Chú Giải Tin Mừng – Thứ Ba Tuần III Mùa Phục Sinh (Ga 6, 30 – 35)
Cơn giận dữ bừng lên, họ đưa ông tới cái chết. Sao lô người Tarsê ở đó ! ông ta sẽ đổi tên thánh Phaolô sau này. Cả đời, ông sẽ lưu giữ kỷ niệm về những cuộc bách hại ông làm cho các Kitô hữu. Ong ở đó, ngày người ta ném đá giết chết một người. Từ ngày đó, ông hẳn đã, đặt câu hỏi : “Từ đâu người này can đảm như vậy?”
CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BA TUẦN III MÙA PHỤC SINH
NGÀY 03/05/2022
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I : Cv 7,51-8,1
Têphanô nói với dân chúng : "Hỡi những tên cứng cổ, lòng và tai chẳng cắt bì kia ! Cha ông các ngươi làm sao, các ngươi cũng vậy. Có tiên tri nào mà cha ông các ngươi lại không bắt bớ". Nghe ông nói, họ phát điên lên trong lòng, và họ nghiến răng phản đối ông.
Têphanô trong tư thế bị cáo, đã tố cáo và tấn công trước. Thực sự, những lời cứng cỏi này chỉ là lập lại lời Chúa Giêsu đã nói, và mọi ngôn sứ nữa (Kh 33.3 Gr 4.4). Ít ra Chúa Giêsu cũng mạnh mẽ khi gọi các thính giả của người là “rắn”, "loài rắn độc ", và tố giác họ đã giết các tiên tri" (Mt 23,33). Tôi có thấm nhuần lời Chúa đủ, lời Chúa Giêsu, để như Têphanô, có thể nối tiếp Chúa Giêsu không ? Và trước hết có thể để cho mình bị đối chất bởi lời đòi hỏi này không ? Tôi lại không phải là người “cứng cổ” không muốn nhượng bộ , cố giữ thói quen và từ khước hối cải biến đổi không ?
Lạy Chúa, trước khi làm người mang lời Chúa, con muốn nghe lời Chúa cho con trước. Vâng, con biết con thường “khép kín ", “cứng cỏi ". . . thay vì mềm mại để Thánh Thần dẫn đưa vào những chân trời mới, vào những cuộc cải hối sâu xa mà Chúa muốn cho chúng con.
Têphanô đầy Thánh Thần, nhìn lên trời, đã xem thấy vinh quang Thiên Chúa, và Đức Giêsu đứng bên hữu Thiên Chúa.
Lạy Chúa, xin cho con có được cái nhìn nội tâm, làm cho chúng con “thấy" Thiên Chúa, nhờ Thánh Thần.
Têphanô, con người như lửa, đối kháng, tranh biện mạnh mẽ, cũng là con người nội tâm chiêm niệm, một người thiện cảm kín múc các ý tưởng, lời nói và hành động trong Thiên Chúa.
Tôi xem thấy trời mở ra, và con Người đứng bên hữu Thiên Chúa.
Phải, Chúa Giêsu đáng sống, đã sống lại và được tôn vinh! Và Têphanô sống với Người, nhờ Người. Đây là Mùa Phục sinh. Trong viễn tưởng này? chắc chắn được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể, mà ơn kín múc lấy sức mạnh và sự quả quyết của mình. Từ đó, không gì có thể ngăn chặn ông được.
Chúa Giêsu có phải là ai đó đối với tôi không? Tình bạn thiết của tôi đối với Người thế nào?
Họ lớn tiếng kêu la và bịt tai lại, và họ nén đá ông. Các nhân chứng… đã để áo họ dưới chân một người thanh niên tên là Saolô.
Cơn giận dữ bừng lên, họ đưa ông tới cái chết. Sao lô người Tarsê ở đó ! ông ta sẽ đổi tên thánh Phaolô sau này. Cả đời, ông sẽ lưu giữ kỷ niệm về những cuộc bách hại ông làm cho các Kitô hữu. Ong ở đó, ngày người ta ném đá giết chết một người. Từ ngày đó, ông hẳn đã, đặt câu hỏi : “Từ đâu người này can đảm như vậy?”
Quanh tôi có những lương dân, những người không tin, những người dửng dưng nhìn tôi sống. Đòi tôi có đặt thành câu hỏi cho họ không ? Họ có thể khám phá ra một bí mật trong đời tôi, một cái nhìn trời không?
Họ ném đá Têphanôlúc ông đang cầu nguyện rằng : "Lạy Chúa, xin đừng trách cứ họ về tội lỗi này”.
Cái chết đáng phục. Như Chúa Giêsu Thầy mình, Têphanô tha thứ. Chính nạn nhân yêu hung thủ mình, và cầu nguyện cho họ, như Chúa Giêsu đòi hỏi. Tôi phải tha thứ cho ai?
BÀI TIN MỪNG : Ga 6,30-35
Vậy chính ông, ông làm được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để tin ông?
Các thính giả của Đức Giêsu là những người chất phác, tầm thường. Họ muốn có những bằng chứng cụ thể. Họ nài xin những “dấu lạ " (Mc 8, 11 ) . Họ ch ỉ để ý đến những gì thuộc phạm vi thường ngày làm lụng. . . ăn uống. . . .chính Đức Giêsu đã bắt đầu từ những nhu cầu vật chất đó, khởi lên trong họ, những khát vọng cao hơn, thuộc bình diện tôn giáo và thiêng liêng.
Tổ tiên chúng tôi đã ăn man-na trong sa mạc như có lời chép : "Người đã cho họ ăn bánh bởi trời". Đức Gìêsu đáp: "Không phải ông Môsê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu, mà chính là Cha tôi cho các ông ăn bánh bởi trời, bánh đích thực".
Đối với những người xứ Galilê, đối với các nông dân này, việc hóa bánh ra nhiều mà họ vừa được hưởng nhờ hôm qua, là một điệu kỳ diệu kém hơn manna, vì đó là thứ bánh thường Đức Giêsu đã ban cho họ, một “loại bánh không phải từ trời xuống”.
Đức Giêsu đáp lại rằng, thứ Manna mà ông Môsê đã ban cho họ, cũng chỉ là một lương thực vật chất và thô thiển ( như thứ bánh đã được Người biến hóa), so với của ăn duy nhất đích thực từ trời, mà Chúa Cha muốn ban tặng loài người.
Bánh đích thực bởi Trời .
Cần chiêm niệm cách bí nhiệm những gì mà các lời đó gợi lên. Chúng ta được tạo thành cho Thiên Chúa, dù ta có muốn hay không. Cơn đói khát thực sự của Ta, là đói khát Thiên Chúa….Lương thực duy nhất đích thực của ta là lương phát xuất từ Thiên Chúa.
Ngôn sứ Isaia đã nói : “Tại sao các người phải hao tiền tốn của mà không kiếm được bánh ăn và phải lao nhọc mà không được no thoả ?”
Tôi thèm muốn điều gì ? Tôi đói khát cái chi ? Tôi tìm kiếm cái gì ?
Bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống, bánh đem lại sự sống cho thế gian.
Trong thời gian mong chờ Đấng Thiên sai, người ta thường gợi lại hiện tượng manna diệu kỳ :
Bánh từ trời xuống" xuất hành 16,4 Thánh vịnh 105,40. Thánh vịnh 78,24.. Đức Giêsu, khi dùng lại một truyền thống cổ xưa của dân tộc mình, đã gọi Manna như biểu tượng một “ân huệ từ trên” một “của ăn từ trời" : đó là Lời Chúa. Quả vậy, theo Đệ nhị luật (8,2-3) mục đích sâu xa của phép lạ manna không phải để nuôi sống phần xác dân Hipri trong sa mạc, nhưng để tập cho họ có thói quen ‘tin" vào Thiên Chúa Người ta không sống nguyên bởi bánh, nhưng còn bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra". Đức Giêsu đã lập lại kiểu nói trên của Đệ Nhị luật để nó với Sa-tan rằng, nguyên “bánh vật chất” thôi, thì không đủ!
Y niệm cho rằng Lời Thiên Chúa, các giới lệnh của Người, là để cho con người biến của riêng mình như một thứ lương thực thiêng liêng vượt xa hơn của ăn vật chất, thường được lập đi lập lại trong toàn bộ Kinh thánh :
A-mốt 8, 11: “Này sẽ đến ngày Ta đưa nạn đói đến trong xứ sở, không phải đói bánh và khát nước, nhưng là đói khát nghe Lời Thiên Chúa”.
Giê-rê-mi-a 15,16: “Vừa gặp Lời Chúa, tôi liền nuốt lấy. Chúng trở nên niềm hoan lạc cho lòng tôi”.
Đức Glêsu nói : "Thầy phải dùng một thứ lương thực mà anh em không biết. . . Lương thực nuôi sống Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy". (Ga 4,32-34).
Họ liền nói : "Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy”. Đức Giêsu bảo họ : "Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi không hề phải đói. Ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ !”
Vâng, xin ban cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày ! Bánh đích thực, không chỉ là các lời của Đức Giêsu, mà còn là chính Đức Giêsu, con người của Người. . . mà ta nuôi dưỡng mình nhờ Đức tin, khi “tin vào Người”.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Phải tin vào Đức Ki-tô
HOÀN CẢNH:
Trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh sử Gio-an tiếp tục ghi lại bài giảng của Đức Giê-su về Bánh Hằng Sống.
Ý CHÍNH :
Bài Tin Mừng hôm nay ghi mlại lời Đức Giê-su dạy, phải tin vào Người để được sự sống đờ đời .
TÌM HIỂU :
30 “… vậy chính ông, ông làm được phép lạ nào ?” :
Các thính giả của Đức Giê-su là những người chất phác, bình dân . Họ muốn có những bằng chứng cụ thể . Họ nài xin dấu lạ ( Mc 8, 11 ) . Họ chỉ để ý đến những gí thuộc về phạm vi thường ngày : làm lụng, ăn uống … Đức Giê-su bắt đầu từ những nhu cầu vật chất đó, khơi lên trong họ những khát vọng cao hơn, thuộc lãnh vực thiêng liêng .
31 “ Tổ tiên chúng ta đã ăn man-na …” :
Đối với những nông dân Galilê, việc hóa bánh ra nhiều mà họ vừa được hưởng hôm qua, là một việc kém diệu kỳ hơn man-na, vì đó là thứ bánh thường Đức Giê-su đã ban cho họ, một loại bánh không phải “từ trời xuống”.
32 –33 “ Đức Giê-su đáp …” :
Người phân biệt bánh vật chất và bánh thiêng liêng :
- Bánh vật chất : thứ man-na mà ông Mô-sê đã ban cho họ, cũng chỉ là lương thực vật chất như bánh đích thực . Bánh này có hai đặc tính :
+ Từ trời xuống
+ Đem lại sự sống đời đời
34 “ … xin cho chúng con được ăn mãi thứ bánh ấy …”:
Nghe Đức Giê-su nói đến bánh ban sự sống đời đời, dân chúng tỏ ra thích thú và nài xin bánh đó .
35 “ Chính tôi là bánh trường sinh …”
Nhận thấy dân chúng có lòng khao khát về bánh trường sinh, Đức Giê-su tự giới thiệu “ Chính tôi …”
Như bánh vật chất, hoàn toàn cần thiết cho sự sinh tồn và phát triển con người, Đức Giê-su đã ban qua phép lạ bánh hóa nhiều; thì bánh trường sinh, là chính Đức Giê-su, còn cần thiết cho những ai tin, vì mang đến cho họ, cho thế gian sự sống thiêng liêng vĩnh cửu.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1 . Nhìn vào Chúa Giê-su:
- “ Không phải ông Mô-sê đã cho các ôn bánh bởi trời đâu, mà chính là Cha tôi cho các ông ăn bánh bởi trời, bánh đích thực “:
Bánh bởi trời chính là Đức Giê-su, Đấng được Chúa Cha sai đến thế gian, để những ai tin vào Người, sẽ được sống đời đời.
Ý nghĩa này giúp chúng ta nhận ra sức sống và hiệu quả niềm tin của chúng ta đối với Chúa Giê-su . Tin là sống theo Chúa, chúng ta sẽ trở nên thánh thiện và bảo đảm cho sự sống đời đời.
-“ Chính tôi là bánh trường sinh”:
Câu này được Đức Giê-su xác định lại cách rõ ràng khi Người nói : “ Thịt Tôi thật là của ăn, Máu Tội thật là của uống” ( Ga 6, 15 ) .
Chúng ta hãy xác tín và đón nhận Chúa Giê-su Thánh thể khi hiệp lễ, nhờ đó chúng ta được thông hiệp sự sống với Chúa.
2 . Nhìn vào dân chúng:
-“ Ông làm được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để tin ông ?”
Phép lạ hóa bánh ra nhiều chỉ có một lần mà thôi, chưa đủ sức thuyết phục đức tin yếu kém của dân chúng đối với Chúa Giê-su, Người có quyền ban phát của ăn không hư nát . Hơn nữa phép lạ hóa bánh ra nhiều, theo họ, không thể sánh được với phép lạ Man-na mà tổ phụ họ đã được ăn hằng ngày nơi sa mạc . Vì thế, họ yêu cầu Người làm một dấu lạ khác, để minh chứng cụ thể cái quyền mà Người đòi hỏi : Tin vào Chúa.
Đây cũng là tâm trạng của chúng ta, khi đòi Chúa làm những phép lạ nhãn tiền, để thỏa trí tò mò hoặc vì hiếu thắng, chứ không biết nhìn dấu chỉ của Chúa qua vạn vật vũ trụ, qua biến cố của cuộc sống để dẫn đưa chúng ta đến niềm tin tưởng, lòng cậy trông và tình yêu mến Thiên Chúa.
-“ Xin Ngài cho chúng ta được ăn mãi thứ bánh đó”:
Dân chúng khao khát được ăn thứ bánh mà không phải mất công sức, vất vả.
Chúng ta thường cầu xin với tâm trạng khoán trắng cho Chúa trong mọi sự, để tránh nỗ lực làm việc, cộng tác với ơn Chúa hơn là chính Chúa, đang khi đó Chúa đòi hỏi chúng ta phải tin tưởng vào Chúa nghĩa là sống theo Chúa, để được sống .
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10