Clock-Time

Chú Giải Tin Mừng – Chúa Nhật Tuần XX Mùa Thường Niên Năm C (Lc 12,49-53)

Người nói rằng đó là nhiệm vụ duy nhất của Người: "Thầy đến vì việc đó". Chúng ta hãy thử tưởng tượng Đức Giêsu như một người đang ước mong, mang trong lòng một dự án lớn lao. Đức Giêsu hăng say với dử án đổi mới toàn thể địa cầu...

CHÚ GIẢI TIN MỪNG

CHÚA NHẬT XX MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C

NGÀY 14/08/2022



Noel Quesson - Chú Giải
 

Hôm nay chúng ta sẽ đọc ba lời của Đức Giêsu : Về “lửa" mà Người đem xuống. . . về một “phép rửa” mà Người phải nhận lãnh. . . về “sự chia rẽ " mà Người gây ra. . . Ba tư tưởng này có thể được công bố ở những thời điểm khác nhau, bởi vì người ta đều tìm thấy chúng hầu như trong các Tin Mừng khác. Và các tư tưởng này độc lập với nhau (Mc 10,38 ; Mt 10,34-36). Khi tập hợp chúng trong khuôn khổ của cuộc hành trình sau cùng lên Giêrusalem, Thánh sử Luca rõ ràng muốn đề nghị một cách giải thích : Cái chết, sự sống lại, ơn của Chúa Thánh Thần sắp hiện ra.
 
“Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất..."
 
Dĩ nhiên đây là một hình ảnh không nên hiểu theo nghĩa vật chất nhưng theo nghĩa tượng trưng. Mấy tuần trước, Đức Giêsu đã từ chối khiến lửa từ trời xuống trên một ngôi làng Samari (Lc 9,54-55). Vậy, ý nghĩa tượng trưng của lửa trong Kinh Thánh là gì ?
 
Lửa là một hình ảnh của Thiên Chúa : Môsê đến gặp Giavê trong một bụi cây bốc cháy gitlạ sa mạc... dân ít-ra-en nhận Luật của Thiên Chúa trong lửa và bão tố trên núi Xinai . . . ở Đền Thờ Giêrusalem, các tư tế đưa các sinh tế vào lửa để thiêu, như đưa các sinh tế vào Thiên Chúa, trước khi xưa lại cho các tự tế còn trừng cử chỉ hiệp thông. Một cách chính xác hơn, lửa có ý nghĩa sự phán xét của Thiên Chúa để thiêu hủy những kẻ xấu và thanh luyện số ít người trung tín còn lại (Sáng thế 19,23-29 ; Lê vi 10,2 - 39,6) Luca đã lấy lại chủ đề này nói về sự phán xét bằng lửa (Lc 3,9-17 - 9,54 - 17,29).
 
Nhưng, đối với Luca, trước hết lửa là biểu tượng của Thần Khí Thiên Chúa đến thiêu đốt các tông đồ trong ngày Hiện Xuống (Cv 2,3-10). Ngọn lửa tâm linh, tình yêu sôi sục sự sáng rực cao cả của thế gian, sự hiện diện nóng bỏng của Đấng Phục Sinh, ngọn lửa ấy thiêu đốt trong lòng các tín hữu trên đường về Em mau khi họ lắng nghe Đức Giêsu mà chưa nhận biết Người (Lc 24,32 - 24,49 ; Cv 2,33).
 
Và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên !"
 
Đức Giêsu mong ước "ban Thần Khí" cho thế gian.
 
Người nói rằng đó là nhiệm vụ duy nhất của Người : "Thầy đến vì việc đó". Chúng ta hãy thử tưởng tượng Đức Giêsu như một người đang ước mong, mang trong lòng một dự án lớn lao. Đức Giêsu hăng say với dử án đổi mới toàn thể địa cầu. Lấy lại hình ảnh ấy, một bài ca hiệp lễ hát rằng : "Là kẻ ăn mày lửa, tôi nắm tay Chúa trong tay tôi, như người ta cầm trong tay mình ngọn lửa cho mùa đông và Chúa trở thành đám cháy thiêu đốt thế gian". Trong nhân tính của chúng ta, rất thường hay vỡ mộng, Đức Giêsu trở thành một sức mạnh nhiệt thành mới mẻ cho nhiều người hôm nay. Ở giữa những việc tầm thường hằng ngày, chúng ta có thể đốt lên "ngọn lửa nong nàn của tình yêu”.
 
Hỡi ôi ! Ai trong chúng ta đã không có lần dập tắt Thần Khí ? Tin Mừng gây quá nhiều phiền toái . . . nó dẫn chúng ta đi xa quá. . . Thế thì, Người ta cầm lấy bình chữa cháy và dập tắt lời nóng bỏng ấy đang quấy rầy chúng ta.
 
"Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất !"
 
Từ "phép rửa", tiếng Hy Lạp "baptima" có nghĩa là "sự nhấn chìm trong nước", "sự tắm rửa". Vào thời của Thánh Luca, phép rửa không phải chỉ là một vài giọt nước xối trên trán như phép rửa của chúng ta ngày nay. Phải nhận chìm hoàn toàn thân thể vào trong một hồ nước. Vì thế, đúng ra phải dịch câu nói của Đức Giêsu theo cách sau đây : "Thầy phải được nhận chìm trong một bồn nước...". Cách nói này có tính chất biểu tượng, như cách nói ở trên : Đối với Đức Giêsu đây không phải là một nghi thức. Người nghĩ đến cuộc khổ nạn, đến cuộc tắm máu... hay chính xác hơn, đến những dòng nước cuồn cuộn khổ đau và chết chóc, không bao lâu nữa sẽ mai táng Người như những làn sóng biển khi vùi dập một người chết đuối. Đức Giêsu xao xuyến khi nghĩ dện điều đó. Người hối hả mong cho việc này hoàn tất ! Nhưng, nói như thế, điều đó đối với Người là điều cần thiết : "Thầy phải chịu. . . " . Đây là một công thức thông thường để nói về cuộc khổ nạn khắc khoải ấy qua đó một ý định nhiệm mầu được thực hiện và lý trí không thể nào hiểu được.
 
Khi đặt chủ đề " ơn ban bởi lửa Thần Khí" và "phép rửa trong cái chết", Luca nhấn mạnh Đức Giêsu phải trả giá đắt biết bao cho sự cứu chuộc thế gian.
 
Từ đó, làm sao chúng ta còn có thể ngạc nhiên nếu đời sống Kitô hữu đòi hỏi chúng ta một vài sự hy sinh ? "Người đã : cam chịu để cho những người tội lỗi chống đối mình như thế : Vậy chúng ta hãy hướng mắt nhìn về Đức Giêsu để anh em khỏi sờn lòng nản chí" (Do Thái 12,1-4).Đối với Luca, môn đệ của Phao lô, chủ đề "phép rửa" đã có những âm hưởng sâu xa hơn những phép rửa thường là hời hợt của chúng ta hôm nay : "Anh em không biết rằng : khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Kitô Giêsu, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao ? Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta cũng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như  người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới" (Rôma 6,3-4).
 
Chúng ta đã không đánh giá thấp phép rửa đó sao ?
 
Khi nghĩ đến cuộc khổ nạn của Đức Giêsu, chúng ta hãy tự hỏi :như Đức Gioan Phao lộ II mời gọi chúng ta : "Kitô hữu, bạn đã làm với phép rửa của mình ?" Làm thế nào để đời sống Kitô hữu của bạn, dù là nam hay nữ, có thể trở thành một đời sống mà sự "phát triển" không chỉ có ý nghĩa nhân bản hời hợt. "Thầy còn một phép rửa phải chịu và lòng 'Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất. . ."' . Nhưng nghịch lý thay, đời sống của một người đã chịu phép rửa lại đúng là một “sự phát triển", một "sự hoàn thành"' : Thật vậy, phải đi đến tận cùng của tình yêu hiến dâng tất cả : Đời sống ,trong Đức Kitô" đem lại một ý nghĩa cho cả không gì xem ra vô nghĩa ? Thập giá dấu tốt nhất để chỉ sự tiêu diệt... sự tàn phá... sự thất bại.. . nhưng với Đức Giêsu trở thành dấu chỉ : tích cực của sự viên mãn . . . sự hy sinh . .  hiệu quả cùng cực. . . Cũng thế , phép rửa vốn là dấu chỉ của sự nhận chìm, trở thành dấu chỉ của đời sống mới : Tất cả những khắc khoải, xao xuyến nhận chìm chúng ta có thể trở thành một ."lời kêu gọi" : Cũng thế nhưng nỗi đau khổ, vất vả của chúng ta sẽ biến hình nếu chúng ta sống những đau khổ ấy trong sự hiệp thông với Đức Giêsu ! "Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Không gian nạn thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mục, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh" (Côlôxê 1,24).
 
"Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hòa bình cho trái đất sao ? Thầy bảo cho anh em biết : Không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ...".
 
Hòa bình là một trong những điều tốt lành nhất mà người ta chờ đợi từ Đấng Mêsia (Isaia ; Dacaria 9,10 ; Luca 2,14). Trái lại, sự giảng thuyết'và hành động của Đức Giêsu gây ra những phản ứng chống đối mạnh mẽ. Đức Giêsu là một người bị truy đuổi. Người cảm thấy điều đó ở xung quanh Người. Nhưng thay vì từ bỏ hành động và sợ hãi, Người tiến thẳng về cái chết của mình với một lòng can đảm đáng khâm phục. Và Người loan báo cho các bạn hữu Người chính họ cũng phải bị chống đối tương tự. Một số thủ bản Tân ước còn gán cho Đức Giêsu lời này : "Ai ở gần ta là ở gần lửa".
 
Như những người đồng thời với Đức Giêsu, chúng ta mơ ước hòa bình và chúng ta muốn được hướng hoàn toàn sự hài hòa yên tĩnh ấy vốn là sự nghỉ ngơi của tâm hồn, của đàn ông với đàn bà, của vợ chồng với nhau, của cha mẹ với con cái, của con cái với cha mẹ, của môi trường xã hội với những môi trường khác, của con người với thiên nhiên, môi sinh của con người với Thiên Chúa. . . Hòa bình , "Shalom" là mong ước mà những người Do Thái nói với nhau. Thực tế, đó là một lý tưởng tóm tắt tất cả những gì người ta mong ước.
 
Thế thì, tại sao Đức Giêsu dường như có vẻ đề cao sự chia rẽ?
 
Lạy Đức Giêsu, Chúa không phải là hòa bình của thế giới sao ?
 
Chúa không quy tụ mọi người trong tình yêu của Chúa Cha sao ?
 
Tại sao có sự chia rẽ trên những bước đi của Chúa ?
 
Ngọn lửa nào phải đốt cháy địa cầu ?
 
Đó chính là hòa bình mà Đức Giêsu mang lại. Nhưng không phải là một hòa bình dễ dãi. "Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng" (Ga 14,27). Có những nền hòa bình lừa dối, phụng sự an ninh nguy hiểm và ru ngủ. Chúng chỉ xây dựng trên những thỏa hiệp và che đậy những sự chống đối trầm trọng, nghĩa là sự trái ngược của hòa bình. Trước Đức Giêsu, các ngôn sứ đã tố giác những nền hòa bình giả tạo, không đòi hỏi một yêu sách đạo đức và tôn giáo nào : "Vì người lớn cũng như trẻ nhỏ, tất cả đều gian tham bớt xén. Ngôn sứ cũng như tư tế, tất cả là một lũ gian phi. Chúng bô bô : "Bình an vô sự" để xoa dịu thương tích của dân Ta (Giêrêmia 6,13-14 ; Mikha 3,5 ; Edêkien 13,8-16 ; Giêrêmia 8,11-14,13,16-2,16-22).
 
"Vì từ nay, năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba chống lại hai! hai chống lại ba. Họ sẽ chia rẽ nhau : Cha chống lại con trai, con trai chống lại cha, mẹ chống lại con gái, con gái chống lại mẹ, mẹ chồng chống lại nàng dâu, nàng dâu chống lại mẹ chồng".
 
Trong lúc Đức Giêsu nói những lời này, Người đặt những người đồng thời với Người trước một lựa chọn quyết định : Cần phải có một lập tường. . . theo hoặc chống Đức Giêsu. Và đức tin vào Đấng Tôn Sư phải vượt hơn những dây liên hệ gia đình thiêng liêng nhất (Lc 9,59-62 -14,26-18,29).
 
Vào thời của Luca, Giáo Hội là một thiểu số ở giữa thế giới dân ngoại, thường phải sống sự giằng xé giữa những người tin và những người không tin.
 
Ngày nay, chúng ta không thể không nhận thấy sự sáng suốt tiên tri của những lời Người đã nói : "Các con tôi đã bỏ mọi thực hành tôn giáo. . . X và Y. . . không muốn cưới nhau . . . Họ từ chối phép rửa cho các con họ . . . " . Với những xung đột ấy mà Đức Giêsu đã tiên báo, còn đâu là gia đình Kitô giáo ? Lúc đó, chúng ta bị cám dỗ phạm tội hoặc kết tội những người khác : Nếu Giáo Hội làm điều này... nếu các nhà giáo dục dạy điều kia... và nếu tôi làm điều nọ. . . nếu trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. . . Không lành mạnh và sai lầm khi nghĩ rằng đây là một vấn đề mới. Ngay từ thời Mikha tám trăm năm trước Đức Giêsu, Mikha đã tả lại "sự nổi loạn" của con cái chống lại cha mẹ như một vết thương của thời đại ngài (Mikha 7,6). Và sách Khải Huyền vào thời Đức Giêsu đã nhìn thấy "sự sầu khổ to lớn" trong kiểu xung đột đó, xảy ra trước khi sự cứu chuộc sau cùng của Đấng Mêsia được hoàn tất.
 
Lạy Chúa, con cầu xin Chúa cho con cái các gia đình đang chia rẽ. Nếu Đức Tin nơi Chúa là một chọn lựa đầy yêu sách, thì xin Chúa làm cho đức tin ấy trở thành có thể, bởi ơn của Thần Khí Chúa : "Lạy Chúa, giữa lòng thế giới xin hãy đốt lên ngọn lửa của Thần Khí Chúa. . . "

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải 

I. Ý CHÍNH:
 
Thánh sử Luca ghi lại những dụ ngôn mà Chúa Giêsu đã dùng để dạy các môn đệ về sự tỉnh thức dọn mình, và trung thành với bổn phận trong khi chờ đợi giờ chết đến bất ngờ.
 
II. SUY NIỆM :
 
1. “Hỡi đoàn bé nhỏ các con đừng sợ …” :

 
“Đoàn bé nhỏ” là kiểu nói mà Cựu Ước thường dùng để chỉ dân Thiên Chúa (Structure 48,15; Ds 4,16; 13,4-6; Ed 34; Is 40,11; 49,3-10). Chúa Giêsu áp dụng kiểu nói này cho Israel (Mt 9,36; Mc 6,34) cho người Do Thái tội lỗi (Mt 10,6; 15,24; Lc 15,4-6; 19,10) và ở đây cho các môn đệ (Mt 26,31; Mc 14,27; Ga 10,1-16; 21,15-17). Chúa Giêsu gọi các môn đệ là đoàn bé nhỏ vì các ông chỉ là số ít, lại không có địa vị trong xã hội và sống khó nghèo, đang khi những kẻ chống đối vừa đông lại vừa mạnh. Các môn đệ khác nào như chiên ở giữa rừng sói. Nhưng Chúa Giêsu bảo các ông đừng vì thế mà sợ, vì các ông đã được Thiên Chúa ban cho một của cải thiêng liêng không một tạo vật nào có thể cất đi được. Đó là phần thưởng Nước Trời.
 
2. “Các con hãy bán những của cải các con có mà bố thí” :
 
Nhưng để bảo đảm những của cải thiêng liêng đó, Chúa Giêsu khuyên các môn đệ phải có tinh thần từ bỏ, bằng cách biết dùng những gì mình có, để phục vụ tha nhân trong tinh thần bác ái thương người.
 
3. “Hãy sắm cho các con những túi không hư nát” :
 
Chúa Giêsu muốn nói đến sự cần thiết, tích trữ của cải trên trời. Những của cải này được sắm bằng những việc lành, những việc từ thiện bố thí những gì mình có.
 
4. “Vì kho tàng của các con có đâu thì lòng các con ở đó” :
 
Chúa khuyên nhủ phải dồn mọi nổ lực của cuộc sống về lý tưởng Nước Trời tức là sự hoàn thiện đời sống, vì của ở đâu thì lòng ở đó.
 
5. “Các con hãy thắt lưng …” :
 
Để diễn tả sự gắn bó của Nước Trời, Chúa Giêsu đã lần lượt diễn tả những dụ ngôn bằng sự tỉnh thức dọn mình chết lành. Về hai dụ ngôn này, Matthêu chỉ kể lại dụ ngôn : Ông chủ tỉnh thức (Mt 24,43-44). Maccô chỉ kể lại dụ ngôn người đầy tớ tỉnh thức (Mc 13,33-35) còn ở đây Luca kể cả hai :
 
- Kiểu nói : “Hãy thắt lưng”, “Hãy cầm đèn sáng trong tay” được dùng để diễn tả một tư thế đang làm việc, đang tỉnh thức. Ở đây diễn tả hành vi sẵn sàng, trong tư thế dọn mình để chờ đợi Chúa đến dọn mình trong giờ chết.
 
- “Hãy làm như người đợi ông chủ đi ăn cưới về” :
 
- Ông chủ ở đây chỉ Chúa Giêsu.
 
- Ông chủ đi ăn cưới là thời gian Chúa Giêsu vắng bóng trước ngày cánh chung.
 
- Kiểu nói chủ về gõ cửa là lúc Chúa đến trong giờ chết của mỗi người hoặc trong giờ cánh chung.
 
- Mở ngay cho chủ là tư thế sẵn sàng của mỗi người trong giờ chết đến.
 
- “Phúc cho đầy tớ nào khi chủ về còn thấy tỉnh thức” : Phúc ở đây là phần thưởng Chúa ban cho những ai biết dọn mình chết lành. Phần thưởng này là được dự tiệc cưới trên Nước Trời.
 
- “Chủ sẽ thắt lưng, đặt chúng vào bàn ăn …” : Theo lẽ tự nhiên thì việc này thường tình ở đời không thể xảy ra. Nhưng kiểu nói này có ý diễn tả thực tại siêu nhiên khác với thực tại tự nhiên, đồng thời cũng nói lên phần thưởng siêu nhiên to tác quá ước vọng của con người.
 
- “Nếu canh hai hoặc canh ba …” : Theo tập tục Do Thái người ta chia thời gian ban đêm bằng bốn canh (Mc 13,35. Mt 14,25).
 
Nói đến canh hai và canh ba, để nhấn mạnh đến lòng nhiệt thành của các đầy tớ vì phải thức khuya để đợi chủ về.
 
6. “Các con hãy biết điều này là nếu chủ nhà …”:
 
Đây là dụ ngôn nói về ông chủ nhà tỉnh thức. Trong dụ ngôn nhấn mạnh khía cạnh giờ chết của mỗi người. Ở đây không có ý so sánh Chúa Giêsu với kẻ trộm, nhưng có ý nhấn mạnh việc kẻ trộm đến bất ngờ trong giờ chết của con người. Chính vì tính cách bất ngờ như vậy, nên cần phải tỉnh thức dọn mình sẵn sàng cho giờ chết của mình. “Vì giờ nào các con không ngờ thì Con Người sẽ đến”.
 
7. “Phê-rô thưa Người : Lạy Thầy, Thầy nói dụ ngôn …”:
 
Chúa Giêsu dựa vào câu hỏi này của Phê-rô như là một cơ hội như người nói về dụ ngôn người quản lý. Trong dụ ngôn này Chúa có ý nhấn mạnh cho các Tông đồ, là những người có trách nhiệm đối với dân Chúa như người quản lý đối với gia nhân trong nhà, phải tỉnh thức sẵn sàng bằng cách chu toàn bổn phận đã được giao phó, để chờ đợi Chúa đến. Ai trung tín sẽ được thưởng, nếu bất trung sẽ bị phạt.
 
Bài học này cũng có ý áp dụng trước nhất cho các Tông đồ. Các ngài coi sóc các linh hồn. Thiên Chúa thình lình đến mà các ngài chu toàn bổn phận của mình thì sẽ được thưởng. Nhưng nếu các ngài lợi dụng quyền thế, hành hạ những người thừa hành, biếng trễ việc bổn phận, quên mất việc phán xét của Thiên Chúa có thể đến bất ngờ, sẽ bị bắt quả tang và sẽ bị trừng phạt. Bài học này cũng có ý áp dụng cho mọi tín hữu, Chúa đã trao phó cho mỗi người một sứ mệnh trong đời sống, Người sẽ đến bất thần trong giờ chết, họ sẽ phải trả lẽ về mọi việc họ đã làm. Việc thưởng phạt tùy theo mỗi người có chu toàn sứ mệnh của mình hay không.
 
Dụ ngôn này đòi hỏi : Ai nấy phải khôn ngoan và trung thành với phận sự, đừng liều lĩnh biếng trễ hay ăn ở ngang tàn mà bị khổ đời đời.
 
8. “Nhưng đầy tớ nào biết ý chủ mình …”:
 
Ở đây có ý nói đến mức độ của việc thưởng phạt. Người đầy tớ nào biết rõ ý chủ mà không thi hành, hơn nữa còn đi ngược lại thì phải bị phạt nặng hơn, còn kẻ nào không biết ý chủ mà đi ngược lại thì sẽ bị phạt nhẹ hơn.
 
9. “Người ta đã ban cho ai nhiều …”:
 
Sau khi đã trình bày mất dụ ngôn trên đây có ý dạy về bài học tỉnh thức và trung thành với phận sự, Chúa Giêsu đã nói lên lời kết thúc bằng một câu châm ngôn: “Vì người ta đã ban cho ai nhiều thì sẽ đòi kẻ ấy nhiều …”.
 
“Người ta” theo Cựu Ước, thường được dùng để chỉ về Thiên Chúa mà không nêu tên Người. Vì vậy ở đây có ý nói rằng : Thiên Chúa đòi hỏi mỗi người phải trả lẽ về những ân tứ Chúa ban và trách nhiệm Chúa đã trao phó.
 
III. ÁP DỤNG :

 
Áp dụng theo Tin Mừng:
 
Nhìn vào Chúa Giêsu:
 
a) Xem việc Chúa làm:

 
* Chúa Giêsu dùng những dụ ngôn lấy từ những phong tục tập quán trong đời sống hàng ngày, để dạy các môn đệ bài học tỉnh thức và trung thành. Muốn truyền bá một chân lý nào đó, nhất là giáo lý của Chúa, Người hướng dẫn cũng nên dựa vào những phong tục tập quán hàng ngày để trình bày những bài học cụ thể cho người nghe dễ tiếp thu.
 
b) Nghe lời Chúa nói:
 
- “Hỡi đoàn bé nhỏ các con đừng sợ” : Đây là lời Chúa khích lệ mỗi khi chúng ta cảm thấy thua kém trước mặt người đời, vì sức mạnh của ta là ở nơi quyền năng của Chúa và cùng đích của ta là Nước Trời.
 
- “Kho tàng các con ở đâu, lòng các con ở đó”. Chúa muốn chúng ta hướng lòng về Nước Trời để mọi hoạt động của ta cũng theo đó mà thực hiện.
 
- Qua dụ ngôn người đầy tớ tỉnh thức, Chúa nhắn nhủ chúng ta luôn luôn ở trong tư thế sẵn sàng và tỉnh thức để đón Chúa đến trong giờ chết.
 
- Qua dụ ngôn ông chủ tỉnh thức, Chúa muốn chúng ta phải nhận thức về yếu tố bất ngờ của giờ chết, để luôn luôn đề phòng và chuẩn bị cho giờ chết của mình.
 
- Qua dụ ngôn người quản lý trung tín và khôn ngoan, Chúa dạy chúng ta phải biết chu toàn bổn phận của mình và biết dùng những ơn phần hồn phần xác Chúa ban để mưu ích cho phần rỗi của bản thân và tha nhân. Vì ngày phán xét, mỗi người sẽ phải trả lẽ trước mặt Chúa về công việc làm của mình.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
 
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
 
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10