Chú Giải Tin Mừng – Chúa Nhật Tuần XXV Mùa Thường Niên Năm C (Lc 16, 1 - 13)
Tất cả những gì tôi phải "quản lý" : tài sản, đức tính, sự phong phú tâm linh, trì thục, đạo đức, nhung khả năng tình cảm của tôi . . . Người sẽ yêu cầu tôi phúc trình về chúng. Tôi không có quyền "phung phí" những ơn mà Thiên Chúa đã giao cho tôi... và chúng vẫn luôn là các công việc "của Người". Thiên Chúa không thích "sự phung phí", đó là một sự xúc phạm những người đang thiếu thốn...
CHÚ GIẢI TIN MỪNG
CHÚA NHẬT XXV MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C
NGÀY 18/09/2022
Noel Quesson - Chú Giải
Đức Giêsu còn nói với các môn đệ rằng :
Dụ ngôn về "người quản gia bất lương" là một trong các câu chuyện gây tai tiếng mà người ta tìm thấy trong Tin Mừng, và các tín hữu chờ đợi với một nụ cười khẩy để biết nhà thuyết giáo làm thế nào để xoay xở với bài học về sự lừa bịp đó.
Nhưng đó là một dụ ngôn, một "mâchâl", một "câu đố " . Chứ không phải là một câu chuyện xây dựng trong mọi chi tiết của nó. Chúng ta, nhưng người chịu ảnh hưởng của tinh thần duy lý Tây Phương, chúng thích những chứng minh họp luận lý và đơn giản. Đức Giêsu lại hoàn toàn thoải mái sử dụng văn phong điển hình của những người kể chuyện phương Đông. Họ nháy mắt ra hiệu cho cử tọa, để yêu cầu người nghe đừng bỏ mất óc phê bình : "Nào, các bạn sáng suốt nhé ! Hãy hiểu sự tinh tế ẩn giấu dưới nghĩa đen ! Tôi làm bạn khó chịu, hẳn là thế, nhưng đó là cố ý : Các bạn đã bị nhiễm độc và mê man về đề tài quan trọng mà tôi đề cập đến thế sao. . . !
Một nhà phú hộ kia có một người quản gia. Người ta tố cáo với ông là anh này đã phung phí của cải nhà ông.
Một quản gia phung phí! Tất cả dụ ngôn sẽ diễn tiến trên ý tưởng "quản lý" này. Trong Luật Rôm, cũng như trong tâm thức thông thường, quyền “sở hữu” là "quyền sử dụng và lợi dụng cái gì thuộc về mình" : "Bởi vì cái đó thuộc về tôi, nên tôi làm gì tùy thích". Trong quan niệm Kitô giáo, quyền tư hữu tư nhân thì khác hẳn : Chúng ta không thật sự là chủ sở hữu, nhưng chỉ là những "người quản lý" của cải vốn vẫn thuộc về tất cả mọi người ? Học thuyết truyền thống này trực tiếp đến từ Đức Giêsu (chứ không phải từ chủ nghĩa cộng sản) và vừa qua đã được Công đồng Vatican II nhắc lại : "Thiên Chúa đã trao trái đất và mọi vật chứa trong đó cho con người sử dụng (Gaudium ét Spes, số 69).
Ông mới gọi anh ta đến mà bảo : "Tôi nghe người ta nói gì về anh đó ? Anh hãy phúc trình về công việc quản lý của anh, vì từ nay anh không được làm quản gia nữa".
Tất cả những gì tôi phải "quản lý" : tài sản, đức tính, sự phong phú tâm linh, trì thục, đạo đức, nhung khả năng tình cảm của tôi . . . Người sẽ yêu cầu tôi phúc trình về chúng. Tôi không có quyền "phung phí" những ơn mà Thiên Chúa đã giao cho tôi... và chúng vẫn luôn là các công việc "của Người". Thiên Chúa không thích "sự phung phí", đó là một sự xúc phạm những người đang thiếu thốn.
Người quản gia liền nghĩ bụng : "Mình sẽ làm gì đây ? Vì ông chủ đã cắt chức quản gia của mình rồi. Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi. Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có ngươi đón nước mình về nhà họ !".
Cuộc độc thoại nội tâm này bộc lộ rõ ràng sự bối rối của người quản gia. Anh ta phải có quyết định mau lẹ : Ngày mai sẽ quá muộn ? Có lẽ trong một hoặc hai giờ nữa, anh ta sẽ bị "sa thải". Phải hành động thật mau lẹ. Chúng ta đoán được đàng sau sự vội vàng ấy là sự khẩn cấp của thời mạt thế mà Đức Giêsu không ngừng nhắc nhở, quấy rầy những người đồng thời với Người. Chúng ta hãy hiểu cơ may của mình khi còn thời gian... nếu không chúng ta sẽ không có thới gian để "lật lại" như người ta vẫn nói, để thú thật bằng công thức lạ lùng là Người ta tiến tới trước nhưng đi ngược lại mục đích thật sự của chúng ta ! Chúng ta phải khẩn cấp hoán cải, và quay về.
Anh ta liền cho gọi từng con nợ của chủ đến, và hỏi người thứ nhất : "Bác nợ chủ tôi bao nhiêu vậy ?" Người ấy đáp : "Một trăm thùng dầu ô-liu”. Anh ta bảo : "Bác cầm lấy biên lai của bác đây ngồi xuống mau, viết năm chục thôi. Rồi anh ta hỏi người khác : "Còn bác nợ bao nhiêu vậy ?" Người ấy đáp : "Một trăm bao lúa". Anh ta bảo : "Bác cầm lấy biên lai của bác đây, viết lại tám mươi thôi".
Sự gian lận này khéo léo đến ba lần : Không mất gì cả không để lại dấu vết . . . nó là bảo đảm chống lại mọi khám phá đột xuất bởi có thể có những lời đe dọa tố giác. . . Con người đã chàng thay đổi kể từ. Đức Giêsu.
Về phần hai món nợ ; bằng dầu và bằng lúa mì cũng rất điển hình ở Pa-lét-tin. "Một trăm thùng dầu”, là thu hoạch trung bình của 150 cây ô-liu, tương đương với 365 lít dầu ? "Một trăm bao lúa" là thu hoạch của 42 hecta ruộng sa, tương đương với 364 hecto lít lúa mì ! Theo các chuyên gia, sự giảm nợ trong cả hai trướng hợp tương đương 500 ngày công trung bình. Ngày nay mỗi người có thể tính ra bằng tiền tổng số tiền gian lận.
Về điểm này của câu chuyện, người nghe hẳn phải chờ đợi một sự kết án một cách mạnh mẽ và thích đáng từ phía Đức Giêsu. Chúng ta hãy nghe tiếp...
Và ông chủ khen tên quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo. Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại.
Chúng ta ngạc nhiên. Đức Giêsu ngợi khen người quản gia xảo trá ấy. Chốc nữa, chúng ta sẽ thấy lý do tại sao trong lời giải thích mà Người sẽ đưa ra.
Tuy nhiên, chúng ta ghi nhận rang Đức Giêsu không tán thưởng sự lừa bịp của "người quản gia lừa gạt" hoặc người quản gia bất công" như bản văn Hy Lạp đã nói.
Thật vậy, theo Đức Giêsu, anh ta thuộc về thế giới "bóng tối mà thủ lãnh là Xatan (Ga 12,31) phải phân biệt với các con cái của ánh sáng (1 Thêxalônica 5,4-5).
Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết : "Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền, hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi vĩnh cửu”.
Tạo lấy bạn bè ! phát triển tình bạn ! Đấy là lý lo của lời khen ngợi.
Trong công thức này ở trọng tâm của bài dụ ngôn, Đức Giêsu đem lại cho chúng ta một bài học chủ yếu : Cách sử dụng tốt sự giàu có là dùng nó để tạo lấy bạn bè, đặt tình yêu thương vào các mối quan hệ . Đó còn là một quan niệm thật sự cách mạng về tiền bạc .Dùng tiền bạc như một phương tiện để chia sẻ và sống tình bằng hữu. Tiền bạc tự nó không xấu. Nó có thể tạo ra mềm vui cho những người khác… và do đó là niềm vui cho người nào đã góp phần vào niềm vui ấy khi "ban tặng" ! Lu ca trong Tin Mừng của Ngài đã nhấn mạnh đến Đấng Mêsia của những người nghèo, nhiều hơn các thánh sử khác. Nước Thiên Chúa hầu như thuộc về họ đến nỗi những người giàu có chỉ vào được đó nhờ sự bảo trợ và giới thiệu của những người nghèo mà những người giàu có sẽ làm bạn.
Bạn làm gì với tiền bạc của bạn ? Câu hỏi đáng ngại... Tại sao không ! Nhưng tốt hơn là "Tin Mừng" cho những người giàu có giờ đây biết mình có thể được cứu và bước vào "nơi ở vĩnh cửu” như thế nào, khi mà ở nơi đó tiền bạc của họ không còn nữa”.
Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn, ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn.
Để kết luận cho câu chuyện cụ thể này, đây là những châm ngôn về tiền bạc mang tính mạc khải cao cả của tư tưởng Đức Giêsu. Và trước tiên, đối với Đức Giêsu tiền bạc là một "việc nhỏ" khi so sánh với "việc lớn" là Nước Thiên Chúa vĩnh cửu. Chúng ta có chấp nhận quan điểm đó không ?
Vậy nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng tiền của bất chính, thì ai sẽ tín nhiệm mà giao phó của cải chân thật cho anh em ?
Trong khẳng định thứ hai này Đức Giêsu nói với chúng ta rằng tiền bạc thì "bất lương". Đó là một cái bẫy chỉ đem lại sự an toàn giả tạo. Không nên tin vào tiền bạc (I Timôthê 6,17). Tính từ "bất lương" trở đi trở lại năm lần trong trang này. Đức Giêsu đã chới chữ. Người nói về "người quản gia bất lương" rồi giờ đây, Người nói về "tiền bạc' bất lương". Từ này cũng thường được dịch là "người quản gia bất chính, bất hảo, bất công"... và "tiền bạc bất chính, bất hảo, bất công . . Trong linh hồn và trong ý thức, mỗi người được mời gọi để trả lời về tiền bạc của mình : Có bất hảo, bất công, bất chính không ? Tiền bạc rất ích lợi, có thể được sử dụng một cách có lợi để tạo thành bạn bè cho mình , nhưng nó cũng có thể là một quyền lực của sự ác.
Và nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng của cải của người khác, thì ai sẽ ban cho anh em của cải dành riêng cho anh em ?
Khẳng định thứ ba này có một cung cách hiện đại rất đáng kinh ngạc. Trước cả Các Mác, Đức Giêsu đã lên án “tha hóa" của con Người : Tiền bạc không phải là điều tốt lành thật sự cho chúng ta. Sự giàu sang không làm cho một người nên tốt lành, thông minh, hạnh phúc. Giá trị thật sự ở chỗ khác. Tiền bạc làm "tha hóa" chúng ta, nếu chúng ta để nó "chiếm đoạt" chúng ta.
Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghẻ chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được.
Chữ tiền của viết với một chữ hoa ở đây để dịch tử Mam-mon, một từ đáng khinh bỉ để chỉ một thần tượng vì nó mà người ta trở thành nô lệ. Bạn có là tù nhân bị tiền bạc xiềng xích, chiếm đoạt, đánh đòn với những lo âu về cộng việc". Đối với Đức Giêsu, không thể có bất kỳ thỏa hiệp nào : Hoặc là Thiên Chúa. . . hoặc là tiền bạc. . . Chúng ta hãy thú nhận chúng ta thường bị cám dỗ phục vụ luân phiên cả hai ông chủ : Thiên Chúa ngày Chúa nhật cho phần rỗi của chúng ta và. . . Thiên Chúa của các thương vụ, của hầu bao, lợi lộc sáu ngày còn lại trong tuần.
Trong câu tiếp theo sau, Luca đã viết "Người Pharisêu vốn ham hố tiền bạc, nên nghe các điều ấy, thì cười nhạo Đức Giêsu Còn tôi ? Có phải tôi cũng mặt sang mày sỉa ?
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
“Các con không làm tôi Thiên Chúa
mà lại làm tôi tiền của được”(Lc 16,1-13).
I.Y CHÍNH:
Tin Mừng hôm nay thuật lại câu chuyện người quản lý biết lo xa cho đời sống vật chất, để dạy ta phải biết lo xa cho đời sống tương lai của linh hồn mình.
1. SUY NIỆM:
2. “Một người phú hộ kia có một người quản lý…”:
Trong xứ Palestin, luật Do Thái có liên quan đến vai trò người quản lý, thì người quản lý không phải là một nhân viên trả công, nhưng toàn quyền thay mặt cho chủ và chủ phải tôn trọng những dịch vụ buôn bán của người quản lý. Trong trường hợp viên quản lý bất trung phung phí của chủ, luật pháp cũng không có biện pháp nào bắt buộc ông phải hoàn lại của đã mất, hình phạt có chăng cũng chỉ vài lời trách mắng mất uy tín và bị sa thải thôi. Sau khi nhận được giấy sa thải, viên quản lý phải tính sổ liệt kê tài sản, việc này cần một thời gian chuẩn bị. Trong thời gian này ông vẫn là người đại diện của chủ, được luật pháp cho phép hành động nhân danh chủ. Ơ đây, người quản lý bị ôn chủ là nhà phú hộ khiển trách, vì đã phung phí của chủ và đó là hành vi bất lương và gian dối của viên quản lý, khiến cho ông chủ sa thải.
3.“Người quản lý nghĩ thầm…”:
Người quản lý thức tỉnh về thân phận của mình “tôi phải làm thế nào?…” và từ đó thúc đẩy ông phải lo xa cho số phận tương lai của mình sau khi sa thải. “Tôi biết liệu thế nào để sau khi mất chức quản lý, thì sẽ có người đón tiếp tôi về nhà họ”.
4. “Vậy ông gọi từng con nợ của chủ đến…”:
+ Một trăm thùng dầu: nói lên một số lượng dầu quan trọng.
+ Một trăm giạ lúa miến: Món ăn thông thường của người Do Thái là bánh . Người ta thường trộn bột miến vào dầu để làm thành bánh và nướng để ăn. Ơ đây dụ ngôn muốn lấy dầu lúa miến để nói lên hai thứ này là vật quan trọng và cần thiết cho nhu cầu đời sống của con người và đồng thời cũng nói lên hai thứ này nằm trong quyền hạn của Người quản lý và vì vậy có quyền sử dụng chúng trong chức vụ quản lý của mình thay thế cho ông chủ. Điều này giúp cho chúng ta nhận ra cái tài khéo của viên quản lý, khi ông biết lợi dụng những cái ông đang có, tức là quyền hạn coi sóc tài sản của chủ để lo cho tương lai của mình, bằng cách nhắc bảo con nợ của ông chủ viết lại văn tự.
5. “Và chủ khen Người quản lý bất lương đã hành động cách khôn khéo”:
Người quản lý này bất lương, vì đã phung phí của chủ và vì thế bị ông chủ sa thải, nhưng quản lý khôn khéo đã biết lợi dụng quyền hạn của mình trong hiện tại, để lo cho tương lai của mình bằng cách xử tốt với đồng loại sẽ đón tiếp sau khi ông bị sa thải.
6. “Con cái đời này khi đối xử với đồng loại thì khôn ngoan hơn con cái sự sáng”:
Câu này có nghĩa con cái đời này khôn khéo vì chúng biết khi nào nên làm những điều phải làm, tại sao phải làm và làm cách nào, khi sự việc có lợi thì lập tức chúng làm ngay. Hành động viên quản lý đã chứng minh điều đó,so sánh với con cái sự sáng, là những người thuộc về Chúa, thì lại hông biết dùng ơn Chúa ban phần hồn, phần xác, ơn tự nhiên cũng như ơn siêu nhiên trong hiện tại để lo phần rỗi cho mình.
7. “Hãy dùng tiền của gian dối mà mua lấy bạn hữu”:
Ơ đây muốn nói lên bài học của dụ ngôn : người quản lý khôn khéo giảm bớt nợ để cho con nợ đón rước ông về nhà họ. Cũng thế, là con cái sự sáng, các môn đếch Chúa Giêsu , cũng phải dùng tiền bạc mua bạn hữu Nước Trời.
Tiền của gian dối ở đây không có ý nói đến thứ tiền của bất lương do trộm cắp, bất công mà có, nhưng chỉ có ý nói đến cái giá trị nhất thời tạm bợ ở đời này của tiền bạc, vì tiền của không thể đem tho sau cái chết để làm giàu cho đời sau được. Nhưng tiền của có thể trở nên hữu ích khi biến nó thành phương tiện để làm giàu cho sự sống đời sau , bằng cách dùng tiền của để làm việc thiện như bố thí cho người nghèo, chia sẻ cho tha nhân và phục vụ cho ích lợi chung. Việc làm như vậy là mua lấy bạn hữu đời sau vì những công việc từ thiện bác ái đem lại công phúc để đón tiếp ta vào Nước Trời.
8. “Ai trung tín trong việc nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn”:
Tiền của là một vật để trắc nghiệm lòng trung tín, vì thế, căn cứ vào cách dùng tiềncủa thì biết được lòng người có trung tín hay không . ở đây Chúa muốn dạy ta phải trung thành trong các việc nhỏ nhặt như việc xử dụng tiền của vật chất ở đời này để bảo đảm cho ta của cải chân thật đời sau là Nước Trời.
9. “không đầy tớ nào có thể làm tôi hai chủ…”:
Chúa nhân cách hóa tiền của vật chất vì nó có sức mạnh lôi cuốn người ta như một ngẫu thần. Vì hế, kiểu nói “đầy tớ” ở đây có nghĩa tế tự và vì thế đối nghịch với Thiên Chúa , tiền bạc là một ngẫu tượng và đối với người đời thì tiền bạc trở thành là một thần tượng. Với ý ngchĩa như vậy nên Chúa đòi hỏi các môn đệ phải dứt khoát trong việc lựa chọn giữa Thiên Chúa và tiền bạc.
IV.ÁP DỤNG:
A/ Ap dụng theo Tin-Mừng:
Qua bài Tin-Mừng hôm nay, Giáo Hội muốn dạy chúng ta phải biết lo xa cho tương lai phần rỗi của mình bằng cách biết sử dụng những của cải mình đang có, để lập công phúc cho đời sau.
B/ Ap dụng thực hành:
1. Nhìn vào Chúa Giê-su:
2. nghe lời Chúa nói:
+ Chúa dùng dụ ngôn người quản lý bất lương để dạy các môn đệ bài học phải biết lo xa cho phần rỗi của mình. ở đây Chúa thức tỉnh chúng ta đừng xao lãng, lơ là hay chậm trễ trong việc chăm sóc phần rỗi của mình.
+ Cách lo xa cho phần rỗi mình là dùng của cải để kết bạn trên trời, bằng cách thực thi những việc từ thiện bác ái.
+ Chúa nêu gương sự khôn khéo của “con cái đời này” để thúc đẩy chúng ta là con cái sự sáng, cũng phải biết khôn khéo sử dụng những của cải đời tạm này mà lập công phúc đời sau.
3. Bài học Chúa dạy ta qua dụ ngôn :
+Của cải ở đời này không thuộc về chúng ta vì Chúa mới là chủ đích thực, chúng ta chỉ là người quản lý của Chúa.
+ Của cải sẽ có ngày Chúa cất đi khỏi chúng ta nhất là lúc chết.
+Phải biết dùng của cải lập công phúc cho đời sau.
Muốn thực hiện bài học này:
- Tránh bo bo giữ của cải mà không biết sống như người quản lý dùng của cải theo ý ông chủ. Tức là dùng của cải theo ý Chúa.
- Thấy trước ngày hoàn toàn bị trắng tay.
- Chỉ dùng của cải của mình có để kết nạp bạn hữu trên trời. vì sự từ bỏ của cải sẽ không ích lợi gì, nếu không biết dùng để yêu thương và phục vụ tha nhân./.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10