Chú Giải Tin Mừng – Chúa Nhật Tuần XXVIII Mùa Thường Niên Năm C (Lc 17,11 - 19)
Khi vương quốc ở miền Bắc sụp đổ và dân bị đi đày năm 722 trước công nguyên. Quân đội chiến thắng át-xi-ri đã đưa những đám nô lệ về định cư lại trên miền Samari. Những đoàn dân ấy thuộc mọi chủng tộc từ mọi miền chuyển về tạo thành một sự pha trộn về chủng tộc và tôn giáo. Các hội đoàn tôn giáo ở Giêrusalem vẫn coi họ như những người dị giáo...
CHÚ GIẢI TIN MỪNG
CHÚA NHẬT XXVIII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C
NGÀY 09/10/2022
Noel Quesson - Chú Giải
Trên đường lên Giêrusalem, Đức Giêsu đi...
Một lần nữa, Luca nhắc chúng ta biến cố đang được chuẩn bị. Đức Giêsu đang sống những tuần lễ cuối cùng. Trước tiên tôi cần dành thời gian để dừng lại trên từng chữ đó : Đức Giêsu... đi... lên... Giêrusalem. Chúng ta hãy thử hình dung cảnh tượng. Hãy thử tưởng tượng những tư tưởng của Đức Giêsu lúc Người đang tiến bước. Giêrusalem ! Mục tiêu của cuộc hành trình sau cùng.
Đức Giêsu đi qua biên giới giữa hai miền Samari và Galilê.
Luca nhấn mạnh rằng Đức Giêsu đi qua miền Samari. Người không theo các quan điểm về chủng tộc của những người đồng thời : Người không ngần ngại đi qua miền đất ấy mà người dân ở Giêrusalem đã tuyệt thông. . . "Quả thế , người Do Thái không được giao thiệp với Người Samari" (Ga 4,9).
Khi vương quốc ở miền Bắc sụp đổ và dân bị đi đày năm 722 trước công nguyên. Quân đội chiến thắng át-xi-ri đã đưa những đám nô lệ về định cư lại trên miền Samari. Những đoàn dân ấy thuộc mọi chủng tộc từ mọi miền chuyển về tạo thành một sự pha trộn về chủng tộc và tôn giáo. Các hội đoàn tôn giáo ở Giêrusalem vẫn coi họ như những người dị giáo .
Quan điểm phóng khoáng của Đức Giêsu phải tra vấn chúng ta. Chúng ta đã không giữ lại những hơi hướng khinh thị đối với một số hạng Người, một số chủng tộc, một số môi tường đó sao ?
Điều lý thú mà Luca mang lại cho miền Samari là nó chứa đựng một ý nghĩa tượng trưng sâu sắc : Chính trong tỉnh này mà "sứ vụ Tin Mừng hóa" đã thực hiện những bước đầu tiên bên ngoài vùng Giu-đê . . . khúc dạo đầu của việc phát triển to lớn của Giáo Hội trong những vùng đất của dân ngoại .
Đối với những Kitô hữu, phải có những con người khác ngoài con đường mà Đức Giêsu đã mở đầu. Ngày hôm nay, có phải tôi tránh xa những "miền Samari".
Lúc Người vào một làng kia, thì có mười người phong hủi đón gặp Người.
Trong miền đất bị chúc dữ này. . . đây là những người bị chúc dữ nhiều nhất... ở đây cũng vấy, tôi phải dám tưởng tượng ra cảnh tượng đó. Dưới từ ngữ "phong hủi", trong tâm thức của Kinh Thánh (Lê vi 13 và 14); người ta gọi chung mọi bệnh tật trên da thịt, bề ngoài rất ghê tởm . . . và không chỉ bệnh phong hủi theo nghĩa y học hiện đại.
Hơn thế nữa, Kinh Thánh nhìn trong bệnh phong hủi một hình phạt của Thiên Chúa, hình ảnh của chính tội lỗi làm hư hỏng con người.
Còn Đức Giêsu, Người không sợ. Là sự dịu dàng của Thiên Chúa. Người đã đến vì những người nghèo hèn nhất. Ngày hôm nay cũng thế, Đức Giêsu đã không ghê tởm tội lỗi của tôi..., tội lỗi của những người gớm ghiếc nhất. Đức Giêsu đã đến vì điều đó . . . để cứu chuộc, để chữa lành . . .
Họ dừng lại đằng xa và kêu lớn tiếng.
Tôi tưởng tượng tiếng kêu của mười cái cổ họng ấy.
Ngay khi họ nhận ra có người nào đó ở đằng xa, họ có thói quen kêu lớn tiếng... một điều bắt buộc. Luật của Môsê thật hà khắc nhằm tinh dịch bệnh lan truyền : "Người mắc bệnh phong hủi phải mặc áo rách, xõa tóc, che râu và kêu lên ; "ô uế ! ô uế !" (Lêvi 13,45). Không cần phải nói thêm rằng họ đương nhiên phải bị cấm đến ở những nơi có dân cư, và hoàn toàn bị đuổi ra khỏi những nơi thờ phụng. Những người nghèo ấy thuộc về hạng nghèo nhất.
Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi !
Họ gọi Đức Giêsu bằng tên Người, một sự kiện tương đối hiếm thấy trong các sách Tin Mừng.
Trong ngôn ngữ Aramêen, Jéshouah có nghĩa là “Thiên Chúa cứu”.
Kitô hữu Phương Đông gọi "kinh cầu Chúa Giêsu” chính là lời cầu xin ấy được lặp lại nhiều lần : Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót chúng con... Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót. . . Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót. . .Chúng ta, cũng rất thường lăp lại kinh này trong thánh lễ : kyrie eleison... Lạy Chúa, xin thương xót !
Thấy vậy, Đức Giêsu bảo họ : “Hãy đi trình diện với các tư tế".
Cũng theo Luật (Lê vi 14,2). Các tư tế là những Người duy nhất có tư cách xác nhận sự lành bệnh. Vậy mệnh lệnh này của Đức Giêsu phải được họ hiểu như một lời hứa chữa lành.
Người ta không khỏi ngạc nhiên bới sứ cứng rắn bề ngoài của Đức Giêsu. Thay vì chữa lành họ ngay tức khắc, người đòi hỏi những người tội nghiệp khẳn khổ ấy ra đi như thế. Và chúng ta thấy họ ra đi, vẫn còn chứng bệnh phong hủi gớm ghiếc ở trên người.
Mọi sự xảy ra như thể Đức Giêsu muốn thử thách Đức tin của họ, có thể nói như thế . Và chúng ta nghĩ đến cùng một thử thách đức tin mà ngôn sứ Elisê bắt ông Na-a-man, gốc Xy ri phải chịu khi yêu cầu ông này phải tự mình thực hiện một biện pháp. . . điều này làm ông Na-a-man nổi giận !
Ngày nay đối với chúng ta cũng thế, đức tin thường là một thử thách đi qua đêm tối và không thấy, không hiểu chúng ta phải trông cậy vào lời Người. Chúng ta cầu xin Chúa để được giải thoát. Người hứa một ngày nào đó sẽ giải thoát chúng ta. Và chúng ta phải tiếp tục đi theo con đường của chúng ta với chỉ lời hứa của Người.
Đang khi đi thì họ được sạch.
Một lần nữa, phép lạ hoàn thành trong sự kín đáo, ở một khoảng cách xa Đức Giêsu. Khía cạnh "giật gân” lạ lùng mà chúng ta rất thích đã cố tình bị làm cho mờ nhạt.
Chúng ta cũng ghi nhận những cộng hưởng tôn giáo của việc chữa lành này, một việc chữa lành không được mô tả dưới khía cạnh y học : Đấy là một sự "thanh luyện" . . .lời cầu xin của các bệnh nhân hầu như là lời phụng vụ : “xin thương xót chúng con" . . . Đức Giêsu đã yêu cầu họ "trình diện với các tư tế"…
Xuyên qua sự chữa lành đặc biệt này, chúng ta được mời gọi nhận ra một dấu chỉ. Đức Giêsu có thể thạnh luyện tôi. Đức Giàu có thể cứu tôi nữa .
Trước tiên chúng ta chớ xin Người những lợi ích vật chất "Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin hây chữa lành tâm hồn con người hôm nay bằng mình và máu Chúa".
Một người trong bọn, thấy mình được khởi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giêsu mà tạ ơn.
“Vinh quang của Thiên Chúa ! Hãy "cao giọng lên để" ca ngợi vinh quang của Thiên Chúa !”
“Sấp mình xuống dưới chân" ! Một cử chỉ mà những Người phương Tây no nê không bao giờ làm nữa, trừ một vài người trẻ tuổi. Chúng ta có cái bụng quá căng khó mà sấp mình sát đất được. Chúng ta tưởng rằng chúng ta chỉ mang ơn chính mình, khả năng và công việc của mình, những tài sản mà chúng ta thừa mứa. Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy những người Hồi giáo có thể gập mình làm đôi đến độ trán họ chạm vào mặt đất đó sao ? Một ngày nào đó, bạn hãy thử làm ở nhà bạn không cần ai thấy. Và trong tư thế đó của thân thể, hóa ra không, bạn hãy để cho tư tưởng của bạn thoát đi đến những điều mà tư thế ấy hầu như bắt buộc bạn thực hiện : Con không là gì cả con đã nhận tất cả... Lạy Chúa, con đang ở trước mặt Chúa... Con chỉ là một kẻ quê mùa bẩn thỉu, một “Ađam" . . . con chỉ là cát bụi trên mặt đất cát bụi này.
Trong Kinh Thánh, sự sấp mình xuống tận đất là một cử chỉ mà người ta chỉ làm trước Thiên Chúa. Ở đây, người phong hủi được chữa lành đã sấp mình sát đất "trước mặt Đức Giêsu”. Đức Giêsu tham dự vào vinh quang và sự vô cùng của Thiên Chúa : Một mầu nhiệm còn ẩn giấu đằng sau nhân tính rất người của Đức Giêsu !
"Mà tạ ơn !" "eucharistôn !", "trong khi tham dự vào Thánh Thể "…
Ngày nay cũng thế, trong tiếng Hy Lạp hiện đại, "cám ơn" thì nói "efkaristo". Thật là tai hại khi sự chuyển thể của ngôn ngữ đã làm chúng ta mất dần ý nghĩa của các từ. Ai trong chúng ta khi nói "tôi đến với Thánh Thể" thì một cách tự phát nghĩ rằng "tôi đến tạ ơn"... tôi sẽ nói lời tạ ơn Thiên Chúa ! Thánh lễ trước hết chính là Giáo Hội bước vào một hành động cao cả, "hành động tạ ơn" Đức Giêsu khi "Người ra khỏi thế gian này để về với Chúa Cha".
"Người cầm lấy bánh, người cầm lấy rượu, tạ ơn và nói : “này là mình Ta, này là máu Ta, chịu nộp vì các con". Mọi bữa ăn của người Do Thái và đặc biệt là bữa ăn lễ Vượt qua đều bắt đầu bằng một bài "berakha" "kinh tạ ơn". Đức Giêsu được đào tạo trong tín ngưỡng của dân tộc Người, đã không ngừng tạ ơn Thiên Chúa vì sự dịu dàng và lòng nhân hậu của Người dựng nên thế giới bao la và xinh đẹp và cho chúng ta biết bao điều tốt lành đặc biệt là lương thực để sống : (bánh và rượu). Người còn giải thoát và cứu chuộc chúng ta...Chúng ta hãy biết ơn Người. Chúng ta không còn biết cám ơn Thiên Chúa . . Chúng ta luôn miệng nói tiếng cám ơn vì lịch sự về mọi việc, do thói quen mà không cần suy nghĩ ở bàn ăn, cửa hàng, trên đường phố.... cũng không để nó tạo ra một quan hệ với một ai. Vả lại việc nói cám ơn phải làm chúng ta hiệp thông với một con người : thật ra, đó là một lời bộc lộ tình yêu thương. Nói cám ơn, thông thường phải nhìn thẳng vào người đã làm cho chúng ta hạnh phúc ? Người phong hủi tội nghiệp của Tin Mừng, khi nhận được hạnh phúc của mình, đã đi được một khoảng xa. Trong sự vui mừng ngây ngất, người ấy muốn tìm lại khuôn mặt của Đức Giêsu. Anh ta đi ngược trở lại con đường. Anh trở về với Người. . . để nói với Người lời cám ơn ! Và giờ đây, tôi thử tưởng tương những cử chỉ, giọng nói và khuôn mặt của anh ta...
Anh ta lại là người Samari...
Vậy ra Người ngoại quốc, người dị giáo, người đáng khinh nhất đó... đã có cử chỉ nhân bản nhất, tự nhiên nhất.
Đức Giêsu mới nói : "Không phải cả mười người đều được sạch sao ? Thế thì chín người kia đâu ? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này ?". Rồi Người nói với anh ta : "Đứng dậy về đi ! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh".
Đối với Đức Giêsu, phép lạ này là một thất bại... bởi vì nó không tạo ra hiệu quả mà Người có quyền chờ đợi : Đối với chín Người kia , phép lạ này không tạo ra "đức tin". Điều thật sự đáng kể đối với Người. Và vì thế Đức Giêsu rất buồn.
Người Kitô hữu thật sự phân biệt với tất cả các "tín đồ khác không phải vì họ cầu nguyện, họ xin ơn và họ được ơn. Mà chính vì họ "cảm tạ" Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô. Cần phải đi từ đức tin sơ đẳng chỉ biết cầu xin đến đức tin phát triển biết hướng về Đấng Khác (Tha Thể Tuyệt Đối) để gặp gỡ thật sự Khuôn Mặt của, Người...
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
“không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa chỉ có người ngoại này”(Lc 17,11-19).
1. Ý CHÍNH:
Tin mừng thuật lại việc Chúa Giêsu chữa lành cho người tật phong, để biểu lộ đức tin cần thiết cho việc cứu rỗi đồn thời cũng bày tỏ lòng biết ơn Chúa bằng cách hoán cải đời sống để tôn vinh Thiên Chúa.
2. SUY NIỆM:
- “Khi Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem, Người đi qua…”:
Theo địa lý thì phải nói giữa biên giới Galilê và Samari, vì Chúa Giêsu đi lên Galilê qua miền Samari tiến đến Giêrusalem. Nhưng ở đây Luca đứng từ Giêrusalem nhìn lui đoạn đường Chúa Giêsu đã đi, nên ông đã nhắc Sumari trước Galilê. Đây là lộ trình sau khi phục sinh Chúa Giêsu đã ủy thách cho các tông đồ sứ mệnh: “Các con hãy làm chứng cho ta tại Giêrusalem. Trong toàn cõi Giuđê, Sumari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8). Đây cho thấy việc Chúa Giêsu đi trớc vạch đường cho Giáo Hội theo, lộ trình của Giáo Hội là hậu kết lộ trình của Chúa Giêsu.
- “Khi Người vào một làng kia…”:
“Vào một làng kia”: phong cùi là bệnh nan y nhơ nhớp, con bệnh phải sống cách biệt với con người lành và vì thế họ không được vào trong thành, chỉ được sống ở những làng mạc chung quanh thành. Vì thế, rước khi vào Giêrusalem, Chúa Giêsu đi qua làng thì gặp mười người phong cùi.
+ “Gặp mười người phong cùi”: mười người cùi này sống chung với nhau lẫn lộn cả người Do Thái với người Samari, không còn phân biệt như trong các cộng đoàn họ đã sống. Họ sống hòa hợp với nhau mặc dầu theo truyền thống, người Do Thái vẫn có sự kỳ thị với người Samari là dân ngoại. Nhưng ở đây cho thấy chính đau khổ đã đưa con người tiến đến tình liên đới nhân loại. Khi họ bị loai ra khỏi xã hội loài người, họ đã trở thành một xã hội loài người, họ đã trở thành một xã hội đầytình người hơn.
+ “Đứng ở đàng xa”: Những người cùi này giữ luật rất kĩ theo từng chi tiết. Theo luật Maisen, những người có bệnh ngoài da, sau khi các tư tế đã khám nghiệm và xác nhận là phong cùi, họ bị cho là nhơ nhớp, phải ở cách biệt, mặc áo rách, để đầu trần, lấy áo che miệng và hô lên rằng mình có bệnh truyền nhiễm và nhơ nhớp để cho người lành biết mà tránh (Lv 13,1-44). Vì thế họ phải tuân giữ luật, dù muốn được cho khỏi bệnh, họ cũng không giám đến gần Chúa Giêsu mà chỉ ở đàng xa mà kêu xin.
3. “Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi”:
Thường chỉ có các tông đồ mới được gọi Chúa Giêsu là Thầy, vì các ngài nhận biết Chúa Giêsu là Đấng quyền năng (Lc 5,5; 9,49; 8,24). Ơ đây các người cùi cũng gọi Chúa Giêsu là Thầy, vì đối với họ Chúa Giêsu không chỉ là Thầy thông luật mà còn là Đấng quyền năng và nhân hậu, nên họ đã van xin Người dủ tình thương xót. Gọi Chúa Giêsu là Thầy là tỏ bày niềm tin vào Chúa Giêsu quyền năng.
4. “Các ngươi hãy đi trình diện với các tư tế”:
Chúa Giêsu dạy các người cùi phải biết chấp hành luật thanh tẩy (Lv 14,2). Quả vậy, theo luật thì những người cùi phải đến trình diện thầy tư tế, không phải để được khỏi bệnh nhưng để xác nhận là đã khỏi bệnh. Ơ đây ra lệnh cho người bệnh đi trình diện khi chưa khỏi bệnh là để thử luyện lòng tin của họ vì theo luật khi khỏi bệnh mới đi trình diện các thầy Tư Tế.
5. “Trong lúc họ đi đường họ được lành sạch”:
Để được khỏi bệnh, Chúa Giêsu đòi hỏi phải có lòng tin. Những người cùi này đã bày tỏ lòng tin vào Chúa Giêsu khi họ xưng Chúa Giêsu là Thầy và xin Người thương xót, đồng thời họ cũng đã tỏ lòng tin ấy bằng hành động vâng lời Chúa đi trình diện ngay với các tư tế mà không cần chờ đợi một hành động gì khác để chữa bệnh. Vì thế, hiệu quả của lòng tin ấy làm họ thấy mình được khỏi bệnh trên đường đi trình diện theo luật.
6. “Một người trong bọn họ thấy mình được sạch”:
+ Thấy mình được sạch, một người trở lại cám ơn và ca tụng Thiên Chúa. Cử chỉ ngợi khren Thiên Chúa trước mặt Chúa Giêsu và cử chỉ sấp mình xuống dưới chân Người, đã nói lên niềm tin chính Thiên Chúa hành động qua Chúa Giêsu và như vậy, Thiên Chúa cứu trổi nhờ Chúa Giêsu Kitô.
+ Quyền năng và lòng thương xót của Thiên Chúa tỏ bày trong con người Chúa Giêsu . vì thế,những ai cảm nghiệm được điều đó có cảm xúc mạnh khiến phải “Hô lớn tiếng” như những trường hợp: ma quỉ (Lc4.33 ;8.28), dân chúng tiến vào Giêrulem (Lc 19.37), Chúa Giêsu khi tắt thở (Lc 23.23), Stêphanô khi sinh thì (Cv 7.60).
7. “Mà Người ấy lại là xứ samari”:
Bệnh nhân được chữa lành và đến tạ ơn Chúa Giêsu là một Người samari. Trường hợp này giống như trường hợp Người samaritanô nhân lành (Lc 10.30)…
Người samari thuộc dân ngoại không thuộc cộng đoàn Do Thái nên họ khônh có quyền kêu xin Thiên Chúa một điều gì. Mọi thứ họ nhận đượcđều là ân huệ nhưng không của Thiên Chúa , do đó khi được ơn khỏi bệnh, họ đã tỏ bày lòng biết ơn sâu xa đối với Thiên Chúa qua Chúa Giêsu .
8. “chớ thì không phải cả mười Người được lành sao”:
Chúa Giêsu đợi tất cả mọi Người đến tôn vinh Thiên Chúa qua trung gian của Người . Nhưng những Người Do Thái không tỏ lòng biết ơn, vì nghĩ mình là Người Do Thái nên có quyền đòi hỏi chúa thi ân. Ơ đây chúa có ý ám chỉ đến Người Do Thái, cách riêng đến các biệt phái, luật sĩ là những Người ỷ lại vào danh nghĩa (con cái Israel) Dân riêng của Chúa, mà tự phụ kiêu căng, khép kín không tin nhận vào quyền năng của chúa nơi Chúa Giêsu Kitô. Đang khi ấy chỉ có Người dân ngoại là Người samari đã tỏ bày lòng biết ơn bằng cách trở lại tôn vinh Thiên Chúa .
9. “Ngươi hãy đứng dậy mà về”:
Ơ đây muốn nói lên chân lý: Đường cứu rổi đã chuẩn bị cho mọi Người, cho Người dân ngoại bang, cho Người tội lổi, cho lương dân, chứ không phải chỉ dành cho dân Do Thái, nhưng chỉ có những ai có niềm tin và sự quyết tâm phó thác váo lới Chúa Giêsu , và hoạt động cứu rổi của Thiên Chúa thực hiện nhờ Chúa Giêsu , thì mới được ơn cứu rổi đích thực , “Vì lòng tin của ngươi đã cứu được Ngươi”.
III. ÁP DỤNG:
1. áp dụng theo tin mừng:
Qua bài Tin Mừng hôm nay, Giáo hội nhắn nhủ chúng ta muốn đón nhận ơn cứu trổi của Chúa ban cho, cần phải quyết tâm tín thác vào lời nói và hoạt động của Chúa Giêsu khô bằng cách vâng theo lời Chúa dạy và sống theo đường lối của Chúa
2. Áp dụng thực hành:
- Nhìn vào Chúa Giêsu a) Xem việc chúa làm: + Chúa giêng cứu những Người cùi, chứng tỏ chúa phục vụ và không phân biệt ranh giới. Noi gương Chúa chúng ta phục vụ tha nhân mà không cần phân biệt Người ấy là ai, miễn sao ta giúp ích được cho họ. + Chúa Giêsu tiếp xúc với Người cùi, Người xé rào lề luật. Noi gương Chúa, lòng bác ái của chúng ta đôi khi cũng vượt khỏi những lề luật tỉ mỉ, khắt khe khép kín… b) Nghe lời Chúa nói:
+ “Các ngươi hãy đi trình diện với các tư thế”:Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta phải vâng lời chúa bằng cách tuân giữ các luật lệ: luật Chúa, luật Giáo hội, luật Quốc gia, luật cộng đồng, luật riêng…vì sống theo luật là sống theo ý Chúa .
+ “Còn chín Người kia đâu?”:Chúa đòi hỏi chúng ta muốn xin điều gì thì phải tin và phó thác vào quyền năng, vào tình thương của Chúa.
- Nhìn vào những Người phong cùi:
Để được cứu chữa thì phải tin và sống theo điều mình tin. Tin bằng sự cầu nguyện, và sống niềm tin bằng cách tuân theo Lời Chúa./.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10