Clock-Time

Chú Giải TIn Mừng - Thứ Năm Tuần XII Thường Niên

Lạy Chúa, con dám xin Chúa dùng những dò dẫm và lầm lẫn của con vào chương trình của Chúa: "Thiên Chúa viết thẳng trên những đường cong". Thật may mắn.
CHÚ GIẢI TIN MỪNG

THỨ 5 – TUẦN 12 THƯỜNG NIÊN

Lc 21: 20-28

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: St 16: 1-12.15-16

Hôm nay chúng ta đọc một giai thoại trong đời Abraham, có thể làm chướng tai nhiều người. Dầu vậy, nó là trọng yếu. Thật vậy, nó cho phép -trực tiếp nối kết thế giới hồi giáo với Giao ước và Đức tin độc thần của Abraham. Phải đợi tới Công đồng Vaticano II, để các Kitô hữu sau nhiều thế kỷ chiến tranh và đối kháng mới nhận biết sự cao quí của đạo Hồi. Cứ gọi là hoàn cảnh chính trị của miền cân đông là đủ. Thế là, một lần nữa đoạn văn xem ra "xa vời" và dường như "cổ lỗ" lại tỏ ra có tính thời sự nóng bỏng: Sự ghen tuông bi thảm của Sara và Agar luôn tiếp diễn, ngay trong thế kỷ XX. Đó là lý do tại sao các Kitô hữu phải biết tiếp nhận các người Ả rập đến làm việc với mình... Qua bối cảnh này, Thiên Chúa sắp tỏ ra hoàn toàn "nhân bản".

Sara hành hạ Agar cho đến nỗi nàng trốn đi (lúc đang mang thai).

Ta mường tượng, và khó mà tưởng tượng ra được những cảnh đau đớn này. Chế độ đa thê lúc ấy được phép, không phải là giải pháp lý tưởng. Sara, người vợ cả, không chấp nhận để mình bị hạ giá trước mặt Agar, người vợ lẽ, khi bà này báo tin rằng (cuối cùng) bà sẽ cho Abraham được người con. Và đây là những lời chua chát, nhưng cứ đánh đập, và cuộc chạy trốn vào sa mạc.

Thiên thần Chúa gặp nàng trong rừng vắng gần suối nước, dọc đường đi ve đất Sur.

Cuộc đàm thoại diễn ra khi ấy đầy "nhân hậu ". Chính Thiên Chúa, qua sứ giả của Người, cố dàn xếp sự việc "hãy trở về với bà chủ ngươi... và tùng phục bà... Nay ngươi đã thụ thai và sẽ sinh một con trai, ngươi sẽ đặt tên cho nó là Ismael".

Hôm nay, cũng thế, Thiên Chúa hiện diện khắp nơi nào mà những người phân rẽ làm khổ nhau, và cố giúp họ chịu đựng lẫn nhau. Lạy Chúa, con cầu xin Chúa cho những người A Rập và những người Do Thái. Con cầu xin Chúa cho mọi người đang tranh chấp…

Vì Chúa đã nghe biết sự khốn khổ của ngươi.

Tôi để cho mình được thấm nhiễm lời này. Nó tỏ bày cho chúng ta về Thiên Chúa nhiều hơn là về các lý thuyết. Như thế, Thiên Chúa chúng ta là một Chúa để cho chạm tới Người. Một Thiên Chúa coi mọi người như con cái Người, một Thiên Chúa là Cha.

Một Thiên Chúa hiện diện bất cứ nơi nào có người đau khổ. Một Thiên Chúa không để cho mình bị đóng kín trong các thánh đài hay trong các nghi thức, nhưng là Đấng đang ở đó gần suối nước Sur, nơi một thiếu phụ mang thai đang khóc. Một Thiên Chúa không cam chịu khi thấy con cái mình phân rẽ thù nghịch với nhau. Lạy Chúa, con dâng lời cầu cho toàn thế giới. Còn có bao nhiêu là "khốn cùng" nữa từ Agar trở đi.

Agar đã sinh con trai. Abraham đặt tên nó là Ismael.

Qua các thói tục đương thời mà Abraham tìm Chúa. Nhưng ý Chúa không luôn luôn dễ gặp có lúc Abraham đã tin rằng "đứa con này sẽ hoàn thành "lời hứa". Nhưng không, không phải nó. Thế là lầm đến lầm. Khổ đến khổ, ông vẫn tiến đến việc thể hiện Chúa đã hứa, bất kể mọi sự.

Lạy Chúa, con dám xin Chúa dùng những dò dẫm và lầm lẫn của con vào chương trình của Chúa: "Thiên Chúa viết thẳng trên những đường cong". Thật may mắn.

 

BàI đọc II: 2V 24,8-17

Joiakim được 18 tuổi khi lên ngôi và đã trị vì ba tháng ở Giêrusalem. Ong đã làm sự dữ trước mặt Giavê như thân phụ ông đã làm.

Dĩ nhiên, lịch sử luôn tiếp diễn. Ong vua rất trẻ này không để mất thời giờ lao mình vào những việc sai quấy của các vị tiềm nhiệm.

"Ong làm sự dữ trước mặt Giavê": Bất công xã hội, đồi phong bại tục, tôn sùng ngẫu tượng, chính trị chỉ nhắm tới nhân loại không xét gì tới Đức tin.

Ở nơi khác, các ngôn sứ thường lập lại lời khiển trách nặng nề hơn: " Các người không nương tựa vào Giavê cho đủ các người chỉ dựa vào sức riêng... thay vì phó thác cho Giavê, các người lại đi tìm giao ước với loài người và các người đã bỏ giao ước Thiên Chúa: Đó là trường hợp của Joiakim thân phụ của Joiakim đã chống lại Nabukodonosor nhờ vua Ai Cập giúp sức. Con của ông cũng làm như vậy.

Các người thuộc hạ của Nabukodonosor đã lên đánh Giêrusalem và thành bị vây hãm.

Chính vì thế thành sụp đổ: Phép lạ đã xảy ra thời Ezékias không còn tái diễn nữa. Một vương quốc đang hấp hối, nền độc lập và sự thịnh vượng vắn vòi đang cáo chung. Dân Israel và các thủ lãnh của họ chưa hưởng được nền độc thực sự qua 400 năm từ Đavid đến Joiakim.

Nhà vua, thân mẫu ông, các chức sắc, đều bị điều về Babylon... Nabukodonosor đã lấy đi tất cả các kho tàng đền thờ và của đền vua, đập nát tất cả các đồ bằng vàng Salomon đã làm trong cung thánh... đúng như lời Giavê đã phán.

Cuộc vơ vét phạm thánh này được trình bày như là thuận ý Chúa.

Rõ ràng là Thiên Chúa cao trội hơn tất cả những gì chúng ta nghĩ tưởng: Người không cần gì các lễ nghi, cũng như các đồ thợ của chúng ta Người chỉ muốn tấm lòng chúng ta.

Những lời đanh thép của Đức Giêsu, vào thời Người, khi loan báo cuộc tàn phá mới của đền thờ cũng mang một ý nghĩa như thế. Đây là cơ hội để chúng ta tự hỏi xem mình có cùng quan điểm như Chúa không: Chúng ta gắn chặt với các nghi lễ hay là chúng ta thiết thân với Chúa.

Thiên Chúa cũng sẽ không phòng giữ các nhà thờ, các thánh điện các thiết chế của Người để khỏi bị tàn phá..nếu những cái đó, không còn ý nghĩa.

Nabukodonosor phát lưu qua Babylon tất cả các bậc vị vọng, các chức sắc và tất cả các người thợ rèn, thợ khóa.. trừ hạng cùng đinh trong xứ.

Đó là bước đầu của cuộc lưu đày lớn lao trong lịch sử dân Israel.

Đó là thời kỳ tinh luyện, thời kỳ đào sâu.

Tinh luyện: vì trong cuộc lưu đày, người ta đau khổ. Những cựu tù binh và những kẻ bị phát lưu hiểu rõ điều ấy: mất tự do, vi phạm nhân quyền, nô dịch. Các đau khổ ấy giúp người ta suy nghĩ.

Đào sâu: Vì Đức tin bị lột mất hết các hình thức bên ngoài, không còn tư tế, không còn tiên tri, không có của lễ, không còn phụng tự; đó là cơ hội tăng triển một sự liên hệ với Thiên Chúa trong một Đức tin trần trụi.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết sống mọi biến cố hạnh phúc hoặc bất hạnh trong ánh sáng Đức tin.

 

BÀI TIN MỪNG: Mt 7: 21-29

Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa! Lạy Chúa! là được vào Nước Trời cả đâu.

Nhưng chỉ những ai thi hành ý muốn của Cha Thầy…

Không phải "những ké nói "... mà là những kẻ làm "...

Lạy Chúa, trước hết con muốn nhẩm đi nhẩm lại nhiều lần câu trên, như thế hôm nay Chúa đang lập lại cho con từ môi miệng Chúa.

Những kẻ nói giống, "những người cầu nguyện hay" những kẻ "cầu nguyện" mà không "làm ", sẽ không được vào Nước trời! Những người tham dự Thánh lễ, những kẻ xướng "xin Chúa thương xót chúng con", mà đồng thời không thay đổi đời sống hằng ngày của mình... cũng không được vào Nước Trời! Vâng, lạy Chúa Giêsu, Chúa sẽ nói tiếp: " thi hành ý Chúa " thì quan trọng hơn là "cầu nguyện".

Tuy nhiên con biết rằng, Chúa vẫn thường nhấn mạnh sự cần thiết phải cầu nguyện. Và con nhận biết, con chưa cầu nguyện cho đủ! Nhưng Chúa cũng nói cho con hay, đời sống hằng ngày của con rất quan trọng trước mặt Chúa: điều làm Thiên Chúa vui lòng, không chỉ là những giây phút cầu nguyện, nhưng là "mọi giây phút của đời sống chúng con".

Lạy Chúa, hôm nay Chúa chờ đợi gì nơi con?

Chúa muốn con thi hành những công tác nào?

Chớ gì ý Chúa thành sự trong những gì con sẽ làm hôm nay.

Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: "Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao? Và bây giờ, Thầy sẽ tuyên bố với họ: Ta không biết ngươi là ai cả, đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều ác!

Phán quyết của vị thẩm phán thật nghiêm minh.

Phán quyết đó dành cho các Kitô hữu (các thừa tác viên) đã "giảng dạy" đã "trừ' quỷ". "làm phép lạ " nhân danh Đức Giêsu, mà lại bị kết án, chỉ vì trong đời sống cá nhân, họ đã không thi hành ý Thiên Chúa. Người ta có thể cứu độ kẻ khác mà lại đánh mất mạng sống mình điều đó có đúng thật không, lạy Chúa.

Một chức vụ trong Giáo hội, một vai trò của kẻ hữu trách …không thể là một bảo đảm được. Đối với những người đó, đời sống còn cần phải phù hợp với lời nói nhiều hơn.

Ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành thì ví được như người khôn xây nhà trên tảng đá.

Xây đời sống tôi trên lời Chúa, là xây trên tảng đá!

Xây đời sống tôi dựa vào Chúa, là thiết dựng vững vàng.

Câu trên đề ra cho ta hai việc làm: …Lắng nghe…Thực hành..

Cần phải nắm vững cả hai thái độ, mới là khôn ngoan.

Anh em hãy đem lời này ra thực hành, chớ đừng nghe suông (Gc 1,22).

Thực hành Lời. Thể hiện Lời: đó chính là định nghĩa Đức Giêsu Kitô Ngôi lời nhập thể.

Lý tưởng của tôi có trở nên xương thịt, cử chỉ, thái độ phục vụ cụ thể trong đời sống tôi không?

Sau hết, lời cầu nguyện của tôi có được thể hiện không? Nghĩa là nó có thay đổi ngày sống của tôi không?

Ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành thì ví được như người ngu xây nhà trên cát. Gặp mưa sa, nước lũ hay bão táp ập vào, thì nhà ấy sẽ sụp đó, sụp đổ tan tành.

Phải, chúng ta là những người ít thực hiện. Những lý thuyết hay, những khẩu hiệu kêu, những nguyên tắc đẹp. Không xây dựng gì vững chắc?

Cần phải can đảm thể hiện dấn thân, thực hành.

Đó là kết luận bài giảng đầu tiên của Đức Giêsu.

Chúng ta hãy xắn tay áo lên! Hãy bắt tay vào việc! Đây là lời mời gọi hành động. Thiên Chúa không hiện diện lên mây trời. Người đang ở đó, nơi công việc đang chờ đợi ta.

Lạy Chúa, con quyết đi tới đó.

HTMV Khóa 10 - ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn