Clock-Time

Chú Giải Tin Mừng – Chúa Nhật III Mùa Phục Sinh Năm C (Ga 21,1-9)

Công cuộc Phục sinh cần được thực hiện giữa đời thường. Các nhân chứng đầu tiên không phải là những siêu nhân. Họ lại hoạt động với nghề cũ. Họ tiếp tục đánh cá ở Biển hồ. Tất cả là bảy người, đều đã sống với Đức Giêsu. Nhưng Đức Giêsu không hiện diện ở đó nữa. Chúng ta cần ghi nhận một chi tiết, Phêrô đóng vai chủ động khởi xướng. Đó là một biểu tượng đầy ý nghĩa...

CHÚ GIẢI TIN MỪNG

CHÚA NHẬT III MÙA PHỤC SINH NĂM C

NGÀY 01/05/2022



Noel Quesson - Chú Giải

 
Sau đó, Đức Giêsu lại tỏ mình ra cho các môn đệ ở Biển hồ Ti-bê-ri-a, Người tỏ mình ra như thế này. Ong Simon Phêrô, ông Tôma gọi là Điđymô, ông Nathanaen người Cana miền Galilê, các người con ông Dêbêđê và hai môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với nhau. Ong Simon nói với các ông : "Tôi đi đánh cá đây”. Các ông đáp : "Chúng tôi củng đì với anh”.
 
Công cuộc Phục sinh cần được thực hiện giữa đời thường. Các nhân chứng đầu tiên không phải là những siêu nhân. Họ lại hoạt động với nghề cũ. Họ tiếp tục đánh cá ở Biển hồ. Tất cả là bảy người, đều đã sống với Đức Giêsu. Nhưng Đức Giêsu không hiện diện ở đó nữa. Chúng ta cần ghi nhận một chi tiết, Phêrô đóng vai chủ động khởi xướng. Đó là một biểu tượng đầy ý nghĩa.
 
Mọi người ra đi, lên thuyền nhưng đêm đó họ không bắt được gì cả.
 
Đánh cá vào ban đêm là một cách thông dụng. Đó là nét thực tế, mang tính lịch sử. Nhưng ở đây, ta cũng có thể nhận ra một ý hướng của người thuật chuyện : trong cảnh mù tối. .  trong đêm khuya . . . họ đã mất giờ vô ích . Một mẻ lưới không bắt đưđẹ con cá nào. Chúng ta cũng thường gặp như thế trước những lo lắng về gia đình, nghề nghiệp, xã hội, giáo hội. Đêm tối đời tôi là gì?
 
Khi trời đã sáng, Đức Giêsu đứng trên bãi biển, nhưng các môn đệ không nhận đó chính là Đức Giêsu.
 
Bảy người đang sống trên "biển nổi sóng", giữa cảnh mù tối. Đối với người Xê-mít, biển là nơi các thế lực ngầm, các lực lượng âm phủ, thù nghịch, thường gieo khiếp hãi. Còn Đức Giêsu đang đứng trên đất liền,  trước ánh sáng của một ngày mới lên . . . nét tương phản cố ý để minh chứng rằng, kể từ nay Đức Giêsu ở một bến bờ khác ? Người vừa mới trải qua một cuộc vượt biển và đang hiện diện ở phía bên kia, đang chờ đợi ta ở đó ! Nhưng họ không nhận ra Người ! Trên bến bờ đời đời.
 
Hôm nay, Ngài cũng luôn chờ đợi chúng ta như thế.
 
Đức Giêsu nói với các ông : “Này các chú, không ăn gì ư ?". Các ông trả lời : "Thưa không". Người bảo các ông : "Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, anh em sẽ bắt được cá". Các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá.
 
Đức Giêsu biết rõ, đêm tối của họ đầy thất vọng và nao núng. Người chia sẻ tình trạng khổ cực của họ. Người chủ động giúp đỡ họ. . . ngay lúc họ đang bối rối lo lắng. Còn tôi, tôi có thể nghe thấy gì, nếu tôi biết lắng nghe tiếng nói của Người vọng đến từ "bờ" bên kia?
 
Người môn đệ được Đức Giêsu thương mến nói với ông Phêrô : "Chúa đó". Vừa nghe nói “Chúa đó” ông Simon - Phêrô vội khoác áo vào vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển.
 
Phêrô nhảy xuống biển. Ong bơi vội vã. Ta biết Phêrô là thế  ông là một con người xung động. Nhưng, cũng như trong cảnh đến thăm mồ Chúa, tại Giêrusalem, Gioan vẫn là người phát hiện ra trước Phêrô. Ong sống "yêu thương",  nên ông đoán định theo trực giác. Nhận biết một người, chính là một công việc của tình yêu.
 
Do đó, đức tin luôn liên hệ với tình yêu. Đức Giêsu Phục sinh không biểu lộ mình ra với những kẻ thù nghịch, những đối phương. Người không có ý định khuất phục họ. Người không thích bá chủ, chiếm hữu và hiển thắng họ ! Nếu bạn tìm kiếm Chúa với tình yêu, Người sẽ tỏ hiện ra với bạn, trong một cuộc gặp gỡ đầy tinh tế và chân thành. Bạn hãy kiếm tìm dung mạo Người, sự hiện diện của Người.
 
Các môn đệ khác chèo thuyền vào bờ kéo theo lưới đầy cá, vì các ông không xa bờ lắm, chỉ cách vào khoảng gần một trăm thước.
 
Đây là một chi tiết rõ ràng, như chữ ký xác thực của một nhân chứng.
 
Bước lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa.
 
Đức Giêsu bảo các ông : "Đem ít cá mới bắt được tới đây ! "
 
Đây cũng là một chi tiết nữa, rất khác thường, và do đó đầy tính biểu tượng. Chính. Đức Giêsu đã chuẩn bị một "bữa 'ăn" cho họ. Không phải bữa ăn họ chờ đợi, do nỗ lực sửa soạn của họ. Đó là một bữa ăn đã được dọn sẵn ! Họ được kêu mời cứ việc tham dự, bằng cách tăng cường những hải sản mà họ vừa mới đánh bắt được, theo lệnh truyền của Đức Giêsu. Thực ra, chính Đức Giêsu đang nuôi dưỡng họ.
 
Ta biết tầm quan trọng của "bữa ăn” trong những lần hiện ra sau biến cố Phục sinh : vào chiều tối Thứ Năm Thánh Đức Giêsu cũng đã "phục vụ” các bạn hữu của Ngài như thế. Ngày nay cũng vậy, đối với các Kitô hữu, việc bẻ bánh và chia bánh luôn là một dấu chỉ đặc biệt sự hiện diện của Chúa Phục sinh. Vâng, Đức Giêsu đang ở trên một bến bờ khác và chờ đợi chúng ta, để chia sẻ cho ta sự sống mới trong một mối hiệp thông mà bữa ăn Thánh Thể là biểu tượng.
 
Ong Simon - Phêrô lên thuyền, rồi kéo lưới vào bờ. Lưới đầy những cá lớn, đếm được một trăm năm mươi ba con.
 
Cá nhiều như vậy mà lưới không bị rách.
 
Sau trực giác yêu thương của Gioan, con người chiêm niệm… bây giờ đến thái độ dấn thân của Phêrô, con người hoạt động. Đó là hai vai trò cần thiết để xây dựng Giáo hội, được coi như "tấm lưới" không bị rách. Cũng như trong đoạn văn diễn tả "chiếc áo của Đức Giêsu không bị xé rách" (Ga 19,24). Ở đây ta gặp lại sự ám chỉ Giáo hội cần phải được giữ gìn khỏi mọi ly giáo và chia rẽ.
 
Đức Giêsu nói : "Anh em đến mà ăn”. Không ai trong các môn đệ dám hỏi : "ông là ai”, vì  các ông biết rằng đó là Chúa.
 
Nhận xét đơn sơ trên đây giúp ta bước sâu vào "mầu nhiệm". Cuộc Phục sinh đã khiến Đức Giêsu, người bạn thân và kẻ đồng hành với họ hôm qua Đức Giêsu Nadarét  sống trong một trạng thái hoàn toàn khác... Rõ ràng đúng là Người, nhưng đồng thời không phải như người hôm qua. Người đã trở nên "O kiirios, Đức Chúa !”. Và trong trường hợp này, từ đó mang một ý nghĩa mạnh nhất. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng !
 
Đức Giêsu đến, cầm lấy bánh trao cho các ông, rồi cá, Người cũng làm như vậy. Đó là lần thứ ba Đức Giêsu tỏ mình ra cho các môn đệ sau khi chỗi dậy từ cõi chết.
 
Đây là bữa ăn thực sự. . . đồng thời , cũng là bữa ăn mầu nhiệm.
 
Chúng ta hãy nhớ lại diễn tả dài của Đức Giêsu về Bánh ban sự sống, chiếm gần hết chương sáu Tin Mừng theo thánh Gioan, sau khi Chúa dùng "năm chiếc bách lúa mạch và hai con cá nhỏ", từ trong túi ăn của một cậu bé trên bờ hồ Tibêriát, để biến hóa ra nhiều…
 
Vâng, hiện nay Đức Giêsu đang ở "trên bến bờ khác" , trên một vùng đất khác, để trao ban cho ta "lương thực từ trời " Bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống, bánh đem lại sự sống cho thế gian" (Ga 6,33). "Tôi là Bánh hằng sống. . . Thịt Tôi thật là của ăn . . . Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời….” (Ga 6,51-55-58).
 
Chúng ta cũng nên nhớ rằng, vào thời gian mà thánh Gioan viết trình thuật Tin Mừng trên đây, các Kitô hữu thường dùng hình ảnh con cá làm biểu tượng cho Đức Giêsu. Thực vậy, từ "con cá" (tiếng HyLạp là iktus) gồm năm chữ đầu các từ định nghĩa Đức Giêsu :
 
Lèsous Kristos Théou Unios Sôter
 
Giêsu Kitô Thiên Chúa Con Đấng cứu độ
 
Khi các môn đệ ăn xong, Đức Giêsu hỏi ông Simon Phêrô : "Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không ?". Ông đáp : "Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy. Người nói : "Hãy chăn dắt chiên của Thầy”.
 
Trong cuộc đối thoại trên bãi biển, đã ba lần vang lên những lời hỏi thừa thế, Đức Giêsu biến đổi anh thuyền chài đó trở thành người mục tử. Người thông truyền cho Phêrô quyền điều khiển Giáo hội. Đừng quên rằng, vị Mục tử duy nhất là chính Đức Giêsu. "Tôi chính là Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho chiên" (Ga 10,11). Giờ đây Đức Giêsu phải ra đi.. Người. không còn hiện diện "bằng xương, bằng thịt" nữa. Người trao cho Phêrô trách vụ phải tiếp tục sứ vụ của Người trên thế giới và trong lịch sử. Nhưng eác chiên vẫn là chiên của Đức Giêsu : "Hãy chăn dắt chiên của Thầy".
 
Lần thứ hai... rồi lần thứ ba, Đức Giêsu lại hỏi : "Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy không ?”.
Ong Phêrô buồn, vì Người hỏi tới ba lần : "Anh có yêu mến Thầy không ?". Ông đáp : Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy". Đức Giêsu bảo : "Hãy chăm sóc chiên của Thầy".
 
Bị hạch hỏi tới ba lần, Phêrô cảm thấy đau xót khi liên tưởng tới ba lần ông chối Thầy. Đó là thái độ cực kỳ tế nhị của Đức Giêsu. Người không hề nhắc lại với Phêrô về tội lỗi của ông ! Người chỉ yêu cầu ông ba "lần biểu lộ tình yêu ! "Anh có mến Thầy không ?": Câu hỏi đó, ngày nay đức Giêsu cũng đang đặt ra cho chính tôi. Trong thinh lặng, tôi lắng nghe câu hỏi trên : "'Này anh X. . . anh có yêu Thầy không ?". Tôi hãy thay tên X bằng tên riêng của tôi.
 
Tôi sẽ trả lời ra sao ? Tôi không thể dựa dẫm vào câu trả lời của kẻ khác. Chính tôi đang được để ý và hỏi han….
 
Như thế, người đã phạm tội nặng nhất, kẻ đã trói Đức Giêsu vào ngày Người bị kết án và chịu khổ hình (thật là một tội khủng khiếp !) hoàn toàn được phục hồi trong tương quan thân mật và yêu thương. Và Đức Giêsu lại ủy thác cho con người tội lỗi đó, trách nhiệm trọng đại nhất trong toàn thể lịch sử nhân loại. Oi, tình yêu thật là quan trọng ! Tình yêu phải trở nên khuôn thước cho hành động. Quyền bính trong Giáo hội, tác vụ trong Giáo hội, là một phục vụ, một tình yêu : cần phải phục vụ yêu thương  anh em mình (Mc 9,35 ; Ga 13,4-16)... nhưng trong chính tác động đó, cũng là phục vụ  yêu thương Đức Giêsu. . . Đó là một trong những nguồn gốc mầu nhiệm của đời độc thân tận hiến.
 
Thật Thầy bảo thật cho anh biết : "Lúc còn trẻ anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tùy ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến  nơi anh chẳng muốn". Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh  Thiên Chúa. Thế rồi, Người bảo ông : “Hãy theo Thầy".
 
Anh chị em, chúng ta hãy suy niệm dụ ngôn nhỏ bé cuối cùng của Đức Giêsu : Về tuổi trẻ như biểu tượng của tự do và hoạt động ("Anh đi đâu tùy ý")... và tuổi già như biểu tượng của sự gò bó và thụ động ("một người khác sẽ thắt lưng cho anh"), nghĩa là sự từ bỏ triệt để của tuổi già đầy yếu đuối khiến ta không thể tự mình ăn mặc được nữa)... Thái độ thụ động, đành phải chấp nhận này, cũng là cách thế thuận theo của Đức Giêsu trên thập giá . " Đó là hoạt động cuối cùng của con người khi chỉ còn biết phó mình trong bàn tay của một Đấng khác : đó chính là tác động yêu thương. Thái độ này không làm giảm thiểu hay làm mất thể diện Thiên Chúa, nhưng là tôn vinh Người. Đối với Đức Giêsu, cái chết là hoạt động cuối cùng.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giả

I. Ý CHÍNH :

Chương 21 của Tin-Mừng thánh gioan được gọi là phụ trương. Vì gioan muốn nói thêm về việc Chúa Giê-su hiện ra lần đầu tiên ở Galilê và đặt Phêrô làm thủ lãnh của Giáo Hội. Bài Tin-Mừng hôm nay là phần đầu của chương này, nói về việc Chúa Giê-su dùng mẻ cá kỳ lạ để làm dấu chỉ cho các Tông Đồ tin nhận Người Phục Sinh.
 
II. SUY NIỆM :
 
1. “Lúc các môn đệ đang ở bờ biển Tibêria…”

Khi khởi sự công việc rao giảng ở trần gian, Chúa Giê-su đến bờ hồ Giênêgiarét và tuyển chọn những môn đệ đầu tiên (5,1) để huấn luyện các ông. Bây giờ sau khi phục sinh, Chúa Giê-su lại hiện đến với các ông đang ở bờ biển Tibêria để trao sứ mạng, cách riêng trao quyền thủ lãnh Giáo Hội cho Phêrô (Lc 21,15-23).

2. “Simon Phêrô, Tôma cũng gọi là Đidimô….”:

danh sách các môn đệ đã được  Chúa hiện ra ở đây chỉ có năm nhưng theo diễn tả của gioan có thể hiểu là bảy. Sở dĩ hiểu như vậy là vì thánh gioan không kể đến tên các người trong gia đình mình nên có lẽ trước kia chữ “hai con ông Giabêđê”người ta để trong gnoặc cho độc giả hiểu , sau này chép đi chép lại, người ta bỏ ngoặc đi.

3. “Simon Phêrô bảo : tôi đi đánh cá đây”:

Phêrô là người khởi xướngviệc đánh cá. Câu này muốn nói lên vai trò thủ lãnh Giáo Hội của Phêrô.

4. “Chúng tôi cùng đi với ông….”:

Ơ đây muốn nói lên sự tùng phục của các môn đệ đối với vị thủ lãnh là Phêrô.

5. “Nhưng đến hôm ấy không bắt được con cá nào”:

Ở đây cũng liên tưỡng đến Luca 5,5: “suốt đêm chúng tôi đã vất vả mà không bắt được gì”. Điều này chứng tỏ sự bất lực của con người.

6. “Lúc rạng đông Chúa Giê-su hiện đến bên bờ biển”:

Đây là lần thứ ba Chúa Giê-su hiện ra với các môn đệ của Người. thoạt đầu các ông cho nhận ra Chúa là vì các ông chưa am hiểu về sự Phục Sinh của Chúa, mặc dầu các ông tin Chúa sống lại (Ga 20,9).

7. “Này các con, có gì ăn không?”:

Đây là câu hỏi thông thường như người ta quen hỏi những người đi đánh cá hay những người đi săn về. Đặt câu hỏi này Chúa Giê-su muốn tỏ cự thân mật quen biết để gợi cho các môn đệ nhớ lại Người. Và cũng là câu hỏi để mở đầu câu  chuyện.

8. “Họ đồng thanh đáp: thưa không!”:

Ở đây bày tỏ sự bất lực.

9. “Hãy thả lưới bên hữu thuyền thì sẽ được”:

Ơ đây liên tưởng đến Lc5,4: “Ra khơi mà thả lưới đánh cá”. Mặc dù các môn đệ chưa nhận ra Thầy mình, nhưng Chúa Giê-su cũng ra lệnh: Một thứ ra lệnh như người có quyền và nắm chắc được hiệu qủa của việc “Thả lưới” thì sẽ được.

10. “Các ông liền thả lưới…”:

Tin tưỡng trong tinh thần phó thác, các môn đệ thả lưới như lệnh truyền và tức khắc có hiệu quả là “không kéo nổi lưới lên vì đầy cá

11. “Người môn đệ Chúa Giê-su yêu liền nói với Phêrô”:

nếu qua những dấu chỉ của ngôi mộ trống, Gioan người môn đệ Chúa yêu dấu, “Thấy và tin”, thì ở đây qua dấu chỉ của mẻ cá kỳ lạ, ông cũng nhận ra và nói với Phêrô “Chính Chúa đó”. Điều này cho chúng ta thấy sức mạnh dấu chỉ của mẻ cá kỳ lạ, đã đánh động sự nhận thức và đức tin của Gioan.

12. “Simon Phêrô nghe nói là Chúa, liền khoác áo vào”:

Phêrô, dân chài, khi làm việc thì mặc áo cụt tay hay đóng khố, vì thế khi nhận ra Chúa thì ông khoác áo choàng để đến găp Chúa: Đây là cử chỉ bày tỏ sự tôn kính Chúa Giê-su, Thầy mình. ông nhảy xuống biển để bơi vào bờ cho nhanh hơn. Ở đây nói lên niềm vui mừng và lòng nhiệt thành của Phêrô đối với Chúa Giê-su phục sinh.

13. “Các môn đệ khác chèo thuyền vào…”:

Phêrô bơi vào trứơc còn các môn đệ khác chèo thuyền vào bờ sau. Sự kiện này diễn tả vai trò điều khiển Giáo Hội của Thánh Phêrô.

14. “Khi các ông lên bờ thấy có sẳn lửa và than”:

ở đây Chúa đóng vai trò “Anh nuôi”: Chúa dọn cho các môn đệ bữa ăn thanh đạm như bao bữa ăn khác mà Chúa thường ăn với các ông khi còn sống trong vùng này. qua hành động đó, Chúa muốn gợi lên cho các môn đệ nhớ lại những cử chỉ quen thuộc của Người trước đây, để các ông tin nhận ra Người.

15. “Các con hãy mang cá mới bắt được lại đây”:

Chúa đòi các môn đệ đem cá mới bắt được đến, vì Chúa muốn các môn đệ nhìn qua dấu chỉ của mẻ cá để nhận ra Người.

16. “Lưới đầy toàn cá lớn, tất cả được 153 con”:

con số 153 không có ý chỉ số lượng cá cho bằng chỉ ý nghiã biểu hiệu. Theo thánh hiêrônimô thì các nhà vạn vật học thời xưa khám phá ra được 153 loại cá. Vì thế con số ở đây chỉ số lượng tất cả các loại cá, và như vậy ý nghĩ của con số 153 này trùng hợp với thành ngữ “đủ mọi thứ cá” trong dụ ngôn về Nước-Trời (Mt 13,47).

Giáo Hội phải quy tụ trong lưới của mình tất cả các dân tộc như mục tử chân chính qui tụ trong đàn mình mọi con chiên đến từ đàn khác ngoài Israel (Ga 10,1), như con người kéo lôi tất cả mọi người vào trong mẻ lưới cánh chung ( Ga 12,32 ; 6,44).

Vì vậy mẻ cá kỳ lạ bắt được do một nhóm các môn đệ, dưới sự chỉ huy của Phêrô, theo sự chỉ dẫn của Chúa Giê-su là hình bóng mở mang Giáo Hội.

Lưới không rách là hình ảnh của Giáo Hội, sự hợp nhất, không bị phá vỡ do số nhiều (Mt 13,57-60). Những con cá là hình ảnh các Ki-tô hữu đã được chinh phục do Chúa Giê-su bằng lời giảng qua các Tông Đồ.

17. ‘Chúa Giê-su bảo rằng : các con hãy lại mà ăn”:

dấu chỉ mẻ cá  cũng như cách cư xử thân mật quen thuộc “các con hãy lại mà ăn” của Chúa Giê-su là những bằng chứng khiến cho các môn đệ nhận ra “là Chúa”, nên không ai dám hỏi “ông là ai? nữa”.

18. “Chúa Giê-su lại gần, lấy bánh trao cho các môn đệ …”:

ở đây Chúa Giê-su lập lại cử chỉ như trong bữa tiệc ly người đã làm để tỏ bày cho các môn đệ nhận ra rằng Giêsu, Thầy mình, khi còn sống ở trần gian trước đây, thì bây giờ  cũng là Giêsu, Đấng đã phục sinh từ cõi chết, đang hiện diện trước mặt các ông đây. Và như vậy, Chúa Giê-su muốn mạc khải cho các môn đệ về sự hiện diện của Người sau khi phục sinh.

19. “Đây là lần thứ ba Chúa Giê-su hiện ra…”:

sự kiện này muốn nói các lần hiện ra khác mà Tin-Mừng nhất lãm kể lại xảy ra ở Galilê đều sau lần hiện ra nầy. Đây là lần thứ ba Chúa hiện ra với nhóm các môn đệ. Hai lần trước được ghi lại nơi (Ga 20,19-31).

III.ÁP DỤNG :

A. Áp dụng theo Tin-Mừng :


Qua bài Tin-Mừng hôm nay, Giáo Hội muốn chúng ta, một đàng nhờ những dấu chỉ của những sự việc xảy ra trong lần thứ ba Chúa hiện ra ở đây để chúng ta xác tín vào sự Phục Sinh của Chúa, và đàng khác biết nhận thức sự hiện diện của Chúa trong Giáo Hội và trong đời sống của mỗi người chúng ta.

B. Áp dụng thực hành:

1.Nhìn vào Chúa Giê-su:

a.xem việc người làm:


- Chúa Giê-su hiện đến với các môn đệ đang lúc đánh cá đánh đông niềm tin của các môn đệ về sự phục sinh của Người. sự tiếp xúc với nhau là phương tiện gây lên tin tưởng thông cảm và hiểu biết nhau.

- Chúa Giê-su hiện đến lúc các môn đệ chưa nhận ra Người. Nhưng nhờ việc làm, lời nói và cử chỉ, các môn đệ nhận ra là Chúa. chúng ta cũng vậy lúc đầu chưa hiểu nhau, nhưng dần dà nhờ sự tiếp xúc nhận biết nhau qua những cử chỉ lời nói, việc làm và những tâm tình trao cho nhau. Cũng vậy, muốn tin nhận Chúa, chúng ta cũng cần tiếp xúc với Chúa thường xuyên bằng sự cầu nguyện , suy niệm, lãnh các phép Bí Tích.

b.Nghe lời Chúa nói :

- Này các con có gì ăn không ? Chúa có thể dùng đủ mọi cách thế : tha nhân, việc làm, các biến cố điềm trời, vạn vật và ngay chính bản thân mình để khơi dậy cho chúng ta cái nhu cầu cần đến Chúa vì không thấy mình là không có gì cả.

- “Hãy thả lưới bên hữu thuyền…”ý Chúa được thể hiện cho chúng ta đôi khi nó không hợp với lý lẽ  của ta, nhưng vì đó là ý Chúa, chúng ta cứ thực thi thì sẽ thấy hiệu quả.

- “Các con hãy đem cá mới bắt được vào đây”Chúa đòi hỏi chúng ta phải biết nhận ra những ơn Chúa ban để trình lên Người trong tâm tình cảm tạ và kính phục Chúa.

2.Nhìn vào các môn đệ :

a.Các môn đệ , do phêrô khởi xướng đi đánh cá, nhưng đêm ấy chằng bắt được con cá nào. Con người sẽ bất lực với sức riêng mình. Nhưng nghe lời Chúa các ông thả lưới, các ông bắt được đầy cá. làm việc thuận theo ý Chúa bao giờ cũng sinh hiệu quả nhất là hiệu quả phần rỗi cho ta.

b.Gioan và các Tông Đồ khác cũng nhận ra Chúa quả dấu chỉ của mẻ cá kỳ lạ. Chúng ta tìm được những dấu chỉ qua những cái kỳ lạ Chúa làm để tăng thêm niềm tin vào Thiên Chúa./.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10