Clock-Time

Chú Giải Tin Mừng - Thứ Tư Tuần V Phục Sinh B

Tin mừng Ga 15: 1-8: Thầy là cây nho anh em là cành. Ai luôn kết hợp với Thầy và Thầy luôn kết hợp với người ấy thì người ấy sinh hoa kết quả dồi dào...

NGÀY 05 THÁNG 05 NĂM 2021

THỨ TƯ SAU CHÚA NHẬT V PHỤC SINH B



 
Tin mừng Ga 15: 1-8

Noel Quession - Chú Giải
 
Bài đọc I: Cv 15,1-6

Công đồng thứ nhất: "Tại Giêrusalem".

Cần đọc cẩn thận những lời này, chúng cho thấy văn mạch lịch sử và vấn đề tranh chấp tại Công đồng Giêrusalem: Tại Antiokia, có mấy người từ Giuđêa đến đây báo các anh em rằng: "Nếu anh em không chịu cắt bì theo luật Môsê thì không được cứu độ. Do đó Phaolô và Barnaba đã tranh luận gắt gao với họ. Bây giờ người ta quyết định Phaolô và Barnaba và một ít người khác thuộc phe họ lên Giêrusalem gặp các Tông đồ và niên trưởng để xin giải quyết vấn này..."

Từ đầu đã có những vấn nạn khó xử đặt ra cho Giáo hội. Vấn nạn đầu tiên và trằm trọng nhất là thế này: Khi rửa tội cho các lương dân, trước hết họ có phải trở thành "Do thái" bằng việc cắt bì không? Một vài loài Kitô hữu liên kết chặt chẽ với truyền thống mà người ta gọi là "do thái hóa", quyết trung thành với luật Môsê, họ đã thực hành trước khi trở lại với Chúa Giêsu Kitô..Nhưng họ còn muốn áp đặt "việc giữ luật Môsê". Với mọi tân tòng từ lương dân trở lại.

Vấn đề rất mực trầm trọng.

Giữ các đòi buộc của luật Môsê, nhất là việc cắt bì.

Là làm nản lòng các lương dân (Kitô giáo sẽ thành một phái Do Thái phản bội lệnh Chúa Giêsu truyền cải hóa cả thế giới…)
Nhất là nghĩ rằng đức tin vào Chúa Giêsu Kitô đủ (mà rằng còn phải giữ luật…).

Người ta quyết định là Phaolô và Barnaba lên Giêrusalem gặp các Tông đồ và niên trưởng để xin giải quyết vấn đề này.

Cuộc "tranh chấp " xung đột, chấn động và cãi vã mạnh mẽ... giữa hai nhóm và hai tầm thức trong Giáo Hội.

Antokia ở Syria, đặc trưng của Giáo Hội có nhiều lương dân tòng giáo.

Giêrusalem ở Giuđêa, đặc trưng của Giáo Hội gồm phần lớn các người gốc Do Thái.

Giữa hai nhóm Kitô hữu này, hầu như không sự hiệp thông, trừ "đức tin" vào Chúa Kitô con:

Lượng giá sự thiện sự ác trong lương dân một cách khác nhau...

Thói quen trong sự ăn uống rất tương phản (lương dân ăn mọi thứ, Do Thái coi vài thứ là nhơ uế).

Các lược đồ giáo thuyết rất khác biệt (phải chịu cắt bì để được cứu rỗi).

Các thói quen cầu nguyện tuyệt đối tướng phản (đòi người Do Thái bó chặt trong một hệ thống liên tục những lời kinh tạ ơn phải đọc mỗi giờ trong ngày, khi làm mọi việc thừơng lệ của cuộc sống). Làm sao những người tương phản nhau như' vậy có thể sống như anh em được? Lại không có mối nguy làm thành" hai" Giáo Hội sao?

Phaolô và Barnaba khi đi ngang qua Phênixê và Samaria, các ngài kể lại việc dân ngoại trở lại khiến mọi anh em đầy hân hoan.

Từ thành này đến thành khác, từ cộng đoàn này đến cộng đoàn khác, các "thùa sai " được đón tiếp lắng nghe. Và các Kitô hữu "tạ ơn" vì việc Giáo Hội mở cửa đón các lương dân.

Các ngài kể lại bao nhiêu việc Thiên Chúa đã thực hiện với các ngài.. các Tông đồ và kỳ lão họp lại cứu xét việc này.

Công đồng đầu tiên! Thiên Chúa làm việc với Giáo Hội Người, Giáo Hội đang tìm kiếm.

BÀI TIN MỪNG: Ga 15,1-8

Thầy là cây nho thật và Cha Thầy là người trồng nho.

Hình ảnh cây nho có truyền thống trong Kinh thánh, nhằm diễn tả tình yêu. Thiên Chúa đối với dân Người: Is 5,1; Gr 2,21; Ed 15,2; Hs 10,1; Tv 80,9. Cây nho chính là dân của Thiên Chúa. Khi Đức Giêsu nói: " Thầy là cây nho thật, Người muốn quả quyết: "Tôi là dân đích thực của Thiên Chúa là Ítraen mới".

Cha Thầy là người trồng nho. Thiên Chúa cũng đang hoạt động trong Dân của Người hôm nay, đó là Giáo hội. Người trồng nho chăm sóc cây nho của mình. Người trồng nho này sẽ làm gì?

Cành nào không sinh hoa trái, thì Người chặt đi, còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó ra nhiều quả hơn.

So sánh nhờ hình ảnh "Người trồng nho", quả là rất hiện thực: vào mùa đông, người trồng nho thường chặt các cành khô héo và quăng vào bếp lửa... ông tỉa bớt cành tưới để nhựa cây tụ lại giúp phát triển thêm nhiều chùm nho hơn.

Một cây nho không tỉa cành, chỉ đâm toàn lá.

Các người trồng nho thường nói: khi ta tỉa cành, cây nho "khóc ".. Những giọt nhựa nhỏ xuống trước khi vết cắt trên cành khô miệng. Và những bó cành ta gom lại, đều minh chứng tất cả những gì mà người trồng nho lành nghề đã phải hy sinh, cắt tỉa đi, để cho cây nho trổ sinh nhiều trái hơn! Đây là hình ảnh đầy cảm kích diễn tả công việc Thiên Chúa thực hiện trong Giáo hội Người. Người cắt tỏa, dọn dẹp thanh tẩy. Làm như' thế, đôi khi gây đau khổ. Nhưng nhờ thế, mà mùa màng mới kết quả phong phú hơn?

Hãy luôn kết hợp với Thầy (ở trong Thầy) như Thầy luôn kết hợp với (ở trong) anh em.

Động từ "ở hay cư ngụ" sẽ được lặp lại 8 lần trong cùng một trang trên.

Hình ảnh: ta kết hợp với Đức Giêsu như cành nho "ở trong" cây nho.

Ý tưởng: chúng ta "cư ngụ trong Người", chúng ta kết hợp cách sống động với Người. Từ Đức Kitô đến ta, chỉ có một dòng nhựa lưu chảy chỉ một sự sống luân lưu.

Từ mạc khải trên, hãy cầu nguyện lâu hơn.

Cũng như' cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế nếu không kết hợp với Thầy...Vì không có Thầy, anh em không làm được...Cành nho khô héo, người ta nhặt lấy, ném vào lửa cho nó cháy đi.

Cành nho chỉ có thể "sống" trong cây nho. Không có sự liên kết này, nó sẽ héo úa. Cũng vậy, tôi chỉ "sống" được, nhờ biết kết hợp sống động với Đức Kitô.

Thầy là cây nho anh em là cành. Ai luôn kết hợp với Thầy và Thầy luôn kết hợp với người ấy thì người ấy sinh hoa kết quả dồi dào.

Phần đông các nhà chú giải ứng dụng kiểu nói bóng bẩy "cây nho" trên đây vào Thánh thể: "cây nho sự sống được so chiếu với "bánh sự sống"…trong cả hai đoạn văn, Đức Giêsu đều nhấn mạnh đến đề tài "ở trong Ngài " (Ga 6,56)..."rượu Thánh Thể" nhắc đến Cây Nho mà rượu đó phát sinh. Thiên Chúa thông truyền sự sống của Người cho chúng ta.

Nhưng điều đó còn vượt xa hẳn những gì ta có thể tưởng tượng: Đức Giêsu không coi mình chỉ như thân nho… trên đó trổ ra những cành là chúng ta. Người coi mình như toàn diện Cây nho mà chúng ta dự phần: "Thầy là cây nho, anh em là cành".

Khi nghĩ đến hình ảnh. cậy nho và suy tư về Thánh thể thánh Phaolô sẽ nói rằng, chúng ta "là chi thể của thân thể Đức Kitô".

Anh em sinh hoa kết quả dồi dào, thì đó là tôn vinh Cha của Thầy.

Nhiều….Hơn nữa…Đó là những từ rất phù hợp với Thiên Chúa. Đức Giêsu đã nói, Chúa Cha "tiả cắt" chúng ta vì lý do đó. Tôi có để mình được cắt tỉa không? Hoa trái tôi mang lại thế nào? Nó có phong phú không? Nó có đầy đủ không?

Thiên Chúa là vô biên. Không bao giờ cùng tận ta cũng không khi nào hết yêu thương.


 
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Thầy là cây nho.


NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Sinh hoạt của Hội Thánh luôn được phát triển qua các cơn thử thách là nhờ sức sống nội tại của Chúa Giêsu Phục Sinh, mà hôm nay qua bài Tin Mừng, Đức Giêsu mô tả ưới hình thức cây nho và cành nho.

2. Dụ ngôn cây nho và cành nho trình bày về sự kết hiệp và sự hiệp nhất: Cáckitô hữu kết hiệp với Chúa Giêsu nhờ đức tin, như cành nho với cây nho thì mới có thể sinh nhiều hoa trái cho sự sống đời đời.

Như vậy, mọi công việc sinh công phúc đều phải đặt nền trên niềm tin, cậy, mến Chúa. Nhớ Chúa trong mỗi công việc hằng ngày là cách cầu nguyện trong cuộc sống.

3. "Cành nào không sinh hoa trái thì Người cắt tiả cho nó sinh nhiều hoa trái hơn":

Đây là hình ảnh diễn tả công việc của Thiên Chúa đang thực hiện trong Hội Thánh, trong mỗi kitô hữu qua các thời đại. Người cắt tỉa qua những thử thách bằng cách chịu bách hại, đau khổ và hy sinh vì Chúa, để tôi luyện đức tin, lòng cậy trông và tình mến Chúa. Như lửa thử vàng, gian nan thử đức, Chúa thường gửi những thử thách để thanh luyện những kẻ yêu mến Người.

4. "Anh em được thanh sạch rồi, nhờ Thầy đã nói với anh em":

Các môn đệ được cắt tiả, được nên thanh sạch nhờ giáo huấn của Đức Giêsu.

Nhờ Lời Chúa và giáo huấn của Hội Thánh, cũng như của những người có trách nhiệm hướng dẫn và giáo dục, chúng ta được nên hoàn thiện hơn.

5. "Cành nào gắn liền với Thầy, mà không sinh hoa trái thì Người sẽ chặt đi …":

Các truyền thống Cựu Ước đã nói về việc chặt đi những cây nho không sinh trái (Gr 5,10; Ed 17,7). Câu này cảnh cáo các kitô hữu đã "che dấu" đức tin của họ trong thời bách hại, và cảnh giác khi chúng ta sao lãng đời sống đạo đức hoặc không tha thiết với Chúa.

6. "Thầy là cây nho, anh em là cành":

Qua hình ảnh về sinh trưởng của cây nho, sự tương quan gắn bó giữa cành nho và cây nho, chúng ta suy niệm để khám phá ra mối tương quan cần thiết giữa chúng ta với Chúa trong cuộc sống hằng ngày, nhờ đó chúng ta biết sống và làm việc với Chúa và vì Chúa.

7. Cành nho chỉ có thể sinh hoa trái nếu kết hợp với thân nho (15,4). Chúng ta suy gẫm lời này trên hai bình diện: cá nhân và tông đồ.

- Trên bình diện cá nhân, người kitô hữu không thể sống nếu không lưu lại trong Đức Kitô bằng đức tin qua các bí tích, đặc biệt Thánh Thể, là những gặp gỡ sống động mà Chúa Giêsu xếp đặt cho chúng ta qua thừa tác vụ Hội Thánh.

Cuộc sống của người kitô hữu ở đời này có hiệu quả cho cuộc sống đời sau khi biết sống trung thành với ơn nghĩa Chúa.

Trên bình diện tông đồ, người môn đệ nếu muốn được kếy quả thì phải đem đến cho tha nhân những lời giảng dạy, những chứng tá, những hành động thấm nhuần tinh thần và sức sống của Tin Mừng Chúa Kitô.

 
Hành Trang Mục Vụ - Khoá 10 ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn