Clock-Time

Chú Giải Tin Mừng - Thứ Năm Tuần IV Mùa Thường Niên

Tin Mừng có tính mãnh liệt, năng động. Marcô sử dụng hình ảnh và những khung dạng suy nghĩ của những người đồng thời. Theo đó, họ nhìn thấy Satan hiện diện khắp nơi. Chắc chắn, cần phải thanh lọc những hình ảnh, để những người đồng thời hiểu biết ta. . . Những hiển nhiên, sứ vụ vẫn còn mang một đặc tính bi thảm...

CHÚ GIẢI TIN MỪNG

THỨ NĂM TUẦN IV MÙA THƯỜNG NIÊN

NGÀY 03/02/2022



Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I : NĂM LẺ : Dt 12,18-24
 
Không phải anh em tiến tới một ngọn núi có thể sờ được hay là lửa cháy, gió lốc, mây mù, bão táp, hoặc tiếng kèn và tiếng gầm thét, khiến cho người nghe xin tha đừng nói với họ lời nào nữa. Cảnh tượng thật hãi hùng đến nỗi Môsen thốt lên : "Tôi đã run khiếp và kinh sợ”.
 
Với những người Do Thái bị cám dỗ thối lui, tác giả sắp chứng tỏ tính ưu việt của Đức tin mới mẻ Kitô giáo.
 
Sinai cũng là biểu tượng của nỗi kinh sợ linh thánh : Các hiện tượng hãi hùng đã củng cố một vài ý tưởng về Thiên Chúa, ý tưởng của phần lớn các tôn giáo tự nhiên . Thiên Chúa đáng sợ. Thiên Chúa gieo kinh hãi.
 
Chính người Do Thái đã đòi hỏi trong khi Thiên Chúa lặng thinh ! (Xh 20,19) Thiên Chúa tỏ mình trong Chúa Giêsu hoàn toàn khác hẳn.
 
Trái lại  anh em tiến  đến nơi Sion.
 
Sánh với  Sinai, ngọn núi cao hoang vắng, Sion chỉ là một ngọn đài thấp, không thể làm cho ai phải sợ được.
 
Tôi có còn sợ Thiên Chúa nữa không? Khi Người đã tự hạ ngần ấy để đến với chúng ta (Pl 2,8 ; Dt 2,9).
 
Anh em tiến đến thành trì của Thiên Chúa hằng sống là Giêrusalem trên trời.
 
Sánh với sa mạc, nơi bất an và cô tịch, (Sinai là một trong các sa mạc đáng sợ nhất) một thành có rào lũy bao quanh,  một: thành là biểu trưng của an bình và của cuộc sống vai kề vai.
 
Hội thánh “thành trì Thiên Chúa hằng sống”, cộng đoàn huynh đệ, trong  đó người ta sống thân tình với Chúa. Tôi có thấy Hội thánh như thế không?
 
Anh em tiến đến muôn ngàn Thiên Thần và cộng đoàn các trưởng tử đã được ghi sổ trên trời.
 
Từ cộng đoàn ở đây dịch bởi từ Hy Lạp "Giáo hội”. Hội Thánh có thực sự là cộng đoàn mừng lễ với các Thiên Thần không? Tất cả đều trái ngược với nỗi kinh sợ hãi hùng ở Sinai, Phụng vụ của chúng ta có tính chất của một đại lễ thực sự không ? Đạo của chúng ta có phải là đạo của Cựu ước, hay là đạo mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta?
Tôi có vững tin rằng tên mình đã được ghi trên trời không ? Tên tôi được ghi trong lòng Cha. Chúa Giêsu đã đòi các bạn hữu Người hãy vui mừng về các điều đó : “Hãy vui mừng vì tên các con đã được ghi trẽn trời" (Lc 10.20).
 
Ta phải tin tưởng mức nào!
 
Anh em đến cùng Thiên Chúa Đấng phán xét mọi người, đền cùng các linh hồn những người công chính hoàn hảo.
 
Rõ ràng, tác giả muốn thiêng liêng hoá niềm hy vọng của các Kitô hữu. Không có gì là vật chất. trong các điều đó. Đây là Hội Thánh tụ họp lại không phải quanh một ngọn núi, hay một “đền thờ”, nhưng quanh “Thiên Chúa" và “các linh hồn công chính”.
 
Anh em đến cùng Đấng trung gian của giao ước mới là Đức Giêsu, và đến cùng máu đã rảy khi giao ước.
 
Cộng đoàn huynh đệ và tin tưởng của các Kitô hữu, cuối cùng là cộng đoàn quy tụ : quanh Chúa Giêsu Phục sinh để mừng lễ ? Bởi vì, chúng ta tin chắc mình được yêu thương, được cứu rỗi : Người đã đổ máu mình ra vì chúng ta.
 
Máu ấy còn mạnh thế hơn máu Abel.
 
Máu của Chúa Giêsu lên tiếng ? Người nói với chúng ta tình yêu vô tận. Người nói với chúng ta ý định cứu rỗi của Thiên Chúa. Người nói với chúng ta nơi Thiên Chúa muốn đến. Xin cảm tạ.
 
Bài đọc II : NĂM CHẴN : 1 V 2,1-4.10-12
 
Đavít sắp băng hà. ông đã đóng một vai trò rất quan trọng. Ong hàn gắn sự thống nhất của 12 chi tộc ít-ra-en mà từ trước vẫn sống biệt lập.  Ông bình đình xứ sở Pa-lét-tin, từ Đan đến Béc-sa-bê, đánh đuổi mọi quân thù còn tấn công dân Hípri. Ong dựng cho dân trước đây vẫn sống đời du mục một thủ đô, một thành thánh, là Giêrusalem.
 
Như chúng ta thấy,  Đavít chưa phải là một người hoàn hảo. Nhưng chắc chắn ông đã sống "trước  nhan Thiên Chúa”.
 
lời di chúc đạo đức ông trao trối lại cho con là Salômon, là một bằng chứng cuối cùng.
 
Cha sắp bước vào con đường chung của thiên hạ...
 
Đó là kiểu nói văn vẻ để ám chỉ cái chết. "Con đường chung của thiên hạ ". một kiểu nói khiêm tốn và mang tính liên đới với toàn thể nhân loại.
 
Tôi cũng thế, tôi không thể thoát khỏi con đường đó.
 
Một ngày kia, tôi sẽ bước vào con đường này, mà mọi người đều ngang qua.
 
Trong thinh lặng, tôi có thể đành thời giàn để đối mặt với biến cố đó.
 
Lạy Chúa, xin giúp con được chết trong bình an, và dành trọn cuộc đời để chuẩn bị cho giờ phút đó.
 
Con hãy can đảm, và ăn ở xứng danh nam nhi.
 
Đó là lời khuyên sống can đảm…
 
Đừng để mình bị đánh bại.
 
Hãy đứng vững trước nghịch cảnh.
 
Con hãy tuân giữ các huấn lệnh của Chúa là Thiên Chúa con, hãy đi trong đường lối của Người... hãy tuân giữ lề luật giới răn, thánh chỉ và giáo huấn của Người...
 
ở đây, tác giả dùng một lúc nhiều từ mang ý nghĩa tượng đồng.
 
Sau lời khuyên sống can đảm lời khuyên thứ hai nhắm đến sự trung tín. với Thiên Chúa.
 
Tuân giữ luật Chúa.
 
Bước đi trong đừơng lối của Người.
 
Thuận theo ý Chúa.
 
Thường chúng ta dễ sống lơ đãng. Chúa cóthể muốn điều này điều kia. Nhưng  chúng ta đã không chịu lắng nghe.
 
Cầu nguyện hàng ngày thật là diễm phúc. Đó là một thời gian đặc biệt để nghe biết ý Chúa. . để hiểu rõ  những trách nhiệm trong thân phận con người ta phải thực hiện , không sống hời hợt số phận đời ta. Hãy sống sâu sắc hơn.
 
Hãy liên kết với Thiên Chúa, đang hiện diện đó, ngay trung tâm đời sống ta…
 
Để được thành công trong mọi việc con làm,  trong mọi dự kiến con toan tính.
 
Theo ý Chúa là đạt được thành công trên đời. Có thể, không phải là một thành công sáng chói, hiển nhiên, bên ngoài. Nhưng là thành công cơ bản duy nhất. Thành công với điều Thiên Chúa mong đợi nơi ta : Đó là đạt tố đa nếp sống nhân bản.
 
Đạt tối đa yêu thương.
 
Đạt tối đa thánh thiện.
 
Vinh quang của Thiên Chúa, đó là con người sống động.
 
Niềm vui của Thiên Chúa, là “một con người thành công” “một cuộc đời thành tựu”.
 
Thành  công không thể thực hiện được nếu không có khó khăn ( đời sống Đa vít chứng tỏ điều đó).
Nhưng thành công còn là cùng đích, là hi vọng. Đó có phải là nỗ lực của tôi không?
 
“Hãy hoàn hảo như  Cha anh em ở trên trời là Đấng hoàn hảo”. Tôi có khao khát sự' hoàn hảo không?
 
Bài Tin Mừng : Mc 6,6-13
 
Chúa Giêsu gọi Mười Hai tông đồ và sai từng hai người đi.
 
Lần đầu tiên họ hiện diện một mình, không có Chúa Giêsu…xa cách Người. Đó là “thời cua Giáo hội" bắt đầu, thời gian tập sự.
 
Trong năm chương đầu trình thuật lại, Chúa Giêsu chú ý làm sáng tỏ , “Chúa Giêsu cùng với các môn đệ ". . . đối diện với dân chúng. . . đối diện với các địch thủ . Khi gọi các tông đồ (Mc 3,13-14), Marcô đã ghi nhận Chúa Giêsu thiết lập Nhóm Mười Hài để ở với Người và để sai họ đi.” Đó là hoạt động của chính trái tim. Tương giãn ra và co thắt lại : Máu đến trái tim , rồi lại trở về cơ thể . Đó cũng là hoạt động của tông đồ sống với Đức Kitô, đi vào thế giới mang theo Người . . . Sống thân mật với Thiên Chúa hiện diện với trần gian. . .
 
Người sai họ đi hai người một...
 
Đó là điều rất mới lạ, trước gia đình. Trong giáo hội, người ta không làm việc một mình nhưng theo tinh thần tập thể. Đó là ý muốn rõ ràng của Chúa Giêsu. Từ sự kiện đó tôi tự chất vấn về những thái độ của mình. Cá nhân chủ nghĩa có những dạng thức tinh tế, đáng ngại : chúng ta không thích anh em kiểm soát những cung cách hoạt động tông đồ ; hay những thái độ khác của mình . . . ấy thế  mà?
 
Người ban cho các ông có quyền trên các thần ô uế …Các ông ra đi rao giảng sự thống hối. Các ông trừ nhiều quỷ, xức. dầu chữa lành .nhiều bệnh nhân.
 
Các ông đã làm đúng những gì mà ta thấy Chúa Giêsu đã thể hiện qua năm chương Tin Mừng diễn tả. Ngày nay, ta tranh luận nhiều về “quyền của các thừa tác viên" trong Giáo hội. Marcô đã tóm tắt những quyền đó qua ba đặc ân:
 
-ặc ân dùng "lời nói" công bố sự cần thiết phải đổi đời.
 
-ăc ân “chữa lành bệnh nhân”, cải thiện đời sống con Người.
 
-ặc ân "xua trừ ma quỷ, khả năng hoạt động chống lại sự dữ.
 
Tin Mừng có tính mãnh liệt, năng động. Marcô sử dụng hình ảnh và những khung dạng suy nghĩ của những người đồng thời. Theo đó, họ nhìn thấy Satan hiện diện khắp nơi. Chắc chắn, cần phải thanh lọc những hình ảnh, để những người đồng thời hiểu biết ta. . . Những hiển nhiên, sứ vụ vẫn còn mang một đặc tính bi thảm : Nhà truyền giáo kẻ được Chúa Gìêsu sai đi, không phải là người quảng cáo cho một sản phẩm sẽ bán  chạy nếu nó tốt. . nhưng đó làngười bước vào cuộc giao chiến chống lại các địch thù chống lại lực lượng của sự dữ!
 
Kẻ được Chúa Giêsu sai đi phải thiết lập một thế giới công chính hơn, huynh đệ hơn, phải cải thiện đời sống con ( hoán cải, xua trừ sự  ác, chữa lành) đó là những dấu chỉ của Thiên Chúa!
 
Còn tôi đang sống đây, tôi đã đi đến đâu rồi?
 
Người truyền các ông đi đường, đừng mang gì , ngoài cây gậy, không mang bị mang bánh, không mang tiền trong túi Nhưng chân đi dép và đừng mặc hai  áo. Khi các con được đón  tiếp tại một nhà nào, hãy ở lại đó cho đến khi ra đi...
 
Y của Chúa Giêsu mong muốn : các môn đệ của Người phải là đoàn người nhẹ nhàng không mang hành lý cồng kềnh, luôn sẵn sàng ra đi nơi khác... Đó là những kẻ đi đường, những người không vướng mắc, những con người siêu thoát. Chúng con đã bỏ tất cả theo Thầy : nhà cửa, anh chị em, cha mẹ, con cái, ruộng vườn. .. (Mc 10,29-30).
 
Giáo hội luôn phải làm cho mình nhẹ bớt để sẵn sàng đón nhận sự thôi thức của Thánh linh. Còn tôi thì sao?
 
Nơi nào người ta không đón tiếp các con cũng không nghe lời các con, thì hãy ra khỏi đó.
 
Như Chúa Giêsu, các môn đệ sẽ gặp phải sự  từ chối, thái độ cứng lòng tin. Sứ vụ của Giáo hội là một điều khó khăn. Chúa Giêsu đã lưu ý : Đó là điều đã được dự kiến.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Chúa sai các Tông Đồ đi truyền giáo.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :


1. Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy về ơn gọi, địa vị và sứ mạng của người ki-tô hữu nói chung và người tông đồ nói riêng.

2. Chúa Giê-su gọi Nhóm Mười Hai lại:


Chi tiết này diễn tả: các Tông Đồ trước khi được sai đi, phải ở với Chúa, chia sẻ nếp sống của Người, chia sẻ những thao thức cứu thế của Người, và nhất là để Người dạy dỗ, huấn luyện.

Người tông đồ trước khi đi thi hành sứ vụ, Hội Thánh vẫn có thói quen tách riêng ra để có thời gian và không gian ở với Chúa trong bầu khí tĩnh tâm, cầu nguyện và học tập.

3. Nhóm Mười Hai không gồm những người tài ba xuất chúng, hay những người quyền cao chức trọng trong xã hội. Các ông cũng chỉ là những người thuộc lớp bình dân. Điều này khích lệ chúng ta, những người cũng được gọi làm tông đồ cho Chúa trong cánh đồng Hội Thánh ở trần gian.

4. Quan sát việc Chúa Giê-su gọi và sai Mười Hai Tông Đồ đi truyền giáo, chúng ta nhận ra rằngc Giê-su chia sẻ trách vụ cứu thế của Người cho các Tông Đồ. Người tông đồ cần cảm nghiệm vinh dự của mình được tham dự vào sứ vụ cứu thế của Chúa và được thi hành quyền của Chúa như xức dầu, trừ quỷ …

5. Nội dung của việc rao giảng là tiếp tục công việc của Gio-an Tẩy Giả: rao giảng về sự sám hối; nhưng Gio-an chỉ tuyên bố là Nước Trời gần đến; còn các Tông Đồ phải thể hiện Nước đó cho người ta trông thấy bằng những dấu hiệu : trừ quỷ, chữa lành mọi thứ bệnh tật.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10