Clock-Time

Chú Giải Tin Mừng – Thứ Hai Tuần X Mùa Thường Niên (Mt 5,1-12)

Chúc tụng Thiên Chúa là cha Đức Giêsu Kitô. Chúa chúng ta, là Cha nhân từ , là Thiên Chúa mọi niềm an ủi. Đây là bốn cách đầu tiên để gọi tên Thiên Chúa. Điều đó khiến ta nghĩ tới tình nhân tìm các tên khác nhau để noí về người họ yêu...

CHÚ GIẢI TIN MỪNG

THỨ HAI TUẦN X MÙA THƯỜNG NIÊN 

NGÀY 06/06/2022



Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: 2 Cr 1,1-7.
 
Thư thứ hai gửi tín hữu Côrinto rất “cá vị” : Phaolô nói nhiều về mình, Người  tự bộc l65 chính mình…đây là một nhân cách khá lạ kỳ. Klhi dịu dàng, lúc hung hăng, khi thì táo bạo, lúc lại nhút nhát, một con người khốn khổ yếu nhược vì các thử thách, nhưng vẫn tràn trề nghị lực của Thiên Chúa.
 
Tôi Phaolô tông đồ của Đức Giêsu Kitô do ý Thiên Chúa, nguyện xin ân sủng và bình an của Thiên Chúa.
 
Trong lời chào giản dị mở đầu của bức thư, Phaolô cũgn bày tỏ mục đích và ý nghĩa đời sống của ông. Ngài là tông đồ “do ý của Thiên Chúa”..Ngài thực hiện những ước nguyện “của Thiên Chúa”.
Ngài tràn đầy Thiên Chúa đến nỗi trong từng giây phút, trước cả ngàn công việc nhỏ bé không đáng kể của cuộc sống hàng ngày, vị Thiên Chúa mà ngài đã dâng hiến đời mình, vị Thiên Chúa đó đã tỏ lộ trong tất cả mọi việc ngài làm : trong hai mươi dòng đầu của lá thư , chúng ta đếm được sáu lần từ  “Thiên Chúa” …và năm lần từ “Kitô”…
 
Lạy Chúa, ước chi con đừng làm gì giả tạo trong đời con. Nhưng con khiêm tốn nài xin Chúa giúp con biết sống vì Chúa như thế.
 
Chúc tụng Thiên Chúa là cha Đức Giêsu Kitô. Chúa chúng ta, là Cha nhân từ , là Thiên Chúa mọi niềm an ủi. Đây là bốn cách đầu tiên để gọi tên Thiên Chúa. Điều đó khiến ta nghĩ tới tình nhân tìm các tên khác nhau để noí về người họ yêu.
 
Đối với tôi, Thiên Chúa là gì?
 
Thật sự tôi có thể dâng một chuỗi kinh  cầu nào lên Thiên Chúa ? không ai có thể đặt mình vào chỗ của tôi để tâu trình lên Thiên Chúa như vậy. Tôi có thể thử  làm việc này trong kinh nguyện thầm lặng của tôi ngày hôm nay.
 
Lạy Chúa ..tình yêu của con …cha của con ..Chúa nâng con lên…Chúa tha thứ cho con …Chúa làm cho con được sống…
 
Đấng an ủi chúng tôi trong mọi nơi gian truân..các nỗi đau khổ của Đức Giêsu Kitô chan chứa trong chúng tôi.
 
Khi nhận ra được sự gắn bó nồng nhiệt của Phaolô với Thiên Chúa, người ta hẳn sẽ noí thêm một lần nữa rằng : “điều đó tốt lắm, nhưng không phải đối với tôi”…mà, người ta cùng một lúc khám phá ra một con người khốn khổ, , bị tan nát  vì những lo âu và “thử thách” ( sáu lần noí đến từ “thử thách” hay “đau khổ” trong hai mươi dòng này).
 
Không, Hội thánh ở Côrintô không phải là một Hội thánh bình lặng đối với người hữu trách, và lời cầu bầu của Phaolo mọi ngày không phải là dễ dàng.
 
Lạy Chúa xin giúp con sử dụng mọi sự, ngay cả đau khổ để liên kết với Chúa. Chớ gì sự trống vắng, khô khan mà con trải qua cũng có thể trở thành một loại kinh nguyện : mong đợi, khát vọng… “như đất khô cằn không giọt nước, hồn con khát khao Chúa”.
 
Sự an ủi.
 
Từ này được nói tới chín lần trong những dòng này.
 
Tôi đọc lại đoạn này và để cho mình thấm nhiễm lời thần chú “an ủi” này. Thật vậy Phaolo  muốn ý tưởng này được truyền đạt, ngài lặp lại không mệt mỏi. Sự an ủi là gì ? một niềm vui.
 
Nhưng niềm vui sau cơn nhọc nhằn..một niềm vui phải được chinh phục hay tiếp nhận, không ParisDịch giả :hải niềm vui hoàn hảo hơn vì nó xảy đến sau những nguy hiểm , sau những vị đắng  của những thử thách.
 
Vì cũng như các nỗi đau khổ của Đức Giêsu Kitô chan chứa trong chúng tôi như thế nào, thì nhờ Đức Kitô, chúng tôi cũng được chan chưá thế ấy.
 
Chớ gì mọi người đau khổ đều được như vậy.
 
Bài đọc II :Lv 17,1-6
 
Trong suốt ba tuần lễ, chúng ta sẽ đọc sách cựu ước, phần hai của sách các Vua. Thời kỳ lịch sử của Dân Chúa trong vòng ba thế kỷ, từ năm 935 đến năm 586, đánh dấu cuộc phân chia thành hai vương quốc, và sự kiện triệt hạ thành Giêrusalemdo vua Nabuchodonosor.
 
Chúng ta sẽ chứng kiến dân Chúa sụp đổ về phương diện nhân loại cũng như tôn giáo : sự sùng bái ngẫu tượng, các chai rẽ, những bất công xã hội..dần dần tàn phá mọi quan hệ nhận loại trong nội bộ dân Israel và biến Israel trở nên mồi ngon cho các đế quốc lân bang hùng mạnh.
 
Chính trong thời kỳ này mà các vị ngôn sứ can thiệp vào như những người bênh vực đức tin và đấu tranh cho công lý : chúng ta sẽ nghe những lời noí cứng rắn của Elia, Eliseo, Isaia, Amos.
 
Ngôn sứ , thuộc lòng  Tisbe ở Galuađ, noí với vua Acab.
 
Vua Acab là một trong các vua lợi dụng uy quyền để thu tích tài sản kếch sù, gây thiệt hại cho dân tộc nhỏ bé. Đang khi thần dân vua phải sống cảnh cùng khổ, phải sưu cao thuế nặng, thì Acab lại nằm ngủ trên gường bằng ngà (người ta tiòm thấy dấu vết khi lục soát đền đài). Hơn nữa Acab còn xây dựng một đền thờ cho Baal và ép buộc thần dân cúng bái.
 
Mặc dù trong cương vị là ngôn sứ, phải can đảm lắm mới noí sự thật cho nhà vua.
 
Lạy Chúa xin giúp chúng con biết giải thích các biến cố thời đại dưới ánh sáng đức tin. Xin giúp chúng con có dư cảm để xác tín.
 
Giavê hằng sống, Thiên Chúa của Israel, Đấng tôi phụng thờ, những năm tới đây sẽ không cpó sương, cũng không có mưa…
 
Thật là can đảm mới nói lời hăm doạ như thế với ông vua chỉ biết tin vào  mình!
 
Phần tôi , tôi thiếu can đảm cần thiết để noí lên ít nhiều sự thật. Tôi thiếu can đảm cần thiết để dấn thân phục vụ anh em hoặc lãnh trách nhiệm cộng đồng.
 
Lời Giavê phán với ông rằng : Hãy đi khơi dậy và ẩn mình trong khe Kerith. Ngươi sẽ uống nước khe, và ta truyền lệnh cho quạ đem bánh cho ngươi ăn ở đó.”
 
Can đảm noí lên lời Chúa đôi khi phải chấp nhận tình trạng cô tịch như thế. Nhưng đúng ra, đối với Êlia đây là một cơ hội để chạy trốn mạng lưới cảnh sát của nhà vua. Ong lánh mặt vào bưng.
 
Lạy Chúa xin giúp chúng con biết lãnh nhận trách nhiệm mặc dù phải mạo hiểm và bất ổn.
 
Đối với Êlia đây cũng là một khở đầu cuộc sống ẩn sĩ, nhờ đó ta thoáng thấy được nguồn gốc của đời đan tu : lùi vào một hoang điạ nào đó để sống một mình với Thiên Chúa.
 
Giữa một thế giới chối bỏ Thiên Chúa để lao mình tìm kiếm “cơm ăn áo mặc”và lạc thú hạ giới, người tu sĩ dùng đời sống của mình để quả quyết rằng : chỉ mình Thiên Chúa là đủ”.
 
Ơn gọi tu trì ngày nay cần làm sống lại nguồn gốc nhiệm nhặt này.
 
Cuộc sống cô tịch và lời cầu nguyện của Êlia là khởi điểm tác vụ của ông và là thời gian chuẩn bị cho vai trò mà ta sẽ nhận ra qua các bản văn kế tiếp. Tương tự như thế , nếu tôi muốn đứng vững sống kết hợp mật thiết và làm nhân chứng cho Chúa, tôi phải sống một phần nào tình trạng hoang điạ và cô tịch.
 
Hình ảnh quạ đem bánh cho Êlia là biểu tượng cho một thứ lương thực mà Thiên Chúa ban cho những ai tận hiến cho Người. Ong lãnh nhận lương thực từ nơi Thiên Chúa.
 
TIN MỪNG: Mt 5,1-12
 
Trong ba tháng liền, phụng vụ sẽ dùng Tin Mừng theo thánh Mathêu để hướng dẫn, chúng ta gặp Chúa Giêsu. Hôm nay, chúng ta khởi sự chương thứ 5, vì 4 chương đầu đạ đọc trong mùa giáng sinh và muà chay.
 
Khác với Máccô là thánh sử  tường thuật “ những sự kiện” liên hệ đến đời sống của Chúa Giêsu , thánh Matthêu trình bày “những lời giảng của Chúa  mà ông tập họp từ nhiều chỗ vào năm diễm từ lớn:
 
1. Bài giảng trên núi ( 5-7)

2. Lệnh truyền ra đi (10).

3. Dụ ngôn về nước trời (13).

4. Những bài học về đời sống cộng đoàn (18).

5. Diễm từ cánh chung (24 và 25)
 
Phúc thay ….Phúc thay…Phúc thay…
 
Lạy Chúa, đó là lời mở đầu Chúa thốt ra trong những câu diễm từ đầu tiên của Chúa. Chủ đề của bài diễn giải  là “hạnh phúc”!
 
Điều đó không làm con ngạc nhiên. Bởi vì, Chúa vừa dạy chúng con hiểu thánh ý Thiên Chúa Cha : nhờ đó con biết rõ ràng Thiên Chúa  đã tạo dựng con người để hưởng hạnh phúc. Thế nên về phiá một người Cha, nếu không ban hạnh phúc, thì thật là điều khó tin và không sao hiểu nổi..đúng vậy Thiên Chúa đã đặt Ađam và Eva trong một “ vườn điạ đàng”, để cuối cùng nhân loại được dành hưởng “một thiên đàng”.
 
Ngoài ra chỉ cần quan sát chung quanh và ngay trong tâm hồn mình, mỗi người cũng nhận ra, con người khát khao hạnh phúc biết bao ! đó là một cuộc chạy đua thật sự, đầy héo hắt.
 
Lạy Chúa điều đó cũng không gây ngỡ ngàng cho con. Bởi vì con biết Chúa là hạnh phúc! Thiên Chúa hiện diện trong niềm vui. Thiên Chúa sống trong hạnh phúc.
 
Do đó con người phải quy hướng về Chúa. Và con đang đến với Chúa.
 
Những người nghèo khó..những kẻ hiền hoà..những người lo phiền sầu khổ..những người khao khát sống cuộc đời chính trực..những kẻ xót thương người ..những kẻ có lòng trong sạch ngay thẳng..những người xây dựng hoà bình..những kẻ bị ngược đãi…
 
Điều Chúa trao ban cho nhân loại, không phải là một an ủi tình cảm, ướt át, nhưng là một cuộc thăng tiến.
 
Đồng thời Chúa đặt hạnh phúc ở trên và vượt khỏi những dễ dãi rẻ mạt. Không Chúa không đề xuất những niềm vui dễ dàng, những hạnh phúc giả tạo.
 
Đối với Chúa hạnh phúc là những điều  mà mỗi người phải giao chiến, phát triển và không để mình bị quy ngã : đó là những mối phúc đượm vẻ anh hùng , khó thực hiện.
 
Vâng lạy Chúa con biết thân phận con : con biết rằng từ bản tính, con không thích nghèo khổ”, “sầu khổ”, “ngược đãi”…tại sao phải khoát lác trước mặt Chúa ? Chúa biết rõ con không có gì là “trong sạch”, “hài hoà”, “xót thương người”.
 
Nhưng ở đây Chúa vạch ra cho con đường lối thiết yếu để thăng tiến con người.
 
Nhờ bước theo đường hướng này, con người mới được thăng tiến.
 
Và đó là đường lối hạnh phúc đích thực nhất, không gì có thể làm sai hỏng được.
 
Vì họ sẽ được vào nước trời…họ sẽ được đất hưá..họ sẽ được an ủi…họ sẽ được phỉ trí toại lòng..họ sẽ được xót thương..họ sẽ được ngắm nhìn Thiên Chúa ..họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa …nước trời là của họ.
 
Nếu là một nhà cách mạng theo chủ nghiã thông thường của từ ngữ diễn tả, hẳn là Đức Giêsu sẽ hưá hẹn  cho các người nghèo một cách thức trả thù những người giàu. Những người không đặt mình vào những vị thế đó, ít là trong bản dịch của Matthêu. Sự biến đổi mà người đề nghị  nằm trong phạm vi “tâm hồn”, phạm vi nhân cách thâm sâu. Đúng ra đó là một cuộc cách mạng, nhưng là một thứ đảo ngược. Các giá trị thông thường : ngắm nhìn Thiên Chúa …được hưởng nước trời…là con Thiên Chúa.
 
Giải pháp toàn diện, sự cao cả đích thực của con người, cuộc thăng tiến cốt yếu của con người  dù không phủ nhận , những dạng thức nhân bản và xã hội khác nhưng đều phải mặc lấy Thiên Chúa.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

Bài giảng trên núi:


Mát-thêu gom vào đây nhiều điều Đức Giê-su đã nói ở những hoàn cảnh khác nhau, làm thành bài giảnh khai mạc Nước Trời này, quen gọi là “bài giảng trên núi” hay “Hiến chương nước Trời” (5-7,27).

Bài giảng này gồm năm vấn đề chính :

5.3-48: Tinh thần của công dân Nước Trời.

6.1-18: Nền đạo đức mới.

6.19-34: Thái độ đối với của cải đời này.

7.1-12 : Thái độ đối với tha nhân.

7.13-27:  Phải quyết định và nhập tịch sống trong Nước Trời.


- Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại tinh thần của công dân Nước Trời.

- Những kiều nói cần lưu ý :

• Đức Giê-su lên núi :

Xưa ông Mô-sê lên núi để nhận lãnh luật Giao Ước (Xh 24,13.15.18); còn Chúa Giê-su lên núi để công bố luật mới của Người. “Núi” ở đây không nhằm ý nghĩa nơi chốn cho bằng chủ ý dùng “núi” để gợi lên hình ảnh lập Giao Ước, mạc khải của Thiên Chúa, ban bố lề luật.

• Các môn đệ đến gần bên : ở đây có ý chỉ những người đã nghe theo Chúa Giê-su và sẵn sàng chấp nhận những đòi hỏi của Nước Trời.Vì thế có thể coi Bài Giảng Trên Núi là một hiến chương chung cho các môn đệ của Nước Trời.

1. “Phúc thay ai có tâm hồn khó nghèo …” :

Kiểu nói “Phúc thay” : So sánh Mát-thêu 5,1-12 với Lc 6,20-26, có lẽ Lu-ca giữ được công thức của Chúa gần với hòan cảnh lịch sử hơn . Mát-thêu đã khai triển rộng hơn các mối phúc và đưa về ý nghĩa nội tâm và luân lý rõ hơn, cũng như đã muốn chuyển đạt Lời Chúa đến mọi người, mọi nơi, mọi thời : “Phúc thay ai …” thay vì “Phúc cho anh em …”.

Phúc thứ nhất này không có ý nhắm đến sự nghèo khó về mặt vật chất cho bằng về mặt thái độ của tinh thần : nghèo khó trong tâm hồn, nghĩa là khiêm hạ, ngược với kiêu căng : gì cũng có, gì cũng biết, gì cũng muốn … Các tiên tri (Xh 2,3; Is 57,15) vẫn ca ngợi kẻ nào tỏ ra nghèo hèn trước mặt Thiên Chúa, họ chẳng đòi hỏi gì, chỉ biết tin tưởng phó thác nơi Chúa.

Như vậy chúng ta càng nhận thức sự nghèo hèn, bé mọn của mình để được lệ thuộc vào Thiên Chúa tình thương và quyền năng, thì chúng ta càng xứng đáng đón nhận Nước Trời.

2. “Phúc thay ai hiền lành …” :

Trong Thánh Kinh, hiền lành vẫn đi với nghèo khó, cũng như bé mọn, yếu đuối, oan ức và thiếu thốn.

Ai muốn phó thác vào Thiên Chúa, bằng cách biết từ bỏ mình đi và tự xóa nhòa bản thân trước mặt Thiên Chúa, thì sẽ được Nước Trời làm gia nghiệp.

3. “Phúc thay ai sầu khổ …” :

Những kẻ sầu khổ ở đây chính là các tín hữu dù bị thử thách vẫn tin tưởng vào lời Chúa hứa an ủi. Trong gian nan thử  thách, chúng ta vẫn luôn luôn tin tưởng và trông cậy vào Thiên Chúa thì sẽ được Thiên Chúa an ủi bằng tình thương quan phòng và săn sóc.

4. “Phúc thay ai khao khát nên người công chính …” :

Khao khát là bước đầu trong việc tu thân làm Thánh. Ai khao khát nên thánh thiện, Thiên Chúa sẽ ban cho muôn vàn ơn phúc và sẽ dìu dắt cho tới đích. Những người đó quả thực là có phúc vì “Thiên Chúa đã cho người đói khát được dư đầy sự lành” (Lc 1,53). Muốn thì nên. Vì thế khởi đầu con đường Thánh là có lòng khao khát ước mong. Lòng khao khát này sẽ được hiện thực bằng đời sống nên làng nên Thánh. Vì ai có thì Thiên Chúa cho thêm, cho cách dồi dào, thỏa lòng.

5. “Phúc thay ai xót thương người …” :

Thương xót đây không hiểu nguyên là sự làm phúc, bố thí, nhưng là tất cả những việc thương người như giúp đỡ kẻ nghèo, an ủi kẻ đau khổ phần hồn hay phần xác, tha thứ cho kẻ xúc phạm đến mình, dạy dỗ người dốt nát, cứu người bị gian nan hay phòng ngừa cho họ khỏi sa ngã … Tất cả những việc ấy Chúa đã dạy trong Tin Mừng và hứa phần thưởng trên Trời cho kẻ thi hành lời dạy vì “ai xót thương người, sẽ được Thiên Chúa thương xót”.

6. “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch …” :

Trong sạch ở đây không liên can gì đến tình dục, nhưng là sự ngay thẳng, không lươn lẹo, sự thống nhất giữa hành động (đôi tay) với những động lực sâu thẳm (tâm hồn). Tấm lòng trong sạch giúp ta nhìn thấy Thiên Chúa trong các tạo vật, các biến cố. Không phải mãi đến đời sau, nhưng ngay ở đời này những người có lòng trong sạch đã được nhìn thấy Thiên Chúa (Tv 139,14). Vậy, phúc thay cho những ai giữ được sự ngay thẳng nội tâm trong mọi lời nói, cử chỉ sẽ có ngày họ được nếm thưởng tình thân mật với Thiên Chúa.

7. “Phúc thay ai xây dựng hòa bình …” :

“Xây dựng hòa bình” được hiểu là những người tìm cách hòa giải những bất hòa, tranh chấp. Những người này yêu quý sự hòa bình và xây dựng quanh mình một bầu khí hòa bình vui vẻ. Và những kẻ kiến tạo hòa bình như vậy, trở nên giống Thiên Chúa. Vì thế Thiên Chúa gọi họ là con.

8. “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính …” :

Kiểu nói “sống công chính” tóm tắt toàn bộ tám mối phúc :

+ Bốn mối phúc đầu đề cập đến các tâm trạng bên trong.

+ Bốn mối phúc sau đề cập đến hành động bên ngoài như bác ái, tha thứ, trung thánh và ưu tư nghĩ đến những điều thiện hảo.

Chính thái độ sống này làm dấy lên sự chống đối, bắt bớ vì lẽ nó đã trình bày một Nước Trời mà những ai ham thích bạo lực, thống trị đều không thể chấp nhận được. Vì thế, phúc thay những ai bị áp bức mà vẫn kiên trì dấn thân cho Nước Trời.

11-12 “ Phúc cho anh em khi vì Thầy …”:

Đến đây Đức Giê-su hướng về các môn đệ : Một khi người ta đã gia nhập Nước Trời bằng lòng tiin vào vào lời Chúa Giê-su, các mối phúc trở thành chương trình như sau:

+ Niềm tin vào Chúa Giê-su thì nghèo khó, hèn mọn, sầu khổ không hẳn là bất hạnh mà trái lại, của cải, danh vọng và sung sướng lại có thể trở thành trở ngại cho con người tiến lên hạnh phúc.

+ Ba mối phúc đầu dạy phải vượt qua được những trở ngại đó. Ba mối phúc tiếp theo giúp xây dựng đời sống trên ba cơ sở vững chắc theo ba hướng căn bản:

• Thiên Chúa : khao khát nên người công chính.

• Tha nhân : xót thương người.

• Bản thân : tâm hồn trong sạch.

+  Phúc thứ bảy nói đến sứ mệnh hòa giải của người môn đệ : biến cả thế giới thành một gia đình, trong đó mọi người đều là anh em cùng một Cha với nhau trong Chúa Ki-tô.

+ Cuối cùng phúc thứ tám là tuyệt đỉnh đời sống người môn đệ : được đồng hóa với Thầy.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10