Chú Giải Tin Mừng - Thứ Sáu Tuần XI Thường Niên
Mt 6: 19-23 Anh em đừng tích trữ của cải dưới đất, nơi mồi mọt đục nát, nơi trộm cắp đào ngạch và lấy đi. Nhưng hãy tích trữ của cải trên trời...
CHÚ GIẢI TIN MỪNG
Ngày 17/06/2020
Ngày 17/06/2020
THỨ SÁU TUẦN XI THƯỜNG NIÊN C

Mt 6: 19-23
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I: 2 Cr 11,10-30
Việc hộ giáo Phaolô bắt buộc phải làm, cách miễn cưỡng, gỡ bức màn che công lao, truyền giáo của ngài. Khi các kẻ thù bôi nhọ, bằng việc so sánh với những người nói mình là tông đồ cao trọng hơn ngài, ngài sắp phô trương và ngài ý thức rằng đó là sự điên rồ về mọi sự ngài đã làm vì Chúa. Một loại tự thuật ngắn rất cảm động.
Do thái…Israel... dòng dõi Abraham... tôi tớ Đức Kitô.
Đó là những danh hiệu. Theo một trật tự lên dần.
Phaolô nhớ lại, gốc người Do thái, được giáo dục nơi những biệt phái Do thái danh tiếng tại Giêrusalem. Người ta không thể nghi ngờ là ngài thuộc về "truyền thống" chân chính tốt đẹp nhất. Người là nhà cải cách, hướng trọn về các lương dân, đúng như vậy. Nhưng đây không phải là sự bỏ rơi toàn vẹn của đức tin .Do thái . . . Đúng hơn là một sự trung thành sâu xa hơn Chúa Kitô đã chiếm đoạt ngài. Lạy Chúa, xin cho chúng con cũng biết trung thành với truyền thống chân chính và đồng thời quyết hướng về tương lai.
Khó nhọc... tù tội... đòn bọng...liều mình chết. Bị người Do thái đánh đòn năm lần, mỗi lần kém một roi đầy bốn chục... ba lần bị tra tấn... một lần bị ném đá...
Những nhục hình này người Do thái dành cho những kẻ lạc đạo theo sách Đệ Nhị luật 25,2-3 và sách Lêvi 20.
Như thế chính lần Phao lô đã bị "tố giác " Kitô hữu Do thái, những người rình rập cách ngài dạy dỗ. Lạy Chúa xin giúp cho những khuynh hướng khác nhau trong Chúa HÔM NAY đừng xâu xé lẫn nhau.
Đắm tàu... trộm cướp... anh em giả ..thức khuya... đói khát... lạnh rét.
Sự chất đầy những nguy hiểm và thử thách này thật cảm kích. Bản thành tích của việc loan báo Tin Mừng đầu tiên đầy máu đổ, nhọc mệt, ngăn trở đủ loại. Không, Hội thánh không sinh ra trong dễ dãi. Đây không phải là đã được hoàn tất từ trước. Phải xây dựng, chậm chạp bằng sức mạnh của đôi tay, với những bề ngoài thường là thất bại.
Lạy Chúa, chớ gì điều đó khai sáng sự lượng giá hiện tại của con về Hội Thánh.
Không kể những việc bên ngoài, lại còn những việc thúc bách hàng ngày, và mối lo lắng đến các Giáo Hội. Nào có ai yếu đuối mà tôi không yếu đuối? Nào ai vấp phạm mà tôi chẳng xót xa.
Lạy thánh , Phaolô xin cầu cho chúng tôi. Xin giúp tôi cũng biết "mang nỗi âu lo của mọi Giáo Hội",… biết cảm thông chịu khó với những người đau khổ", biết đứng ở trên mà xét đoán những người vấp ngã, nhưng biết cảm nhận vết bỏng vì sa ngã của họ ".
Tôi áp đụng hết mọi điều đó cho đời tôi. Ai yếu đuối quanh tôi? Ai đang vấp ngã quanh tôi?
Nếu phải khoe khoang, thì tôi sẽ khoe khoang những yếu đuối của tôi.
Phaolô đối chiếu sự "yếu đuối" trong việc tông đồ của ngài với "quyền năng" mà các tông đồ giả, tố cáo ngài tin rằng họ được dùng. Sự yếu đuối của ngài không quật ngã , nhưng củng cố ngài thêm xác tín rằng: chính Thiên Chúa hành động trong ngài.
Lạy Chúa, chớ gì những nghèo khổ của con không làm cho con thất vọng, mà lại đẩy con vào Chúa!
Bài đọc II: 2V 11,1 – 4.9-18.2
Athalie... truyền tru diệt dòng giống nhà vua.
Kịch bản của Racine đã để lại trong trí nhớ mọi người tấn "bi kịch"' được thuật lại trong trang sách Kinh Thánh này. Athalie, chị của Acab, một ông vua tàn bạo, cũng trở thành một bà hoàng tàn nhẫn: Khi bà biết được con bà là Ocosias bị các người Giehu giết chết, bà quyết định nắm quyền và tru diệt không gớm tay tất cả các con của con bà (tức là cháu ruột của bà).
Chính trong bối cảnh của cuộc bạo đông bất ngờ này, trong bầu khí chính trị kỳ lạ này, mà các người "trung thành với Giao ước" phải thấy rõ để cố gắng làm theo ý Thiên Chúa. Không, đức tin không phải là một ý niệm mông lung trừu tượng trên mây xanh: Ngày nay khi chúng ta đọc "Chớ gì triều đại Người mau đến, tôn ý Người được thể hiện dưới đất cũng như trên trời chúng ta có biết rằng niềm mong ước ấy sê chỉ là một niềm mong ước đạo đức và vô hiệu, nếu nó không giúp chúng ta phân tích tình hình thế giới và không đưa chúng ta vào một cuộc chiến, đấu tranh cho thế giới được xứng hợp hơn với chương trình của Thiên Chú?
Những Josabeth …bồng lấy Joas đem giấu đi, và như thế là Joas khỏi chết.
Thượng tế Joas và vợ Josabeth, nhờ niềm tin, họ đã phân tích tình hình và xông pha vào một cuộc lấn áp chính trị: Athalie đảo chánh, họ đổi lại bằng cuộc đảo chánh khác…trước bạo lực, họ quyết dùng bạo lực đối lại... Athalie đã giết giết các cháu bà thì chính bà cũng sẽ bị giết. Bà đã chiếm ngôi vua thì đến lượt người ta lật đổ bà khỏi ngai vàng. Và người ta đã chuẩn bị việc này rất công phu để một đứa trẻ khỏi chết.
NGÀY NAY người ta cũng đặt lại vấn đề bạo lực. Phe "bạo động" 'và phe "bất bạo động" đương đầu nhau khắp thế giới Ta đây tranh đấu được gì cho quyền lợi lớp dân chúng và cho các nước nghèo khổ, trước những luật lệ được thiết đính cách bất công? Ta không thể tránh né vấn đề này cũng không thể nhắm mắt làm ngơ.
Khi nghĩ đến các vấn đề của thế giới hiện đại khi phải đương đầu với các quan điểm đối lập nhau, tôi dâng lên Chúa lời cầu nguyện của tôi và tôi tự hỏi tôi có thể góp phần vào công việc xây dựng một thế giới công bình và nhân đạo hơn thế nào.
Trong vòng sáu năm, Joas ẩn náu trong đền thờ. Bấy giờ Athalie đã bị giết, và vị thượng tế kết giao ước giữa Yavê vua và dân, để làm cho dân trở nên dân của Yavê .
Thực sự, nhờ lịch sử mà ta biết được rằng triều đại Joas là một triều đại bình an và đạo hạnh lâu dài. Joas cố gắng thay đổi nhiều điều cần thiết ít nhất là vào thời kỳ đầu của triều đại.
Khẩu hiệu này ( để cho dân trở nên dân của Yavê ) cho ta thấy lý do mà vị thượng tế đã cam kết trong hệ thống chính trị của các dân tộc đương thời là tôn giáo thì liên kết mật thiết với ông hoàng , bà chúa. Khi nào một ông vua, một bà hoàng yêu thích tôn sùng Baal, thì họ lôi kéo toàn dân về sự thờ cúng ngẫu tượng. Khi một ông vua trung thành với Yavê thì có sự thay đổi. Ông triệt hạ các đền thờ Baal, đập phá các tượng thần.
Ít ra về mặt lý thuyết ta không còn sống trong bối cảnh. Nhưng óc bè phái không phải ít và các sự đàn áp vẫn tồn tại. Lạy Cbúa, xin cho chúng con được kiên vững trong niềm tin và mạnh mẽ dấn thân. . . đồng thời luôn có lòng tôn trọng sâu sa đối với tự do và quyền chọn lựa của kẻ khác.
Bài Tin Mừng: Mt 6: 19-23
Anh em đừng tích trữ của cải dưới đất, nơi mồi mọt đục nát, nơi trộm cắp đào ngạch và lấy đi. Nhưng hãy tích trữ của cải trên trời...
Cũng như vấn đề tha thứ, đây là một khẳng định triệt để trong tư tưởng của Đức Giêsu.
Bằng mọi cách, Đức Giêsu không ngừng trở lại ý tưởng trên: anh em đừng quá dính bén vào của cải vật chất. Đừng tích trữ của cải dưới đất. Hãy tích trữ của cải trên trời.
Lạy Chúa, xin lặp lại cho con nhường lời trên. Chớ gì con được nghe những lời đó từ chính miệng Chúa. Một kho tàng, đó một điều quý giá, mà ta quan tâm hơn tất cả.
Đó không chỉ là những vật chất cụ thể, mà là tất cả có giá trị trước mắt tôi.
Với tôi cái gì có giá trị nhất? Tôi thường kiếm tìm cái gì nhất?
Đức Giêsu mời gọi tôi đừng bằng lòng với những gì chóng qua. Hiện hữu trần gian là một hiện hữu luôn bị đe doạ, mỏng dòn. Và Đức Giêsu sử dụng một hình ảnh khó quên: một con sâu bé tí tẹo có thể gặm mòn món đồ đẹp đẽ nhất một con vật bé nhỏ hiền lành, như con mọt gỗ, lại đục thủng được nhiều lỗ lớn trong những bộ y phục đẹp đẽ bằng lụa hay len của bạn.
Nếu mục đích của bạn trên trần gian, chỉ nhằm thỏa mãn trong mức độ sơ đẳng trên, thì bạn đã lãng phí vô ích biết bao nhưng của cải tiêu thú không phải là những của cải đích thực của con người. Tôi chỉ cho bạn một mục đích khác: Hãy làm việc nhắm tới hạnh phúc trên trời .
Của anh ở đâu, thì lòng anh ở đó.
Bản năng sở hữu nằm trong bản tính con người. Ước mơ chiếm hữu đức tin đậm sâu sắc trong tâm hồn ta. Mọi nhà hiền triết trong các tôn giáo đểu đưa ra lời khuyên: Phải sống điều độ. . Chính Đức Giêsu cũng không khuyên phải dập tắt ước muốn đó, nhưng cần đặt áo đúng chỗ .
Người nói tất cả đều tùy thuộc vào những gì bạn coi như một "kho tàng ". . . Vậy, hãy ước muốn những gì không hề hư hao
Đèn của thân thể là con mắt. Vậy, mắt anh mà tốt, thì toàn thân anh sáng sủa.
Đôi mắt và cái nhìn quan trọng biết bao.
Lạy Chúa Giêsu, con tưởng nghĩ đến Chúa, đến đôi mắt Chúa. Hẳn Chúa phải có cái nhìn trong sáng, đôi mắt tươi vui, đôi mắt yêu thương biết bao.
Hôm nay, tôi cố gắng cải thiện cách nhìn của tôi.
Đôi mắt quan trọng biết bao trong vấn đề trao đổi liên lạc.
Chúng ta thường không biết nhìn ngắm! Chúng ta đã gạt bỏ ra lề rất nhiều trường hợp bước bào mối thông hiệp với anh em mình, thân quen hay lạ lẫm. Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết thoát ra khỏi bản thân mình, để ngắm nhìn.
Mắt anh mà xấu, thì toàn thân anh tối tăm. Vậy nếu ánh sáng nơi anh lại thành bóng tối, thì tối biết chừng nào.
Con mắt lành mạnh, thì tâm hồn cũng lành mạnh.
Con mắt xấu, đó là dấu chỉ một tâm hồn xấu.
Con mắt là hình ảnh của tâm hồn. Toàn diện con người đều phản ảnh trong đôi mắt.
Thánh Gioan nói, Thiên Chúa là ánh sáng . . . bởi vì Chúa là Tình yêu!
Ai không yêu thương, thì ở trong bóng tối.
Theo mạch văn mà thánh Mátthêu đã đặt những câu trên vào đó, thì chắc chắn ông muốn nhấn mạnh tâm hồn cần phải được hướng về Thiên Chúa; hướng tới kho tàng trên trời. Người nào chỉ ngắm nhìn những sự vật trần gian, bị coi như một kẻ mù lòa. Họ không nhận ra những của cải đích thực nữa. Họ bước đi trong đêm tối!
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con ánh sáng của Chúa.
Chúa là ánh sáng và là ơn cứu độ của tôi, Halleliia.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Mt 6: 19-23
Tích trữ của cải trên trời
Mt 6: 19-23
Tích trữ của cải trên trời
HOÀN CẢNH:
Con người sống ở đời, xây dựng bản ngã mình theo điều họ ao ước, điều họ hướng đến, tìm kiếm, nói cách khác, kho tàng của họ. Người ki-tô hữu công chính sống theo giáo huấn mới của Chúa Giê-su, không thể tích trữ cùng một lúc hai kho tàng: một ở dưới đất một ở trên trời. Phải lựa chọn.
Ý CHÍNH:
Bài tin mừng hôm nay Đức Giêsu nhắc nhở người ki-tô hữu về thái độ phải có đối với của cải đời này.
TÌM HIỂU:
19 "Anh em đừng tích trữ cho mình kho tàng dưới đất…":
Kinh nghiệm thường tình cho thấy tiền bạc, của cải, danh vọng, địa vị, quyền lực là những cái nay còn mai mất. Tìm kiếm những thứ ấy, coi như kho tàng của mình, thì sẽ không bảo đảm cho sự sống đời đời.
20 "Nhưng hãy tích trữ kho tàng cho mình những kho tàng trên trời…":
Kho tàng trên trời chắc chắn không gì khác hơn là phần thưởng hứa ban cho việc thực thi bố thí, cầu nguyện và ăn chay đích thực như Chúa đã dạy (6,1-18).
Vậy, tích trữ kho tàng ở trên trời là sử dụng của cải trần gian làm sao để đạt tới Thiên-Chúa, là cứu cánh và hạnh phúc thực của mình. Kiểu nói trên đây có ý diễn tả đạo lý về việc lập công tích đức cho cuộc sống vĩnh cửu.
Hai câu trên đây mời gọi chúng ta phải có tinh thần dứt bỏ sự ham hố của cải phù vân để lo đạt tới Thiên-Chúa là kho tàng đích thực.
21 "Vì kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh ở đó":
Người ta quí cái gì thì để lòng ở đó. "Lòng" ở đây là ý hướng của lòng muốn. Vậy vấn đề là người ta xét xem mình đang để lòng tin tưởng cậy trông của mình ở đâu? Ở của cải hay ở Thiên-Chúa? Ở đời sống này hay ở đời vĩnh cửu?
22-23 "Đèn của thân thể là con mắt…":
Để diễn tả giá trị của sự lựa chọn kho tàng, Chúa Giê-su dùng hình ảnh "con mắt", đèn của thân thể.
Để biết tích trữ kho tàng ở trên trời, người môn đệ Chúa Ki-tô phải cẩn trọng giữ ý hướng cho ngay thẳng, trong sáng: nghĩa là lương tâm lành mạnh trong đời sống luân lý và đạo đức, ví được cặp mắt sáng sủa trong thân xác con người. Một lương tâm như vậy sẽ mang lại sự tự do cho người môn đệ đối với tiền của, giúp họ quản lý tốt tiền bạcvà mọi sở hữu để phụng thờ Thiên-Chúa và phục vụ tha nhân.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1. "Anh em đừng tích trữ kho tàng cho mình dưới đất…":
Tiền của vật chất: nay còn mai mất!
Danh vọng: lên voi xuống chó!
Vì thế, Chúa chỉ dạy cho chúng ta thấy tiền bạc, của cải, địa vị, quyền lực… là những thực tại trần gian chỉ có khả năng xoa dịu và thỏa mãn thể xác của con người, chứ không có khả năng đem lại sự sống đời đời. Nên chạy theo những thứ ấy là chạy theo ảo tưởng là "bỏ mồi bắt bóng"!
Những thực tại nào ở trần gian: danh vọng, địa vị, tiền tài, con người… đang chia phối cuộc sống và lý tưởng của tôi theo Chúa?
2. "Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời…":
"Trời" ở đây không phải là một nơi chốn hay một sự vật, nhưng là con người: Đức Giêsu Kitô. Vì vậy, môn đệ Đức Kitô phải dấng thân theo Người, phó thác cho Người, sống vì Người và làm những công việc của Người. Điều họ kiếm tìm là xây dựng bản ngã, số phận, hạnh phúc mình trong Đức Kitô. Chính nhờ đường lối sống như vậy mà người môn đệ của Chúa tích trữ kho tàng trên trời.
3. "Kho tàng của anh ở đâu thì lònh anh ở đó":
"Kho tàng" ở đây là lý tưởng, đích điểm mà con người muốn đạt tới để được hạnh phúc. Còn "lòng" ở đây là sự khác vọng, là ý hướng nhằm tới lý tưởng hay mục đích để đạt tới hạnh phúc.
Lý tưởng của người ki-tô hữu chúng ta là Nước Trời, nơi được hạnh phúc đời đời. Vì vậy chúng ta phải thao thức đạt tới hạnh phúc ấy bằng cách hướng mọi việc làm, mọi lời nói và mọi ý nghĩ về vinh danh Thiên-Chúa. Để thực hiện điều đó, chúng ta tập làm mọi việc vì lòng mến Chúa, và xây dựng hạnh phúc đời đời cho mình bằng cách nỗ lực sống mỗi ngày lành thánh hơn.
Tập sống cầu nguyện bằng cách năng nguyện tắt, tập biến mọi sự trở thành lời cầu nguyện và gieo lời cầu nguyện vào mọi việc.
4. "Đèn của thân thể là con mắt…":
Con mắt, đèn của thân xác, cần cho đời sống thân xác thế nào, thì ý hướng tốt lành và trong sáng cần thiết cho đời sống thiêng liêng của chúng ta như vậy.
Khi con mắt mờ đi thì khó nhìn rõ con đường mình đi, cũng vậy khi tâm hồn ta bị lu mờ, tức là bị trăm ngàn đam mê trần thế lôi kéo thì khó thấy mục đích đời mình cách rõ ràng để đạt tới cứu cánh sự sống đời đời!
5. Bài tin mừng hôm nay dạy ta:
- Đừng quá quyến luyến và gắn bó với các thực tại trần gian như của cải vật chất, danh vọng địa vị, thú vui xác thịt… khiến cản trở vào con đường Nước Trời.
- Hãy tích trữ kho tàng trên trời. Điều này khích lệ chúng ta sống tích luỹ các công phúc trước mặt Thiên-Chúa.
HTMV Khóa 10 - ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn