Chú Giải Tin Mừng - Thứ Năm Tuần III Thường Niên B
CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ NĂM TUẦN III THƯỜNG NIÊN NĂM B
Mc 4: 21-25
Xem lại CN 5 TN A
Noel Quession - Chú Giải
Bài đọc I : NĂM LẺ : 10, 19-25
Anh em thân mến, chúng ta tin tưởng bước vào cung thánh. Lạy Chúa, xin nói lại cho chúng con điều đó !
Và chớ gì sự tin tưởng này soi sáng mọi ngày sống của chúng ta.
"Mann " Đền thờ là rào cản không thể qua được, mà mình vị thượng tế mới dám coi thường, chỉ một ngày mỗi năm, ngày đại xá Kip-pu !
Khác biệt biết bao. Vì từ nay :
Mọi người , mọi Kitô hữu, tiến vào cung thánh thật, không sợ, không run. Trái lại với niềm tin tưởng" !.
Và đậy không chỉ nói về cung thánh trần gian nhưng về nơi ở tốt đẹp của chính Thiên Chúa ? Nước Trời ? Dầu sao? thì những cung thánh đẹp nhất của chúng ta cũng chỉ là những công trình "do tay loài người làm ra". (Dt 9,24).
Nhờ máu Chúa Giêsu, ta có một con đường mới và "sống động mà Người đã mở cho chúng ta".
Tiến đến cùng Thiên Chúa . Có thể gặp và sống với Người. Đây là cuộc kiếm tìm của nhiều người. Có phải là của tôi không ? Như Người hướng dẫn leo núi đã khám phá ra con đường mới có thể tới một đỉnh cao không thể tới được. Chúa Giêsu là Đấng dẫn chúng ta theo Người. Chúng ta. có sẵn sàng mạo hiểm không ?
Nay "đường" này đã mở ta biết có nó , đỉnh có thể tới Có người đã tới , và nếu chúng ta "gắn bó " với Người, đến lượt mình. Chúng ta không thể không đến đó.
"Xuyên qua tấm màn là thân xác Người".
Công thức đầy huyền nhiệm.
Thân xác Chúa Giêsu "thân" phận con người " của Người, như sách bài đọc chuyển dịch vứa là "màn" che chúng ta, không thấy Thiên Chúa, vừa là "thường" qua đó chúng ta có thể đến với Chúa, Chúa Giêsu đã nói : "Thầy là đường" (Ga 14,6).
Qua thân xác Người, qua "thân phận con người " của Người mà Chúa Giêsu đến với Thiên Chúa.
Và khi chấp nhận trọn thân phận con người mà con đường mở ra cho chúng ta với Người.
Chúng ta có một thượng tế cai quản nhà Thiên Chúa. Chúng ta hãy tiến đến với lòng chân thành đầy đức tin, lòng được trong sạch khỏi lương tâm gian ác, và thân xác được tắm gội bằng nước trong sạch.
Sự tin tưởng, niềm xác tín của chúng ta, không phải là gối êm để ngủ, trong khi mơ tưởng rằng vì Chúa Giêsu đã mở cửa trời, nên chỉ cần để cho qua. Đường đã mở, có thể tiến đến cùng Chúa, hạnh phúc được trao tặng chúng ta. Nhưng phải góp phần vào đó. Đây là chủ đề về sự hối cải và về phép rửa tội, bí tích diễn tả điều đó.
Tôi tin có một phép rửa để tha tội. Được rửa tội, không phải chỉ một lần, xa xưa, đã được thanh tẩy. Nhưng, là sống như đã được rửa tội, trong một sự hối cải vững bền, trong một sự thanh tẩy liên tục của lương tâm. Được rửa tội là không hề ngừng chiến đấu chống lại mọi phi tình yêu, để có thể yêu hơn nữa.
Chúng ta hãy thúc giục nhau thực thi bác ái và làm việc thiện.
Và ơn gọi do phép rửa tội để yêu thướng cũng là trách nhiệm giúp nhau yêu thương hơn.
Đừng trốn tránh những buồi hội chung, như ít người có thói quen nhưng anh em hãy khích lệ nhau, nhất là khi thấy ngày đó (của Chúa) gần đến.
Vấn nạn về việc "hành đạo" không phải của ngày hôm nay. Công đoàn phụng vụ của các Kitô hữu là một bày tỏ quan trọng của đời sống những người đã được tha tội. Đây là phương cách tập thể để nói chuyện với nhau, trong một mẫu sống. Đây là phương cách để . "tỉnh thức " vì Chúa gần đến.
Bài đọc II : NĂM CHẴN : 2 Sm 7,18-19 ; 24-29
Sau khi Đavít nghe biết các lời Giavê hứa qua miệng Nathan, ông vào chầu trước nhan Giavê mà thưa..
Đây vẫn còn tiếp tục đề tài "trước nhan Chúa". Đavít là một người có lòng tin. Ong chầu "trước nhan Chúa". Vị ngôn sứ vừa tuyên bố xong lời Thiên Chúa hứa : Người từ chối không cần đền thờ. Ngườí loan báo một người trong dòng dõi sẽ là một Người con đối với Thiên Chúa . Lập tức Đavít reo vui và tạ ơn (thánh Thể : có nghĩa là tạ ơn).
Lạy Chúa? xin giúp chúng con cũng biết giải thích những biến cố xảy đến cho chúng con. . . Xin giúp chúng con cầu nguyện từ những niềm vui nhận được... Lạy Chúa, con ngợi khen Chúa vì. . : (gợi lên những niềm vui hôm nay).
Lạy Chúa, tôi là ai và "nhà" tôi là gì mà Chúa dẫn dắt tôi đến đây ?
Thái độ khiêm tốn của Đavít. . .
Thực ra, Đa vít lập lại Lời Thiên Chúa đã phán với ông. Tất nhiên ông gọi lại nguồn gốc tầm thường của mình là một cậu bé mục đồng. Ong lập lại lời Chúa trên đây trong kinh Nguyện của mình.
Vậy giờ đây, Lạy Chúa, xin hãy thực hiện mãi mãi lời Chúa đã nói về tôi tớ và về nhà của Người, và hãy làm như Chúa đã phán.
Hãy đọc lại lời Chúa.
Nhưng trong thái độ hết sức vâng phục ý Chúa.
Ơ đây chắc chắn Đavít có thể lầm lẫn nặng nề, nếu ông tưởng rằng triều đại của mình, xét theo phương diện nhân loại, sẽ giữ được quyền bính mãi mãi, và nhữg di sản cũng như các cuộc chuyển nhượng quyền bính cứ diễn tiến mà không gặp trở ngại gì. Thực sự, Lời Chúa hứa đã không được thể hiện trên thực tế : ba người con trai của Đavít (Am-mon, Absalom và A-đo-ni-át) đều chết vì gươm trong khi xâu xé lẫn nhau. Và ngay từ đời thứ hai, với những người con của Salomon, dòng họ Đavít sẽ tan vỡ thành hai vương quốc thù nghịch nhau, trước khi phải suy tàn.
Do đó, qua nhưng lời hứa có tính nhân loại, cần phải hiểu về một lời hứa thiêng liêng : người con nối dõi đích thực của Đa vít không phải là Salomon nhưng là Đức Giêsu. . . sau một số nhưng thất bại có tính nhân loại, mới đạt tới một vương quốc không cần đến vinh quang loài người.
Philatô nói : vậy ông là vua ư ? ông nói đúng, tôi là vua... Nhưng Nước tôi không thuộc thế gian này" (Ga18, 36-37).
Thiên Chúa đảo ngược những quan niệm quá hạn hẹp của chúng ta.
Triều đại của Người không như người ta mong đợi :
Cần thinh lặng chiêm ngắm,rồi bật lên lời cầu nguyện : "Xin cho ý Cha được thể hiện, nước cha trị đến".
Lại Chúa, con tin rằng Nước Chúa "đã đến", Nước Chúa đã gần kề.
Lạy Chúa con tin cậy Chúa dù bề ngoài có gặp nhiều nghịch cảnh.
Vâng, lạy Thầy, chính Thầy là Thiên Chúa...Lời Thầy là chân lý…
Lời cầu nguyện luôn phải kết thúc bằng lời tuyên đó. Vua Đavít nhìn nhận quyền tối thượng của Thiên Chúa. Ong không tìm cách áp đặt Thiên Chúa theo ý riêng của ông. Ngược lại, sau khi đã bày tỏ ý nguyện của mình, ông sẵn sàng tùng phục ý Chúa.
Cha các con biết điều các con cần (Mt 8,8).
Đức Giêsu đã nói như thế … theo sau Đavít , tổ phụ Người.
Thật là tốt, vì hôm nay chúng ta đã suy niệm trước tâm hồn ông. Bởi vì, ngày mai, chúng ta sẽ suy niệm về tội lỗi của Đa vít : người công chính sẽ trở thành tên phạm tội .
BÀI TIN MỪNG : Mc 4:21 -25
Sau dụ ngôn người gieo hạt giống và lời cắt nghĩa của Chúa Giêsu cho nhóm nhỏ thân tín, chúng ta sẽ tiếp tục nghe những : dụ ngôn khác. Giờ đây, chúng ta được lưu ý cách cẩn thận ràng, không chỉ những mẫu chuyện bé nhỏ thời thơ ấu, mà ngay cả những lời bí nhiệm" của Chúa Giêsu, cũng chỉ được trao gửi cho những kẻ biết thực sự sẵn sàng mở rộng tâm hồn lãnh nhận.
Lạy Chúa, xin mở rộng tâm hồn chúng con đón nhận Mầu nhiệm của Chúa.
Có ai đem đến sáng đặt trong thùng hay dưới gầm giường chăng. Chẳng phải là đặt trên giá đèn "sao ?".
Chúa Giêsu, người quan sát thực tế.
Cả ngàn lần, Người đã nhìn Mẹ người thắp đèn cháy sáng lúc chiều tối..., không phải vô ích đặt dưới gầm giường, nhưng tại giữa nhà, ở trên một giá đủ để nó chiếu sáng rộng khắp.
Ngang qua cử chỉ đơn sơ thân tình này, đã trở nên hình ảnh đẹp trước mắt mọi người. Chúa Giêsu nhận thấy một "biểu tượng". Đối với Người, mỗi một sự vật cụ thể đều gợi lên một thực tại vô hình.
Lời Chúa không thể dành giữ cho riêng mình ta chỉ thực sự lãnh nhận. Lời Chúa, nếu nuôi ý định truyền thông cho kẻ khác.
Đây còn là một dịp để khám phá tìm hiểu sâu xa con người của Chúa Giêsu nhờ hình ảnh vắn gọn này có thể gợi lên cả một hướng suy tư.
Đối với Chúa Giêsu, sống co cụm trên mình là điều không thể tưởng tượng được. Tính ích kỷ, cho dù được mệnh danh là thiêng liêng, có thể chỉ nhằm chăm sóc cho tâm hồn bé nhỏ đẹp đẽ của riêng mình, đều chính thức bị lên án toán thể nếp sống Kitô, nếu chỉ biết nhắm đến mình mà không tỏa sáng ra cho kẻ khác, thì không phù hợp với ý Chúa Giêsu.
Lạy Chúa, xin thương xót chúng con !
Vì chẳng có gì giấu kín mà chẳng tỏ lộ ra. Và chẳng có gì kín đáo mà không bị đưa ra ánh sáng.
Cần để cho Thiên Chúa "giấu ân" tác động nắm giữ mình, để khám phá ra sự "mầu nhiệm" của Người... Và rồi tự trở nên Tôi tớ của Thiên Chúa đó, bằng cách làm việc giúp kẻ khác "Khám phá" ra Người.
Không, Chúa Kitô không có mọt định kiến nào mang tính mập mờ. Những lời cốt nghĩa dụ ngôn người gieo hạt giống chỉ giúp người ta tin tưởng Người, khi Người nói : Họ nhìn lấy nhìn để mà không thấy !". Cũng không nên coi Thầy như một người làm điều phi lý, như kẻ đốt đèn đặt trong thùng. Không, Thầy đến loan báo Tình yêu Thiên Chúa cho con người. Và Thầy loan báo bằng tiếng nói của các con, chớ không phải bằng tiếng nói nào khó hiểu mà Thầy không biết đâu ! Chắc hẳn đó là một điều bí nhiệm lớn, nhưng điều đó cần đặt ra để được tỏ lộ trước ánh sáng.
Cả các con nữa, các con đừng giữ cho mình những khám phá riêng. Hãy chia xẻ chúng cho kẻ khác !
Đó là yêu cầu cốt thiết để nói ngôn ngữ của kẻ khác, và để giữ gìn vẻ sáng sủa nhất nhắm bày tỏ Điều khó diễn tả !
Hãy coi chừng điều các ngươi nghe thấy. Các ngươi đong bằng đấu nào, thì người ta sẽ đóng lại cho các ngươi bằng đấu ấy và người ta còn thêm nữa. Vì ai có sẽ được cho thêm, và ai không có, cả cái đang có cũng sẽ bị lấy mất.
Chúa Gìêsu cũng quan sát những, người buôn bán thời Người, đang cân đong lúa mì hay muối mắm, với một chiếc thùng hay một cái bình. : người ta dồn nén nhiều ít . . . hay đầy tới miệng, hoặc vì lý do quản lý người ta dự liệu để chứa ra một ít.
Từ đó Chúa Giêsu dạy chúng ta học hỏi tính khí của Người : Các con hãy hành động quảng đại. Hãy đong gạt, hãy đo cho đầy tràn . .Và Người ứng dụng dụ ngôn này vào cung cách lắng nghe Lời Chúa...Đừng quên rằng, chúng ta đang ở những chương đầu của Tin Mừng, Chúa Giêsu đang chúc cho các thính giả của Người đong đầy Lời Chúa, đừng để vương vãi đi lời nào.
Tôi ham muốn lắng nghe Lời Chúa thế nào ? Tôi có thuộc vào số những người may mắn thưa lên : "Đủ rồi !"... hay thuộc những loại người luôn nói : "Còn thiếu !" ?
..Mức độ yêu thương, là yêu thương không mức độ . . .
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Mc 4:21-25
Xem lại CN 5 TN A
Dụ ngôn về cái đèn và cái đấu.
HOÀN CẢNH :
Sau khi dạy phải có thái độ nào để nghe lời giảng, Đức Giê-su dạy những ai đã nghe lời giảng thì phải biết phổ biến lời Chúa ra chung quanh mình.
Ý CHÍNH :
Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại dụ ngôn cái đèn và dụ ngôn cái đấu để trình bày về việc sau khi nghe lời Chúa giảng thì phải biết phổ biến lời Chúa ra chung quanh.
TÌM HIỂU :
21 "… chẳng lẽ mang đèn …" :
Cái đèn chỉ Tin Mừng . Không được giấu kín Tin Mừng. Đòi hỏi những ai đã nghe lời Chúa thì phải sống lời Chúa và loan báo lời Chúa cho người khác.
22 "Vì chẳng có gì bí ẩn …" :
Mới đầu Tin Mừng chỉ có một thiểu số biết thôi, nhưng theo Đức Giê-su, với thời gian, Tin Mừng đó cần chiếu tỏa ra, phải được loan báo cho mọi dân tộc (13,10). Tin Mừng của Chúa loan báo, lúc đầu chưa hiểu, sau này sẽ hiểu vì có Chúa Thánh Thần soi sáng cho; lúc đầu ít người biết, nhưng với thờigian, sẽ lan tỏa ra cho nhiều người (nhìn vào Hội Thánh ).
24 "… Hãy để ý tới điều ah em nghe …" :
Cái "đấu" là mức độ tâm hồn mở ra để đón nhận. Con người càng mở ra, thì càng nhận được hồng ân Thiên Chúa. Ai đã có kho tàng đức tin, đức ái và thái độ sẵn sàng mở ra thì còn được nhận thêm, còn kẻ nào không mở ra để đón nhận thêm, thì sẽ dần dần mất hết những gì mình đã có : "Ai có thì sẽ cho thêm, và ai không có thì cả cái nó có cũng bị lấy mất" là vậy đó.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :
1. Bài Tin Mừng hôm nay, qua dụ ngôn cái đèn, đòi hỏi chúng ta khi nghe lời Chúa thì phải sống và loan truyền cho người khác, nếu không thì lời Chúa sẽ trở nên vô hiệu.
2. Qua dụ ngôn cái đấu, bài Tin Mừng hôm nay nhắn nhủ chúng ta phải mở rộng cõi lòng và cuộc sống để đón nghe lời Chúa và nhiệt tình rao giảng lời Chúa cho người khác.Đó là cách làm phát triển lời Chúa và tăng thêm nguồn sinh lực do sức sống của lời Chúa .
3. Nhìn vào dụ ngôn cái đèn :
- Đèn cần có dầu để đốt. Đời sống người ki-tô hữu cần phải đọc, nghe, học hỏi, suy niệm Lời Chúa để gieo rắc Lời Chúa cho người khác.
- Đèn phải để trên đế để chiếu toả ra chung quanh. Ai đã đón nhận lời Chúa qua phụng vụ, nhất là phụng vụ thánh lễ, cần phải đem ra thực hành để gieo rắc sức sống lời Chúa ra chung quanh.
- Anh sáng có đặc tính chiếu sáng và soi dẫn, người ki-tô hữu cần dùng lời Chúa để soi sáng và hướng dẫn cho tha nhân đạt tới chân lý, đến sự hoàn thiện và đến sự sống đời đời.
4. Nhìn vào dụ ngôn cái đấu :
- Cái đấu dùng để đong. Đón nhận lời Chúa thì phải trao ban cho người khác. Vì lời Chúa là sức sống nên càng trao ban thì càng tăng trưởng thêm.
- Rao truyền lời Chúa : bằng đời sống gương sáng, bằng việc làm hoàn hảo theo tinh thần Tin Mừng và bằng lời nói để dạy dỗ, khuyên nhủ, răn đe, cảnh giác theo sức sống của lời Chúa .
5. Hãy nhạy cảm dùng những phương tiện truyền thông của xã hội để loan báo lời Chúa và cách sống lời Chúa cho tha nhân.
HTMV Khóa 10 - ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn