Clock-Time

Chú Giải Tin Mừng - Thứ Sáu Tuần VI Mùa Thường Niên

Trang sách về. tháp Babel, cũng như tất cả những trang của 11 chương đầu sách Sáng thế không nói về lịch sử theo nghĩa chặt. Nhưng thật là tác phẩm tiên tri lạ lùng ! Cái nhìn về nhân loại sâu sắc biết bao ! Chắc chắn theo mức độ các biểu tượng...

CHÚ GIẢI TIN MỪNG

THỨ SÁU TUẦN VI MÙA THƯỜNG NIÊN

NGÀY 18/02/2022



Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I : NĂM LẺ : St 11,1-9
 
Lúc bấy giờ toàn thể lãnh thổ có một tiếng nói duy nhất và một ngôn ngữ như nhau.
 
Trang sách về. tháp Babel, cũng như tất cả những trang của 11 chương đầu sách Sáng thế không nói về lịch sử theo nghĩa chặt. Nhưng thật là tác phẩm tiên tri lạ lùng ! Cái nhìn về nhân loại sâu sắc biết bao ! Chắc chắn theo mức độ các biểu tượng.
 
Tác phẩm có tính thời sự lâu dài. Babel chính là HÔM NAY . . là lịch sử thế giới chúng ta hiện thời . . Hơn bao giờ, chúng ta biết rõ nổi khó khăn thuộc các vấn đề ngôn ngữ : thông đạt, hiểu biết nhau ! Từ nay nói cùng một tiếng quốc gia cũng chưa đủ để đối thoại: Giữa các giai cấp xã hội khác nhau, người ta không hiểu nhau được. Giữa cha mẹ và con cái, thế hệ này và thế hệ khác chen vào và dựng nên sự thiếu cảm thông giữa vợ chồng, bè bạn, khởi sự có vài thinh lặng kéo dài, là dấu chứng tỏ người ta không cần gì để nói, không thể hiểu nhau được... làm như người ta sống ở hai vũ trụ khác nhau. Giữa các thành phần của cùng một Hội Thánh, dòng suối huynh đệ không còn thông chuyển nữa. ... như thể người ta sống trong những Hội Thánh khác nhau. Bởi đâu là có sự ngộ nhận bi thảm này?
 
Nào, bây giờ chúng ta hãy xây một thành với một cây tháp mà ngọn chạm tới trời . Và chúng ta hãy tạo cho ta một tên tuổi.
 
Kiêu ngạo, biểu trưng bằng sự thái quá. Chinh phục trời. Dưới một hình thức khác, đây là một huyền thoại về Promêtê. Luôn luôn đây là giấc mơ xưa đòi”làm Chúa ", coi mình như Chúa. Đâu là những hình thức kiêu ngạo cá nhân, phong tỏa sự hiệp thông với đồng loại của tôi, thúc đẩy sự công kích ý thức hãy không ý thức của họ?
 
Chúa ngự xuống để quan sát thành trì với cây tháp mà con cái loài người đang xây.
 
Có một nét trào phúng tinh quái trong nhận xét này.
 
Loài người những kẻ tinh quái nhỏ bé này đã tin là có thể tới trời. Nhưng  Thiên Chúa khi muốn đến xem kỳ công của họ vẫn buộc phải xuống ! “Hiền nhân" như muốn nói : Đó là tất cả ? chỉ có thế nào, hãy chú ý tới sự nhỏ bé của bạn, bất kể những phô trương của các bạn.
 
Ta hãy xuống coi, và tại đó, Ta làm cho ngôn ngữ chúng lộn xộn, để người này không còn hiểu tiếng nói của người kia.
 
Sự hiệp nhất của nhân loại, sự cảm thông huynh đệ là ước vọng trong tâm của nhân loại. Sống với những người yêu thương và hiểu biết nhau, thật tốt đẹp biết bao ! Liên kết hoà hợp, đối thoại.
Dầu vậy, cũng có tranh chất "đấu tranh” giai cấp, “chủ nghĩa chủng tộc" đủ loại  ở giữa nhận loại. Đối kháng, từ khước lắng nghe.
 
Vuốt ve... đánh đấm... tay người đều có thể làm cả hai.
 
Bởi thế, người ta gọi chỗ đó là “Bebel", vì chính tại chỗ đó, Chúa làm cho ngạn ngữ của toàn thể lãnh thổ hóa ra lộn xộn. Và cũng tại chỗ đó, Chúa đã làm cho người ta tản mác ra khắp mặt địa cầu.
 
Tình thương. . . ghen ghét: . . hai động cơ của loài người. Sự  hiệp nhất đích thực của loài người chỉ được thực hiện trong Thiên Chúa. Người ta sẽ gọi “lễ ngũ tuần" là phép lạ làm đảo lộn lại : phép lạ làm cho loài người thuộc mọi dân tộc và  mọi ngôn ngữ có đủ hiểu biết nhau.
Người ta sẽ gọi “Hội Thánh” (Eecleasia trong tiếng Hi Lạp có nghĩa là tập hợp), là nơi Thông người rất khác biệt tiến đến, bởi cùng một Thánh Thần, tạo nên giữa họ một sự “thông hiệp” thực sự.
 
Khi Hội Thánh nhấn mạh về "thuyết đa nguyên” mà Hội Thánh ước mong nó lớn mạnh giữa cát Kitô hữu, Hội Thánh cũng quả quyết một điều kiện cốt yếu để nhân loại tồn tại : sự hiệp nhất đích thực không được thực hiện bởi sự đồng dạng hay cưỡng bức, nhưng do sự nhất trí mà vẫn tôn trọng những khác biệt và những gia sản khác nhau của mỗi người, không san phẳng.
 
Bài đọc II : NĂM CHẴN : Gc 2,14 -24
 
Ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích lợi gì?
 
Đức Giêsu đã nói :  Không phải những ai nói : “Lạy Chúa, Lạy Chúa, là được vào nước Trời , nhưng những người làm theo ý Cha Tôi”.
 
Không được phép lừa dối mình.
 
Những tâm tình tốt đẹp không thể làm Thiên Chúa mãn nguyện.
 
Điều đó lên án những kẻ tự phụ mình "tín hữu' "không hành đạo. Có thể vì những thăng trầm của cuộc sống đã vô tình đứa con người đến tình trạng phi lý vậy, và ta không nên lên án họ theo vẻ bề ngoài. Nhưng thực sự, đó là một lập trường. không thể hiện hộ được. Họ sẽ nói sao, nếu  các người mến thương họ nói với họ rằng "Tôi yêu mến bạn lắm nhưng tôi không có một việc nào cụ thể để chứng minh điều có !”.
 
“niềm tin" “Đức tin" mà không khi nào tự biểu lộ ra, đức tin chết.
 
Tình  thương mà không tự biểu lộ ra, thì nó sắp chết, nếu không nói là chết hẳn.
 
Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ ăn hàng ngày mà có ai trong anh em lại nói với  họ : "Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no, nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì ?”
 
Đó là yêu sách thực tế, kiến hiệu. Và điều đó soi sáng châm ngôn trên đây cho sâu sắc hơn.
 
Thánh Giacôbê đã nhẹ nhàng đi từ đức tin qua đức ái mà không báo trước. Và đó không phải là ngẫu nhiên. “thực hành " đức tin không phải nguyên một việc dự lễ Chúa nhật mà thôi mà nhất là các việc "bác ái. đích thực từng cuộc sống thường ngày”.
 
Theo nghĩa này, bên cạnh những người năng đi lễ Chúa nhật, còn có cả những tín hữu không hành đạo'' nữa.
 
Quả vậy, đức tin không có hành động, thì là đức tin chết.
 
Lạy Chúa, xin giúp chúng con sống hợp lý với niềm xác tín thâm sâu của chúng con. Chớ gì đức tin bao trùm toàn diện cuộc sống cụ thể của con và biến đổi từng giây phút trong tuần.
 
Ta không thể đặt đối nghịch giữa Đức tin và hành động giữa lời cầu nguyện và việc làm. Cần phải có sự thống nhất trong cuộc sống. Lòng đạo đức thụ động, cũng như hoạt động quá khích, cả hai đều không tốt. Điều cần thiết là giữ một mức độ trung dung thực sự : thời giờ dành cho Chúa giúp ta kiểm điểm phẩm chất các cuộc dấn thân phục vụ con người…và thời giờ dành cho Chúa giúp ta kiểm điểm phẩm chất của đức tin chúng ta.
 
Nhờ các hành động 'mà tôi bày tỏ đức tin.
 
Ở đây, nhờ người ta thường lưu ý, xem như thánh Giacôbê chống lại lời giải thích không xác đáng của thánh Phaolô khi người quả quyết rằng : “Người phải trở lên công chính vì tin chớ không phải vì làm những gì lề buộc dạy" (Rm 3,28).
 
Thực sự, các “việc làm” không tạo được phần rỗi cho ta. Tự mình con người không chiếm được ơn cứu độ cho mình, con người đón nhận  nó như  một ơn nhưng không của Thiên Chúa. Tuy nhiên, đức tin không phải là sự tán đồng trên lý thuyết các chân lý trừu tượng, nó còn phải được thể hiện qua các việc làm.
 
Cần nắm vững cả hai đầu dây xích, Thiên Chúa thi ân, nhưng con người phải cộng tác và đáp ứng.
 
Tóm lại, một thân xác không hơi thở là một xác chết, cũng vậy, đức tin không có hành động là đức lin chết.
 
Sự so sánh này hết sức sáng sủa!
 
Về phương diện sinh vật học, đức tin và sự sống liên hệ với nhau.
 
Phải Chăng đức tin của tôi là linh hồn của cuộc sống thường ngày của tôi ? Phải chăng cuộc sống thường ngày của tôi là xác thể của Đức Tin tôi?
 
Bài Tin Mừng : Mc 8,34 – 9,1
 
Chúa Giêsu  tập họp dân chúng cùng các môn đệ lại, và phán : "Ai muốn theo Ta hãy tự  bỏ mình, vác thập giá mà theo Ta" .
 
Đức Giêsu vừa loan báo “thập giá dành cho Người”. Chắc chắn, Tin Mừng vừa bước sang một khúc ngoặt : Chúa nói ngay đến “thập giá dành cho các môn đệ”. Con đường vinh hiển duy nhất, đối với các môn đệ, cũng như đối với Chúa, chính là con đường thập giá.
 
Yêu sách  này không chỉ được truyền dạy cho Nhóm mười hai, nhưng cho cả dân chúng nữa, bởi vì không có hai loại Kitô hữu : một số ít cần phải áp dụng những yêu sách khắt khe hơn cho đời mình và quần chúng bình thường hơn, những Kitô hữu trung bình. Không, Đức Giêsu phán điều đó cho mọi người.
 
Đời sống của Kitô hữu được xác định nhờ đời sống Đức Giêsu : Bước theo và bắt chước. . . Mô phỏng và hiệp thông… trở nên một kitô khác.
 
Trong  đời sống, tôi đã đặt việc nhận biết và noi gương Đức Giêsu ở tầm mức quan trọng nào ?
“Về phần từ bỏ chính mình tôi” tôi đã thực hiện ra sao ? sống thường nhật của tôi, lời mời gọi trên đây của Đức Giêsu đã được thể hiện cách nào?
 
Coi chừng ! Hãy đề phòng ! Tin Mừng luôn trở nên như một thách đố. Có thể chính chúng ta cũng sẽ bị trệch trạc. Ta đã theo Đức Glêsu và Thánh Marcô cho đến lúc này. Nhưng ta có sắn sàng đi đến tận cùng của Tin Mừng không ?
 
Bởi vì  ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất. Còn ai chịu mất mạng sống mình vì Ta và vì Phúc âm, thì sẽ cứu được mạng sống mình.
 
Đó là điều nghịch thường của Tin Mừng ! “Ai được" thì mất. “Ai mất" lại được.
 
Đồi với Đức Giêsu, thực sự thập giá là ở đó. Và ở đó, sự ngược đãi cũng được gởi lên cho các Kitô hữu. Cần phải chấp nhận hy sinh mạng sống để trung thành với Đức Giêsu và với Tin Mừng. Đối với các độc giả đầu tiên của Marcô. tại Rôma, thì điều đó có nghĩa là : một thỉnh nhận xin lãnh Phép rửa, thì đồng thời cũng là ứng sinh bước vào cuộc tử đạo. Họ sẽ gặp nguy hiểm khi trở thành Kitô hữu, nên họ cần tự quyết định, với ý thức đầy đủ về việc mình sẽ làm.
 
Nếu Đức Giêsu kêu mời “hy sinh mạng sống mình” , thì đó là Người củng cố quyền “cứu sống" nó thực sự đối với Đức Giêsu, cũng như đối với các môn đệ, đó là sự sống lại.
 
“Mất mạng sống mình". Không thể có đời sống Kitô, nếu không có sự từ bỏ chính mình. Đời sống theo Tin Mừng không là một cuộc đời dễ dãi.
 
“Cứu mạng sống mình”. Sự hy sinh Kitô giáo tự nó không có mục đích. Sự từ  bỏ có thể chỉ là tiêu cực. Trong tư tưởng của Đức Giêsu, sự từ bỏ là để được sống.
 
Được lời lãi cả thế  gian  mà mất mạng sống mình, thì nào được ìch gì ? Và người ta lấy gì mà đánh đổi mạng sống mình?
 
Đức Giêsu chiếu cả thế gian ". ... và “con người tốt”..
 
Và Lạy Chúa, Chúa nói với con rằng, con quan trọng hơn cả thế gian. Nhờ sự từ bỏ, chắc chắn con sẽ sống phong phú.
 
Ai hổ thẹn vì Ta và vì lời Ta trong thế hệ ngoại tình và tội lỗi này, thì Con Người cũng sẽ hổ thẹn từ khước nó khi Người đến trong vinh quang của Cha Người cùng với các thần thánh.
 
Cũng như những người sống đồng thời với Đức Giêsu, chúng ta có thể tự hỏi : "Vậy ông Giêsu này là ai mà dám yêu sách như thế ?” Và đây là câu trả lời : Đức Giêsu là “Vị thẩm phán chung cuộc của thời thế mạt” , đã được Ngôn sứ Daniel loan báo Dr. 7,13 . Người là con Người " từ mây trời ngự xuống. Như thế, Đức Giêsu tự gán nhận cho mình một quyền năng phi thường.
 
Lạy  Chúa, con muốn tin Chúa và tin vào lời Chúa. Nhưng từ  bỏ  những tuyển chọn, thái độ trung thành và những hèn kém của con… đều hứa hẹn đời sống vĩnh cửu đều đó thật là cao trọng, nghiêm chỉnh, đáng thể hiện.
 

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Vác thập giá theo Chúa.
 
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :
 
1. Chúa Giê-su gọi đám đông và các môn đệ đến để dạy bài học theo Chúa:

- “Ai muốn theo tôi …” : Chúa mời gọi hết mọi người, nhưng vì tôn trọng sự tự do lựa chọn của con người, nên Chúa nói :”ai muốn”. Một khi có lòng muốn thì chứng thực lòng muốn đó bằng cách thực thi hai yêu sách sau đây :

+ Phải từ bỏ chính mình : nghĩa là phải gột rửa mọi quyến luyến và dính bén xác thịt, thế gian và ma quỷ nơi con người và cuộc sống của mình.

+ Vác thập giá mình : nghĩa là phải chấp nhận mọi thử thách, đau khổ, mất mát, thiệt thòi nơi bản thân và cuộc sống của mình để duy trì lòng tin với Chúa trong đức tin, đức cậy và đức mến Chúa.

- “Mà theo … “ : có nghĩa là theo Chúa Giê-su. Mang danh nghĩa là người theo Chúa trong phẩm giá người ki-tô hữu, chúng ta thực sự sống theo yêu sách của Chúa trên đây thế nào ? Mỗi người hãy tự đánh giá bản thân mình trước mặt Chúa!

2. “Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy” :

Câu nói nghịch lý này mời gọi chúng ta quan tâm đến giá trị đích thực của sự sống :

- Nếu sống ích kỷ trên trần gian, nghĩa là nuông chiều bản thân bằng sự hưởng thụ, và chiều theo đòi hỏi của xác thịt, thế gian và ma quỷ, thì sẽ chẳng còn gì cho sự sống đời sau.

- Nhưng cuộc sống bị đánh mất vì Chúa Giê-su, nghĩa là từ bỏ chính mình và vác thập giá mình mà theo Chúa Giê-su, thì sẽ cứu được mạng sống mình, nghĩa là sẽ đạt đến sự sống đời đời.

Qua lời nói ấy, bạn hãy so sánh và chọn lựa để rồi định hướng cho cuộc sống của bạn cho phù hợp với lý tưởng người theo Chúa.

3. “Vì được cả thế gian mà phải thiệt thòi mất mạng sống, thì người ta nào có lợi gì !”

Không thể lấy cả thế giới mà đổi lại sự sống trần gian, phương chi sự sống vĩnh cửu. Mất sự sống vĩnh cửu là mất tất cả ! Chính vì thế mà phải chấp nhận mất mạng sống mình và cả thế giới để được sự sống vĩnh cửu.

Bạn hãy sống thánh giữa trần gian bằng phương tiện của trần gian để thánh hóa trần gian và thánh hóa bản thân. Sống như vậy bạn sẽ cứu được trần gian và cứu được sự sống mình ở đời sau.

4. “Giữa thế hệ ngoại tình và tội lỗi này, ai hổ thẹn vì tôi và những lời tôi dạy, thì Con Người cũng sẽ hổ thẹn vì kẻ ấy, khi Người ngự đến cùng với các thiên thần trong vinh quang Cha Người” :

- “Ngoại tình “ ở đây ám chỉ những người bỏ Chúa mà đi thờ tà thần.

- Sống giữa một thế giới bất trung, phản bội, từ chối Thiên Chúa, mà chúng ta, mang danh nghĩa con cái Thiên Chúa, lại không sống theo Chúa để làm chứng cho Chúa, thì chúng ta chẳng có công phúc gì trong ngày Chúa phán xét.

- Ở đây Chúa cảnh giác chúng ta đừng toa rập với thế gian tội lỗi để rồi làm mất phẩm giá của người ki-tô hữu, con cái Chúa.

- Ở đây Chúa cũng mời gọi chúng ta làm chứng nhân cho Chúa giữa trần gian, bằng cách nhiệt tình thực thi các giáo huấn của Chúa để mai sau được sống trong vinh quang Thiên Chúa.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10