Chú Giải Tin Mừng - Thứ Hai Tuần II Phục Sinh B
Tin mừng Ga 3: 1-8: Trong những người tin đức Giêsu, có Ni-cô-đê-mô, một thành viên của Hội thánh cộng toạ, thuộc nhóm Pha-ri-sêu, khâm phục trước những lời giáo huấn của Chúa...
Tin mừng Ga 3: 1-8
Noel Quession - Chú Giải
Bài đọc I: Cv 4,23-31
Sau khi được phóng thích Phêrô và Gioan trở về cùng các anh em.
Vậy là sau phép lạ chữa lành người què, Phêrô và Gioan đã qua một đêm trong tù.
Giáo Hoàng tiên khai ở tù! Vì chữa lành một bệnh nhân và đã loan báo sự sống lại. Lạy Chúa con cầu xin Chúa cho mọi người bị tù tôi vì đã làm chứng đức tin của họ... cho mọi người gặp khó khi làm chứng nhân, vì môi trường sống của họ đây áp bức và tạo thành quanh họ một ngục tù ngăn cản họ sống và loan truyền Chúa Giêsu Kitô.
Họ đồng thanh cất- tiếng nguyện cùng Thiên Chúa rằng: "Tại sao chư dân chấn động".(Tv 2)
Phản ứng đầu tiên của "cộng đoàn huynh đệ" này là cầu nguyện.
Đây không phải một nhóm người bình thường, mà là nhóm người đặt mình trước mặt Chúa. Lập tức, họ khai sáng tình huống họ sống (việc tù tội của hai người trong đám họ!). Vì lời Chúa. Một thánh vịnh mọi người đều biết, thánh vịnh 2, tự động đến trong trí và trên môi họ. Biến cố họ sống được đem ra đối chất với lời này.
Tại làm sao chư dân chấn động: và các nước mưu đồ chuyện luống công? Các vua mặt đất cùng nổi dậy. Và bậc quân vương nhất tề âm mưu phản nghịch Chúa và Đấng Kitô của Người. Đấng ngự trên thiên đình cười nhạo, Chúa mỉa mai cười chúng. Ta sẽ truyền rao thánh chỉ của Chúa.
Chúa đã phán bảo cùng Ta: "Con là thái tử của Cha... Cha sẽ cho con được chư dân làm phần sản nghiệp".
Táo bạo biết bao khi họ đưa ra những kinh nguyện như vậy!
Vì quả thật tại thành Giêrulalem này, không chút quan tâm tới thủ thuật ngoại giao. Đây là những người nghèo. Họ không có gì để mất. Họ dám đối đầu với quyền lực chính trị và tôn giáo sở tại.
Và lạy Chúa, giờ đây hãy xem họ đang bị đe đọa, và xin ban cho các tôi tớ Chúa được đầy lòng tin tưởng rao giảng lời Chúa.
Mới chỉ ít ngày trước, ông Phêrô đã run sợ trước mặt các đầy tớ của thượng tế. Và giờ đây, ông đầy lòng tin tưởng.
Để là tông đồ không đòi phải có những tư nhất đặc biệt, những khả năng phi thường. Tất cả họ đều là những người thất học.
Lạy Chúa, tin ban cho mọi Kitô hữu, mọi người đã chịu phép rửa tội, được "tin tưởng" làm chứng trong môi trường họ sống.
Khi họ cầu nguyện xong mọi ngưởi được tràn đầy "Thánh Thần".
Những buổi đầu của Giáo hội đây điệp khúc này. Đây là thời của Chúa Thánh Thần.
Đây là kết quả của sự Phục sinh.
Lạy Chúa, xin nâng chúng con dậy! Lạy Chúa, xin thổi hơi vào đời sống chúng con! Lạy Chúa, xin đổ đầy lòng chúng con Thánh Thần Chúa! và ban cho chúng con ơn nên ngoan ngoãn với Người.
Trong mùa Phục sinh này, xin làm cho chúng con khám phá ra lòng tôn sùng đối với Chúa Thánh Thần.
Thánh Thần liên hệ với lời cầu nguyện: "khi họ cầu nguyện xong".
Xin cho chúng con biết kiên trì cầu nguyện, để Chúa đổ đầy lòng chúng con Thánh phần Chúa.
Khi ấy họ tin hưởng rao giảng lời Chúa.
Việc tông đồ, việc phúc âm hóa đều chảy từ nguồn.
Không có xung đột nơi họ, giữa "việc chiêm niệm " và "việc hoạt động".
Họ đi qua không có gián đoạn từ kinh nguyện đến việc loan báo Tin Mừng.
BÀI TIN MỪNG: Ga 3: 1-8
Trong sáu tuần lễ sắp tới, hầu như chúng ta sẽ đọc liên tục Tin Mừng theo Thánh Gioan. Mùa Phục sinh là một mùa phong phú: Cuộc phục sinh của Đức Giêsu đã mạc khải "bản thể" thâm sâu của Người... mầu nhiệm Thiên Chúa nơi Người. Đặt Tin Mừng đi xa nhất trong việc chiêm niệm "ngôi vị" Đức Giêsu vào mùa này trong Năm phụng vụ là điều tất nhiên. Đề tài căn bản của Thành Gioan có thể được diễn tả như sau:
Con Một Thiên Chúa đã nhập thể và được Chúa Cha tặng ban cho thế gian, mạc khải và thông truyền cho loài người những màu nhiệm phong phú của sự sống Thiên Chúa.
Ong Ni-cô-đê-mô đến gặp Đức Giêsu ban đêm và nói với Người: "Chúng tôi biết, Thầy là vị Tôn sư được Thiên Chúa sai đến..."
Ni-cô-đê-mô là con người thực tâm. Ong đã quan sát Đức Giêsu. Và sau khi nhận xét kỹ lưỡng, ông đi đến kết luận: "Đức Giêsu bởi Thiên Chúa mà đến".
Đức Giêsu trả lời: "Thật, tôi bảo thật ông, không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra một lần nữa".
"Nước" hay "Vương quốc" Thiên Chúa... là một quan niệm thường gặp trong ba Tin Mừng kia. Còn Thánh Gioan thay thế quan niệm trên bằng quan niệm "sự sống ". Đức tin dẫn đưa con người đạt tới một cách sống hoàn toàn mới mẻ, bởi vì "thuộc về Thiên Chúa"! đó là sự sống của Thiên Chúa… trong con người! Vậy, cần phải có một cuộc "tái sinh". Chính thánh Phaolô cũng nói đến một cuộc "tháp nhập". Mỗi tác giả, tùy theo cách riêng của mình, đều có khai sáng cho ta mầu nhiệm đó.
Chịu thanh tẩy, nghĩa là sinh lại. Như thể mọi sự đều khởi sự lại. Đó là một cuộc Phục sinh. Lạy Chúa, là hữu thể mới, xin Chúa làm cho con sinh lại mới mẻ mỗi ngày.
Cái gì bởi xác thịt mà sinh ra, thì là xác thịt, còn cái gì bởi thần khí mà sinh ra, thì là Thần khí.
"Sinh bởi xác thịt"... "Sinh bởi Thần khí".
Tôi biết rõ, cái gì là xác thịt: đó là bản tính con người với những khả năng và giới hạn của nó....đó là một kỳ công mỏng dòn.
Tôi đoán nhận ra, thế, nào là Thần khí: đó là quyền năng của Thiên Chúa.
Do đó, kể từ khi lãnh chịu Phép rửa, thì đã có Thần khí Chúa ngự trong tôi. Tôi được sinh ra bởi "Thần khí"
Nhưng tôi có đúng thực là "thần thiêng"? Tôi có là thần khí không? tình trạng đó cần đặt những yêu sách nào trọng đại sống hằng ngày của tôi?
Gió muốn thổi đâu thì thổi. Ong nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần khí mà sinh ra thì cũng vậy.
Tiếng Hi-lạp, từ "pneuma" có nghĩa vừa là "gió", vừa là "khí".
Hình ảnh thật là gợi cảm: Đức Giêsu nhấn mạnh đến đặc tính "mầu nhiệm", vô hình khó kiểm soát, của gió. Ta không biết nó từ đâu đến và thổi đi đâu.
Chịu thanh tẩy, có nghĩa là được gió thần linh vô hình này hướng dẫn, Tôi có chấp nhận đó là Thiên Chúa, Thần khí, đang thôi thức tôi bước tới, đang dẫn đưa tôi, mà "tôi biết đi đâu". "Gió muốn thổi đâu thì thổi".
Hãy sống vời Đấng vô hình.
Trong cuốn "Hoàng tử tí hon ", Saint-Exupery đã viết: "điều cốt yếu thì mắt thường khó thấy".
Ong đừng ngạc nhiêm vì tôi đã nói: "Các ông cần phải sinh ra một lần nữa"
Phải , đó là một điều mới mẻ triệt để.. một con người được thần hóa , một con người được một sự sống cao siêu tác động, một con người hiện đang thông phần vào sự sống Thiên Chúa.
Có lẽ thỉnh thoảng cần phải dùng thời gian suy nghĩ và thực sự thể hiện điều đó: đó là cầu nguyện , thời gian đặc biệt giúp ta liên kết với Thần khí.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Cuộc đối thoại với ông Ni-cô-đê-mô
HOÀN CẢNH:
Trong những người tin đức Giêsu, có Ni-cô-đê-mô, một thành viên của Hội thánh cộng toạ, thuộc nhóm Pha-ri-sêu, khâm phục trước những lời giáo huấn của Chúa. Nhưng vì e ngại, không dám tỏ lòng tin công khai, ông đã tìm gặp Đức Giêsu lúc đêm khuya.
TÌM HIỂU:
1-2 "Trong nhóm Pha-ri-sêu, có một người tên là Ni-cô-đê-mô …":
Ni-cô-đê-mô là một thầy biệt phái, có thế giá trong dân, đã để ý nghe Đức Giêsu giảng và xem phép lạ Người làm, nên ông có thiện cảm và bắt đầu tin Chúa. Nhưng để chắc chắn hơn, ông đã tìm đến Người vào ban đêm, xin Người dạy thêm.
Ông rất tế nhị, không dám đặt thẳng vấn đề và hỏi Người rõ ràng như chàng thanh niên giàu có (Mt 19,16).Ông đã mào đầu câu chuyện một cách lịc h sự: Ông đã suy niệm lời giảng và việc làm, nên ông tin Đức Giêsu là người bởi Thiên chúa và là một tôn sư.
3 "Đức Giêsu trả lời …":
Đức Giêsu thấy rõ ông muốn gì, nên Người cắt đứt lý luận rườm rà, hoa mỹ có vẻ xã giao của ông, và đi thẳng vào vấn đề. Xem thấy các phép lạ mà thôi chưa đủ, mà phải được xem thấy Nước Trời. Không thể thấy và vào Nước đó nếu sinh lại bởi ơn trên.
Nước Thiên chúa: có thể hiểu theo ba cách:
+ Nước Thiên Đàng đời sau.
+ Nước hữu hình của Chúa Cứu Thế đời này, tức là Hội Thánh.
+ Quyền thống trị của Thiên Chúa trong các tâm hồn thánh thiện.
Ở đây Đức Giêsu nói về cả ba, vì đứng về phương diện thực hành của đời sống, thì ba điều ấy không thể tách biệt nhau: muốn vào Nước Thiên Đàng hưởng phúc với Chúa, phải có ơn thánh sủng tong mình, được Chúa ngự trị và phải nuôi dưỡng, bảo tồn sự sống thiêng liêng do ơn thánh sủng, phải gia nhập Hội Thánh để hưởng dùng những phương tiện siêu nhiên Chúa Giêsu thiết lập, đó là các bí tích. Mà điều kiện để vào Hội Thánh là sinh lại bởi phép Thanh Tẩy.
4 "Ông Ni-cô-đê-mô thưa …":
Khi nghe Người nói về việc phải sinh lại bởi ơn trên, Ni-cô-đê-mô chỉ hiểu theo nghĩa tự nhiên của việc sinh ra bởi xác thịt; nên ông đã ngạc nhiên thưa lại với Người: một người đã già rồi, làm sao có thể sinh ra được" …
5-7 "Đức Giêsu đáp …":
Để giải đáp thắc mắc của Ni-cô-đê-mô, Người nhắc lại: cần phải sinh lại bởi ơn trên, và giải thích về ơn tái sinh là cách sinh ra bởi nước và Thần Khí:
Sinh bởi nước: đón nhận nhiệm tích Thánh Tẩy để được tẩy rửa tội lỗi.
Bởi Thần Khí: ơn Chúa Thánh Thần; vì khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, con người nhận lãnh Chúa Thánh Thần, và ơn của Người hoạt động nơi con người. Chính nhờ hoạt động của Chúa Thánh Thần, mà con người được thông hiệp với sự sống thần thiêng của Chúa: được gọi Thiên Chúa là Cha và được hưởng sự sống đời đời của Thiên Chúa.
8 "Gió muốn thổi đâu thì thổi …":
Câu này diễn tả hoạt động cách âm thầm và vô hình của Chúa Thánh Thần. Người dùng hình ảnh hoạt động của gío "Ruah" để diễn tả sự hoạt động của Chúa Thánh Thần. Người không thấy gió, chỉ thấy được hiệu quả của gió. Gió lại không lệ thuộc con người.Sih lại bởi Thần Khí là một biến cố vô hình, nhiệm mầu không thể hiểu nổi; con người chỉ thấy được hiệu quả, chứ không nhận thức được Thần Khí và hoạt động của Người.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1. Nhìn vào Chúa Giêsu:
a) Xem việc Chúa làm:
- Người đàm đạo với Ni-cô-đê-mô. Ông thuộc nhóm biệt phái, nhóm chống đối Chúa. Ông là người có điạ vị và danh giá trong xã hội, chứng tỏ Chúa tiếp xúc và phục vụ mọi người, không phân biệt đối xử.
Là người tông đồ của Chúa, chúng ta phải biết quảng đại và rộng mở trong việc tiếp xúc với mọi người, không phân biệt đối xử để phục vụ cách hữu hiệu theo lý tưởng tông đồ của mình.
- Chúa nhiệt tình giảng dạy, nhưng khi thấy Ni-cô-đê-mô không hiểu và tỏ ra nghi ngờ mình … Người không thất vọng và tự ái, nhưng nhẫn nại và kiên trì giải thích.
Trong việc hoạt động tông đồ, chúng ta cần kiên trì dù chưa thành công trước mắt.
- Khi giải thích một chân lý nhiệm mầu, vô hình, vượt quá trí óc con người, Đức Giêsu dưạ vào những hình ảnh cụ thể trước mắt để giải thích. Như Người dùng hình ảnh của giió để diễn tả hoạt động của Chúa Thánh thần.
Khi giải thích về giáo lý, chúng ta đừng quyên quan sát các thực tại trần thế để làm phương tiện giải thích các thực tại thiêng liêng.
b) Nghe lời Chúa nói:
"Không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh lại bởi ơn trên ":
+ Qua lời Chúa nói này; tôi cảm nghiệm Người nhắn bảo tôi rằng, là người đã lãnh nhiệm tích Thánh Tẩy rồi, thì phải triệt để sống xứng đáng với ơn làm con Thiên Chúa, mới hy vọng vào hưởng Nước Trời.
+ Noi gương Chúa: người giảng dạy bằng cách chân lý làm tiền đề và khẳng định chân lý đó, rồi mới giải thích.
Khi giảng dạy hay giáo huấn, chúng ta cũng cần nêu rõ giáo huấn và chân lý cách rõ ràng, mạch lạc và ngắn ngọn để làm chủ đề cho bài giảng hay bài dạy, rồi sau đó dựa vào mức độ nhu cầu của người nghe mà giải thích cho rõ.
- Khi thấy Ni-cô-đê-mô chưa hiểu giáo huấn và chân lý cần phải sinh lại, Chúa Giê-su lập lại chân lý đó, nhưng dưới hình thức rõ ràng hơn. thay vì nói "sinh lại bởi ơn trên", Người lập lại cũng một chân lý ấy, nhưng theo kiểu rõ hơn "sinh ra bởi nước và Thánh Khí".
+ Noi gương Chúa, khi giảng dạy, chúng ta phải luôn luôn trung thành với chân lý, với chủ đe, với ý chính của bài giảng dạy; nhưng khi diễn tả, chúng ta phải dựa vào mức đo, khả năng và nhu cầu của người nghe để dùng kiểu nói thích hợp cho dễ hiểu.
+ Qua lời này, Chúa dạy chúng ta: nhờ ơn tái sinh của nhiệm tích Thánh Tẩy, tôi đã được tẩy rửa tội lỗi, và nhờ nhiệm tích Hoà Giải, tôi được giao hoà với Chúa. Nhờ đó, tôi có Chúa Thánh Thần hoạt động trong tôi, vì thế tôi luôn luôn giữ vững ơn nghĩa Chúa bằng cách tránh tội, nhất là tội trọng, và đồng thời phải biết vâng phục ơn Chúa Thánh Thần qua tiếng lương tâm ngay thẳng , qua những lời chỉ dạy của tha nhân, của các dấu chỉ trong đời sống…
2. Nhìn vào Ni-cô –đê-mô:
Ông đã biết từ bỏ mình để nghe và tin theo Chúa Giêsu, và Thiên Chúa từ sự ràng buộc của mình là nhóm biệt phái để đến với Chúa…
Noi gương ông biết nghe và tin theo Chúa, chúng ta phải từ bỏ bản thân với những ràng buổi bởi ý riêng, bởi danh vọng, vật chất; đồng thời để đến với Chúa trong tâm tình và bầu khí cầu nguyện, chúng ta phải mạnh dạn khước từ những ràng buộc của môi trường, hoàn cảnh, công việc … hung quanh đời sống.
Được Chúa Giêsu dạy dỗ, nhưng Ni-cô-đi-mô vẫn còn mù tối, chưa hiểu được những thực tại thiêng liêng và muốn đến với Chúa, chúng ta phải có tâm hồn siêu thoát, trở nên n như trẻ bé: đơn sơ, dễ dạy và khiêm nhường …
Đặt bài Tin Mừng này vào bầu khí và tâm tình Mùa Phục Sinh, Hội Thánh muốn nhắn nhủ chúng ta, là những kitô hữu, đã được ơn tái sinh bởi nhiệm tích Thánh Tẩy, thì phải có đời sống xứng đáng với ơn làm con Chúa trong tâm tình thờ phượng Chúa và trong tinh thần sống theo con cái sự sáng thế gian.
Hành Trang Mục Vụ - Khoá 10 ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn