Chú Giải Tin Mừng – Thứ Ba Tuần IV Mùa Thường Niên (Mc 5,21-43)
Hướng nhìn Chúa Giêsu, thường là hướng nhìn thánh giá Đừng khước từ cử chỉ thể lý và biểu trưng. Qua thánh giá ta chiêm ngắm và suy tưởng, là thái độ thâm sâu của Chúa Giêsu mà ta chiêm ngắm : sự kiên trì sự “khiêm hạ" của Người, khả năng phi thường để “tu bổ niềm vui” , vì tình yêu đối với chúng ta, và đối với Chúa Cha. Thánh giá cũng là biểu tượng của đức tin, và của tình yêu sự từ bỏ chính mình...
THỨ BA TUẦN IV MÙA THƯỜNG NIÊN
NGÀY 31/01/2023
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I : NĂM LẺ : Dt 12,1-4
Anh em thân mến, cả chúng ta, chúng ta cũng có một đoàn thể chứng nhân đông đảo.
Phải, họ gồm cả tỉ người.
Ngày Nay, thuyết vô thần lan rộng. Nhưng các tín hữu còn đông đảo hơn vô kể. Con nghĩ tới bao nhiêu người là đàn ông đàn bà, đang "mò mẫm tìm Chúa”, trong các tôn giáo khác nhau trên thế giới . Con nghĩ tới mọi người, từ nhiều nguyên kỷ đã được Chúa lôi cuốn bằng sự “linh thánh" và đã có thể tự hiến để quay về một Đấng khác.
Con nghĩ tới vô số các thánh nhân, đã được biết tới hay còn vô danh, đã say mến Chúa và hiến trọn đời họ cho Chúa.
Tất cả những người đó, tác giả thư gởi người Do Thái nói, họ ở chung quanh chúng ta, làm thành đoàn người đông vô kể, nâng đỡ khích lệ chúng ta, như những cổ động viên quanh sân vận động. Sống với ! Sống với Đấng vô hình.
Với mọi người trước chúng ta đã sống Đức tin của họ, trong những điều kiện thường: giống như chúng ta.
Chúng ta hãy trút bỏ tất cả những gì làm cho chúng ta nặng nề và tội lỗi bao quanh chúng ta.
hình ảnh thao túng được tiếp nối, các thánh đã hoàn tất cuộc đua và nhìn đến chúng ta, để khích lệ chúng ta. Lời khuyên đầu tiên của các Ngài nhằm nâng đỡ ta, gỡ ta mọi điều nặng nhọc vô ích.
Tội lỗi là một gánh nặng, một chướng ngại..ngăn chặn chúng ta chạy đua, gỡ mình ra khỏi tội là trở nên thong thả hơn, gọn nhẹ hơn, là nhẹ nhàng và phấn khởi cất cánh bay.
Tôi gợi lên các tội lỗi riêng của tôi. Tôi mắc phải chúng như mắc phải những ngăn trở. Tôi nguyện cầu Chúa bẻ gãy những xích xiềng ấy cho tôi.
Chúng ta hãy kiện quyết xông pha chiến trận đang chờ đợi ta. Chúng ta hãy nhìn thẳng Đức Giêsu.
Lời khuyên thứ hai của những người nâng đỡ chúng ta, là hướng nhìn về nhà dìu dắt, Đấng chạy trước chúng ta . Lạy Chúa, con muốn dán mắt vào Chúa.
Nhìn thẳng vào Chúa Giêsu, Đấng mang đức . tin và làm cho nó hoàn tất.
Giữa các nhân chứng đức tin xung quanh chúng ta, Chúa Kitô là Đấng dẫn đầu tất cả. Người là Đấng “khởi sự” và "hoàn tất” mọi chuyển động nội tâm hướng về Chúa. Một ý tưởng nhỏ qui hướng tôi về với Chúa, cũng là Thần khí Chúa Giêsu khơi dậy trong chúng ta (Gl 4,6).
Chúa Giêsu không phải là một thực thế xa vời. Người ở trong lòng thế giới, ở trong thẳm sâu đời sống tôi, để linh động nó, từ bước đầu đến buổi thành toàn của Đức tin.
Chúa Giêsu, mẫu. mức duy nhất của con, khơi dậy từ bên trong mọi thái độ thảo hiếu chân thực của con người hướng về Thiên Chúa.
Vì trông mong niềm vui đang chào đón mình, Người đã chịu khổ giá, bất chấp sự hổ thẹn và rồi lên ngự bên hữu ngài nên Chúa.
Hướng nhìn Chúa Giêsu, thường là hướng nhìn thánh giá Đừng khước từ cử chỉ thể lý và biểu trưng. Qua thánh giá ta chiêm ngắm và suy tưởng, là thái độ thâm sâu của Chúa Giêsu mà ta chiêm ngắm : sự kiên trì sự “khiêm hạ" của Người, khả năng phi thường để “tu bổ niềm vui” , vì tình yêu đối với chúng ta, và đối với Chúa Cha. Thánh giá cũng là biểu tượng của đức tin, và của tình yêu sự từ bỏ chính mình .
Anh em hãy tưởng nghĩ đến Đấng đã liều thân chịu cuộc tấn công dữ dội của những người tội lỗi vào chính con người của Ngài, ngõ hầu của anh em khỏi mỏi mệt và thất vọng.
Bài đọc II : NĂM CHẴN : 2 Sm 18,9-30,19,4
Absalon nổi loạn dẫn đến cuộc khải hoàn của Đavít.
Trong Kinh thánh hôm qua chúng ta đọc, trình bày việc vua Đavít bị con trai và các địch thù vây đuổi : đó là thời gian thất bại thảm khốc. Hôm nay, ta lại thấy diễn tả cuộc chiến thắng : Kẻ phản nghịch bị bại trận. Đavít sắp có thể trở lại thủ đô của mình, là Giêrusalem.
Trước tiên, chúng ta hãy suy nghĩ trước sự kiện : Cuộc thất bại, sự yếu kém không là những yếu tố cản trở chương trình của Thiên Chúa có thể đạt tới mục đích của Người, ngay cả khi phải sử dụng tới những sự' kiện bên ngoài xem ra trái nghịch. Toàn thể lịch sử cứu độ minh chứng điều đó.
Tôi suy nghĩ đến những thất bại riêng của tôi...
Tôi hiểu chúng nhờ ánh sáng soi chiếu của mầu nhiệm thập giá. Chúng tôi rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục và dân ngoại cho là điên rồ... Và cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người. Những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn hầu không một phàm nhân nào dám tự phụ. trước mặt Người" (1Cr 1,22-29).
Thánh Phaolô cũng cầu xin Thiên Chúa, như chúng ta, như Đavít để được giải thoát khỏi những yếu đuối của mình : "Chúa đã quả quyết với tôi" “ơn Thầy đủ Cho Con”.. “Vì sức mạnh của Thầy được tỏ hiện trong sự yếu đuối"
Nhưng Đa vít không vui mừng trước tin đó, vì Absalon con ông đã chết.
Đavít vừa thắng một trận. Cuộc phản loại đã bị dập tắt ông có lý để mừng vui. Nhưng mọi sự đều bị xóa nhòa trước niềm đau xót vì đã mất con mình. Còn thuộc hạ của Đavít chỉ nhìn đến thành quả : họ đã đánh bại đối thủ, đã tiêu diệt được kẻ tiếm vị... và người ta đến loan báo điều đó cho vua, như một tin vui.
Bấy giờ vua run rùng. Ông lên lầu và khóc lóc. Ông nức nở khóc than : "Con ơi, hỡi Absalon ! Absalon con ơi ! Absalon con ơi ! Chớ gì cha có thể chết thay cho con. Absalon con ơi, là con ơi”.
Đó là nỗi đau thương xé nát ruột gan. Nhà vua rút vào phòng một mình mà khóc thương.
Đó là hình ảnh của Thiên Chúa.
Cha chúng ta ở trên trời cũng vậy, dù ta nổi loạn, dù ta có chống đối Người, Người vẫn yêu thương ta “ta không muốn cho tội nhân phải chết nhưng muốn nó hối cải và được sống “(Ed 33,11).
Tôi cố suy nghĩ đến tội riêng mình, để cảm nghiệm như tất cả nỗi đau khổ của Thiên Chúa, tất cả tình xót thương của Người đang tác động trên tôi. Nếu Đvít hiểu rõ cần phải tha thứ cho con mình, chính là ông đã cảm nghiệm được ơn tha thứ của Thiên Chúa. Sau việc giết hại Uria, ông luôn tưởng nhớ đến sự kiện đó, ngôn sứ Nathan đã vào cung điện và thông tỏ cho ông nhận biết tội mình...và lòng xót thương bao la của Thiên Chúa. Sự lây lan của lòng xót thương đã khởi sự trong tâm hồn Thiên Chúa.
Đavít cũng không thể Thi hành kém được ?
Sau này Đức Giêsu đã nhắc lại luật trên. Nếu anh em không chịu tha thứ cho kẻ khác Thiên Chúa cũng sẽ chẳng tha thứ cho anh em”. Hôm Nay, tôi cần phải tha thứ cho ai đây ?
Hôm đó, cuộc chiến thắng trở nên tang chế cho toàn dân.
Dần dần, dân Chúa sẽ hiểu ra rằng, không cần các chiến thuật quân sự để đánh bại quân thù : cuộc chiến đấu đích thực là “chống lại quyền lực sự dữ đang tha hóa nhân loại”. “Tha thứ " là một thắng lợi lớn nhất, hơn cả "chiến thắng" Cuộc chiến thắng nội tâm của tôi sẽ là gì ?
BÀI TIN MỪNG : Mc 5,21-43
Sau phép lạ “dẹp yên - bão tố " và phép lạ "giải thoát người bị quỷ ám”, hôm nay chúng ta sẽ nghe trình thuật diễn tả hai phép lạ khác đan dệt liên kết với nhau rất chặt chẽ. Ta chứng kiến một sự tăng cường dần dần, một tiến bộ trong lòng tin của các môn đệ. Các phép lạ này được thể hiện là nhắm đến họ.
Đọc giả được thánh Marcô hướng dẫn tới niềm tin vào sức mạnh Phục sinh của Chúa Giêsu :
Uy quyền trên các yếu tố thiên nhiên (biển yên lặng).
Uy quyền trên “các thần ô uế" nơi người ngoại giáo (tại Giêrasa !).
Uy quyền trên bệnh tật (bệnh xuất huyết của người đàn bà)
Uy quyền trên sự chết (Phục sinh con gái ông Giairô)
Một người đàn bà bị bệnh xuất huyết đã mười hai năm... đi lẫn trong đám đông đến phía sau Chúa Giêsu, chạm đến áo Người...
Lập tức, huyết cầm lại và bà cảm thấy trong mình đã được khỏi bệnh…
Người ta có thể gọi đây: là kiểu chữa bệnh nhanh như chớp. Người đàn bà tự ẩn giấu. Bà ta xấu hổ vì chứng bệnh của mình. Căn bệnh đã khiến bà nằm trong tình trạng "ô nhơ do luật định, chiếu theo Luật Do Thái (Lv 1,25). Khi sờ đụng đến áo Chúa Giêsu, bà ta đã làm một điều không được phép, điều cấm kỵ ngày nay chúng ta khó tưởng tượng nổi Chúa Kitô đã giải thoát con người khỏi biết bao điều sợ hãi, chất chứa trong nhiều thời đại và được truyền lại từ thế hệ này đến thế hệ khác, do các vị tiên tổ, do tập tục và do lề luật.
Lạy Chúa, xin giải thoát chúng con ! Lạy Chúa, xin giải thoát chúng con khỏi mọi sự sợ hãi!
Người đàn bà run sợ, liến đến, sụp lạy dưới chân Người…
Vâng, đúng thế. Bà ta cảm thấy mình có lỗi, vì bà đã phạm luật Lêvi, một luật của dân tộc bà.
Chúng ta sẽ nhận thấy Chúa Giêsu luôn quan tâm tới những kẻ sống bên lề, những người bị ruồng bỏ, những kẻ bị lề luật “gạt ra ngoài” . . . hay những ai tưởng rằng mình bị những người đồng thời bỏ rơi: Lạy Chúa, xin tạ Chúa vì Tình yêu Chúa mang đến cho tất cả mọi người, không phân biệt loại trừ ai.
Còn thái độ của tôi ra sao ? .
Ai chạnh đến áo Ta ?... Hỡi con, Đức tin con đã chữa con. Hãy về bình an và được khỏi bệnh.
Chính Chúa Giêsu đã khơi dậy sự thú nhận. Người muốn cho người đàn bà tự che giấu thoát khỏi tình trạng nặc danh. Người đòi buộc bà cần chường mặt ra, để sống tương quan cá biệt với Người. Người giúp bà vượt qua từ niềm tin mang tính ma thuật còn sơ đẳng (nếu tôi được chạm áo Người), đến một lòng tin đích thực ( "bà thú nhận với Người tất cả sự thật"). Đức tin là một tương quan cá biệt với Chúa Giêsu.
Lúc đó, Chúa Giêsu mới chữa lành căn bệnh, ..khiến bà cảm thấy nhẹ nhõm như bay.
Tôi không thường bị cám dỗ, đôi lúc tự đặt mình trước mặt Chúa, như trong một cuộc ma thuật ngoại giáo ? Lợi dụng Chúa, ép buộc Chúa phải hành động, bắt Chúa phải thế này thế kia ?
Ngay lúc đó, người nhà của ông Giairô đến nói với ông rằng : "Con gái ông chết rồi, còn phiền Thầy làm chi nữa"?
Lòng tin của ông Giairô, của các môn đệ đang sống những biến cố này tại chỗ, bị thử thách bỏ thái độ thiếu niềm tin của những người chung quanh : ‘Còn ích lợi gì nữa ? Phải, điều mà ông Giairô nài xin giờ đây không còn giá trị nữa. Con gái ông không còn là một bệnh nhân, nhưng đã trở thành một xác chết : Đức tin cần phải làm một cú nhảy vào những gì chưa biết.
"Ông đừng sợ, hãy cứ tin”... “Con bé không chết đâu, nó đang ngủ đó”.
Chính Chúa Giêsu đến trợ giúp lòng tin của ông ta. Nhưng sự thiếu lòng tin vẫn còn tiếp tục vây quanh Người : “Mọi người đều chế giễu Người khi người nói con bé đang ngủ đó. Đàng khác, lời công bố trên chỉ có thể hiểu được một cách trọn vẹn sâu sắc, khi Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại. Vâng, với Chúa Giêsu, cái chết không còn hoàn toàn là sự chết nữa, đó là một giấc ngủ trước khi thức dậy.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Chúa chữa bệnh và cho sống lại.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :
1. Bài Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta về hai kiểu mẫu đức tin :
- Đức tin sáng suốt và mạnh mẽ của ông Gia-ia là trưởng hội đường.
- Đức tin đơn sơ và chất phác của người đàn bà bị bệnh loạn huyết.
2. Chúng ta tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa :
- Quyền năng trên thiên nhiên : dẹp yên sóng gió (Mc4,35-41).
- Quyền năng trên ma quỷ : trục xuất quỷ ô uế (Mc5,1-20).
- Quyền năng trên bệnh tật : chữa lành người đàn bà bị bệnh loạn huyết (Mc 5,25-34).
Nhờ niềm tin này thúc đẩy ta tha thiết và năng chạy đến với Chúa, đồng thời giúp chúng ta an tâm,bình tĩnh khi gặp sự dữ đang hoành hành nơi ta, nơi tha tha nhân và trên thế giới.
3. Người đàn bà bị bệnh loạn huyết là hình bóng những kẻ lâu năm bị chước cám dỗ và đam mê xấu hành hạ, làm tiêu hao thần lực; cần phải có đức tin, một thứ đức tin chất phác và đơn sơ trong lời cầu nguyện mới được đón nhận ơn cứu độ của Chúa .
4. Cô gái con ông trưởng hội đường được Chúa phục sinh, là hình bóng những người tội lỗi, bị ma quỷ kìm kẹp, cần đến đức tin trợ lực của người cha để được đón nhận ơn phục sinh của Chúa .
Cũng vậy, những người đang sống trong vòng tội lỗi, tự họ bất lực, cần phải có đức tin, sự trợ lực của những người trung gian, để được đón nhận ơn bí tích Hòa Giải qua Hội Thánh.
5. Qua việc chữa lành người đàn bà bị bệnh loạn huyết và phục sinh cho người con gái của ông Gia-ia, Chúa Giê-su đã tỏ bày lòng thông cảm và quan tâm đến những nỗi khổ của con người và cứu giúp con người.
Trong cuộc sống hằng ngày mà ai cũng biết thông cảm và quan tâm đến nhau thì đau khổ sẽ bị chế ngự và hạnh phúc sẽ ngự trị nơi mỗi người và trong xã hội.
6. Dù chúng ta có thấy mình bất xứng, bị bỏ rơi, đơn độc … Thiên Chúa vẫn chiếu cố đến ta, và tìm cách tạo một quan hệ cá vị với ta. Đó là điều được nêu lên trong cách xử sự của Chúa với người đàn bà bị bệnh loạn huyết.
7. Dù chúng ta thấy đời mình đang chìm sâu trong tuyệt vọng, Thiên Chúa vẫn quan tâm đến ta để cứu vớt ta vì Người là “Chúa của kẻ sống chứ không phải của kẻ chết”. Đó là điều được nêu lên trong câu chuyện Chúa Giê-su phục sinh một bé gái đã chết được sống lại.
8. Nối kết hai phép lạ trên đây, ta thấy rõ phẩm chất của đức tin. Đức tin là điều tiên quyết để chúng ta được Chúa ra tay cứu chữa. Bởi thế, đời sống ki-tô hữu sẽ hoàn toàn tuỳ thuộc vào mức độ của lòng tin
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10