Clock-Time

Chú Giải Tin Mừng - Thứ Sáu Tuần III Thường Niên B

Tin Mừng Mc 4: 26-34 Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa dùng dụ ngôn hạt giống gieo xuống đất và dụ ngôn hạt cải mọc lên để trình bày về sức sống và sự phát triển của Nước Thiên Chúa.

CHÚ GIẢI TIN MỪNG

THỨ 6 - TUẦN 3 THƯỜNG NIÊN NĂM B


  


Mc 4: 26-34

Xem lại CN 11 TN B


Noel Quession - Chú Giải

Bài đọc I : NĂM LẺ : Dt 10, 32-39 

Anh em thân mến, anh em hãy nhớ lại những ngày trước, khi anh em vừa lãnh nhận ánh sáng.

Dân Do thái, người nhận thư này , là những người Do Thái trở lại với Chúa Kitô. Sau một thời nhiệt tình họ bắt đầu trở lui và tiếc nuối điều họ đã từ bỏ .

Cả tôi nữa, tôi lại không nhọc mệt xuôi tay, muốn bỏ mặc sao?

Anh em đã đường đầu với bao nhiêu trận đau khổ lớn lao...sỉ nhục ...hoạn nạn…anh em đã cùng chịu số phận của những tù nhân.

Sống một lý tưởng cao thượng không hề dễ dàng.

Xin chịu phép rửa tội là điều chịu bắt bớ, ngục tù, nhiếc mắng.

Hôm nay cũng chẳng hơn gì, để thành Kitô hữu cũng không phải dễ . Phải sẵn sành để chịu phỉ báng nhạo cười .

Anh em đã vui mừng chấp nhận người ta tước đoạt của cải, vì anh em biết rằng mình có của cải tốt hơn và bền vững. .

Điều này có thể đi đến chỗ thấy của cải mình bị bóc lột, mất tiền, có ít cơ tiến bộ . Oi ! sống lương thiện không phải luôn có lợi.

Thánh Phaoìô nhấn mạch là các độc giả của Ngài đã phấn khởi chọn lựa để thành Kitô hữu. Hẳn thật đây là điều kiện để có thể chịu đựng nổi các hi sinh này. Phải đưa chúng trở lại với cân lượng đúng đắn của chúng : điều người ta gặt hái được khi sống theo lương tâm hay đức tin của mình thì quan trọng hơn điều người ta mất đi.

Lạy Chúa, xin cho con niềm vui của đức tin !

Anh em đừng bỏ mặc lòng tin tưởng của anh em đáng được thưởng công bội hậu. Anh em cần phải kiên nhẫn, để khi làm tròn thành ý Chúa, anh em được lãnh nhận điều Chúa hứa.

Tin tưởng, kiên nhẫn. Đây là những lời khuyên quen thuộc nơi thánh Phaolô. Chính Ngài hẳn phải là người gan lì . Lạy Chúa xin cho con được lòng kiên nhẫn. . . không dựa trên sức mạnh của riêng con những trên lời Chúa hứa.

Vì chỉ còn một thời gian rất ngắn nữa thôi Đấng phải đến sẽ đến, và Người sẽ không trì hoãn. 

Một ít... rất ít... thời gian.

Khi chắc chắn tằng sự đợi chờ còn ngắn ngủi người ta chờ đới nhẫn nại hơn. Khi biết rằng thử thách vắn vòi người ta can đảm hơn để chịu đựng nó. Lạy Chúa, xin làm cho chúng con xác tín rằng mọi cái giới hạn đều vắn vỏi ! chớ gì chúng con tỉnh thức đợi gặp Chúa diện đối diện. Chớ gì niềm xác tín này sẽ không phải là cuộc trốn thoát, trái lại là một kích thích tố để đương đầu cách can đảm và phấn khởi hơn với những trái ý đè nặng trên cuộc sống chúng con.

Còn kẻ công chính của Ta thì sống theo đức tin. Nhưng nếu người đó tháo lui, thì sẽ không làm đẹp lòng Ta. Còn chúng ta, chúng ta không thuộc hạng người tháo lui mà hư mất, nhưng chúng con là con cái đức tin để cứu thoát linh hồn chúng ta. 

Phải , chúng ta biết có những người đào ngũ chung quanh chúng ta. Đã có những người nản chí quanh thánh Phaolô. Họ kiêu hùng trỗi dậy. Thiên Chúa không yêu những kẻ bỏ cuộc. Và thử thách cho phép phân biệt ra những tín hữu chân thực : có những người đứng vững và những người buông mình đến chỗ lẩn tránh.

( Lạy Chúa, xin cho chúng con được trung thành... được nên "người đục tin".

Bài đọc II : NĂM CHẴN : 2 Sm 11,1-17

Chúng ta đã nhận thấy Đavít là con người đầy lòng tin và ưa cầu nguyện. Điều đó không tránh cho ông khỏi trở thành một con người đáng thương, một kẻ phạm tội nặng nề vào những giờ phút khó khăn, Kinh thánh kể cho ta lịch sử của một dân tộc phạm tội, những tội nhân được cứu độ. Và trong Kinh thánh trên là một trong những trang đẹp nhất. Một lần nữa trong sách giúp ta hiểu rằng, Tin Mừng được loan báo cho người nghèo khó. Đây cũng là trang báo trước câu chuyện người phụ nữ xứ Samaria, người đàn bà tội lỗi tại nhà ông Simon biệt phái, người đàn bà ngoại tình: "Tôi không đến kêu gọi người công chính, nhưng là kẻ tội lỗi".

Đavít phạm tội.

Ong nhìn thấy một người đàn bà đang tắm. Bản văn Kinh thánh thêm : "người đàn bà đó rất đẹp". Ong ao ước chiếm đoạt và quyết rũ bà. Nhưng đó lại là vợ của một người khác. Vì thế, đó là một tội ngoại tình, thiếu làm chủ mình về tính dục, còn thêm một bất công đối với người đàn bà và người chồng hợp pháp của bà ta.

Bét-sa-bê, vợ của U-ri-a, sẽ là mẹ của sa-la-môn. Bà được Matthêu ghi vào trong bản gia phả, chung với các vị tổ phụ của Đức Giêsu : nhờ bà, Đức Giêsu được kể vào triều đại của Đavít, như đám đông dân chúng sau này sẽ tung hô "Vạn tuế Con vua Đa vít... và được liệt vào hàng tội nhân mà Người đến cứu độ.

Lạy Chúa, qua tội phạm trên, con nghĩ đến những tội riêng của con. Lạy Chúa, mầu nhiệm biết bao khi Chúa tạo dựng nên chúng con với tự do có quyền phạm tội ! Khi người ta nghĩ đến dòng thủy triều sự dữ bao la đang phủ dâng nhân loại. Lạy Chúa, nếu Chúa đã cho phép như vậy, chắc Chúa mong đợi một lợi ích lớn lao hơn .

Tội vô đơn chí. 

Chúng ta đây ghi nhận : "thiếu tự chủ.. " và "bất công". Giờ đây còn phải kể tiếp theo "tội giả hình" . Có lẽ Đa vít muốn lẫn tránh trách nhiệm của mình và qủy trách việc có thai cho người chồng hợp pháp ? Điều đó vừa phù hợp với suy nghĩ tự nhiên của con người biết bao, nhưng cũng thật là bỉ ổi. Nhưng mưa kế đó đâu có đạt. Bởi vì Uria, người chiến binh Hít-tít có những nguyên tắc phải giữ và ông đã tôn trọng ; Luật kiêng cữ tương quan tính dục trong một cuộc chiến. Dù say sỉn, ông vẫn nhớ được luật đó. Và Đavít đã chuốc rượu cho Uria say sưa đến không còn tỉnh táo, để ông ta chỉ còn việc tiến sâu hơn trọng tộị ác .

Đó là tội sát nhân" có dự tính. Thật sự, đây là một câu chuyện đẹn tối và bị thảm. Hãy đặt Uria vào nơi giao tranh gây cấn nhất... để hắn bị đánh cho đến chết".

Tôi là một lỗi phạm đến Lề luật của Chúa. Đó là một bất trung với một Thiên Chúa đã ban cho Đavít biết bao ân huệ và đã hứa với ông nhiều điều tốt đẹp ! Nhưng bộ mặt ghê tởm của tội lỗi trong trường hợp này lộ vẻ hoàn toàn đặc biệt, khi mọi , toan tính của một người khôn ngoan chỉ tìm lợi ích riêng tư bằng cách chà đạp kẻ khác. Trong Kinh Thánh, so với tội của đam, thì đây là tội điển hình.

Lạy Chúa, nguyện thương tôi theo lòng nhân hậu Chúa, xóa tội tôi theo lượng cả đức từ bi. Xin rửa tội tuyệt gốc lỗi lầm và tẩy tôi sạch láng tội ác. Vì sự lỗi tôi, chính tôi đã biết, và tội tôi ở trước mặt tôi luôn. Tôi phạm tội phản nghịch cùng Thiên Chúa. Tôi thi hành điều ác trước thiên nhan (Tv 50).

Thánh Vịnh "Miserere" diễn tả đúng mức lòng thống hối của Đa vít.

Mặt trái của tội lỗi, đó là lòng xót thương của Thiên Chúa.

Thiên Chúa rút ra điều lành từ sự dữ. Peguy đã ca ngợi mầu nhiệm này bằng những lời đáng ghi nhớ : "Với ô nhơ Thiên Chúa biến thành nuớc trong lành, với tâm hồn vẫn đục, người đổi ra sáng trong. "

Bài TIN MỪNG : Mc 4,28-34

Hai dụ ngôn hôm nay đều có chung một biểu tượng là sự nay mai, là sức mạnh của "sự sống phát sinh" : Cũng vậy Chúa Giêsu đã nhận ra công trình của Người.

Nước Thiên Chúa giống như người kia đã gieo hạt xuống đất.

Tôi chiêm ngưỡng Chúa Giêsu đang gieo hạt.

Đó là cữ chỉ hết sức tự lên, đầy vẻ say mê và kỳ diệu. Đó là thái độ vừa hi vọng, vừa phiêu lưu. Liệu hạt giống đó có mọc lên không ? Liệu sẽ có một mùa gặt hay là không có ? Mùa đông có làm lạnh cứng và tiêu diệt mọi đợt mầm mới như của tôi không ? Và mặt trời có đốt chát và thiêu hủy những gì tôi đang gieo ? Tôi không biết được. ..

Nhưng có điều tôi biết được là cần phải gieo hạt, phải dám làm.

Lạy Chúa, xin tạ ơn Chúa.

Chúa thuộc loại người đó, một bác nhà quê, tiếp xúc với thiên nhiên, tiếp cận với sự sống... Chúa thuộc loại những người tin vào sự sống, gây tin tưởng trước bàn tay gieo hạt, để sự sống, được nảy sinh phong phú !

Những hình ảnh trên có giá trị cho toàn diện cuộc sống con người : các nhà thầu khoán, các lang y, những vị giáo sư những người thiết lập chương.trình? thợ thủ công, những bà mẹ gia đình, các nghệ sĩ, những linh mục, v.v... Cần phải gieo hạt, cần phải đầu tư cho tướng lai.

Chính Chúa Giêsu đã ý thức khi làm điều đó. Người gieo hạt. Người thực hiện một công trình lớn cho tương lai. "Nước Thiên Chúa " khởi sự, như một thời đại ươm hạt giống.

Người đó ngủ hay thức, đêm hay ngày, hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết nữa. Đất tự nó làm cây lúa mọc lên : trước hết thành cây, rồi đâm bông rồi kết hạt. Và khi lúa chín, người ấy liền gặt vì đã đến mùa.

Marcô là thánh sử duy nhất tướng thuật cho chúng ta dụ ngôn tuy nhỏ bé nhưng đầy lạc quan và diệu kỳ này : dụ ngôn hạt giống âm thầm tự nó mọc lên. Hãy đọc lại dụ ngôn đó ? Bạn hãy để cho chuyển động viu tươi của hạt nhằm xâm chiếm bạn.

Phải tất cả đều nằm trong sức sống của hạt giống : mần sống là một sức mạnh tập trung, rất lớn, không gì cưỡng lại được... nhưng bé nhỏ, bị che giấu và bề ngoài mong manh. 

ngay khi một hạt lúa được vùi xuống lòng đất, thì trong âm thầm đã bắt đầu một loạt những điều người nông phu có lo lắng hay không cho hạt giống, điều đó không hệ trọng gì ! Hạt giống đã vượt ra giới hạn, không lệ thuộc ông ta nữa.

Cũng vậy Chúa Giêsu đã nói, Nước Thiên Chúa như một hạt giống sống động. Được gieo trong một tâm hồn, trong một thế giới, nó lớn lên trong một sự tăng triển chậm chạp, không nhận thấy được, nhưng liên tục. Dù không nhận ra chưa kiểm chứng được, sự sống vẫn phát triển và không khi nào lùi giảm.

Lạy chúa, Chúa muốn nói gì với con Hôm nay, qua những lời chứa chan hi vọng đó ? Chúa trao gửi cho con lời mời gọi nào đây ?

Chúng ta sẽ lấy gì mà so sánh với Nước Thiên Chúa ? Nước đó giống như hạt cải... khi gieo xuống đất thì nhỏ bé nhất trong tất cả các hạt trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, nó mọc lên thành cây rau lớn nhất, và đâm những cành to đến nỗi chim trời có thể tới núp bóng được . 

Những lời và hình ảnh trên, nếu được đọc đi và lập lại cũng đủ tạo ra một thứ Kinh nguyện đích thực. Hãy luôn nghĩ rằng, những điều đó phát xuất từ chính khối óc. Con tim và môi miệng của Chúa Giêsu. Hãy áp dụng những điều đó vào lịch sử : Lúc đó, Chúa Giêsu ở một mình, trên bờ hồ; với Nhóm Mười Hai và một vài thính giả miền Galilêa . . . Và hạt giống "nhỏ bé " của ngày hôm đó đã trở nên một cây lớn vươn đến mút cùng trái đất. Lạy Chúa, con nghĩ đến Giáo hội, trong vẻ nhỏ bé và mong manh. Con nghĩ đến nếp sống thiêng liêng của riêng con, rất yếu ớt và nhỏ nhoi . Và con đọc lại lời hứa của Chúa : Con cũng áp dụng lời đó vào những công việc nhân đạo hay tông đồ của con, vào những lúc nản lòng thất vọng, những nguy cơ bị bỏ rơi mà con gặp phải. Và con đọc lại dụ ngôn chứa chan hi vọng của Chúa. Lạy Chúa, xin tạ ơn Chúa. Lạy thánh Marcô, xin cám ơn ngài đã tưởng thuật những điều đó.


Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

 

Mc 4:26-34

Xem lại CN 11 TN B

Dụ ngôn hạt cải.


NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :

1. Cần liên kết dụ ngôn "gieo hạt giống xuống đất " (4,26-29) với dụ ngôn người gieo giống (4,3-8), vì hai dụ ngôn nói về những giai đoạn kế tiếp nhau : gieo hạt giống, hạt giống nảy mầm, cây lúa mọc lên, mùa gặt.

- Trong Nước Thiên Chúa, hạt giống chỉ Tin Mừng .

- Hạt giống đã gieo xuống đất, Tin Mừng đã được rao giảng.

- Thiên Chúa âm thầm hoạt động, ban cho Nước Thiên Chúa một sức mạnh thần kín giúp cho Nước của Người phát triển cho đến giai đoạn hoàn thành vào ngày cánh chung.

- Trong giai đoạn rao giảng Tin Mừng này, điều cần thiết là phải kiên nhẫn và bình thản chờ đợi, phải tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa đang âm thầm hoạt động trong lịch sử nhân loại.

2. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa dùng dụ ngôn hạt giống gieo xuống đất và dụ ngôn hạt cải mọc lên để trình bày về sức sống và sự phát triển của Nước Thiên Chúa.

Qua dụ ngôn này, chúng ta thêm lòng tin tưởng vào ơn Chúa đang hoạt động âm thầm trong Hội Thánh, trong mỗi công việc của Hội Thánh và của mỗi người chúng ta thực hiện trong sự hiệp thông với Chúa. Nhờ đó, chúng ta an tâm, bền đỗ trong công việc hằng ngày và trong công việc của Hội Thánh hiện tại.

3. Nhìn vào hạt giống gieo xuống đất :

Là người tông đồ :

- Chúng ta phải chăm lo gieo vãi hạt giống Lời Chúa, giáo huấn của Chúa, tinh thần của Chúa cho mọi người, trong mọi nơi và mọi lúc.

- Chúng ta không chỉ cậy dựa vào hoạt động bên ngoài, nhưng tin tưởng vào hoạt động âm thầm của ơn Chúa trong mọi công việc tông đồ, truyền giáo.

- Vì ơn Chúa hoạt động âm thầm và ẩn kín như vậy, nên người tông đồ phải kiên trì, nhẫn nại và dẻo dai trong khi thi hành công việc tông đồ, đồng thời cũng đừng quá bồng bột, hấp tấp tìm những thành qủa trước mắt để tự mãn, hoặc thấy thất bại bên ngoài mà buồn chán, tiêu cực …

4. Nhìn vào dụ ngôn hạt cải :

- Dụ ngôn này nhấn mạnh đến sức mạnh của Nước Chúa và kết qủa cuối cùng của việc rao giảng Tin Mừng .

- Dụ ngôn trình bày hai hình ảnh tương phản nhau : ban đầu, khi Tin Mừng mới được rao giảng, Nước Thiên Chúa giống như hạt cải là loại nhỏ nhất, rồi dần dần trở thành một cây cao lớn, một nơi có thể đón nhận các dân tộc.

- Mặc dầu giai đoạn đầu của Nước Thiên Chúa rất khiêm tốn chỉ có mười hai Tông Đồ, nhưng Tin Mừng phải được loan báo cho mọi dân tộc (13,10).

- Trước khi Con Người quang lâm, nhiều việc bách hại và những cơn gian nan thử thách sẽ xảy ra (13,5-23).

- Trong hoàn cảnh cụ thể đó, dụ ngôn hạt cải giúp chúng ta có một lòng tin tưởng bất diệt, một niềm cây trông bất khuất vào cuộc chiến thắng của Thiên Chúa cũng như sự thành công cuối cùng của Nước Thiên Chúa .

- Là người tông đồ : không chỉ làm những việc lớn mà còn phải chu toàn những việc nhỏ trong công tác tông đồ hằng ngày nữa; phải tỏ lòng mến Chúa, tôn vinh Chúa trong công việc thường nhật của đời sống. Con đường thơ ấu của Thánh nữ Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su là bằng chứng cụ thể của ý nghĩa dụ ngôn hạt cải.

HTMV Khóa 10 - ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn