Clock-Time

Chú Giải Tin Mừng – Thứ Ba Tuần II Mùa Phục Sinh (Ga 3, 7 – 15)

Không cần phải suy nghĩ nhiều để lưu ý được rằng: sự hiệp nhất chỉ có thể thực hiện được trong một sự bình đẳng nào đó, do sự từ bỏ tuỳ ý của người giàu đối với người nghèo. Kiểu nói này có đụng chạm tới tôi không ? Đây là điều Chúa Giêsu đã làm. Người vốn giàu sang phú quý, đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có. (2 Cr 8,9)...

CHÚ GIẢI TIN MỪNG

THỨ BA TUẦN II MÙA PHỤC SINH

NGÀY 26/04/2022



Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I : Cv 4,32-37

Lúc bấy giờ tất cả đoàn tín hữu đều đồng tâm nhất trí…

Lờí này diễn tả lý tưởng của Thiên Chúa: muốn cho nhân loại mà người tạo dựng.. Lạy Chúa, Chúa muốn cho nhân loại như  thế ! Vào thời Giáo Hội phát sinh, đây là một loại nhiệt tình phấn- khởi. Và thế kỷ XX, lý tưởng này không bỉ tiêu tan, vì cộng đồng đã tái khẳng định : “Giáo Hội là một dân hiệp nhất do sự hiệp nhất của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” . Như vậy, “đồng tâm nhất trí” không là gì khác ngoài việc “tái sinh trên mặt đất nhưng tương quan Tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa". Đây là định nghĩa của Giáo Hội.

Đây phải là nỗ lực và chứng tích của cả cộng đoàn các Kitô hữu ! Nhiều người chỉ làm nên... "một số đông, một lòng”.

Lạy Chúa, chúng con  còn xa điều đó lắm.

Đây có phải là lý do khiến bao nhiêu người trẻ trốn bỏ Giáo Hội : họ không thấy ở đó tình huynh đệ, niềm vui. Các cuộc họp của chúng ta ngày Chúa Nhật, trong toàn thế giới, đã không cung ứng một quang cảnh của tình huynh đệ mà của chủ nghĩa cá nhân … không có quang cảnh của ngày lễ mà chỉ của âu lo.

Dù, nhân loại khao khát sâu xa tình huynh đệ và mềm vui. Nhưng đồng thời lại mở rộng những ghen ghét, bạo lực, cố chấp, bè phái.

Dầu vậy, lý tưởng Thiên Chúa muốn cho nhân loại vẫn tồn tại.

NGÀY NAY Lạy Chúa, với vai người con có liên hệ , con muốn thử hội nhập vào cuộc chơi đó. Xin Chúa giúp con.

Chẳng ai kể của gì mình có là của riêng, song để mọi sự làm của chung…

Điều đó đã khởi sự do thần khí, do sự hiệp lòng hợp ý. Nhưng điều đó diễn ra ngay bằng một sự chia sẻ cụ thể, vật chất, hữu hình. Các Kitô hữu tiên khởi không bằng lòng với một huyền nhiệm, về sự hiệp nhất không được hóa thân, họ không bằng lòng khi tham dự thánh lễ mà không biết nhau.

Họ để mọi sự làm của chung ! Mọi sự !

Lạy Chúa, xin cho chúng con ít ra biết chia sẻ những phương án, biết làm việc với nhau, xin giúp chúng con biết từ bỏ những quyền tự trị, những săn đuổi để giữ, những tính ích kỷ của chúng con.

Trong các tín hữu không có ai phải túng thiếu, và người ta phân phát cho mọi người tùy theo nhu cầu của họ.

Đã có điều người ta gọi là sự chú ý tới những người “nghèo khó nhất”.

Đây là một đặc tính, khác hẳn với đặc tính của Giáo hội mọi thời. . . Vì , hỡi ơi, đặc tính ấy chưa được thực hiện đủ !

Không cần phải suy nghĩ nhiều để lưu ý được rằng: sự hiệp nhất chỉ có thể thực hiện được trong một sự bình đẳng nào đó, do sự từ bỏ tuỳ ý của người giàu đối với người nghèo. Kiểu nói này có đụng chạm tới tôi không ? Đây là điều Chúa Giêsu đã làm. Người vốn giàu sang phú quý, đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có. (2 Cr 8,9).

Người ta luôn là người giàu đối với một người nghèo túng hơn mình.

Tôi giàu có gì  HÔM NAY tôi có thể chia sẻ và cho đi điều gì ? Anh em chung quanh tôi cần gì ? Anh em ở xa tôi nữa ?

Họ làm chứng, việc Chúa sống lại.

Hiển nhiên đây không chỉ là một chứng tích bằng lời nói. Đây trước hết không phải là những từ ngữ mà là cả một mẫu sống .. Cuộc tiến hoá lớn lao nhất của nhân loại. Chia sẻ tự thoát vì người khác. Thái độ thật đáng ngạc nhiên như cần phải có một thứ sống lại.

Hết thảy đều được mến chuộng.

Thái độ này thật hấp dẫn. Các Kitô hữu, những người sống tốt. Các “công vụ" tông đồ là như thế đó.

BÀI TIN MỪNG  : Ga 3,7-15

Ong Ni-cô-đê-mô hỏi Người : “Làm sao những chuyện ấy có thể xảy ra được ?”

Thánh Gioan, hơn các thánh sử khác, đã ghi nhận những cuộc tranh luận, các vấn nạn mà không người đối thoại với Đức Giêsu đã đặt ra. Đức Giêsu thích đối thoại hơn là đọc những diễn từ lớn.

Ở đây cần hình dung ra Ni-cô-đê-mô đang đối diện với Đức Giêsu. Đó là một cuộc nói chuyện. Khi cầu nguyện , thỉnh thoảng tôi cần dùng dạng thức này ; đặt câu hỏi với Đức Giêsu.

Đức Giêsu đáp : "ông là bậc Thầy trong dân ít-ra-en, mà lại không biết những chuyện ấy .

Ngay cả người thông thái nhất trong các “bậc thầy" cũng không thể hiểu nổi. Mọi khoa học của ít-ra-en không thể "biết" được điều Đức Giêsu mạc khải. Dù thông minh đến đâu, con người cũng không thể biết được Thần khí Thiên Chúa Ni-cô-đê mô, bậc Thầy trong dân Ít-ra-en  được mời gọi trở nên trẻ thơ... ông phải từ bỏ mọi thứ đầy đủ hiện có ..ông cần phải "sinh lại”.

Tôi có tin vào tri thức của riêng mình không ?

Chấp nhận cách khiêm tốn, là mình không thể hiểu biết hết mọi sự  trong những vấn đề thuộc đức tin không ? Tôi không thường giữ đôi chút kiêu căng của Ni-cô-đê-mô, là muốn mình nắm giữ toàn bộ sự thật sao?

Thật tôi bảo thật ông : "chúng tôi nói những điều chúng tôi biết, chúng tôi làm chứng về những điều chúng tôi đã thấy”.

Chỉ một mình Đức Giêsu mới có kinh nghiệm trực tiếp về những sự việc thuộc Thiên Chúa: Người nói những gì ngươi biết, Người nói những gì Ngươi đã thấy!

Đức tin là thế đó : là nhìn với con mắt của Đức Giêsu, là tin vào lời của Đức Giêsu. . . là để cho Người đưa dẫn vào thần linh của Người.

Một bà lão tầm thường nhất, mà hiến đời mình cho Đức Giêsu và tin tưởng nơi Người, sẽ biết nhiều về Thiên Chúa hơn là một nhà thần học hay triết học thông thái nhất.

Nhưng các ông không nhận lời chào của chúng tôi... Nếu tôi nói với các ông về những chuyện dưới đất, mà các ông còn không tin...

Ngay từ đầu, Tin Mừng theo thánh Gioan đã mang tính bi thiết. Ong ghi nhận thái độ thiếu lòng tin. Ong nhấn mạnh tới những phản ứng của con người chống lại những xác quyết của Đức Giêsu.

Ngày nay, hiện tượng đó vẫn luôn xảy ra : cần phải quyết định lập trường ủng hộ hay chống lại Đức Giêsu. Đây không chỉ là một thảm kịch của quá khứ. Những người đồng thời với Đức Giêsu tiêu biểu cho con người thuộc mọi thời đại :

hoặc là ta chấp nhận Lời Người, dù là không hiểu trọn vẹn , và ta trở  thành “tín hữu”…

hay là ta dần dà sa lầy vào thái độ chối từ, và “không tin”.

Ngày nay, chúng ta dễ tưởng rằng, thái độ vô tín là một hiện tượng mới mẻ. Nhưng Đức Giêsu đã từng lưu ý đến trách nhiệm của kẻ không tin các ông không nhận lời chứng của tôi. . . các ông không tin.

Giá như  tôi nói với các ông về những chuyện trên trời, làm sao  các ông tin được ? Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống.

Tước hiệu "Con Người" đã được cả ba Tin Mừng nhất lãm sử dụng, tham chiếu theo sấm ngôn của Đanien, để nói lên “nguồn gốc thiên sai" của Đức Giêsu. Gioan nhấn mạnh tới sự mạc khải đó, bằng cách nói đến biến cố từ trời xuống.

Đức Giêsu là Đấng từ trời đến và lại lên trời.

Trời là quê hương đích thực của Người. Thiên Chúa là trung tâm đích thực của Người.

Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy để ai tin vào Người, sẽ được sống muôn đời.

Đức Giêsu sẽ nhận biết sự đau khổ và cái chết ( được gương cao trên thập giá ) điều đó đã được loan báo ngay khi khởi đầu Tin Mừng. Nhưng nhờ đó người thông truyền “sự sống của Thiên Chúa” , “sự sống đời đời” cho những kẻ tin.

Đầy lòng phẫn nộ, họ ra tay bắt các tông đồ tống ngục.

Các thượng tế và những người thuộc phe họ đã muốn cản trở sự ra đời của “cộng đoàn độc hiểm” này, của những người đã động đến tôn giáo chính thức và cổ truyền. Các môn đồ Chúa Giêsu tỏ ra như những nhà cải cách.
Đức tin của họ thật mới mẻ (một giáo lý mới ! Chúa Giêsu là con Thiên Chúa).

Lối sống của họ cũng mới ( họ đảo lộn hệ thống tư hữu đối với của cải khi để mọi sự làm của chung !).

Những người nguy hiểm này, người ta phải ngăn chận họ lại! Phải bắt họ vào tù !

Nhưng đến đêm Thiên Thần Chúa mở cửa ngục.

Thật chắc chắn, nếu Thiên Chúa đứng về phía đó.

Phong trào mới khởi sự này sắp biến đổi bộ mặt thế giới. Với điều kiện là các môn đệ Chúa Giêsu không hề bất trung với Người, và tiếp tục nên “men” làm dậy cả bột nhân sinh. “Nước Thiên Chúa giống như  muối, như men, như hạt giống…”Nhưng lời Chúa Giêsu nói trở lại trong trí nhớ chúng ta.

Ôi lạy Chúa, xin thứ tha, vì những hèn nhát của chúng con, vì sự thiếu can đảm của chúng con.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Cuộc đối thoại với Ông Ni-cô-đê-mô về ơn tái sinh

HOÀN CẢNH:

Bài tin mừng  hôm nay tiếp tục ghi lại cuộc đàm đạo giữa Đức Giêsu và Ni-cô-đê-mô về ơn tái sinh.

TÌM HIỂU:

7-8 “Ông đừng ngạc nhiên…..”

Hai câu đầu này, bài Tin mừng hôm nay lấy lại hai câu cuối của bài Tin mừng hôm qua, nói về việc hoạt động của Chúa Thánh Thần nơi người được tái sinh.

9 “Ông Ni-cô-đê-mô hỏi Người …..” :

Câuhỏi của Ông Nicôđêmô là dịp để tác giả Gioan đặt trên miệng Chúa Giêsu lời giải thích trong đoạn 3, 9 – 21.

10-15 “Đức Giêsu đáp …..” :

Trong đoạn này (3, 10 – 15) Đức Giêsu trả lời cho câu hỏi của ông Nicôđêmô (3, 9) : việc sinh ra bởi ơn trên có thể thực hiện được nhờ “Con Người phải được giương cao” để người ta tin và do đó được sống muôn đời.

- Câu 10 : Đức Giêsu trách ông, là bậc thầy trong dân Do Thái, có nghĩa là người thông thạo Thánh kinh, mà việc tái sinh thiêng liêng này có chép ở nhiều nơi trong Kinh thánh (Ed 36, 25 – 37; Is 64, 3) thế mà ông không hiểu.

- Câu 11 : Đức Giêsu dựa vào thế giá của lời Người, để làm cho Nicôđêmô nhận ra : quả vậy, ông đã tin nhận Người là Khâm sai của Thiên Chúa (3, 2), nghĩa là bởi Thiên Chúa mà đến và thay Thiên Chúa để rao giảng, cố nhiên những điều Người nói, phải là điều mắt thấy tai nghe.

- Câu 12-13: Đến đây, Đức Giêsu hé mở cho ông thấy Người thực là con Thiên Chúa, bởi trời mà xuống.

Câu 14-15: Đức Giêsu giải thích về ơn cứu chuộc :

+ Con rắn đồng được ông Môisê cho treo lên cây cột trong sa mạc ( Ds 21,4-9); ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó với lòng tin vào Thiên Chúa, thì được sống (St 16,5-10).

+ Để được cứu, loài người cũng phải nhìn lên Con Người treo giương cao, nghĩa là tin vào Người.

+ “Giương cao”, có thể hiểu hai nghĩa :

* Được nâng lên khỏi mặt đất, tức là treo trên thập giá: Tử nạn.

* Được nâng lên trong vinh quang của Thiên Chúa, nghĩa là được tôn vinh trong Thiên Chúa(Ga 8,28; 12,32-33) : Phục sinh.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Nhìn vào Chúc Giêsu :


- Cần phải được sinh lại bởi ơn trên : “Lời xác quyết của Đức Giêsu về ơn trái sinh này, giúp chuíng ta nhận thức rằng: Khi lãnh bí tích thanh tẩy, con người vẫn giữ bản ngã của mình: xác thịt không thay đổi, đời sống tự nhiên không mất đi, nhưng được kiện toàn, chúc lành và củng cố. Nhờ vậy, người được thanh tẩy đi vào trong sự hiệp thông đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi, như một người nhận lãnh hồng ân sống động của Ba Ngôi Thiên Chúa. Họ không được Thiên Chúa đồng hóa, nhưng họ được thánh hóa, nghĩa là được tham dự vào đời sống thần linh như một con người ý thức trách nhiệm, có khả năng mở một cuộc đối thoại tình yêu với Thiên Chúa Ba Ngôi.

Mỗi người chúng ta ý thức lại diễm phúc và vinh dự được hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi qua phép Thánh Tẩy mà mình đã lãnh nhận.

Mỗi người chúng ta phải làm chứng cho Chúa bằng đời sống và phẩm giá người kitô hữu, là con cái Thiên Chúa, trong môi trường xã hội của mình.

- Đức Giêsu trách nhẹ Ni-cô-đê-mô, bậc thầy của dân Do Thái mà không hiểu về sự tái sinh thiêng liêng, mà Thánh Kinh đã nói đến nhiều lần.

Chúa cũng khiển trách khi chúng ta không biết dưạ vào Thánh Kinh, vào giáo huấn của Hội Thánh và vào những ơn Chúa ban, để hiểu các thực tại siêu nhiên và nhờ đó, khích lệ khao khát những sự ở trên trời.

- Chúa muốn nhắc cho Ni-cô-đê-mô hiểu: đã tin vào Chúa Giêsu là Đấng Khâm Sai, thì cũng phải tin vào những lời Người nói.

Chúa cũng nhắc chúng ta: một khi đã tin vào Chúa Giêsu là Thiên Chúa, xuống thế làm người để cứu độ chúng ta, thì phải tin và thi hành những giáo huấn của Chúa để được cứu rỗi đời đời.

- Chúa Giêsu giải thích cho ông Ni-cô-đê-mô về ơn cứu chuộc qua hình ảnh con rắn đồng, là dấu chỉ của ơn cứu độ.

Điều này nhắc nhủ chúng ta về công nghiệp do Thánh Giá của Chúa Kitô. Nhờ vậy, chúng ta biết mau mắn, nhiệt tình và phần khởi thi hành lời Chúa mời gọi: “Ai muốn theo Thầy hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Thầy” (Lc 9,23)

- Ý thức hơn một khi làm dấu Thánh Giá.

2. Nhìn vào Ni-cô-đê-mô:     

- Ni-cô-đê-mô quả là người có thiện chí, muốn tìm hiểu chân lý. Khi Đức Giêsu giải thích mà không hiểu, ông nói lên sự bất lực yếu kém của mình, để được Người giải thích tiếp và cặn kẽ hơn.

Noi gương ông, chúng ta cần khiêm nhường và kiên nhẫn tìm hiểu giáo lý, tìm hiểu Lời Chúa, để nhờ đó, Chúa soi sáng, khiến ta cảm phục, yêu mến và tin tưởng vào Chúa hơn.

- Ni-cô-đê-mô bị Chúa khiển trách vì u mê, không hiểu lời Chúa nói. Nhưng chính sự u mê trong khiêm nhường này, được Chúa nhẫn nại giáo huấn.

 Rút kinh nghiệm nơi Ni-cô-đê-mô khi học hỏi vè Chúa và các mầu nhiệm, về giáo huấn của Chúa, chúng ta phải can đảm, biết quên mình để kiên nhẫn học hỏi, và nhờ đó, chứng tỏ chúng ta có thiện chí, có lòng ngay và có thao thức về những thực tại siêu nhiên.
 
Trong bầu khí Mùa Phục Sinh, bài Tin Mừng hôm nay giúp chúng ta xác tín vào việc tự nạn và phục sinh của Chúa, để nhờ đó chúng ta biết chăm lo cho đời sống đạo của mình, và hoàn thiện bằng tinh thần sám hối, canh tân.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10