đảm bỏ cha mẹ và mọi sự để đi theo Chúa.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :
1. Nhìn vào Chúa Giê-su :
a) Xem việc Chúa làm:
- Chúa Giê-su nhìn sự việc Gio-an bị bắt giam bằng cái nhìn siêu nhiên và Người coi đó là sứ vụ dọn đường của Gio-an đã chấm dứt, nên Người khởi sự đi rao giảng Tin Mừng.
Noi gương Chúa Giê-su, chúng ta phải có cái nhìn siêu nhiên trước những sự việc xem ra bi quan để nhận ra ý Chúa mà thực thi.
Chúa Giê-su gọi các tông đồ đầu tiên đi theo Người. Noi gương Chúa, việc tông đồ cần nhiều người cộng tác, vì thế chúng ta phải nhiệt tình trong việc cổ võ và săn sóc ơn gọi làm tông đồ cho Chúa.
- Chúa Giê-su gọi các tông đồ trong hoàn cảnh đời thường : đang quăng lưới hoặc đang giặt lưới.
Nếu chúng ta có lòng với Chúa, thì ở đâu, môi trường nào hay trong điều kiện khó khăn đến đâu đi nữa, Chúa vẫn gọi và chọn chúng ta. Bạn có tin như vậy không ?
b) Nghe lời Chúa nói :
- "Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng" : Điều kiện để gặp Chúa ở đời này và đời sau được sống trong Nước Trời, đó là sám hối : trở về sống với Chúa và sống theo Chúa.
- " Các anh hãy theo tôi … " : Nghe tiếng Chúa gọi và vâng theo Chúa, chúng ta sẽ được Chúa biến đổi từ thân phận chài lưới cá sang vinh dự làm tông đồ chài lưới người.
2. Nhìn vào các Tông Đồ :
- Các Tông Đồ làm nghề đánh cá, là nghề lao động tầm thường, nhưng Chúa đã gọi và chọn các ngài trở thành Tông Đồ cho Chúa.
Chúng ta đừng mặc cảm về thân phận hèn yếu của mình; vì trước mặt người ta, Chúa có thể dùng sự hèn yếu ấy vào công trình mở mang Nước Trời.
- " Lập tức các ông bỏ chài lưới … " :
Nghe tiếng Chúa gọi, các Tông Đồ đã mau mắn và dứt khoát từ bỏ mọi sự để đi theo Chúa.
Muốn theo Chúa, chúng ta cũng phải mau mắn và dứt khoát từ bỏ những quyến luyến, những ràng buộc trần thế để rảnh rang và thong dong đi theo Chúa.
- Bỏ mọi sự thuộc về thế gian như An-rê và Si-mon đã bỏ chài lưới mà đi theo Người.
- Bỏ những quyến luyến gia đình như Gia-cô-bê và Gio-an bỏ cha lại trên thuyền để đi theo Chúa.
- Từ bỏ, đó là việc người tông đồ phải thực hiện trước khi đi theo Chúa.
- Mau mắn và dứt khoát, đó là tinh thần người tông đồ cần phải có để đi theo Chúa.
- Các Tông Đồ theo Chúa thì phải ở gần Chúa để học hỏi và sống với Chúa trước khi được Chúa sai đi. Điều này chừng thực cho việc : cần phải có thời gian tu luyện để xứng đáng được Chúa sai đi.
HTMV Khóa 10 - ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn