Clock-Time

Chú Giải Tin Mừng – Thứ Ba Tuần XIII Mùa Thường Niên (Mt 8,23-27)

Trốn khỏi một thành là nhận biết sự độc dữ, là “hối cải". Như thế, dân Do Thái được mời gọi trốn khỏi các thành phố kỳ quá của Ai Cập (Kh 1,11). Trốn khỏi Babylon là biểu trưng củasự ngoan cố của lương dân (Is 48,20; Kh 18,4)...

CHÚ GIẢI TIN MỪNG

THỨ BA TUẦN XIII MÙA THƯỜNG NIÊN

NGÀY 28/06/2022



Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I : St 19,15-29
 
Tại Sôđôma, dầu cho Abraham cầu nguyện. Thiên Chúa đã không tìm được mười người công chính cho phép cứu vớt thành. Dầu vậy, Chúa chấp nhận cho Lót, cháu của Abraham được cứu thoắt.
 
Hãy trỗi dậy, đem theo vợ và hai con gái của ngươi đi kẻo chính người cũng phải chết lây vì tội của thành Sôđôma.
 
Hẳn nhiên là bản tường thuật này về việc tiêu diệt thành Sôđôma phát sinh sau một tai biến tự nhiên, như ngày nay người ta còn thấy tai biến đã tàn phá một thành thuộc bờ thung lũng Gioc-đan. Các nhà trước tác trình thuật này dùng lại một truyện cổ dân gian phả vào đó một “ý nghĩa" Đức tin : Chủ đề : “Chạy trốn khỏi thành " là một chủ đề quan trọng trong Kinh Thánh. Trong bối cảnh nhà quê của toàn dân Israel, “thành thị " tỏ ra là nơi sự dữ, và tội lỗi chiếm ngự.
 
Trốn khỏi một thành là nhận biết sự độc dữ, là “hối cải". Như thế, dân Do Thái được mời gọi trốn khỏi các thành phố kỳ quá của Ai Cập (Kh 1,11). Trốn khỏi Babylon là biểu trưng củasự ngoan cố của lương dân (Is 48,20; Kh 18,4). Sự trốn chạy của các môn đệ Chúa Kitô khỏi Giêrusalem cũng mặc lại cùng một ý nghia (Mt 24,16-20)
 
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết “giải thoát " mọi biến cố, mọi hoàn cảnh, theo ánh sáng Đức tin. Trong thông điệp sau cùng của Người. Đức Paulô VI đánh giá hiện tượng đô thị hóa ngày nay : "Thay vì hỗ trợ sự gặp gỡ huynh đệ và giúp đỡ nhau, thành thị lại mở rộng những phân rẽ và dửng dưng, sẵn sàng cho những hình thức bốc lột và thống trị mới... " Đàng sau những vỏ ngoài ẩn giấu những khốn cùng không được người lân cận gần nhất biết đến những nỗi khốn cùng khác bày ra bôi nhọ phẩm giá con người :phạm pháp, tội ác, nghiện ngập, tình cuồng. Chính để ngăn lại những thực hành tính sai trái mà bản văn sách Sáng thế sống lại thành Sôđôm.
 
Lạy Chúa, tôi tớ Chúa đã được Chúa thương yêu vì Chúa đã tỏ lòng khoan dung đại độ gìn giữ mạng sống tôi.
 
Thiên Chúa muốn “cứu chữa”. Đây cũng là một chủ đề khác chạy từ đầu đến cuối mạc khải.
 
Lạy Chúa, Hôm Nay cũng thế, nếu Chúa phán xét và kết án sự ẩn danh, hỗn độn, sự lôi cuốn độc hại của thành Sôđôma thời nay, Chúa luôn muốn “cứu vớt" hơn là phá hủy.
 
Và chắc chắn Chúa mong đợi các Kitô hữu, cùng với các người tiện chí khác, hành động trong các thành phố của chúng con mang lấy trách nhiệm khám phá ra những kiểu mẫu tương quang nhân sinh mới, để mọi người đều có thể triển nở. Lạy Chúa, con cần Chúa cho điều đó…
 
Bà vợ ông Lót nhìn lại phía sau, nên đã biến thành tượng muối.
 
Hẳn  là huyền thoại dân gian đã giải thích sự hiện hữu của một tảng đá có hình dáng thất thường, trong miền đất khô chồi và mặn chát của biển chết như vậy, Thánh sử lợi dụng điều đó để giới thiệu một bài học : Tin Mừng sẽ nói với chúng ta “đừng ngó lại đàng sau” (Mc 13,16 ; Lc 9,62). “Ai đang ở ngoài đồng đừng trở lại để lấy áo choàng”. “Ai cầm cày mà còn ngó trở lại đàng sau thì không xứng đáng với Nước Thiên Chúa”.
 
Một dịp thêm vào để ghi nhận rằng Cựu ước và Tân ước hòa hợp với nhau sâu xa biết bao. Bất kể những khác biệt trong cách diễn tả và những hoàn cảnh cụ thể, dưới mắt nhân loại... luôn luôn của một Thiên Chúa nói với chúng ta. Câu truyện của Abraham là một tin mừng được sống từ trước. Và lạy Chúa, qua những tường thuật này, Chúa nói với chúng con Hôm Nay .
 
Xin giúp chúng con  “đừng lui bước”, “đừng nhìn lại đàng sau”… “đừng tiếc nuối điều Chúa đòi chúng con phải từ bỏ. Các tông đồ tiên khởi “đã bỏ chài lưới"- mà theo Chúa Giêsu như vậy .
 
Bài đọc II : Am 3,1-8.4,11-12
 
Hỡi con cái Israel, hãy nghe lời này, lời của  Giavê tuyên phán chống các người : Chỉ có các ngươi mà Ta biết đến giữa các gia đình trên đời, bởi đó Ta sẽ sát hạch các ngươi về mọi tội ác các ngươi.
 
Không một dân tộc nào sẽ thoát khỏi công lý của Thiên Chúa. Amos kiên quyết khẳng định, mọi chủng tộc, mọi quốc gia đều bình đẳng trước công lý và tình thương của Thiên Chúa.
 
Phải đọc (Am 1,3- 2,3) danh sách tội ác của Đamas, của Gaza miền Philistie, của Tyr miền Phénicie, của Eđom, của Ammon và của Moab . Các láng giềng ngoại giáo. Tất cả mọi người đều phải nghe tiếng lương tâm mình.
 
Israel được chọn riêng, không phải là một đặc ân nhưng, là một trách nhiệm lớn lao. Amos kêu gọi đào sâu ý niệm Giao ước : là thầy dạy của mọi dân tộc, là Đấng đảm bảo lương tâm nhân loại, Thiên Chúa đã chọn lựa một dân tộc để làm chứng nhân cho một quan niệm vững chắc về sự hiền hữu của Người..
 
Tôi căn cứ vào trách nhiệm riêng của tôi mà cầu nguyện, một trách nhiệm đã lãnh nhận với ơn Chúa ban tràn trề . Đức Giêsu cũng sẽ nói như thế  : “Ta nói cho các ngươi hay : đến ngày phán xét, đất Sôđôma còn được xử khoan dung hơn các người" (Mt 11 ,240 . Thiên Chúa có những ý niệm liên tục. Amos loan báo Đức Giêsu.
 
Đức Giavê phán : "Ai có thể từ chối làm ngôn sứ ?”
 
Chắc hẳn, người ta hỏi Amos cho ra lý lẽ : “Rốt cuộc, ai minh chứng cho chúng tôi rằng ông tuyên sấm nhân danh Thiên Chúa?”
 
Amos trả lời bằng cách mạnh dạn quả quyết rằng ơn gọi của ông là một việc bất ngờ, bất khả kháng. Khi Thiên Chúa phán, ai có thể phản đối Người ?
 
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con niềm xác tín mãnh liệt : Người kêu gọi chúng con vào một giây phút nào đó trong đời. Thay vì ở mãi vào mức độ sơ đẳng và tầm thường của may rủi, của hưởng tâm lý của di truyền hay môi trường.. Lạy Chúa, xin làm cho chúng con cảm thức được những gì là siêu việt trong những tiếng gọi mà chúng con nghe được trong những cam kết đang lôi kéo chúng con. Đúng vậy,không gì khác ngoài lời Thiên Chúa phán trong các thời gian ấy : ai có thể chong cưỡng lại ?
 
Phải chăng sư tử rống lên trong rừng lúc nó không bắt được mồi. Phải chăng chim bị mắc lưới mà không có người đánh bẫy ? Há có tiếng loa gióng lên trong thành mà dân không hốt hoảng ? Há tai hoạ xảy đến trong thành mà không do Giavê tạo nên ? Sư Tử gầm lên ai lại không sợ ? Đức Giavê  phán,  ai có thể từ chối làm tiên tri cho Người ?
 
Thật là những hình ảnh sống động, khó quên . Đúng là kinh nghiệm của một con người đã gặp được Thiên Chúa. Amos không nói rằng việc ấy xảy ra cách nào. Ong nói lên cảm nghiệm từ cõi lòng : 'Đối với ông tiếng Thiên Chúa gọi mãnh liệt như tiếng sư tử, như tiếng kèn đồng trôi vang, như một tấm lưới chụp xuống.
 
Phần tôi ? Chúa gọi tôi thế nào ? Tôi nghe tiếng Chúa kêu mời làm sao ? Có điều gì không thể chống lại được trong đời  tôi ?
 
Tôi có xu hướng chống lại cái gì ? Điều gì khó ? Đôi khi cái khó là dấu chỉ của phận vụ.
 
Hỡi lsrael, hãy sẵn sàng đón gặp Thiên Chúa của ngươi.
 
Thay vì tiếng "Israel", tôi có thể đặt tên tôi vào đó. “Hãy sẵn sàng đón gặp Thiên  Chúa của Người”
 
Thiên Chúa không ở cao xa. Ta gặp thấy Người trong mỗi tiếng lương tâm và ngay giữa cuộc sống của mỗi khoảnh khắc đến với chúng ta đều do tôn ý Chúa: Hãy sẵn sàng đón gặp Thiên Chúa của người
 
Trong đời thường, ta có thể trốn tránh cuộc gặp gỡ này, hay là không lưu ý tới .
 
Tiếc thay, ta đừng quên nhắm mắt và bịt tai.
 
Bài Tin Mừng : Mt 8,23-24
 
Đức Giêsu xuống thuyền, các môn đệ đi theo Người.
 
“Đi theo” ở đây là tiếng chủ chốt, là từ bản lề nối tiếp bản văn trước : ngay trước lúc xuống thuyền,  Đức Giêsu hai lần đã bảo đi theo Người, giúp môn đệ ý thức rằng nhiều mạo hiểm và từ bỏ đang chờ đợi họ.
 
Lạy Chúa, Chúa đưa các môn đệ xuống thuyền, dẫn họ tới cuộc mạo hiểm nào đây ?
 
Bỗng biển động mạnh khiến sóng ập vào thuyền.
 
Bản văn Hy Lạp nói : Này một cơn động đất lớn xảy đến. Một cuộc địa chấn : một cơn giông bão mạnh mẽ làm rung chuyển mặt đất. Trên đất liền, thật là khiếp sợ. Đối với một con thuyền mảnh mai bé nhỏ, thì nỗi khiếp sợ khó mà tả được. Những trận bão ở hồ Galilê vẫn nổi tiếng vì tính bất ngờ và dữ dội : Những ngọn gió bị dãy núi quanh hồ cản lại, lùa tôi xuống .mặt biển từng loạt gió giật gây nguy hiểm cho mọi thuyền bè chẳng may đang hiện diện ở đó.
 
Đức Giêsu vẫn ngủ.
 
Chi tiết kỳ dị khó hiểu trên càng làm nổi bật ý nghĩa mà đoạn văn muốn diễn tả : Đúng, tin nơi Chúa, quả là khó khăn . Thiên Chúa ngủ ! . . . Thiên Chúa hình như im hơi lặng tiếng. . . .Người bỏ mặc công việc do Người tạo ra . . .
 
Tại sao Người không lộ diện dể dập tát bão tố mà Giáo hội Người đang mắc phải.
 
Lạy Chúa, tại sao Chúa không can thiệp vào đời sống con để cửu gỡ nguy khó ? Từ những  tình. huống như thế, con cầu xin Chúa ban ơn giải thoát.
 
Các môn đệ lại gần đánh thức Người và thưa : “Thầy ơi cứu chúng con với, chúng con chết mất”.
 
Lắm lúc, cần phải lêu lên như thế đó.
 
Khi xét về phương diện nhân loại, không còn giải pháp nào nữa Khi bản thân, trở nên bất lực... Khi mà kinh nghiệm nghề nghiệp cũng đành bó tay.
 
Lúc đó, chỉ còn cách : Kêu trời, thốt lên tiếng cầu cứu Chúa. Đó là nguồn trợ giúp cuối cùng
 
Đức Giêsu nói : "Việc gì phải sợ ? Người đâu mà kém tin thế!”
 
Đây là trung tâm của trình thuật : Những kẻ kém tin "…
 
Đức Giêsu kêu gọi đến lòng tin. Người ngỡ ngàng. Người trấn an.  "Việc gì phải sợ".
 
Đó là điều kiện cốt yếu, để “theo” Đức Giêsu. Những yêu sách, những từ bỏ chỉ được hiểu trong viễn tượng Đức tin.
 
Và xét về phương diện nhân loại, tình huống càng tuyệt vọng và không lối thoát, thì Đức tin lại càng cần thiết.
 
Tại sao Chúa thường ẩn mặt ? Tại sao Chúa không can thiệp ? Và nếu ta có tìm được câu trả lời cho những vấn nạn trên, thì chắc chắn phải dựa vào lời mời gọi của  Đức Giêsu : Hãy vững tin trước những tình huống cực kỳ bi đát, không còn nương tựa vào phương thế nhân loại được nữa, ta được mời gọi chạy đến với Đức tin. Tiếp cận với cái chết, một tình huống cực kỳ cần thiết, ta không còn giải pháp nào khác ngoài giải pháp Đức tin.
 
Bất kỳ người nào, nam cũng như  nữ, có nhiều dịp trong đời sống phải chạy đến Đức  tin như một phương thế duy nhất để trợ cứu, để tránh khỏi hoảng sợ và chao đảo : Ném mình vào Thiên Chúa... Tin tưởng nơi Người...
 
Đừng sợ. . . Hãy lớn mạnh trong Đức tin. .. Hãy tiến xa hơn nữa.
 
Rồi Người đứng lên ngăn gió và biển : Biển liền lặng như từ.. Các ông ngạc nhiên và nói :  Ông này là người thế nào mà cả đến gió và  biển cũng phải tuân lệnh ?”
 
Mát thêu nhấn mạnh, Đức Giêsu nắm giữ'quyền nằng sáng tạo của Thiên Chúa. Tất cả đều phải vâng phục Người : bệnh tật, ma quỷ , mọi yếu tố khác.
 
Suốt ngày hôm nay tôi muốn ghi giữ pha cảnh trên  : Bão tố , Đức Giêsu ngủ, các bạn hữu của Người kêu cứu, mời gọi sống Đức tin triệt để nhờ Đức tin đựơc bình yên.
 
Khi mà tất cả như trở nên bất lợi, thì Đức Giêsu vẫn hiện diện ở đó, giữa thuyền đời tôi, giữa con thuyền Giáo hội... Lạy Chúa, xin diệt bỏ khỏi con mọi nỗi sợ hãi.
 

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Chúa dẹp yên sóng gió.
 
NHẬN THỨ VÀ ÁP DỤNG :
 
1. Phép lạ này trình bày về uy quyền của Chúa Giê-su trên thiên nhiên và trên sự dữ. Qua phép lạ này chúng ta khơi dậy niềm tin của chúng ta đối với Thiên-Chúa tình thương và quền năng, để nhờ đó chúng ta biết trông cậy và tin tưởng vào quyền năng của Chúa, khi gặp những sự khó hay việc khó trong đời sống hàng ngày.
 
2. Phép lạ này có giá trị huấn luyện người môn đệ của Chúa. Quả vậy, người môn đệ là những kẻ được Chúa gọi và bỏ mọi sự để đi theo Chúa. Nhưng lúa đời sống êm ả, họ chưa biết được con người và tình trạng thật của mình. Chỉ có thử thách mới dễ giúp cho họ thấy sự thật. Có Chúa ở trên thuyền, thế mà vừa mới gặp sóng gió, họ đã tỏ ra lo âu sợ hãi ! Như vậy chứng tỏ :
 
- Họ tin một đàng, sống một nẻo ! Khi theo Chúa Giê-su, họ đã tin Người là Đấng quyền năng đang ở giữa họ. Rõ ràng họ chưa sống theo ánh sáng mà đức tin soi chiếu cho họ. Khi gặp thử thách, chúng ta có vững tin vào quyền năng của Chúa không ?
 
- Họ chỉ thấy mãnh lực thiên nhiên đang đe dọa mình, chứ không nhìn thấy bằng đức tin quyền năng Thiên-Chúa, thậm chí họ lầm tưởng là Thiên-Chúa bó tay bất lực. Trước những thử thách đe dọa, chúng ta thường dễ nhìn thấy mãnh lực thiên nhiên và sự dữ, chứ không nhìn ra dể tin tưởng vào quyền năng, tình thương và sự quan phòng của Chúa.
 
- Sở dĩ họ hốt hoảng và sợ hãi trước những nguy hiểm là vì họ còn yếu kém đức tin đối với quyền năng của Chúa.
 
- Nếu cơn bão là cơ hội Chúa thử thách và huấn luyện các môn đệ thì những thử thách, những khó khăn trong cuộc sống, trong bổn phận … đều là những cơ hội Chúa gởi đến để tôi luyện chúng ta về đức tin, về sự trung tín và về tình yêu gắn bó với Chúa.
 
3. Bài học cho các môn đệ cũng rất có giá trị cho chúng ta và cho mọi người.
 
Chúng ta đừng căn cứ vào lúc đời sống êm ả để quả quyết về đức tin của mình. Lúc êm ả, ta tỏ ra rất sốt sắng, trung thành và phấn khởi đối với Chúa, nhưng đó chưa phải là sự thật. Ta hãy nghĩ lại xem mình có chán nản, có nghi ngờ Chúa, có trách móc Chúa, có vội tìm những sự giúp đỡ hay những cách giải quyết theo kiểu trần thế không, khi ta gặp những khó khăn và những thử thách trong cuộc sống ? Những lúc sắp gặp khó khăn, nguy hiểm, những lúc mắc vào hoàn cảnh đen tối, ta có tin thật Chúa la Đấng đã thắng sự chết và đã phụ sinh, Đấng đã ngủ (hiện diện cách vô hình) nhưng đã chỗi dậy dẹp yên sóng gió và đang mọi lúc ở với chúng ta không ?
 
4. Chỉ trong thử thách, chúng ta mới dễ thấy mức độ vàng thau của mình đối với Thiên-Chúa. Vì vậy, khi gặp thử thách dưới bất cứ hình thức nào, thay vì tiêu cực, chán nản, buông xuôi hoặc bất trung, chúng ta hãy dùng nó để tôi luyện ý chí, tăng cường đức tin và đẩy mạnh lòng trung tín đối với Chúa, đối với tình yêu thương và lòng bác ái đối với tha nhân, và đối với sự kiên trì dẻo dai trong việc thánh hóa bản thân.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
 
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
 
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10