Chú Giải Tin Mừng – Thứ Sáu Tuần XXVI Mùa Thường Niên (Lc 10,13-16)
Con người phải công nhận rằng, có những lãnh vực bí nhiệm kinh khủng. Con người khoa học và kỹ thuật khó mà chấp nhận điều ấy, vì con người có khuynh hướng giản lược mọi sự việc theo ích lợi riêng. Ông Gióp nhắc lại cho con người thời nay biết các sự vật chỉ hiện hữu để thỏa mãn các nhu cầu : Dù người ta tưởng đã cân nhắc mổ xẻ, đo lường, phân tích rõ ràng, thì vẫn còn sự bí ẩn trong chúng...
CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ SÁU TUẦN XXVI MÙA THƯỜNG NIÊN
NGÀY 30/09/2022
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I : G 38,1-12.21. 40,3-5
Sau khi để cho các người bạn ông Gióp nói… Sau khi đã nghe chính ông giải bày những khổ đau…
Đến lượt Thiên Chúa lên tiếng. Nhưng không phải để lên án ông Gióp, như các bạn ông thúc gục ông, mà để chấp nhận lời ông.
Từ giữa cơn giông tố, Giavê nói với Gióp : “Đã có lần nào trong đời người, ngươi ra lệnh cho buổi sáng, đặt rạng đông vào chỗ nó ?”.
Đó là điều gióp đã nói :
Thiên Chúa là Đấng cao cả, Người không tuân lệnh ai. Làm sao trí khôn loài người lại tự phụ muốn thấu suốt tất cả mọi bí nhiệm, kể cả cái bí mật của sự dữ, trong khi nó chỉ biết phớt, qua cái bí nhiệm các sự vật !
Thiên Chúa hỏi : Ai làm lên mặt trời ?
Ai đã tạo ra ánh sáng ? ánh sáng là gì ? Ai đã đặt để cho ánh sáng đi nhanh 300.000 cây số/giây ?
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết nhìn ngắm công trình của Người. Xin giúp chúng con thán phục công trình ấy. Xin giúp chúng con nhìn nhận các giới hạn và sự ngu dốt của chúng con xin ban cho chúng con lòng khiêm nhượng căn bản phát xuất từ sự nhận biết "thân phận con người” : Con là một “ tạo vật " và Người là Đấng “ Tạo Hoá” của con, chứ không phải ngược lại… Con hoàn toàn tùy thuộc Người, và không phải ngược lại.
Ngươi có xuống được đáy biển ? Mò tới được chốn thâm sâu vực thẳm ? Người có mở được cửa âm phủ ? Hãy nói..ánh sáng ở phương nào ? Bóng tối ngự ở đâu ? Ngươi có thể bắt chúng trở lại địa hạt của chúng không ?
Loài người đã chất vấn Thiên Chúa. Đó là việc thường tình. Và Thiên Chúa đáp trả bằng một loạt "câu hỏi" !
Đúng ra chính Thiên Chúa là Đấng “hạch hỏi" con người. Như thế, không được làm đảo ngược vai trò. Con người là một phần tử trong vũ trụ... Vũ trụ xuất hiện trước con người và ngoài con người, làm sao con người có cao vọng cho mình là mực thước và là người giám sát. Con người hết sức bé nhỏ trước vũ trụ và Thiên Chúa : Có lẽ chúng ta không muốn gợi lại điều đó, nhưng dù muốn hay không, thì thực tại vẫn là thực tại. Như thế, sao lại không"nhận biết mình” là như vậy ?
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết quy phục và chấp nhận thực tại.
Gióp đáp lời Giavê : “Con biết rất ít để đáp lời Người. Con lấy tay che miệng, không nói được gì nữa…”.
Con người phải công nhận rằng, có những lãnh vực bí nhiệm kinh khủng. Con người khoa học và kỹ thuật khó mà chấp nhận điều ấy, vì con người có khuynh hướng giản lược mọi sự việc theo ích lợi riêng. Ông Gióp nhắc lại cho con người thời nay biết các sự vật chỉ hiện hữu để thỏa mãn các nhu cầu : Dù người ta tưởng đã cân nhắc mổ xẻ, đo lường, phân tích rõ ràng, thì vẫn còn sự bí ẩn trong chúng.
Lạy Chúa, xin cho chúng con hiểu ý nghĩa của mầu nhiệm : con biết được các sự vật và loài người, thì cũng không thấu tỏ hết được bí nhiệm khôn dò của chúng.
Xin cho chúng con biết âm thầm ngưỡng mộ trong thinh lặng.
Bài đọc II : Br 1, 15-22
Sách Barúc được viết ra trong thế kỷ cuối trước Chúa Giêsu Kitô. Vào thời này, nhiều người Do-thái đang sống tha hương, đượng tập họp thành những cộng đoàn nhỏ trong các thành thị ngoại giáo. Kinh nghiệm say mê về cuộc sống đạo vẫn được một sự nhiệt tình kinh nguyện. Ơ nhiều nơi, các Kitô hữu HÔM NAY là thiểu số bị phân tán giữa những người đàn ông và đàn bà xa lạ với Đức tin của họ.
Sự công chính thuộc về Chúa là Thiên Chúa chúng ta , còn sự thẹn mặt thì thuộc về chúng ta, như ngày nay.
NGÀY NAY sự khiêm tốn không được đề cao. Ngưỡi ta chế nhạo những người hèn hạ. Điều đó xem như một sự thoái hóa.
Và dầu vậy đàng sau những sai lầm có thể có, mà chúng ta phải đấu tranh, để đừng làm cho nhân đức này thành dễ ghét đối với người đương thời của chúng ta, khiêm nhường có một giá trị cốt yếu. Từ một điểm đơn giản theo cái nhìn nhận loại khiêm nhường có giá trị về chân lý, ngược lại với sự khoa trương tự mãn. . Theo quan điểm tôn giáo, khiêm nhường là nhận biết vị trí chân thực của chúng trước mặt Thiên Chúa.
Trong Tin Mừng, khiêm nhường được trình bày như một nhân đức nền tảng : Nước trời được hứa ban cho những người nhỏ bé và nghèo khó (Mt 11, 25). Khiêm nhường rất quan trọng việc nhập thể của Con Thiên Chúa là một cuộc "tự hủy" (Pl 2,5) để cứu chúng ta khỏi sự kiêu căng cuồng loạn của Ađam tổ tông, muốn làm “Chúa ".
Chúng ta phạm tôi trước mặt Chúa là Thiên Chúa chúng ta, và chúng ta không tin tưởng, không trông cậy vào Người.
Thật vậy, "thực trạng nhân loại” không chỉ là dòn mỏng, giới hạn, vắn vỏi... mà còn tội lỗi nữa. Chúng ta thực sự đắm chìm trong vũng lầy bạo lực, phái tính, bạc tiền, áp bức. Và nhìn vào thâm sâu chính mình, một cách thông suốt cũng đủ để khám phá ra được những khuynh hướng này.
Chỉ sự kiện "nhận biết" tội lỗi trong ta cũng đã có sức giải thoát rồi : Từ đó chúng ta xác quyết được đâu là chiều hướng cốt yếu cuộc đời chúng ta. Lạy Chúa, khi con nhận biết mình đã bất phục Chúa, thì con cũng xác quyết rằng chính Chúa là ý nghĩa đích thực của đời con.
Chúng ta không nghe tiếng Chúa. Mỗi người chúng ta cứ theo lòng gian tà của mình, làm tôi các thần ngoại, thực hành các sự dữ trước mặt Chúa là Thiên Chúa chúng ta.
Sự tự do thẳm sâu của chúng ta chỉ được thể hiện cách chân thực trong những giới hạn của lương tâm thực sự của chúng ta. Chúng ta có trách nhiệm về điều “chúng ta biết được" và Chúa Giêsu đã có thể nói về các đao phủ hành hạ Người : “ Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm”.
Thực sự, vì nhẹ dạ, vô tâm, làm cho chúng ta theo “ ý riêng chúng ta”, thay vì theo “ý Chúa” : bởi vì Thiên Chúa chỉ muốn cho chúng ta được điều tốt sâu xa hơn.
Chúng ta mắc phải nhiều tai hoạ.
Như tư tưởng bình dân của nhiều dân tộc, tư tưởng Do-thái nghĩ rằng có một, mối liên hệ giữa tội lỗi và tai họa. Đây là chủ đề về sự “ đền trả” : Họ gặt điều xứng hợp với họ ! Chúa Kitô rõ ràng vượt quá quan điểm quá hẹp hòi này (khi bênh vực người mù từ sơ sinh trước mọi lời tố cáo) (Ga 9,3). Dầu vậy, hạnh phúc thật vẫn là theo Chúa. Và bất cứ điều gì xoay hướng chúng ta khỏi ý Người, cũg đưa chúng ta ra khỏi sự thiện hảo sâu xa nhất của chúng ta.
BÀI TIN MỪNG : Lc 10, 13-16
Cuối các mệnh lệnh “ sai đi truyền giáo” hôm qua ta đã thấy Đức Giêsu trao ban một mệnh lệnh cuối cùng :
Nhưng vào bất cứ thành nào mà người ta không tiếp đón, thì anh em ra ngoài đường phố àm nói : ngay cả bụi trong tàhnh các ông dính chân chúng tôi, chúng tôi cũng xin giũ trả lại các ông. Tuy nhiên, các ông phải biết điều nầy : Triều đại Thiên Chúa đã đến gần.
Như thế, rõ ràng là Đức Giêsu đã giáp mặt với thất bại, với sự từ chối lắng nghe. Dù bị chối từ, những mệnh lệnh về nghèo khó và bất bạo động vẫn được duy trì : Anh em hãy đi tới nơi khác… đành chịu vậy thôi ! Nhưng vẫn phải cảnh cáo : dù các ông có muốn hay không, thì Thiên Chúa vẫn "hiển trị”. Thiên Chúa vẫn còn đó. Các Tông-đồ không xét xử, nhưng Ngày Thẩm phán đang sát kề.
Thầy nói cho anh em hay, đến ngày phán xét, thành Xơ-đôm còn được xử khoan hồng hơn thành đó.
Và tiếp theo là những lời chúc dữ vang lên trên môi miệng Đức Giêsu :
Khốn cho ngươi, hỡi Khoradim ! khốn cho ngươi, hỡi Bétxaiđa ! vì nếu các phép lạ làm nơi các ngươi mà được làm tại Tia và Xi-đom, thì họ đã mặc áo vài thô, ngồi trên tro tỏ lòng sám hối.
Những thành Khoradim, Bétxaiđa, và ca-phác- na-um làm hàng một đồng tam giác, “ khu vực" hoạt động của Đức Giêsu, nằm phía đông nam hồ Tibêrat. Những thành này đã nhận được nhiều….chúng có thể giàu có những của cải thiêng liêng to lớn, nếu có thái độ biết lắng nghe. Nếu so sánh, thi các thành dân ngoại Xơ-đom, Tia; Xi-đon chỉ là những thành : nghèo , vì chúng đã không được may mắn nghe Tin Mừng : Một lần nữa, Đức Giêsu bày tỏ thái dộ đối với những kẻ nghèo.
Hôm nay, ta cần phải lắng nghe những lời răn đe này. Những “của cải thiêng liêng" không hẳn là một đảm bảo : người ta càng nhận nhiều ơn, thì càng phải làm cho chúng sinh hoa kết quả nhiều hơn nữa.
Vì thế đến ngày phán xét, thành Tia và thành Xi-đom còn được xử khoan hồng hơn các ngươi.
Ta có năng nghĩ đến “Ngày thẩm phán” của Thiên Chúa sẽ xảy tới trên chúng ta không ?
Đức Giêsu không ngừng nói đến ngày đó, như môt đối chiếu, như một chuẩn điểm. Để đánh giá một sự việc một hành động, một tình trạng, cần phải có một mức độ so sánh : một việc nhỏ hay lớn xét theo điểm chuẩn.
Đối với Đức Giêsu, tiêu điểm của con người, giá trị thực của họ, chính là sự thẩm phán của Thiên Chúa, sự đánh giá theo “quan điểm của Thiên Chúa” , thường khác biệt với cách đánh giá thông thường của thế gian : các. thành dân ngoại không được nghe rao giảng bằng các thành Kitô giáo, sẽ được đối xử bao dung hơn các thành được Giáo hội hiện diện tích cực ưu ái giúp đỡ. Tôi có tin như thế không ? Điều đó khơi dậy trong tôi đòi hỏi nào đây ?
Còn ngươi nữa, hỡi Caphácnaum, ngươi tưởng sẽ được nâng lên tới tận trời ư ? Không, ngươi sẽ phải nhào xuống khỏi âm phủ.
Capharnaum là thành được Đức Giêsu chọn làm trung tâm cho công cuộc giảng truyền của Người, có thể vì Simon Phêrô có nhà và làm nghề tại đây. Đó là thành mà Tin Mừng nói tới nhiều nhất (16 lần).
Đúng vậy, Capharnaum là thành ưu tuyển, Đức Giêsu đã coi đó là thành của Người” (Mt 9,l). Người đã làm nhiều phép lạ tại đây (Lc 4, 32). Chắc chắn, Người muốn cho dân thành này được vào "Nước Thiên Chúa". Nhưng tặng phẩm iại không được đón nhận.
Ai nghe anh em là nghe Thầy, và ai từ chối anh em là từ chối Thầy.
Những lời lạ lùng trên làm nổi bật sự cao cả của nghĩa vụ tông đồ hay truyền giáo : đó là một tham dự vào chính sứ vụ của Đức Giêsu. Thiên Chúa cần đến con người. Lời Chúa được truyền đạt, qua môi miệng người ta. Cần có con người, để nhờ họ Thiên Chúa phán dạy…
Tôi đã yêu mến và chăm chú lắng nghe những người được Thiên Chúa “ sai đi ” thế nào ? Và trước bết, tôi có chấp nhận rằng, Thiên Chúa gởi đến cho tôi những con người khác, những anh em cũng yếu đuối như tôi , nhưng phải mang gánh trách nhiệm đó không ?
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
HOÀN CẢNH :
Theo Lagrange và mấy tác giả khác, trước khi đi dự lễ trại năm 29, Đức Giê-su đã than trách mất thành ở Ga-li-lê : Kho-ra-din, Bét-sai-đa và Ca-phác-na-um. Vì Người đã làm phép lạ và đã làm phép lạvà giảng dạy ở đó nhiều, nhưng Người nhận thấy kết qủa qúa ít.
Ý CHÍNH:
- Bài Tin Mừng này, Lu-ca ghi lại những lời Đức Giê-su than trách nhưng dân thành Kho-ra-đin, Bét-sai-đa và Ca-phác-na-um vì đã được chứng kiến những việc lạ lùng của Chúa mà không tin.
TÌM HIỂU:
13 “ Khốn cho ngươi...” :
Đây không phải là những lời nguyền rủa mà cũng không phải là những lời buộc tội gay gắt, nhưng là những lời thở than ái ngại và biểu lộ một sự ngăm đe. Vì thế đây là những lời thiết tha kêu gọi người ta ăn năn hối cải Lc 6,24; 11,42-52; 17,7; 26,23; Mt 8,44 Chúa muốn mọi người được ơn cứu độ chứ không muốn để mất một ai.
Kho-ra-đin và Bét-sai-đa là nơi Đức Giê-su đã chọn sáu tông đồ ( Phê-rô, An-rê, Gia-cô-bê, Gio-an, Phi-líp-phê và Tô-ma).
- “ Vì nếu phép lạ...”
Ở đây Chúa đã làm nhiều phép lạ nhưng dân ở những thành nàyđã không đón nhận để sám hối ( 16,31)
- Trái lại, hai thành Tia và Xi-đon là dân ngoại, lại đón nhận, các phép lạ Chúa làm để sám hối ( 16,31).
- Kiểu nói “ mặc áo vải thô, ngủ trên tro...” diễn tả sự sám hối, vì ngày xưa người ta quen mặc thứ áo bằng lông cứng rặm và bỏ tro trên đầu để tỏ lòng sám hối. Hội Thánh còn duy trì cổ tục đó trong ngày lễ tro, mùa ăn chay đền tội.
14 “ Vì thế, trong cuộc phán xét...” :
Và để nói lên sự cứng lòng đó, là tội nặng nề đến mức nào thì Chúa lại so sánh hình phạt với hai thành dân ngoại là Tia và Xi-đon : “ Vì thế trong cuộc Phán Xét. Tia và Xi-đon sẽ đưol75c sử khoan hồng hơn các ngươi”.
15 “ Hỡi Ca-phác-na-um...” :
Chúa cũng nêu rõ tên thành Ca-phác-na-um, là trung tâm truyền giáo của Người, nhờ sự chọn lựa đó, chính lẽ ra dân thành này phải được nâng lên tận trời, và được chúc lành hơn các thành khác, nhưng các thầy biệt phái đã cản trở dân chúng không cho theo Chúa và đã làm cho thành này sa chìm tận đáy vực thẳm vì đã ăn chơi sa đọa.
16 “ Ai nghe anh em la nghe Thầy...” :
Câu kết thúc này nhằm đề cao trách nhiệm của các nhà truyền giáo. những người được tham dữ vào sứ mạng của Đức Giê-su. câu này cũng được lặp lại nhiều dạng trong các sách Tin Mừng : Mt 10,40; 18,5; Ga 13,20.
Căn bản của phúc lành đó là sự đồng hóa nhiệm màu giữa những kẻ được sai đi với Chúa Giê-su và Cha ca trên trời...
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :
1. Thiên Chúa là tình yêu. Tình yêu của Người, được biểu lộ qua thái độ khoan dung : không thiêy huỷ trừng phạt kẻ lãnh đạm không đón nhận Tin Mừng, hay những tội nhân từ chối ơn tha thứ, nhưng là mời gọi người ta nghe theo Chúa và trở lại. Chúng ta cần khoan dung với những kẻ khác... để tình yêu của Chúa được biểu lộ trên chúng ta, có sức lối cuốn sự hoán cải của tội nhân.
2. Sự lãnh đạm, chai lỳ của dân các thành Kho-ra-đin, Bét-sai-đa và Ca-phác-na-um, cũng chính là sự chai lỳ và lãnh đạm của dân Chúa Ngày nay là chúng ta. Nhìn vào tình thương của Chúa qua sự bao bọc chăm sóc phần rỗi cho chúng ta, thế mà chúng ta đã không trở lại với phẩm giá đích thực của mình là con cái Chúa, con cái sự sáng.
3. Chúng ta chai lỳ vì những điều phải làm thì chúng ta lại không làm,đó là việc tin tưởng,và phó thác vào Chúa trong mọi sự,việc thực thi tinh thần Kitô giáo trong cuộc sống hằng ngày.
4. Chúng ta chai lỳ vì những điều không được làm thì chúng ta cứ làm,mặc dù đã được Hội Thánh nhắc nhở: đó là đi theo lòng gian tà của mình,chiều theo sự lôi cuốn của thế gian,xác thịt và ma quỷ,làm những điều gian ác phản lạitinh thần bác ái Kitô giáo.
5. Nhìn lại những ơn quan phòng và săn sóc của Chúa nơi chúng ta: sự sống chúng ta đang có,môi trường chúng ta đang ở,hoàn cảnh chúng tađang hưởng: như gia đình, giáo sứ ,Giáo Hội,cũng như xã hội và thế giới chúng ta đang sống.Chúng ta có cảm nghiêm được tình thương ấy để biết mau ma71n hoán cải mỗi khi sa ngã và nhất là tích cực,nhiệt tình và kiên trì thánh hóa bản thân và tha nhân để làm vinh danh Chúa không?.
6. Dân thành Ca-phác-na-um được nhiều ưu ái của Chúa vì đã đuợc chọn là trung tâm truyền giáo,thế nhưng dân thành đã không nghe lời Chúa mà trở lại sám hối tội lỗi của mình. Chúng ta cũng được Chúa ưu ái: được gọi làm con Chúa qua bí tích Rửa Tội, được dành riêng cho Chúa trong đời thánh hiến,thế nhưng chúng ta đã cha lì không biến đổi đời sống cho phù hợp với những ơn lành Chúa ban cho mình. Đừng chai lỳ và lãnh đạm trước những lời mời gọi của Chúa qua Hội Thánh,qua những người chung quanh, qua các biến cố, kẻo chúng ta sẽ bị phạt nặng hơn kẻ khác trong giờ Phán Xét!
7. Sự đáp trả của chúng ta bao giờ cũng tương xứng với những ơn lành Chúa ban cho ta: chúng ta phải hoán cải liên lỉ, quay về với Thiên Chúa, bỏ tính ích kỷ để cho tình yêu đối với Chúa tăng lên. Để làm được điều đó, chúng ta hãy nghe Hội Thánh, vì “Ai nghe các con là nghe Thầy”.
8. ”Ai nghe anh em là nghe Thầy”:
Nhờ lời mạc khải này, chúng ta phải biết tôn trọng và mau mắn lắng nghe, đón nhận những lời giảng dạy của các vị truyền giáo trong Hội Thánh Chúa.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10