Clock-Time

Chú Giải Tin Mừng – Thứ Hai Tuần VI Mùa Thường Niên (Mc 8,11-13)

Do Thái giáo đã đào tạo được những tâm hồn khao khát sự trọn lành và tuyệt đối như thế ? Và Đức Giêsu đã nói : “Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em, Đấng ngự trên trời là Đấng hoàn thiện”. Sự thánh thiện của Thiên Chúa, đòi hỏi con người trở nên giống như vậy. Tình thương của Thiên Chúa, cũng đòi hỏi một tình yêu tương đồng...

CHÚ GIẢI TIN MỪNG

THỨ HAI TUẦN VI MÙA THƯỜNG NIÊN

NGÀY 13/02/2023

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I : NĂM LẺ : St 4,1-15.25

Giai đoạn Cain giết em là Abel góp phần vào nền tảng chung của nền văn hóa Tây phương.

Trong trang này, cũng như trong 11 chương đầu sách Sáng  thế một lần nữa, chúng ta cần nhớ là đừng tìm “các sự kiện lịch sử”. Những người đầu tiên đã sống vài triệu năm :  không  có vấn đề lưu giữ những kỷ niệm về điều đã qua vào thời đó". Trái lại, những trang Thánh kinh này cô đọng “sự khôn ngoan" nhân loại, mạc khải cho chúng ta những khía cạnh lạ lùng về Thiên Chúa mà chúng ta phải biết tiếp nhận, nếu  thoạt đầu nó làm cho chúng ta giai chướng.

Abel thì chăn chiên, còn Cain thi làm ruộng.

Hai kiểu văn minh khá khác biệt : người chăn chiên du mục, và nhà nông tư sản.

Cain lấy hoa trái đồng ruộng dâng lên cho Chúa. Abel cũng bắt các con vật đầu bàn và lấy mỡ mà dâng cho Chúa. Chúa đoái  nhìn đến Abel và của lễ ông dâng. Còn Cain và của lễ của ông thì Chúa không nhìn đến.

Người ta có thể thấy trong sự khác biệt và cách cư  xử này sự chọn lựa ưu tiên của tác giả nhân loại đã viết điều đó : ông ủng hộ đời sống du mục. Không nên định cư mà nên không ngừng lên đường. Nếu điều đó không đúng lắm trên bình diện văn minh và văn hóa, thì nó vẫn còn đứng trên bình diện thiêng liêng  một vài bất ổn có thể trợ giúp đức tin "Xin Cha cho chúng con Hôm Nay lương thực hàng ngày…” "Hãy bỏ quê hương và đến nơi Ta sẽ chỉ cho”… “phúc cho những người nghèo khó…” Có những hằng số trong Kinh thánh ! Lạy Chúa xin giúp chúng con tin tưởng vào Chúa, và đừng quá dựa vào những an toàn, những tài sản và những châu báu của chúng con.

Chúa nói với Cain : Tại sao ngươi căm tức ? Nếu ngươi làm lành sao ngươi không ngẩng mặt lên ; còn nếu ngươi làm dữ, thì tội đã kề  ở cửa ngươi. Lòng ganh tị thúc đẩy ngươi, ngươi phải chế ngự nó.

Thiên Chúa quả quyết rằng. Người được tự do trong việc chọn lựa. Đây sẽ là chủ đề thường xuyên trong cả Kinh thánh. Người ta thường quá dễ giải thích bản văn này, khi nói rằng Cain đã dâng những sản phẩm xấu do đất đai của ông, còn Abel dâng những của tốt nhất trong đoàn vật của ông. Bản văn không nói điều đó. Nó chỉ nói tới sự tự do của Thiên Chúa, Người chọn "đâu Người muốn". Điều đó làm chúng ta gai chướng. Tại sao tôi ? Tại sao ông ấy hay là tôi ?

Nhưng, một trò xảo quyệt, nhân tạo không đủ để xóa bỏ vấn nạn nhức nhối về sự  “chọn lựa" phổ quát : Tại sao một số cây một số vật khỏe hơn những cây những vật khác ? tại sao một số người thông minh, khỏe mạnh hơn ?

Tác giả tường thuật giải dị đưa điều đó về Thiên Chúa, Đấng ban đặc ân cho ai tùy ý Người ! Ngày nay, ta nói rằng, một số bất cân đối được ghi khắc trong thiên nhiên.

Nhưng chúng ta cũng ghi Nhận kiểu nói lạ lùng “nếu ngươi làm lành, nếu ngươi làm dữ …” một sự xác quyết về sự tự do của con người tồn tại trong những bất bình đẳng rõ rệt này Chúa Giêsu trong dụ ngôn "những nén bạc " cũng sẽ quy trách cho người đã nhận “một" nén, y như cho người nhận được “mười" nén. Một kiểu nói đáng phục khác tội đã kề ở cổ ngươi, lòng ghen tị chế ngự ngươi, ngươi phải chế ngự nó  . Sự bất bình  đẳng thể lý không phải là một tàng tật định mệnh : người ta có thể  chống lại sự dữ.

Abel em ngươi đâu ? Tôi đâu có biết. Tôi đâu có phải là người giữ em tôi đâu ?  Tiếng máu em ngươi từ đất kêu thấu đến Ta.

Cuộc đối thoại kinh hoàng. Thiên Chúa đứng về phía các nạn nhân. Máu đổ ra là tiếng kêu vang tới Chúa và Chúa lắng nghe. Mọi bạo động, nhất là cơn bạo động làm kẻ nhỏ không tự vệ phải đau khổ đều là vô nhân đạo và bị Thiên Chúa kết án.

Chúa ghi trên trán Cain một  dấu, để ai gặp hắn sẽ không giết hắn.

Cả  Cain kẻ tội phạm, cũng đáng được người ta tôn trọng sự sống ! Điều đó đi xa quá.

Bài đọc II : NĂM CHẴN : Gc 1,1-11

Bức thư của thánh Giacôbê mà chúng ta bắt đầu  đọc hôm nay là một loại hợp tuyển của sách Cựu ước. Bức thư này được gán cho thánh Giacôbê, “người anh em họ với Chúa " (nghĩa là thuộc gia đình bà con với Đức Giêsu). Chắc chắn ông là một Kitô hữu gốc Do Thái rất còn nhiễu ưu tư cho Lề luật và tập quán, theo thể thức của người Biệt phái đạo đức nhất.

Tôi là Giacôbê, tôi tớ của Thiên Chúa và của Chúa Giêsu. Kitô.

Phần tôi, tôi có thể để tên tôi trên đầu "một văn mẫu theo loại này chăng ? Tôi có là tôi tớ “nam" hay "nữ" của Thiên Chúa và của Đức Giêsu không ?

Anh em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách trăm chiều.

Bỗng dưng ta đang sống trong bầu khí các mối phúc.

“Hạnh phúc thay”... Những ai khóc lóc, bị bách hại, bị thử thách ? Chúng ta không chỉ giữ lại phần thứ hai, vấn đề trước tiên là mềm vui, niềm vui trọn vẹn.

Đến lượt thánh Phanxicô Assisi, sau Đức Giêsu và thánh Giacôbê, sẽ lấy lại đề tài này,  và sẽ đề nghị “niềm vui trọn vẹn” cho những ai đau khổ. Tôi lợi dụng câu trên để xem xét lại cuộc đời tôi dưới khía cạnh này : Đức Giêsu muốn tôi được "hạnh phúc". Đức Giêsu muốn tôi được "vui tươi”. Để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, Và niềm vui của anh em được trọn vẹn" (Ga 15,11).

Điều nào xuất phát từ cuộc đời tôi ? Vui hay buồn ?

Bởi vì đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn.

Dù nói theo cách loài người thôi, thì lòng kiên nhẫn, sự bền tâm là một trong các nhân đức cao cả . . . đứng vững, không buông tay, đứng thẳng người ?

Trước ý tưởng ấy, lạy Chúa, con cảm thấy rất hèn yếu và bất lực. Khi nghĩ đến các thử thách riêng, các trọng trách của con, lạy Chúa, con xin Chúa trở lên sức mạnh và sự kiên vững của con.

Chớ gì anh em chứng tỏ lòng kiên nhẫn đó ra bằng những việc hoàn hảo để anh em nên hoàn hảo, không thiếu sót một điều gì.

Ở đậy ta gặp lại lý tưởng thật rất đẹp của người “công chính”, của người "biệt phái”. Về phương diện khát vọng, ước muốn ta không thể không khâm phục.

Do Thái giáo đã đào tạo được những tâm hồn khao khát sự trọn lành và tuyệt đối như thế ? Và Đức Giêsu đã nói : “Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em, Đấng ngự trên trời là Đấng hoàn thiện”. Sự thánh thiện của Thiên Chúa, đòi hỏi con người trở nên giống như vậy. Tình thương của Thiên Chúa, cũng đòi hỏi một tình yêu tương đồng.

Một mình con, con không thể làm được. . . Nhưng lạy Chúa, với Chúa, con. có thể xem . . . Con biết chắc Chúa không để con té ngã. Tay Người luôn sẵn sàng giúp đỡ con và nâng con trỗi dậy.

Nếu ai trong anh em thiếu đức khôn ngoan thì hãy cầu xin Thiên Chúa. Nhưng người ấy cần phải cầu xin với lòng tin không chút do dự.

Lý tưởng của sách Cựu ước là sự khôn ngoan . Đức Giêsu là sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Không phải là một chinh phục ngạo mạo của  ý chí căng thẳng. . , nhưng là một ân huệ cần được đón nhận với tâm hồn rộng mở, một tặng phẩm phải nài xin trong lời cầu nguyện.

Vì kẻ do dự thì giống sông biển bị gió đẩy lên vật xuống.

Đây là hình ảnh nghịch lại với đức kiên nhẫn, tính thất thường, thiếu nhẫn lại, rụt  rè.

Người anh em phận hèn phải tự  hào khi được Thiên Chúa nâng lên. Còn người giàu có, hãy tự hào, khi bị Thiên Chúa hạ xuống, vì họ sẽ qua đi như hoa đồng  nội.

Đó là một trong các đề tài của toàn bộ bức thư của thánh Giacôbê. Một chú giải thi vị và chính xác của Tin Mừng… đặc biệt là những mối phúc.

Bài Tin Mừng : Mc 8,11-13

Những nguỵ biệt phải vẫn hiện diện ở đó : ta có thể nói rằng, Đức Giêsu càng làm phép lạ, họ càng ít tin hơn.

Các người Biệt phái bắt đầu tranh luận với Chúa Giêsu…để thử thách Người.

Họ bị phong tỏa ngay từ đầu. . . Họ không đến để được minh giải để thực sự thảo luận... . nhưng để "gài bẫy”, để “thử thách” ở đây Marcô sử dụng một từ Hy Lạp mà ông đã dùng để diễn tả cuộc thử thách của Chúa trong hoang địa : “ Người chịu Satan thử thách (Mc 1,13). Các biệt phái hỏi Chúa để thử thách Người . Chúa Giêsu biết rõ điều đó.. Bạn cũng thường bị người ta bao vây, những kẻ muốn hại bạn, có làm cho bạn sẩy chân té ngã, luôn rình rập những sai lầm khiếm khuyết của bán để bêu xấu.

Trong thời gian gần đây, vì muốn đề cao Đức Giêsu trong sự trọn hảo của Thiên Chúa, người ta có giảm nhẹ những cơn. thử thách của Chúa Giêsu bằng cách giản lược chúng vào một vài thời khoảng hạn hẹp trong đời Người, và nhất là bằng cách ghi nhận chúng như diễn ra bên ngoài vùng ý thức thâm sâu của Người.

Thế mà, ta thấy rằng, cơn “thử thách" lại luôn diễn ra trong đời Chúa.

Đức Giêsu không ngừng sống trong tình trạng báo động, giao chiến, xung đột nội tâm.

Họ xin Người một điềm lạ từ trời.

Đó ! Đúng là cùng một cơn thử thách nặng nề như ở trong hoang địa : "ông hãy truyền cho những hòn đá này hoá bánh đi... ông hãy gieo mình xuống khỏi nóc đền thờ xem sao ". Và trong vùng ý thức của Đức Giêsu, cũng lại nảy sinh  một thử thách tướng tự : Hãy chứng minh đi, Ong là ai ! Hãy làm phép lạ xem coi ! Hãy sử dụng quyền năng Thiên Chúa của mình đi ! Thử cưỡng buộc người ta tin ông xem sao!”

Cơn thử thách này, tuy có giữ sự khác biệt, nhưng đã làm cho Đức Giêsu gần cân với chúng ta. Lạy Chúa, xin tạ ơn vì Chúa đã biết rõ điều đó. Trong thư gửi tín hữu Philipphê (2,6); thánh Phaolô  đã khai sáng cuộc xung khắc nội tâm này trong Đức Kitô :  Chính Người , vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhung đã làm cho mình hóa ra không, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân…”

Và đó chúng là cơn thử thách giống như cảnh hấp hối tại Ghếtsêmani : xin cho chén này cất xa khỏi con . . . Đó là cơn thử thách từ chối con đường thập giá như phương tiện cứu rỗi, là cơn thử thách cứu độ thế gian bằng những phương thế dễ dàng hơn là kém giá hơn : “Nào, hãy làm một dấu lạ từ trời xem sao”.

Trong đời sống tư riêng, mỗi lần chúng ta muốn dẹp bỏ những khó khăn, chúng ta cũng đang ở trong cơn thử thách như thế. ..

Chúa Giêsu thở dài và nói... 

Chúng ta đã gặp thấy tiếng thở dài này, khi Chúa chữa lành người điếc, ngọng (Mc 7,34). Cần cố gắng suy nghĩ thêm, tiếng “rên siết" này có phải là tiếng “than phiền" được thốt ra trong nỗi chán nản : "Vậy mà không khi nào họ hiểu nổi!”

Tại sao thế hệ này lại xin điềm lạ ?

Đức Giêsu vừa thực hiện những "điềm lạ từ trời", Người ta nuôi sống 4.000 người đàn ông với 7 chiếc bánh, và còn thu lại được 7 giỏ bánh dư ! Phải thú nhận rằng, chính thái độ cứng lòng và sự mù quáng như thế; đã làm Chúa chán nản !

Môi triệng Đức Giêsu thốt ra : Thế hệ này. Đó là giờ kết án, ám chỉ "thế hệ trong hoang địa, đã chối bỏ Thiên Chúa, đã thử thách Thiên Chúa bằng các đòi hỏi người phải thể hiện những bằng chứng mới về uy quyền.

Suốt bốn mươi năm, dòng giống này làm Ta chán ngán. . . Khi Cha ông các người thách đố và thử  thách Ta, dù họ đã chứng kiến những việc Ta làm." (Tv 95, 9-10).

Quả thật, Ta bảo các ông hãy : "Sẽ chẳng cho thế hệ này điềm lạ nào". Rỗi bỏ lại họ lại đó, Người lại xuống thuyền sang bờ bên kia.

Đó là thái độ chán nản. Nào chúng ta tiếp tục lên đường đi xa hơn. Đức Giêsu cảm thấy đau khổ. Trước  mặt Người, toàn là những tâm hồn khép kín. Ta không thể bàn cãi gì được nữa: Thôi, Ta lánh đi ! Ta qua bờ bên kia.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

HOÀN CẢNH :

Chúa đang trên đường truyền giáo và huấn luyện các môn đệ ở vùng dân ngoại, cũng bị các biệt phái thử thách bằng cách xin điềm lạ.

Ý CHÍNH :

Bài Tin Mừng hôm nay thánh Mác-cô ghi lại cuộc tranh luận giữa Đức Giê-su với các biệt phái về việc các biệt phái đòi Chúa một dấu lạ từ trời.

TÌM HIỂU :

11 “Những người Pha-ri-sêu kéo ra và bắt đầu tranh luận … “ :

Sau phép lạ hóa bánh ra nhiều (8,1-10) lần thứ hai ở phía đông biển hồ Bét-sai-đa, Đức Giêsu cùng môn đệ xuống thuyền sang phía tây hồ. Nhưng vừa cập bến được ít lâu, một nhóm biệt phái, theo thánh Mát-thêu, có cả nhóm sađốc nữa, kéo nhau đến rình mò, tranh luận và thử thách Chúa. Họ yêu cầu Chúa cho họ xem phép lạ trên trời. Lời yêu cầu này cho thấy họ cố chấp không chịu tin vào Chúa, dù họ đã chứng kiến nhiều phép lạ Chúa đã làm như trừ quỷ, chữa bệnh, cho kẻ chết sống lại, bánh hoá ra nhiều …

12 “Người thở dài não ruột và nói …” :

Chúa không bao giờ chiều theo ý những kẻ tà tâm hay thử thách. Chúa biết rõ tà ý của các biệt phái : dù có thấy được phép lạ trời, họ cũng chẳng tin. Bởi đó, Người tỏ ra buồn ảo não và từ chối không làm phép lạ. Người gọi họ là thế hệ, để đồng hóa với thế hệ trong sa mạc thuở xưa, thế hệ đã nhiều lần thử  thách Thiên Chúa, không chịu tin vào Người (Ds 14,11.22).

13 “Rồi bỏ họ đó, Người lại xuống thuyền qua bờ bên kia …” :

Thấy sự cứng lòng tin và tà ý của các biệt phái, vì có nói với họ cũng là vô ích, nên Chúa đã xuống thuyền sang bờ bên kia biển hồ. Thái độ của Đức Giê-su từ chối và bỏ họ để đi nơi khác, đã nói lên rằng :Nước Trời đã đến, Chúa phải rao giảng và huấn luyện các môn đệ gấp; người ta phải dứt khoát chứ không còn thời giờ để chần chờ và ngụy biện nữa.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :

1. Nhìn vào Chúa Giê-su :

a) Xem việc Chúa làm :

- Chúa Giêsu phải đương đầu với các biệt phái là những người ghen ghét và gây hại cho Người.

Là những ki-tô hữu, sống giữa xã hội đầy những cạnh tranh, ham danh ham lợi, chúng ta cũng phải đương đầu với những chê bai, chỉ trích, dèm pha, ghen ghét của người đời, và có khi cả những người thân nữa … Trong hoàn cảnh đó, chúng ta nhớ lại câu chuyện này của Chúa, Thầy chí ái của mình, để được khích lệ, nâng đỡ và được cùng số phận với Người.

- Chúa từ chối lời xin dấu lạ của các biệt phái.

+ Sự từ chối này không phải vì giận dữ, vì ghen ghét, nhưng vì Chúa muốn tôn trọng sự tự do của con người trong việc tin nhận hay từ chối Người. Vì Người không muốn làm phép lạ để được dương danh và áp đặt con người phải tin vào Người.

+ Hơn nữa, trong hành vi tin, Thiên Chúa cho vừa có ánh sáng, vừa có bóng tối. Đức tin, vì thế đòi hỏi phải có sự khó nhọc, chọn lựa, hy sinh và dấn thân. Một đức tin mà đòi hỏi một chứng cứ rõ ràng, thì không còn là đức tin nữa. Vả lại Thiên Chúa của chúng ta còn là Thiên Chúa của tình yêu, mà trong tình yêu thì không có sự ép buộc hay cưỡng bức, nhưng là sự tự do, tự nguyện. Do đó chúng ta thấy Thiên Chúa rất tôn trọng sự tự do của con người trong niềm tin của họ đối với Người. Vì thế Người không bao giờ làm dấu lạ để thúc bách người ta tin nhận Người.

b) Nghe lời Chúa nói :

- “Sao thế hệ này lại xin một dấu lạ ?”

Chúa nói với tôi lời này mỗi khi tôi cứng lòng tin vào tình thương, quyền năng và công việc của Chúa. Chúa gọi tôi là “thế hệ” vì sự cứng lòng tin của tôi cũng giống như dân Do Thái thuở xưa trong sa mạc, đã nhiều lần thử thách Thiên Chúa và họ không tin vào Chúa.

- “Thế hệ này không được một dấu lạ nào cả !” :

Chúa cũng nói lời này với tôi, khi tôi muốn Chúa làm phép lạ này, làm điều kỳ diệu kia để dương danh, để tỏ uy quyền, để áp đảo, để cứu giúp tôi …

2. Nhìn vào các biệt phái :

- Qua bài Tin Mừng hôm nay, thánh Mác-cô cho chúng ta thấy, các biệt phái không chỉ rình mò hay phê bình chỉ trích Chúa Giê-su, mà còn khởi sự tranh luận với Người nữa.

Sống giữa xã hội : xã hội xưa kia, người ta thường chỉ nói xa nói gần, hoặc phê bình chỉ trích thôi; nhưng xã hội ngày nay, người ta dám tranh luận với chúng ta cách công khai. Điều này đòi hỏi chúng ta phải tỉnh thức trước những hành vi, lời nói và việc làm gây ra sự bực tức và ghen ghét của những người chung quanh.

- Các biệt phái đòi Chúa một dấu lạ từ trời, rồi họ mới tin.

Chúng ta cũng có họ hàng với biệt phái khi chúng ta đòi Chúa thực thi những điều mình muốn như một điều kiện để chúng ta tin hoặc để chúng ta làm điều này điều kia cho Chúa.

Hãy khiêm nhường, hãy đơn sơ và tin tưởng đối với Chúa. Chúng ta sống với Chúa, thờ phượng Chúa, phục vụ Chúa như một đầy tớ vô dụng, không có quyền đòi hỏi Chúa.

3. Thái độ Chúa bỏ đi sang bờ bên kia trong câu chuyện này, nhắn nhủ cho ta rằng, Nước Trời đã đến, vì thế người ta phải dứt khoát, chứ không còn thời giờ để chần chừ, do dự và ngụy biện nữa. Việc thánh hóa bản thân, việc lo cho phần rỗi, việc trau dồi đời sống nội tâm là cần thiết, đòi hỏi chúng ta phải làm ngay chứ không được chần chừ, phải mau mắn chứ không do dự chậm chạp.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10