Clock-Time

Chú Giải Tin Mừng - Thứ Hai Tuần IV Thường Niên B

Tin mừng Mc 5: 1-20 Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại việc Đức Giê-su chữa lành cho một người bị thần ô uế ám, để trình bày sứ vụ cứu thế của Người...
CHÚ GIẢI TIN MỪNG

THỨ HAI TUẦN IV THƯỜNG NIÊN B





Tin mừng Mc 5: 1-20


Noel Quession - Chú Giải

Bài đọc I: NĂM LẺ: Dt 11,32-40

Sức mạnh của Đức tin....

Tác giả sắp trưng dẫn gương mẫu của những nhân vật lừng danh trong Kinh thánh, mà nhờ đức tin, họ đã hoàn thành được việc khó khăn.

Đối với tôi Đức tin có phải là điều gì khác hơn một sự ưng thuận của trí khôn đối với các chân lý không? Nó làm cho tôi làm được những việc cụ thể nào? Mọi mẫu gương mà thơ gửi người Do Thái đưa ra, là những hành động rất mực nhân bản, hẳn hỏi Chúa, nhưng đã được những người bằng xương bằng thịt thực hiện trong những trạng huống rõ rệt.

Nhờ đức tin, họ chiến thắng các vương quốc.

Đây sự dấn thân có tính chính trị.

Nhiều người có đức tin đã tìm gặp trong việc phục vụ dân tộc, hay thành trì của họ, kinh nghiệm con người về việc áp dụng đức tin vào Thiên Chúa của họ: Gêđêong, Barắc, Samson, Giéptê, Đavít... nhiều người khác.

Nhờ đức tin, họ thực thi công bình... chế ngự bệnh tật... hùng dũng trong trận chiến... đánh đuổi các đạo quản ngoại bang...

Các hiệu quả của đức tin rất khắc biệt theo các ơn gọi khác nhau, chúng ta không phải sao chép người khác, mà mọi người phải sống cái động lực Đức tin thắng cảnh huống của mình.

Làm cho người chết sống lại để trao trả cho các phụ nữ của họ.

Hiệu quả này, kỳ diệu hơn, làm lộ ra. nhtlng hiệu quả trước một cách tương phản. Thật vậy, đức tin dầu có những điểm áp dụng thông thường hơn, vẫn luôn là một loại "đánh cuộc vô, cái bất khả ": Chúa Giêsu đã nói: "Nếu các con thật có đức tin to bằng hạt cải, thì có nói với cây vả này: hãy tróc rễ lên đi trồng xuống biển, cây ấy cũng vâng lời các con" (Lc 17,6).

Có những người đành chịu hành hạ, mà không muốn được giải thoát.

Đức tin của các thánh tử đạo thêm nhột trong những mẫu gương nữa. Nó làm chứng về Thiên Chúa là tuyệt đối đáng liều bỏ hết. Trung kiên trong thử thách khi tất cả tan biến và chỉ còn có Thiên Chúa.. duy nhất.

Khi đức tin mang lại sự an toàn, an ủi, các lợi ích nhân loại, đức tin ấy rất mơ hồ. Nhưng sự bách hại, thử thách và bóc lột có thể nên dịp thanh tẩy đức tin.

Họ hi vọng được Phục sinh hoàn hảo hơn.

Đây thật là trọng tâm của Đức tin.

"Nếu Đức Kitô không sống lại, Đức tin của chúng ta là vô ích" (1 Cr 15,14).

Lại có những người đành chịu nhục nhã đòn vọt, kể cả xiềng xích và tù ngục... thiếu thốn mọi điệu, bị áp bức ngược đãi…

Khi những cảnh huống khác nghiệt nghiền nát chúng ta, thật không vô ích khi nghĩ đến đức tin của các thánh tử đạo trước kia và Hôm Nay.

Thế gian chẳng xứng với họ.

Có bao cuộc đời bề ngoài là vô ích, chẳng hạn bị dính chặt trên giường bệnh, dẫu vậy, lại có giá trị vô bờ dưới mắt Chúa, mặc cho thế gian thương không biết đến.

( Lạy Chúa, xin cho chúng con Đức tin cho phép vượt qua mọi sự và làm cho mọi sự nên giá trị.

Bài đọc II: NĂM CHẴN: 2 Sm 15,13-14. 16,5-13

Đavít chạy trốn con mình là Ab-sa-lon.

Chúng ta đã suy niệm về "sấm ngôn của Nathan" tiên báo triều đại Đavít sẽ trường tồn mãi mãi. Thực tế, chúng ta sắp chứng kiến những mạnh khỏe, những đê tiện, những cuộc tàn sát. Ngôi vua là một miếng mồi Am-môn, người con trai trưởng của Đavít, bị em là Absalon giết chết vì ông đã hãm hiếp em gái mình. Absalon, người con trai thứ hai của Đavít, cũng bị một sĩ quan của Đa vít hạ sát sau này. Còn Ađô-ni-a, người con thứ ba, âm mưu chiếm ngôi vuasẽ bị Salomon ra lệnh hành hình. Thật là một trang sử bi thảm, nhiều máu đổ.

Hôm nay, chúng ta nghe thuật lại câu chuyện Đavít trốn chạy. Đavít đã đến tuổi già: con. ông là Absalon muốn chiếm đoạt ngôi vua.

Ngày nay "việc tranh chấp quyền lợi giữa cha con". Không còn nữa. Nhưng việc đương đầu giữa những người con trưởng thành và cha mẹ thì vẫn diễn ra mãi.

Lạy Chúa, trước những cuộc xung đột đang xảy ra trong các gia đình chúng con, nguyện xin ơn tha thứ và hòa giải của Chúa sẽ toàn thắng tất cả.

Đavít trèo lên núi Cây dầu, đầu phủ khăn, đi chân không. Toàn dân theo ông cũng trùm đầu, vừa leo vừa khóc.

Để trốn khỏi Giêrusalem, Đavít phải băng qua thung lũng Cêdron và đến lánh mặt ở đây.

Đau khổ của con người thật là mầu nhiệm!

Kỳ diệu thay những đau khổ mà người cha phải chịu đựng vì con cái mình.

Mầu nhiệm thay tất cả những đau khổ mà chúng ta gây ra cho nhau. Mầu nhiệm biết bao khi con người là nạn nhân của kẻ khác.

Đức Giêsu không muốn, đứng ngoài cuộc. Người đã mang trên mình Người, tất cả nỗi đau khổ của nhân loại...để biến nó trở thành niềm hi vọng Phục sinh.

Và này xuất hiện một người thuộc dòng họ Saolê, tên là Sêmê. Anh ta vừa đi vừa nguyền rủa, rồi ném đá Đavít.

Trong tai họa. Đavít còn phải gặp lại các mối thù hận xưa?

Hãy để nó nguyền rủa theo lệnh Chúa…Biết đâu Chúa sẽ nhìn thấy nỗi khổ tâm của Ta, và Người sẽ đổi lời dữ ra hạnh phúc cho ta.

ở đây ta nhận ra tâm hồn cao thượng của Đavít.

ông đã chấp nhận cảnh nhục nhã phải trốn chạy, để tránh cuộc xung đột đổ máu với con mình… giờ đây, ông còn phải nhận chịu sự nhục nhã bị một trong những địch thù nguyền rủa mình...

Ông trao phó tất cả cho Chúa.

Cũng tại nơi đây, sau này Đức Giêsu sẽ đón nhận cái hôn của Giuđa, cái tát vào măt của tên đầy tớ vị thượng tế những cú da đòn... Người sợ bị các bạn hữu ruồng bỏ.. Người sẽ nhận chịu các lời nguyền rủa kẻ thù nghịch.
Cũng như Đavít, Đức Giêsu trao phó hết cho Thiên Chúa. Và tha thứ cho những kẻ làm hại Ngài: "Xin tha thứ cho họ, vì họ không biết việc họ làm".

Bạo lực càng leo thang, Đavít lại tiếp thay bằng nhân ái.

Số phận bi thảm của Đavít, khi phải đương đầu với các con ruột thịt của mình, khiến ông hiểu rõ hơn thái độ mà Thiên Chúa đối với chúng ta. Người đã tha thứ cho ta, đến lượt mình, chúng ta cũng phải tha thứ cho kẻ khác.
BÀI TIN MỪNG: Mc 5,1-20
Tuần này, chúng ta bước vào một giai đoạn của đời sống Chúa Giêsu. Đó là thời gian Người huấn luyện thực hành cho các môn đệ về vai trò tương lai của họ, nhấn mạnh tới:

Các phép lạ rất có ý nghĩa, được thể hiện riêng trước mắt họ, không có sự hiện diện của dân chúng.

Việc sai gửi họ đi thi hành sứ vụ trong một cuộc thực tập tông đồ đầu tiên.

Chúa Giêsu và các môn đệ sang bờ biễn bên kia, đến địa hạt Giêrasa.

Đối với Marcô là Thánh sử viết cho những anh em dân ngoại trở lại, tại Rôma, thì đây là một sự kiện rất quan trọng!

Lần đầu tiên Chúa Giêsu tự ý vượt qua một ranh giới, và Người sẽ tiếp cận với thế giới ngoại giáo của thời Người. Người còn dẫn theo cả Nhóm Mười Hai tới đó.

Giêrasa, xứ truyền giáo! Cũng như cách đây vài năm, một cuốn sách nổi tiếng đã lấy tựa đề: Nước Pháp, xứ sở truyền thống, Toàn thế giới đều là cánh đồng truyền giáo.

Như Chúa Giêsu, tôi có lo lắng tới hết mọi người chưa nhận biết Tin Mừng không? Khắp nơi những khu vực dân cư chưa được Phúc âm hóa còn rất nhiều.

Một người bị quỉ ô uế ám, từ các mồ mả ra gặp Người. Người đó vẫn ở trong các mồ mả mà khổng ai trói nổi, dù dùng cả đến dây xích, vì nhiều lần người ta đã trói anh ta, gông cùm xiêng xích lại nhưng anh ta đã bẻ gãy xiêng xích, phá gông cùm, và không ai có thể trị nổi anh ta.

Tất cả những lời trên đâu có một giá trị biểu tượng:

Chúng nhằm khơi dậy tình trạng thực sự bi thảm của "con người chưa được Phúc Âm hoá."

Con người đó bị lực lượng của bóng tối làm chủ: lát nữa Chúa Giêsu sẽ làm sáng tỏ sức mạnh luôn tác hại và tăng triển của lực lượng này.., "Tên tôi là cơ binh, vì chúng tôi đông lắm!" (Cơ binh của Rôma gồm 8.000 lính chiến).
Dưới cái nhìn của một người Do Thái, người dân ngoại là một người hiến mình cho sự chết. Họ đã sống "trong các mồ mả, giữa sự thối tha và những gương xấu ô nhơ. Những "con heo", loại vật: Ô nhơ và ghê tởm đối với người Do Thái, thường chỉ sống thành bầy: người ta cấm không được ăn thịt heo (Tv 11,7-8).

Sau hết con người không được Phúc âm hóa là một người "bị xiềng xích","bị trói buộc", không còn tự do. Phần tôi, tôi không thường bị xiềng xích và sống trong tình trạng nô lệ sao?

Toàn thể hình ảnh trên phiến ta đoán ra tầm quan trọng của thái độ truyền giáo mà Chúa Giêsu sẽ thực hiện: Người đến để giải phóng con người!

Dù con người có bị suy thoái cách nào đi nữa (ở đây ta thấy môt con người thật là "quái dị "), thì Chúa Giêsu cũng có thể biến đổi tận căn! Đó là tin vui cả ngàn đam mê xấu đã làm con người thay hình đổi dạng, vì cơ binh quỷ dữ ngự trị trong nó, đều bị đánh bại. Chúa Giêsu mạnh hơn quyền lực xấu ác trong con người.

Người ta liền đến xem. Việc gì vừa xảy ra. Họ nhìn thấy kẻ trước kia bị quỷ ám "ngồi đó", " mặc "quần áo", với "trí khôn tỉnh táo"...Người đó liền đi và bắt đầu tuyên xưng trong miền thập tinh, tất cả những gì Chúa Giêsu đã làm cho anh ta.

Từ một kẻ tàn ác ô nhơ, Chúa Giêsu đã biến đổi trở thành một người quân bình, sống tự nhiên, trí khôn tỉnh táo đời sống có ý nghĩa, và còn là một tông đồ nữa, bởi vì anh ta đã trở về nhà với thân quyến (những người dân ngoại như anh trước đây loan báo Tin Mừng? Chúa Giêsu đã biến cải đời anh.

Hai điều ghi nhận có thể giúp ta cầu nguyện khởi sự từ bản văn này, đó là:

Biên giới ngoại giáo vượt qua khỏi tâm hồn ta (trong ta thường có những khu vực cần phải được cứu độ)…

Sứ vụ là một đặc tính cốt yếu của Giáo hội (còn phải đi tới mọi nguời đang chờ đợi sự giải thoát, chớ đừng đóng khung trong môi trường Kitô giáo).

 


Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Chúa Ki-tô trừ quỷ.



HOÀN CẢNH:

Trong thời gian rao giảng Tin Mừng, Đức Giê-su tỏ bày sứ vụ cứu thế của Người bằng cách dùng uy quyền trục xuất ma quỷ để cứu chữa con người khỏi tội lỗi và sự chết.

Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại việc Đức Giê-su chữa lành cho một người bị thần ô uế ám, để trình bày sứ vụ cứu thế của Người.

TÌM HIỂU:

1 "Đức Giê-su và các môn đệ sang tới bờ bên kia …":

- Ghê-sa-ra là vùng của người lương.

-Tin Mừng thánh Mác-cô viết cho người lương trở lại, vì thế ở đây ngài ghi lại việc truyền giáo của Đức Giê-su ở miền Ghê-sa-ra.

- Lần đầu tiên Đức Giê-su tự ý vượt qua ranh giới, và Người tiếp cận với thế giới ngoại giáo của thời Người, Người có dẫn theo Nhóm Mười Hai tới đó.

2-5 "… có một kẻ bị thần ô uế ám …"

Chi tiết này nhằm nghĩa biểu tượng: gợi lên tình trạng thực sự bi thảm của con người chưa được Phúc Am hóa!

Con người đó bị lực lượng bóng tối là ma quỷ làn chủ.

Con người chưa được Phúc Am hóa là một người bị xiềng xích, bị trói buộc, không được tự do, và mất hết phẩm giá.

6-7 "Thấy Đức Giê-su từ đàng xa …":

Sự xuất hiện của Đức Giê-su là thời kỳ khánh tận của ma quỷ. Qủa vậy, dù lực lượng của ma quỷ có mạnh đến đâu đi nữa; "sức mạnh như một đạo binh", cũng bị uy quyền của Chúa khuất phục.

8-11 "Đức Giê-su bảo nó … ":

Chúa tỏ uy quyền trên mọi tạo vật và trên cả ma quỷ, khiến ma quỷ phải khiếp sợ và vâng phục Người.

12 "Người cho phép …":

"Con heo", đối với người Do Thái, là loài vật ô nhơ, ghê tởm; và vì thế có luật cấm không được ăn thịt heo (Lv 11,7-8).

- Nhưng ở đây là đất lương dân, người ta lại nuôi heo như bầy chiên, dê

- Chúa cho phép quỷ nhập vào đàn heo đông tới hai ngàn con và nhào xuống biển chết hết. Sự việc này, xét về mặt vật chất, là một việc uổng phí. Nhưng đối với Chúa, việc cứu vớt một linh hồn, một con người quan trọng hơn nhiều, quan trọng hơn cả số lượng đàn heo đông đảo như vậy.

14-17 "Các kẻ chăn heo bỏ chạy …":

Dân chúng hoảng sợ vì thấy những người bị ô uế ám đã được khỏi và tỉnh táo như người bình thường. Đây là thái độ của một thụ tạo đứng trước thần linh, và đây cũng là sự hoảng sợ của con người trước uy quyền cao cả của Thiên Chúa, và đối với lương dân ở đây thì họ hoảng sợ vì họ chưa thấy, chưa hiểu, chua nhận ra uy quyền của Chúa Giê-su. Cũng như người đau mắt thì sợ ánh sáng chói chang của mặt trời.

17 "Họ nài xin Người rời khỏi vùng đất của họ …":

Sự hiện diện của Đức Giê-su nơi dân chúng Ghê-sa-ra và phép lạ Người làm là một ân huệ lớn lao. Nhưng dân chúng miền này không nhận ra. Họ xin Người rời khỏi vùng đất của họ, vì họ thấy Chúa đến quấy rầy cuộc sống yên ổn của họ, làm thiệt hại tài sản vật chất của họ khi cho phép đội binh quỷ dữ nhập vào đàn heo nhào xuống biển chết hết.
Chỉ vì không nhận biết uy quyền cứu độ của Chúa, nên họ đã bám vào của cải vật chất và vì vậy họ không nhận ra ân huệ và lòng thương xót của Thiên Chúa.

18-20 "… người được khỏi quỷ ám nài xin Chúa cho được ở vời Người …":

Đức Giê-su là ân nhân và là Đấng giải thoát người bị quỷ ám ra khỏi tình trạng khốn cùng. Sau khi được chữa lành, anh đã xin Chúa cho anh được theo Người làm môn đệ. Chúa từ chối và sai anh ta trở về gia đình để làm chứng về những gì Thiên Chúa đã làm cho anh vì yêu thương anh. Anh đã mạnh dạn rao giảng cho dân chúng miền Thập Tỉnh về ơn đã nhận được, khiến ai nghe cũng phải sửng sốt.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay, qua việc Người chữa lành cho một người bị thần ô uế ám đã khẳng định về sự hiện hữu và sự hoành hành của ma quỷ trong thế giới loài người.

2. Tình trạng người bị quỷ ám được nói đến trong bài Tin Mừng hôm nay rất đáng thương. Dưới sự kiềm tỏa của thần ô uế, anh ta bị tước mất tình người và bị cách ly với cộng đoàn. Đó là hình ảnh của những ai đang còn sống dưới sự chi phối của ma quỷ. Họ có thể là những người tôn thờ ma quỷ, qua việc sử dụng bùa ngải; hoặc đang sống trong sự chối bỏ Thiên Chúa và chìm đắm trong vòng tội lỗi. Họ có thể là những dân tộc chưa được đón nhận Tin Mừng, đang sống trong tối tăm lầm lạc.

3. Chúa Giê-su thấy rõ tình trạng khốn khổ về thể xác và khốn nạn về linh hồn của người bị thần ô uế ám, nên Người đã chữa lành anh ta bằng cách trừ quỷ ra khỏi anh ta.

Chúa, qua Hội Thánh, vẫn không ngớt cứu chữa những người tội lỗi, dẫn đưa những người lầm lạc trở về với chân lý Tin Mừng, bảo vệ và chăm dóc những người đang sống trong ơn nghĩa Chúa.

4. Chúa không cho người vừa được chữa khỏi bị quỷ ám đi theo Người, và truyền cho anh hãy trở về mà loan báo cho thân nhân về những gì Thiên Chúa đã làm cho anh, và thương anh thế nào.

Người tông đồ trước hết phải là chứng nhân về những gì Thiên Chúa đã làm cho họ khiến họ khám phá ra Người và gặp gỡ Người cách thâm sâu ra sao.

Làm tông đồ trong bậc sống tu trì, nhưng ở đây Chúa cũng đòi hỏi làm tông đồ trong bậc sống gia đình, và giữa lòng xã hội nữa.

5. Việc Chúa Giê-su trừ quỷ ô uế là bằng chứng Chúa khuất phục các sự dữ do ma quỷ gây ra. Điều này trấn an và nâng đỡ chúng ta mỗi khi gặp sự dữ nơi thân xác hay tâm hồn. Chúng ta cậy nhờ vào quyền năng Chúa trong lời cầu nguyện, những việc lành, việc thiện và việc đạo đức trong cuộc sống thường ngày.

6. Qua việc Chúa Giê-su truyền giáo cho dân Ghê-sa-ra, chúng ta hãy nhận thức về thân phận của lương dân đang ngồi trong bóng tối chưa nhận ra ánh sáng của Tin Mừng, để hun đúc tinh thần nhiệt thành làm việc tông đồ và truyền giáo cho hàng xóm láng giềng, cho môi trường chúng ta đang sống.


Hành Trang Mục Vụ Khóa 10 - ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn