Clock-Time

Chú Giải Tin Mừng – Chúa Nhật Tuần XXXII Mùa Thường Niên Năm C (Lc 20,27-38)

Người nói với chúng ta phải từ bỏ sự tưởng tượng về đời sau. So sánh những người được tuyển chọn với các "thiên thần" có nghĩa là cách sống của những người quá cố nằm ngoài sự tìm hiểu của khoa học và tri thức. Sự sống của đời sau không theo kiểu mẫu của sự sống chúng ta. Không thể hình dung dù bằng cách nào thế giới sẽ đến cũng như người ta không thể hình dung các thiên thần... 

CHÚ GIẢI TIN MỪNG

CHÚA NHẬT XXXII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C

NGÀY 06/11/2022

Noel Quesson - Chú Giải

Có mấy người thuộc nhóm Xa-đốc đến gặp Đức Giêsu. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại. Mấy người ấy hỏi Đức Giêsu.

Vấn đề sự chết là một vấn đề nghiêm trọng, không thể tránh khỏi và phổ biến nhất mà con Người có thể đặt ra. Những căn bệnh đến bất ngờ như sét đánh, như các tai nạn trên đường hoặc lúc đi làm việc... không ngừng đặt ra câu hỏi này : Có cái gì sau đó không ? Mọi nền văn minh không ngoại lệ đã khẳng định sự "trướng tồn" của con người, đã cử hành việc "thờ cúng người chết" và đã nhận định rằng "ông bà" vẫn còn có ảnh hưởng đến đời sống của con cháu còn sống.

Ngày nay, ở phương Tây, một thứ chủ nghĩa duy vật dường như lôi kéo đầu óc người ta theo một cuộc điều tra mới đây, 50% nghiêng người Pháp không còn tin vào bất cứ hình thức tồn tại nào sau cái chết. Những hoài nghi của những người hiện đại có thể chờ đợi chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta khám phá rằng vào thời Đức Giêsu đã có những người tu hành như nhóm Xa-đốc không tin vào sự sống lại, bởi "chủ nghĩa bảo thủ lý thuyết" vì họ chỉ thừa nhận những sách của Ngũ Kinh .

Ba sách Tin Mừng nhất lãm đều thuật lại cho chúng ta giai thoại này, và trong cùng một khung cảnh, nghĩa là những ngày sau cùng của Đức Giêsu trong cuộc sống trần gian. Thật cảm động khi nghĩ rằng Đức Giêsu đã thấy cái chết của Người đến gần và người ta đã cho Người cơ hội để bày tỏ quan điểm cá nhân của Người về đời sau... không phải như một cuộc tranh luận lý thuyết mà như một câu trả lời hiện sinh đem lại cho câu hói ấy : “Thầy Giêsu, Thầy tin điều gì sắp xảy ra khi Thầy sắp chết ?"

“Thưa Thầy,ông Mô-sê có viết cho chúng ta điều luật này : nếu anh hay em của người nào chết đi, đã có vợ mà không có con, thì người ấy phải cưới lấy nàng, để gầy dựng một dòng giống cho anh hay em mình".

Phải, ước muốn say mê được trường tồn trong lòng mọi người đã dẫn các nền văn minh Hít-tít, át-xy-ri và Do Thái đến tập tục "hôn nhân với anh em chồng". Thật ra Người ta nghĩ rằng con người chỉ thật sự trường tồn trong con cái của mình.

Vậy bằng bất cứ giá nào phải gầy dựng dòng giống cho người anh em mình đã quá cố . Và đứa bé sinh ra từ cuộc hôn nhân đó được luật pháp coi như đứa con của người quá cố.

“Vậy nhà kia có bảy anh em trai. Người anh cả lấy vợ nhưng chưa có con thì đã chết. Người thứ hai, rồi người thứ ba đã lấy người vợ góa ấy. Cứ như vậy, bảy anh em đều chết đi mà không để lại đứa con nào. Cuối cùng, người đàn bà ấy cũng chết. Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy cũng chết. Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ ?"

Để chế giễu niềm tin vào sự sống lại, những người Xa-đốc đã đặt cho Đức Giêsu một "Pipoul" tức một cuộc bàn luận tinh tế mà các trường của các kinh sư rất thích. Nố lương tâm này xem ra rất lố bịch đối với chúng ta. Tuy nhiên bỏ qua khía cạnh kỳ cục huyền hoặc, cuộc bàn luận rất giống với sự tò mò của chúng ta về đời sau : chẳng phải chúng ta luôn luôn ngây thơ tưởng rằng đời sau như sự kéo dài đơn giản của đời sống trần gian này mà chúng ta từng biết đó sao ? Đức Giêsu sẽ trả lời gì ?

Đức Giêsu đáp : "Con cái đời này cưới vợ, lấy chồng, chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Quả thật họ không thể chết nữa..."

Như vậy, Đức Giêsu thiết lập một sự tương phản hoàn toàn giữa "thế giới này" và "thế giới sẽ đến” mà Người tin chắc là có. Và Người khẳng định rõ ràng chỉ những người được xét là đáng hưởng mới được vào.

Vậy đây là một sự thật đầu tiên, hết sức sáng tỏ : người ta không vào cuộc sống đời đời "như thế đấy", để vui đùa…cần phải được xét là xứng đáng ! Đời sau không phải là một miền đất mơ hồ, hoặc một căn phòng của những bước đi hụt hẫng mở ra cho bất cứ ai, ở đó người nào cũng có thể đủng đỉnh bước vào ; có một thứ gì giống như một kỳ thi để nhập học... phải làm các bài trắc nghiệm để phụ trách một số công việc hoặc một số nghề nghiệp nào đó. Và đương nhiên là bài thi để vào "thế giới mai sau” không thể chỉ liên quan về cách sống của chúng ta "trong thế gian này”. Chúng ta đã được cảnh báo về điều chủ yếu nào đó.

Vì được ngang hàng với các Thiên thần... .

Phải hiểu rõ khẳng định thứ hai này của Đức Giêsu.

Người nói với chúng ta phải từ bỏ sự tưởng tượng về đời sau. So sánh những người được tuyển chọn với các "thiên thần" có nghĩa là cách sống của những người quá cố nằm ngoài sự tìm hiểu của khoa học và tri thức. Sự sống của đời sau không theo kiểu mẫu của sự sống chúng ta. Không thể hình dung dù bằng cách nào thế giới sẽ đến cũng như người ta không thể hình dung các thiên thần. Có còn tiếp tục hoạt động tính dục hay không là một câu hỏi cũng hạ cấp như cuộc tranh luận về giới tính của các thiên thần ! Họ không là đàn ông cũng không là đàn bà. Họ là gì ? Họ “hoàn toàn" khác với chúng ta. Và Đức Giêsu trả lời cho những người Xađốc duy vật rằng không cần phải sinh con đẻ cái nữa, bởi vì người ta không thể chết nữa.

Tại sao, một số người sẽ tự hỏi, Thiên Chúa không giải thích thêm chút gì về đời sau khác thường đó ? Rõ ràng là Người không thể, bởi vì chúng ta không có chút kinh nghiệm nào về nó. Người ta có thể nói gì về đứa bé sắp sinh ra và còn trong bụng mẹ để chỉ cho nó biết về đời sống trần gian đang chờ đợi nó ? Giả sử nó biết ngôn ngữ mà bạn nói với nó thì những từ ngữ của bạn không nói được gì cho nó chừng nào mà nó chưa có kinh nghiệm gì về thế giới chúng ta. Nó chỉ có thể bắt đầu khám phá thế giới này khi nó "đã đến thế gian"... Con bướm là một sinh vật hoàn toàn khác với sâu róm sẽ trở thành bướm. Cây lúa mì còn non hoàn toàn khác với hạt lúa mì. . . Bà cụ già 90 tuổi hoàn toàn khác với cô bé gái lúc cô mới bắt đầu cuộc sống của mình. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, vừa có tính liên tục vừa có sự khác nhau hoàn toàn. Con sâu róm sống bằng cách bò sát mặt đất, gắn chặt vào đất : một ngày kia nó ngủ yên trong cái kén mà nó dùng như cái quan tài nhỏ, và rồi, một ngày kia nó thức dậy thành con bướm xinh đẹp có cánh, bay lượn trong bầu trời. Nếu con sâu róm biết được sụ biến đổi hoàn toàn đang chờ nó, hẳn nó sẽ mong mà một ngày kia nó phải trở thành.. Đó là hình ảnh sự sống lại đang chờ đới chúng ta cũng như thế.

“Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại..." .

Đó là điều mạc khải thứ ba, tích cực, của Đức Giêsu, về những Người quá cố : Người nói, họ được đưa vào sự thân thiết với Chúa Cha. "Còn đẹp hơn điều mà anh em muốn tưởng tượng ra! Giá như Đức Giêsu nói như thế, anh em sẽ thật sự sống như con cái của Thiên Chúa... và, anh em hãy tin Thầy, Thầy biết mình đang sống trong hạnh phúc được làm "con" Người ?" Ở đây, người ta nhận ra một chủ đề thường gặp nơi Thánh Phaolô : "Theo ý muốn và lòng nhân ái của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử nhờ Đức Giêsu Kitô" (Ê-phê-xô 1,5). Chúng ta không còn nằm trong vấn đề khôi hài của những người Xa-đốc : Chúng ta đang ở tâm điểm của đức tin đích thực nhất." Những đau khổ chúng ta phịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mạc khải nới chúng ta. Muốn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa : mạc khải “vinh quang của con cái Người" (Rô-ma 8,18-19). Sự sống đời sau không thể tưởng tượng ra được, hoàn toàn khác hẳn đời sống trần gian bởi vì đó là sự tham dự vào sự sống của Đấng Hoàn Toàn Khác (Đấng Siêu Việt) của Thiên Chúa ! Cũng như mọi sự liên quan đến Thiên Chúa, chúng ta không có phương tiện nào để khái niệm hóa một cách duy lý về những thực tại như thế vì chúng hoàn toàn vượt quá trí tuệ của chúng ta. Khả năng đuy nhất của chúng ta là tín hoặc không tin sự sống đời sau đó.

“Còn về vấn đề kẻ chết chỗi dậy, thì chính ông Mô-sê cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Đức Chúa là : Thiên Chúa của tổ phụ áp-ra-ham, Thiên Chúa của tổ phụ I-xa-ác, và Thiên Chúa của tổ phụ Gia-cóp. Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống".

Vậy Đức Giêsu khẳng định - rõ ràng sự sống lại của những người chết, khí rút sựi sống lại từ những quan điểm đơn giản vẫn cho rằng sự sống vĩnh cửu chỉ là sự kéo dài của đời sống trần gian.

Sự tin chắc của Đức Giêsu dựa trên hai thực tại đức tin chủ yếu : 1 . Tình yêu mà Thiên Chúa yêu thương chúng ta vượt quạ sư chết : đối với Thiên Chúa, áp-ra-ham, Ixa-ác, Gia-cóp không chết. Giao ước của Thiên Chúa với con người là một trong những trực giác sâu xa của Kinh Thánh. "Chúa chẳng đành bỏ mặc con trong cõi âm ty, không để kẻ hiếu trung này hư nát trong phần mộ". (Tv 16,10). Nếu những người Thiên Chúa đã tạo dựng và yêu thương như áp-ra-ham, I-xa-ác, hay chị Nguyệt, anh Minh... sau cùng bị hóa thành hư vô thì tình yêu của Thiên Chúa phải -chịu thất bại. Nói về .. Thiên Chúa của những người chết khác nào nói về "cái khiên của người chết", nếu một Người đã chết thì cái khiên của người ấy phỏng có ích gì 2. Nhưng trong bản văn của Luca, Đức Giêsu đưa ra thêm một lý lẽ thứ hai của sự trường sinh của chúng ta : tình yêu của chính chúng ta đối với Thiên Chúa : "Thật vậy mọi sự sống vì Người”. Như thế người ta nói : "Lạy Chúa, chúng con yêu mến Chúa quá đến nỗi còn phải yêu mến Chúa sau cuộc đời này": Đó là kinh nghiệm của tử đạo phải chấp nhận nguy cơ tận hiến hoàn toàn sinh mạng mình vì Chúa, cho đến chết, để sáu cùng được sống tình yêu của mình. Đó là mầu nhiệm Vượt qua ; phải "đi qua" cái chết để “yêu mến" cho đến tận cùng. Vậy trong niềm tin của Người Kitô hữu vào đời sau không có gì là huyện thoái hoặc ấu trĩ : niềm tin vào sự sống lại không phải là một niềm tin ở bên lề, không bắt buộc. Đó là đức tin vào chính Thiên Chúa!

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

“Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, mà là của kẻ sống”. (Lc 20,27-38)

1. Ý CHÍNH :

Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại cuộc tranh luận giữa phái Sađốc và Chúa Giê-su về sự sống lại và nhờ đó Chúa Giê-su đã giải thích rõ ràng về sự sống lại và sự sống về đời sau.

2. SUY NIỆM :

1. “Có mấy người thuộc phái Sađốc …” :

Phái Sađốc thuộc dòng tộc Sađốc (Ed 40,46). Họ thuộc giai cấp tư tế. Về chính trị họ thuộc ngoại bang. Về giáo lý họ không giữ đạo cách thuần tuý. Họ chủ trương không cần nhiệt tâm như nhóm biệt phái, không nên thêm gì vào những điều Maisen đã truyền dạy. Họ hoài nghi đối với những gì liên quan đến những tín điều, họ quả quyết không có sự sống lại, không có Thiên Thần (Cv 23,8). Họ không tin có đời sau vì hai lý do : Một là họ bảo giáo lý về sự sống đời sau không có trong Thánh Kinh (Đối với họ chỉ có luật Maisen mà thôi), hai là họ nghĩ rằng : Quyền năng của Thiên Chúa không vượt qua con người.

2. “Thưa Thầy, Maisen đã viết cho chúng tôi …” :

Để chế diễu giáo lý về sự sống lại, phái này đã nại đến thế giá của Maisen mà Chúa Giê-su không thể không nhìn nhận (Đnl 23,5) để bịa ra câu chuyện vì sự sống lại.

Luật Maisen buộc người nào đó, có người anh đã cưới vợ, nhưng đã chết và không có con, phải lấy chị dâu góa đó và sinh con thừa tự cho anh mình, đứa con đầu tiên sinh ra do sự phối ngẫu này, được xem như là con đẻ của người anh xấu số, được phép nhân danh người quá cố để tiếp tục sống trong cộng đoàn của người Israel. Theo phái Sađốc, việc áp dụng luật như vậy, nhất thiết chứng minh rằng không có sự sống lại. Họ đưa ra trường hợp người chết không có con, sáu anh em của người đàn bà này tuần tự lấy người đàn bà góa đó rồi cũng chết mà chẳng có con, đến lượt người đàn bà cũng chết. Nếu có việc sống lại thì bà sẽ ra sao ? Bởi vì không ai trong bảy anh em có con và tất cả đã chấp hành đúng luật Maisen, nên tất cả đều có quyền đối với bà.

Thực ra trong thực tế không có trường hợp nào xạy ra như vậy, nhưng ở đây chỗ quá đáng của bảy anh em có mục đích cho ta thấy việc sống lại là việc không thể tin được.

Cái sai lầm của người Sađốc đặc ra câu chuyện này là ở chỗ quan niệm có tính cách vật chất về sự sống lại. Họ nghĩ cuộc sống trần gian này thế nào thì khisống lại đời sau cũng vậy : Đời này dựng vợ gả chồng thì đời sau cũng chồng nào vợ nấy.

3. “Chúa Giê-su đã trả lời họ rằng …” :

Chúa Giê-su trả lời bằng cách bác bỏ quan niệm sai lầm về sự sống lại mà phái Sađốc chế giễu. Người chứng minh rằng : “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng” sự sống tại trần thế có cưới vợ lấy chồng vì lẽ đời sống con người có sinh có tử, và vì có tử nên con người cần phải dựng vợ gã chồng để truyền sinh và nối dõi.

- “Song những ai sẽ xét đáng dự phần đời sau … thì không cưới vợ lấy chồng”. Thực ra không phải chỉ có những người Thiên Chúa tuyển chọn và xét xứng đáng mới sống lại, mà là tất cả mọi người. Tội lỗi cũng như công chính (Cv 24,15). Nhưng đối với những người công chính sự sống lại mới là vinh quang. Chúa Giê-su nghĩ đến sự sống lại của người công chính khi Người nói với họ được xem như là xứng đáng với sự sống đời sau.

Những người sống lại không còn dựng vợ gã chồng nữa vì :

- “Họ sẽ không còn phải chết nữa : Vì họ là con cái của sự sống lại” : Lý do thứ hai để chứng minh không dựng vợ gã chồng nữa là vì họ là con cái Thiên Chúa : có nghĩa là sau khi họ được sống lại trong sự sống đời sau, họ được thông phần vinh quang Thiên Chúa, và sức mạnh, ánh sáng của Người (Cv 12,7) những người sống lại được dự phần vào dòng dõi Thiên Chúa (1 Ga 3,2 ; Rm 8,21) và họ có một thân xác thiêng liêng (1 Cr 15,44).

4. “Về vấn đề kẻ chết sống lại …” :

Ở đây Chúa Giê-su dựa vào Thánh Kinh để chứng minh sự sống lại. Người lấy chính một đoạn trong Ngũ Kinh, sách xuất Ai Cập, sách mà người Sađốc công nhận để chứng minh. Thiên Chúa đã hiện ra với Maisen trong bụi gai và tự xưng là Chúa của Abraham, của Isaac và của Giacóp (Xh 3,6).

5. “Nhưng Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết mà là Thiên Chúa của kẻ sống” :

Abraham, Isaac và Giacóp là những vị còn sống vì Thiên Chúa không thể là Chúa của kẻ chết được, do đó việc sống lại sau khi chết là một chuyện dĩ nhiên phải có.

Thiên Chúa đã sáng tạo con người để con người bất tử, nhưng vì sự đố kỵ của ma quỷ mà cái chết đi vào thế gian (St 2,23-24). Ý định của Thiên Chúa không phải mãi mãi bị ngăn chặn do sự can thiệp của ma quỷ. Con người sẽ tìm lại được quyền bất tử của mình, đó là sự sống lại.

6. “Vì mọi người đều sống cho Chúa” :

Mọi người đều sống cho Thiên Chúa, nghĩa là mọi người đều sống và lảnh nhận sự sống từ Thiên Chúa ban cho.

- ÁP DỤNG :

1. Áp dụng theo Tin Mừng :

Qua bài Tin Mừng hôm nay, Giáo Hội muốn chúng ta xác tín lại về sự sống lại và sự sống đời sau, để nhờ đó chúng ta biết đem lại nổ lực và cố gắng để chuẩn bị cho sự sống đời sau bằng một đời sống hiện tại mỗi ngày thêm hoàn thiện hơn.

2. Ap dụng thực hành :

- Nhìn vào Chúa Giê-su :

- Xem việc Chúa làm :

+ Chúa Giê-su biết rõ mấy người thuộc phái Sađốc này đến với người không có lòng ngay và là có ác ý để chống đối lại giáo lý của Người về sự sống lại. Dẫu vậy, Chúa vẫn thản nhiên và chớp lấy cơ hội này để làm sáng tỏ việc sống lại và sự sống đời sau. Noi gương Chúa chúng ta cũng phải chớp lấy cơ hội, thuận cũng như không thuận, miễn sao làm sáng tỏ, trình bày giới thiệu và chứng minh được chân lý của Chúa, tinh thần của Tin Mừng … cho tha nhân.

- Nghe lời Chúa nói :

+ “Con cái đời này dựng vợ gã chồng” : Chúa muốn dạy chúng ta việc dựng vợ gã chồng có mục đích để truyền sinh nòi giống, vì thế tất cả những hành vi vì ích kỷ mà ngăn cản việc truyền sinh của hôn nhân đều là bất chính.

+ “Những ai được sống lại từ cõi chết thì sẽ không cưới vợ gã chồng” : Qua lời này Chúa dạy chúng ta trong sự sống đời sau không có cùng một cách thế sống như ở đời này, nhưng tuân theo cách thế sống như các Thiên Thần. Vì thế, đừng bám víu một cách tuyệt đối vào bất cứ thụ tạo nào, kể cả tình yêu gia đình, vợ chồng … Phải hướng về sự sống trên trời, “Vì của cải ngươi ở đâu thì lòng ngươi ở đó”.

+ “Nhưng Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết mà là của kẻ sống” : Điều này nói lên sự chắc chắn của sự sống lại và sự sống đời sau. Vì thế chúng ta hãy lấy đó làm điều hy vọng và lẽ sống cho đời sống hiện tại của mình.

2. Nhìn vào phái Sađốc :

+ nhóm này không tin có sự sống lại, nhưng họ đã đuối lý trước sự chứng minh của Chúa Giê-su về sự sống lại.

Rút kinh nghiệm: Chúng ta đừng bao giờ hồi nghi đến chỗ lơ là về sự sống lại và sự sống đời sau của mình.

+ Nhóm này bịa đặt câu chuyện một người vợ có bảy người chồng để chề giễu giáo lý về sự sống lại. Chúng ta cần cảnh ggiác trước những lý luận, những triết thuyết của người đời xem ra có vẻ hợp lý trong việc đã phá các chân lý Tin Mừng của Chúa, nhất là những điều thuộc về thế giới siêu nhiên, điều này chẳng ai trong loài người có thể chứng nghiệm được, nếu không có Chúa mạc khải cho.

Để gắng hiểu sâu xa hơn về sự sống lại và sự sống đời sau, chúng ta cần suy niệm vào tín điền “Các thành cùng thành công” (HCGH số 50)./.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
 
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
 
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10