Clock-Time

Chú Giải Tin Mừng - Thứ Sáu Tuần VII Mùa Thường Niên

Bản năng mãnh hệt thúc đẩy hai người khác phái tiến lại gần nhau. “Luyến ái" nhau. Cả hai “chỉ làm một". Lìa bỏ cha me, đoạn tuyệt với tất cả quá vãng để thiết lập một gia đình khác. Hình như những kiểu diễn tả như thế dã chỉ định rằng; sự bất khả phân ly là lời thề ước thâm thúy nhất của tình yêu. Tự nhiên con người cũng cảm nhận : "tình yêu” cần phải mang tính bền bỉ “luôn mãi"...

CHÚ GIẢI TIN MỪNG

THỨ SÁU TUẦN VII MÙA THƯỜNG NIÊN

NGÀY 25/02/2022



Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I : NĂM LẺ : Hc 6,5-11
 
Đây, là một chuỗi nhưng quan sát cụ thể về tình bạn.
 
Lời nói ngọt ngào gia tăng số bạn hữu, lưỡi êm dịu tăng thêm hòa khí.
 
Tầm quan trọng của lời nói, đối thoại để tạo lập hay phá hủy tình bạn.
 
 Ngươi nên có nhiều bạn hữu, nhưng chỉ nên chọn một trong ngàn người làm cố vấn.
 
Hai mức độ quan hệ và thân thiết :
 
Những người để sống thuận hòa... nên có nhiều hết sức có thể.
 
Những người để thực sự tin tưởng. . . hãy chọn trong số muôn ngàn. Sự phân biệt này sắp dần tới một loạt những tiêu chuẩn để lược ra những bạn hữu chân chính.
 
Nếu ngươi có được người bạn hữu, hãy thử thách rồi hãy nhận, và đừng dễ dàng tin tưởng người  đó.
 
Chúng ta thấy sự thận trọng này có hơi phàm tục. Ben Sira thực sự giống như chủ nhân  sở hữu của cải nhờ tính toán thận trọng. Điều đó xem ra hấp dẫn chúng ta.
 
Chúa Giêsu, Đấng dám liếu tất cả vì yêu chúng ta, sẽ quả quyết rằng chỉ có tình nghĩa thật, khi người ta có thể “chết vìi người mình yêu" (Ga 15,13).
 
Tôi chiêm ngắm tình yêu của Chúa Giêsu, vô vị lợi đến nỗi hoàn toàn bỏ mình. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng" (Ga 13,1).
 
Vì có thể bạn hữu chỉ thận trọng lúc vận hên và không trung thành trong cơn khốn khó.
 
1.Tiêu chuẩn đầu tiên của tình bạn là trung thành trong cơn thử thách.
 
Đây là một trong những nhận xét do sự khôn ngoan bình dân của mọi dân tộc : Ben Sira biết rõ rằng bất cứ ai, mà dĩ nhiên nền văn minh và gia sản của họ ưu đãi khiến cho có nhiều bạn bè đến với họ. Khi ấy người ta hiểu rằng họ tìm cách chọn lựa giữa đám người ấy.
 
Có thứ bạn hữu chỉ thân lúc ở bàn ăn, gặp lúc gian truân không nhìn thấy bóng
 
Bởi từ "bạn hữu ở bàn ăn" mà có từ ngữ "bồ bịch" (copain) : Kẻ chia sẻ bánh ăn (pain) bạn của những ngày vui. Hỡi ơi, thuờng đây là một tình bạn dễ dãi và dễ tan vỡ.
 
Ngươi được thịnh vượng, nó như bóng với hình. Còn gặp hoạn nạn nó liền trở mặt, mà lánh mặt con.
 
Người ta nghĩ tới câu truyện Chúa Giêsu kể về chàng trai bỏ nhà Cha ra đi với bao nhiêu là tiền bạc và có được bạn bè, bao lâu hắn có thể tiêu pha cho họ (Lc 15,14).
 
Người bạn hữu trung thành là liều thuốc trường sinh bất tử. Những ai kính sợ Chúa sẽ gặp được người bạn đó. Ai kính sợ Chúa, người đó cũng có anh bạn tốt, vì người bạn hữu của người đó sẽ giống như người đó.
 
2.Tiêu chuẩn thứ hai của tình bạn, là tình yêu cùng hướng về Thiên Chúa.
 
“Cùng thờ phượng Chúa”, điều đó có thể hàn gắn cho một quan hệ sâu đậm. Đức tin, điểm chung của tình bạn thiêng liêng.
 
Người bạn trung thành là chỗ dung thân chắc chắn. Ai gặp được người bạn hữu như thế là gặp được kho báu. Không có gì sánh được với  ngưởi bạn trung thành.
 
Tôi cò thể dùng trang Kinh thánh này để cầu nguyện cho các bạn hữu của tôi, và để hỏi mình xem điều gì họ chờ mong ở tôi, tôi có thể giúp đỡ họ thế nào. . .
 
Quanh tôi lại chẳng có những người không có bạn hữu và phải đau khổ bị bỏ rơi, bị cô độc sao ? Tôi có thể làm gì cho họ?
 
Bài đọc II : NĂM CHẴN : Gc 5,9-12
 
Sau khi đã lên ông với các người giàu nhất, giờ đây thánh Giacôbê lại nói với các người nghèo khó nhất. Chúng ta sẽ thấy, thánh nhân không khuyến khích họ nổi loạn. . .
 
Tất cả chúng ta còn có thể rút ra ở đó bài học. Đó không chỉ là lời khuyên kẻ khác mà còn khuyên chính chúng ta.
 
Thưa anh em, anh em đừng phàn nàn kêu trách lẫn nhau để khỏi bị xét xử. Kìa vị thẩm Phán đang đứng ngoài cửa.
 
Lý do thánh Giacôbê đưa ra ở đây để khuyên ta chấp nhận nhẫn nại thông thuộc phạm vi nhân loại. Đó là một lý do thuộc lãnh vực đạo đức nhằm thúc đẩy ta “đừng phàn nàn kêu trách" : Kìa vị thẩm phàm đang đứng ngoài cửa!
 
Triều đại của Chúa đã đến gần. Trước ngưỡng cửa.
 
Gia đình thánh nữ  Bemadette Soubirous,  ở Lộ Đức vào thế kỷ 19, đã sống cảnh khó nghèo cách tuyệt diệu, tin cậy vào Thiên Chúa và trung thành đến năm đời, không tố cáo ai, và không sai lỗi bất công. Bất công và tai họa không còn thống trị bao lâu nữa. .Vị thẩm phán đang đứng ngoài ngưỡng cửa.
 
Sức chịu đựng ! Kiên nhẫn ! Kiên trì.
 
Tôi có thực sự mong đợi Chúa đến - không ?
 
Tôi có quy chiếu đời tôi về hướng đó không ?
 
Đó là điều chính Giacôbê căn dặn các người nghèo vào thời ngài.
 
Ngài không khuyên họ hoàn toàn nhẫn nhục để mang vẻ thụ động. Chịu đựng, lòng kiên nhẫn, bền gan là những nhân đức có tính chất tích cực, đòi hỏi can đảm và sinh động. Người nào đương đầu nổi với nghịch cảnh là kẻ cao thượng"... ngay xét theo phương diện nhắm loại, thì cũng không phải là người điên loạn, yếu nhược tình trạng bất lợi làm họ lớn mạnh, hầu như thôi thúc họ phải phản ứng.
 
Chúng ta tuyên bố : phúc thay kẻ có lòng kiên trì.
 
Đức Giêsu cũng đã nói về mối phúc này.
 
Đây cũng có thể là một trong các lý lẽ mầu nhiệm để giải thích phần nào việc Thiên Chúa có thể cho phép các đau khổ xảy đến (nhưng cũng phải nói điều này cách chừng mực  và đúng mức). Có nhiều thứ  hạnh phúc, . nhiều vinh quang nhân  loại, nhiều giá tri của ơn cứu chuộc và của tình thương. . . được phát sinh từ thử thách.
 
Lạy Chúa, xin ban ơn cho những người đang đau khổ biết khám phá ra niềm hoan lạc này. Lạy Chúa, xin giúp đỡ tất cả chúng co khi chúng con bị chèn ép và lúc chúng con ở trong vườn cây dầu. Lạy Chúa, xin cắt bớt gánh nặng đang đè xuống trên tâm hồn và thân xác đáng thương của chúng con.
 
Anh em đã nghe nói đến lòng kiên trì của ông Góp và đã thấy mục đích Chúa nhắm, vì Chúa là Đấng từ bi nhân hậu.
 
Khi ngỏ lời với các người Do Thái cựu trào, Giacôbê đã đề cập đến Kinh thánh. ông Gióp đã than van vì đau khổ Thiên Chúa đã cấm ông rên siết và đã trợ lực cho ông.
 
Bởi vì "Chúa là Đấng từ bi”.
 
Thiên Chúa là Đấng từ bi - Lạy Chúa, xin tỏ cho  chúng con thấy lòng từ bi này. Xin cứu chúng con .Xin cứu  giúp đời sống của các người nghèo khổ của Chúa.
 
Bài Tin Mừng : Mc 10,1-12
 
Giữa hai lần loan báo thứ II và thứ III về cuộc Thụ khổ, Marcôt đã thu gộp một loạt những giáo huấn của Đức Giêsu liên quan đến những vấn đề lương bổng cửa đời sống Kitô hữu:
 
Thiên Chúa hoạt động ngoài nhóm cơ chế của các môn đệ.
- Anh em hãy có giữa anh em “thứ muối” của một đời sống huynh đệ đích thực, liên đới trách nhiệm với nhau : phục vụ lẫn nhau (một ly nước) chú ý đến kẻ khác. . .
 
- Luật căn bàn của hôn nhân : tính bất cả phân ly của đôi bạn.
 
-Tầm quan trọng của các trẻ em, những người bé nhỏ... có thể liên hệ với Thiên Chúa.
 
- Thái độ “siêu thoắt" đối với tiền bạc.
 
- Cấp bậc thực sự của các giá trị : phải ưu tiên phục vụ Thiên Chúa và Nước của Người.
 
“Các người Biệt phái đến gần và hỏi thử  Người rằng : Người ta có được phép ly dị vợ mình chăng ?”
 
Nhóm Biệt phái đưa ra câu hỏi đầy cạm bẫy và dị kỳ, bởi vì “phép" nay đã được luật Mô sê dự liệu (Dnl 24,1).
 
Họ thưa với Chúa: “Mô sê cho phép làm giấy ly dị và cho ly dị”.
 
Trong bối cảnh xã hội Do Thái thời Chúa Giêsu, việc ly dị đã trở thành hợp pháp . . . câu trả lời của Chúa Giêsu càng làm cho họ sừng sỏ.
 
Chính vì sự cứng lóng của các ông mà Môsê đã viết ra điều luật đó.
 
Ở đây Đức Giêsu xác lập một sự phân biệt vô cùng quan trọng: Luật của sách Đệ nhị luật không phải là một “giới răn”nhưng là một sự “cho phép" mà bất đắc dĩ ông Môsê phải nhượng bộ, vì không có cách nào làm khác được.
 
“Chính vì sự cứng lòng của các ông" nhưng đối với Đức Giêsu, sự chước miễn này không bãi bỏ luật căn bản của đôi bạn. Luật đó vẫn luôn tồn tại.
 
Nhưng lúc khởi đầu cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đã dư'ng nên một người nam và một người nữ.
 
Luật căn bản đôi lứa phải gắng giữ ở mức quy định do : vì sự bổ túc phái tính là một cuộc tạo thành , một ý muốn của Thiên Chúa, đã được ghi khắc  trong bản tính sâu xa của người nam và người nữ, ngay từ lúc  khởi nguyên.
 
Bởi đó, người nam sẽ lìa cha mẹ để luyến ái vợ mình, và cả  hai sẽ nên một huyết nhục. Họ không còn là hai nhưng chỉ là một. Vậy sự gì Thiên Chúa đã kết hợp loài người không được phân rẽ.
 
Kiểu nói trên trích từ sách Sáng thế (l,27 và 2,24) đã gợi lên:
 
1 Bản năng mãnh hệt thúc đẩy hai người khác phái tiến lại gần nhau. “Luyến ái" nhau. Cả hai “chỉ làm một". Lìa bỏ cha me, đoạn tuyệt với tất cả quá vãng để thiết lập một gia đình khác. Hình như những kiểu diễn tả như thế dã chỉ định rằng; sự bất khả phân ly là lời thề ước thâm thúy nhất của tình yêu. Tự nhiên con người cũng cảm nhận : "tình yêu” cần phải mang tính bền bỉ “luôn mãi".
 
3.Tuy nhiên, Đức Giêsu còn đi xa hơn nhiều : Chỉ nguyên ý muốn của hai vợ chồng thôi, thì không đủ để giải thích lời hứa sống trung thành và bất khả phân ly; được khắc ghi ngay chính trung tâm tình yêu. Thiên Chúa cũng góp phần vào đó  nữa : Không chỉ có "hai " ý muốn kết ước , mà là "ba". Không chỉ có hai vợ chồng cam kết với nhau, nhờ ,một bản hợp đồng hai chiều mà người ta có thể hủy bỏ do cùng nhau thỏa thuận.. Không còn có "ý muốn của Thiên Chúa" nữa, một sự cam kết trước mạt Ngươi; Đức Giêsu nói : "Không một đời nào, dù là Môsê có thể hủy bỏ được sự hiệp nhất căn bản của đời bạn. Thiên Chúa can thiệp cách tuyệt đối để củng cố tình yêu”.
 
Về đến nhà, các môn đệ lại hỏi Người về điểm đó. Người bảo các ông : "Ai bỏ vợ mình...Nếu người nữ bỏ chồng"
 
Lời giải thích rõ ràng dành cho các môn đệ trên đây là chủ yếu : Đối với Đức Giêsu, mọi hỗ tương đó thật toàn vẹn. Người nam và người nữ đâu có cùng quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Tình yêu vợ chồng là một mảnh đất đặc biệt để Nước Thiên Chúa trị đến .

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Không được phép ly dị.
 
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
 
1. Nhìn vào Chúa Giê-su:

a) Xem việc Chúa làm:


- “Những đám đông lại tuôn đến với Người, và như thường lệ, Người lại dậy dỗ họ” 

Chúng ta đến với Chúa để được Chúa dạy dỗ khi:

+ Chúng ta tham dự thánh lễ, các cử hành phụng vụ …

+ Chúng ta cùng nhau chia sẻ Lời Chúa, học hỏi Lời Chúa …

+ Chúng ta tĩnh tâm, cầu nguyện …

- “Họ hỏi thế để thử Người …” :

Đứng trước những kẻ đang có ý xấu, và những hành vi xấu muốn gây hại cho mình, chúng ta khó giữ được bình tĩnh và cũng khó có cử chỉ tốt để đáp lại ! Thế nhưng ở đây, Chúa Giê-su đã bình tĩnh và sẵn sàng trả lời theo cách thế của một ông thầy dạy dỗ, chỉ bảo để giúp đối phương nhận thức được điều hay lẽ phải, điều tốt cái xấu. Những đức tính Chúa biểu lộ ở đây là sự bình tĩnh trước những trái ý; lòng khoan nhân đối với kẻ muốn làm hại mình, và tinh thần vị tha muốn cho kẻ thù mình nên tốt.

- Để cho các biệt phái chịu lý, Chúa Giê-su đã dựa vào Thánh Kinh để chứng minh.

Khi tranh luận, cũng như khi muốn thuyết phục tha nhân, chúng ta đừng tự mãn dùng lý lẽ của lý trí, nhưng chúng ta phải khiêm nhường dựa vào Lời Chúa để soi sáng, để hướng dẫn và để chứng minh. Muốn vậy, chúng ta phải chăm lo học hỏi, suy niệm, chia sẻ Lời Chúa. Về vấn đề này, anh em Tin Lành thông thạo Thánh Kinh hơn chúng ta.

b) Nghe Lời Chúa nói:

- “Thế ông Mô-sê đã truyền dạy các ông điều gì ?” :

Đặt câu hỏi này, Chúa muốn cho người nghe phải tự nhận thức về điều mình hỏi theo khả năng hiểu biết của mình. Chúa đòi hỏi chúng ta phải biết dùng khả năng Chúa ban để học hỏi vàtìm hiểu vần đề, rồi Chúa ban ơn trợ lực để soi sáng cho chúng ta. Chúa muốn cho chúng ta cộng tác với Chúa theo khả năng của mình. Vì thế chúng ta đừng khoán trắng cho Chúa khi chúng ta phải thực hiện điều mình xin theo với khả năng và hoàn cảnh mình đang có, rồi tin tưởng và phó thác cho Chúa để Chúa thực hiện cho chúng ta những gì chúng ta không làm được.

- “Chính vì các ông lòng chai dạ đá…” :

Chúa chỉ vẽ cho các biệt phái thấy cái yếu đuối của con người khi tuân giữ các điều luật của Chúa. Chúng ta cần nhận thức về sự yếu đuối của mình khi phải tuân giữ các điều răn của Chúa, để nhờ đó, một đàng chúng ta phải khắc phục bản thân, đàng khác phải nép mình theo đường lối của Chúa.

- “Lúc khởi đầu công trình tạo dựng …” :

Chúa Giê-su dựa vào Thánh Kinh để chứng minh cho điều luật không đưiợc ly dị, và như vậy luật cấm ly dị là điều luật của Thiên Chúa chứ không phải của loài người. Chính vì vậy mà loài người, dù Đức Giáo hoàng, Giám mục, Linh mục không ai được cho phép ly dị trong những nố hôn nhân hợp pháp và thành sự.

- “Vậy sự gì Thiên Chúa kết hợp, loài người không được phân ly” :

Câu này khẳng định luật vĩnh hôn của hôn nhân. Vì thế các đôi tân hôn thường lấy câu này làm khẩu hiệu cho  mình  trong các tấm thiệp cưới trong ngày thành hôn. Lời khẳng định này cho chúng ta nhận ra rằng, chính sự trung tín trong hôn nhân là động lực bảo đảm cho hạnh phúc hôn nhân và gia đình. Hãy quan sát hoàn cảnh những đôi vợ chồng ly dị nhau đang diễn ra trong xã hội ngày nay.

2. Nhìn vào các biệt phái :

Lòng ghen ghét, ganh tỵ thường sinh ra những lời nói, việc làm gây tai hại cho tha nhân, ở đây các biệt phái đòi hỏi luật ly dị để gài bẫy Chúa. Những cách cư xử với tha nhân được phát xuất từ cõi lòng buồn, giận, ghen ghét, hận thù … thì bao giờ cũng gây nên sự dữ cho tha nhân và cho chính bản thân mình, vì cách cư xử như vậy chẳng bao giờ là điều tốt được. Vì thế, rút kinh nghiệm, muốn xử tốt với tha nhân, dù là kẻ thù của mình, cần phải phát xuất từ tấm lòng tốt : khoan dung , vị tha và bác ái thì mới đem lại hiệu qủa tốt cho tha nhân và cho chính mình.

3. Bài Tin Mừng này giúp chúng ta nhận ra một điều căn bản cho đời sống : đó là phải vạch ra một lối sống dựa trên luật tình thương của Thiên Chúa, chứ không được hướng theo ý tưởng riêng tư hoặc theo thói đời.

Vì chiều theo ý riêng của xác thịt, của thế gian và ma quỷ nên người ta dễ ly dị nhau.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10