Chú Giải Tin Mừng Chúa Nhật Tuần IV Mùa Chay (Ga 9:1-41) | Giáo Phận Phú Cường
Khi được Chúa Giêsu chữa lành mắt, người mù này mới chỉ ở giai đoạn đầu của đức tin . Để đạt tơi đức tin toàn vẹn, anh được gặp gỡ Chúa Giêsu lần nữa, và lần này anh được Chúa Giêsu tự mạc khải rằng : " Ngươi đang thấy người và chính Người đang nói với ngươi" . Từ đó anh chấp nhận và không đắn đo rằng : " Lạy Thầy, tôi tin" . Phải, anh tin và anh đã được mở con mắt đức tin để nhìn thấy Chúa Giêsu là Con Người, là Đấng Thiên Sai, và " Anh đã sấp mình thờ lạy người " một cử chỉ biểu lộ lòng tôn thờ Thiên Chúa...
Chú Giải Tin Mừng
CHÚA NHẬT TUẦN IV MÙA CHAY NĂM A
TIN MỪNG: Ga 9:1-41
Noel Quesson - Chú Giải
Khi đi ra khỏi Đền Thờ, đi ngang qua, Đức Giêsu nhìn thấy một người mù từ thuở mới sinh.
Khác với nhiều phép lạ, phép lạ này được làm không phải do một lời cầu xin. Chính Đức Giêsu chủ động đưa ra sáng kiến : “Đức Giêsu trông thấy một người mù”. Tôi có thể cầu nguyện từ chuyện đó. Đức Giêsu trông thấy một người mù". Tôi có thể cầu nguyện từ chuyện đó. Đức Giêsu trông thấy những thử thách của tôi.
Các môn đệ hỏi Người : “Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến người này khi sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta ?". Đức Giêsu trả lời : "Không phải anh ta cũng không phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng sở dĩ như thế là để thiên hạ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh. Chúng ta phải thực hiện công trình của Đấng đã sai Thầy khi trời còn sáng ; đêm đến không ai có thể làm được. Bao lâu Thầy còn ở thế gian, Thầy là ánh sáng thế gian".
câu hỏi của các môn đệ cũng là của chúng ta. Của tất cả mọi thời đại. Trước cái xấu, chúng ta tìm một giải đáp và chúng ta muốn tìm một người phạm tội. Những người xưa chỉ bằng lòng với một lý thuyết cổ xưa hơi quá đơn sơ một chút ; sự xấu do bởi một tội lỗi. Nhưng chính Đức Giêsu lại không đặt vấn đề như vậy. Hơn nữa người không đề ra một giải đáp nào : cái xấu vẫn không chấp nhận được, không thể biện minh được. Chỉ có một phản ứng bình thường, có tính nhân bản nhất về nền tảng, đó là cố mà loại bỏ cái xấu xa này chẳng nào chúng ta có thể làm được. Và cuộc chiến đấu chống lại đau khổ không phải vô ích, hay cuối cùng chịu thất bại, bởi vì Đức Giêsu tỏ cho chúng ta biết rằng đấy là cuộc chiến đấu của chính Thiên Chúa : hành động rõ rệt mà vì thế Đức Giêsu tự xưng mình "là người được sai đi". Được sai đi ? Bởi ai ? Thế thì, Đức Giêsu này. Người từ đâu mà đến ?
Vấn đề về nguồn gốc của Người này lại còn quan trọng hơn thế, vì hẳn là người trông thấy toàn bộ việc thế gian chấm hết : Người biết Người sắp chết, đêm đã tới, và Người phải hành động bao lâu Người còn ở thế gian.
Cái chết mà Người thấy trước qua nỗi thù hận của các đối phương của Người (Ga 7,19-32-44 - 8,59), đó sẽ là chiến thắng bề ngoài của sự xấu, chiến thắng của bóng đêm (Ga 13,30).
Nhưng bóng tối không chặn được ánh sáng" (Ga I.5-9). Cám ơn Người, lạy Đức Giêsu. Vinh quang thuộc về Người, vì Người đã soi chiếu đêm tối của chúng con !
Nói xong. Đức Giêsu nhổ nước miếng xuống đất trộn thành bùn và xức vào mắt người mù, rồi bảo anh ta : "Anh hãy đến hồ Si-lô-ê mà rửa" (Si-lô-ê có nghĩa là người được sai phái). Vậy anh ta đến hồ rửa, và khi về thì nhìn thấy được.
Một mô tả cụ thể để lộ người chứng tận mắt, Gioan. Nước bọt của một số người, theo những người xưa, có một giá trị dược liệu. Nhưng nhất là, chúng ta khám phá ở đó, thêm một lần nữa, cái thiên tài của Gioan, nhà thần học biểu tượng chủ nghĩa... và nhà thần học nhiệm tích... Vâng, người đàn ông mù từ thuở mới sinh này, bên kia trường hợp cá nhân đầy xúc cảm, thực sự là một biểu tượng của nhân loại bị nhận chìm trong đêm tối, khi họ không biết Đức Giêsu, khi những đau khổ của loài người có vẻ như không có ý nghĩa. Và cái giếng Si-lo-ê này, bên kia vùng nước có thật của nó trong khu vực thấp trũng của Giêrusalem, thực sự là một biểu tượng của phép rửa thanh tẩy và chiếu sáng.
Điều làm cho Gioan, nhà thần học, chú ý, đó trước hết không phải là con người kỳ diệu lạ lùng, được kể ngắn gọn chỉ bằng ba dòng, đó chính là dấu hiệu biểu trưng mà Đức Giêsu đưa ra về chính mình và được biểu lộ qua cái tên huyền nhiệm của cái giếng "Si-lô-ê có nghĩa trong tiếng Do Thái là "Shilloah" Người được sai đi". Được sai đi ? Do ai ?
Cái bản vị Giêsu, Đấng được sai đi, nêu ra nhiều vấn đề hoài nghi xác định lập trường, tranh cãi, Người là ai ? Không người nào đã từng bao giờ đặt nhiều câu hỏi như thế. Tại sao ? Định mệnh của Người là gì ? Phép lạ của người mù được chữa khỏi mới xong khi Đức Giêsu dường như vừa đi khỏi hiện trường. Nhưng vấn đề chính là về Người trong quá trình một vụ án kỳ lạ tập tục, thông qua bản thân của người đã được hưởng lòng tốt của Đức Giêsu. Chúng ta sắp dựa vào bốn cuộc hỏi cung liên tiếp, ngày càng bắt nhân. Nhưng cuối cùng, chính Đức Giêsu can thiệp lại để kiện lại những đối phương của Người.
VỤ KIỆN I : Các người láng giềng và những kẻ trước kia thường thấy anh ta ăn xin mới nói : "Hắn không phải là người vẫn ngồi ăn xin đó sao ?” có người nói : "Chính hắn đó !". Kẻ khác lại rằng : 'không phải đâu ! Nhưng là một đứa nào giồng hắn đó thôi !". Còn anh ta thì quả quyết : "Chính tôi đây !". Người ta liền hỏi : "Vậy, làm sao mắt anh lại mở ra được như thế ?". Anh ta trả lời : "Người tên là Giêsu đã trộn một chút bùn, xức vào mắt tôi rồi bảo : "Anh hãy đến hồ Si-lô-ê mà rửa". Tôi đã đi, và sau khi rửa tôi nhìn thấy được" Họ lại hỏi anh : “ông ấy ở đâu ?”. Anh ta đáp : “Tôi không biết”.
Đó là những người làng xóm đã làm cuộc điều tra ưu tiên : Cái gì đã diễn ra ? Nó đã diễn ra như thế nào ? ai đã làm chuyện đó ? Lúc này chúng ta chỉ nghĩ tới một động tác tự nhiên vì có thiện cảm nên tò mò. Ngày nay vẫn còn. Có một số đông người cùng thời với chúng ta chỉ chú ý đến Đức Giêsu tới chỗ đó : người ta nhận xét một sự kiện... nhưng người ta không muốn rắc rối cuộc đời và người ta không đi xa hơn. Còn về anh mù được chữa lành, chính anh ta trở về từ rất xa. Chúng ta lưu ý là anh ta chưa biết gì về Đức Giêsu cả, anh ta chỉ biết người ta gọi ông ấy là Giêsu.
VỤ KIỆN II : Họ dẫn kẻ trước đây bị mù đến với những người Pha-ri-sêu. Nhưng ngày Đức Giêsu trộn chút bùn và làm cho mắt anh ta mở ra lại là ngày Sa-bát... Trong nhóm Pha-ri-sêu, người thì nó : "ông ta không thể là người của Thiên Chúa được, vì không giữ ngày Sa-bát ; kẻ thì bảo : "Một người tội lỗi sao có thể làm được những dấu lạ như vậy ?”. Thế là họ đâm ra chia rẽ. Họ lại hỏi người mù : "Còn anh, anh nghĩ gì về người đã mở mắt cho anh ? Anh đáp : "Người lạ một vị ngôn sứ !".
Đứng trước Đức Giêsu, ý kiến bị phân rẽ : người này thì ủng hộ... người kia thì chống đối... Người, con người có thiện chí, bắt đầu từ từ mà tiến lên. Ngoài ra đó là những điều phiền nhiễu của những người điều tra muốn đây anh ta đi xa hơn. Bây giờ anh ta khẳng định : Đó là một ngôn sứ. Lạy Chúa. xin giúp chúng con tiến đi trong đức tin.
VỤ KIỆN III : Người Do Thái không tin là trước đây anh bị mù mà nay nhìn thấy được, nên đã gọi cha mẹ anh ta đến... Cha mẹ anh ta đáp : "Chúng tôi biết nó là con chúng tôi nó bị mù từ khi mới sinh. Còn bây giờ làm sao nó thấy được, chúng tôi không biết. Hoặc có ai đã mở mắt cho nó, chúng tôi cũng chẳng hay... Xin các ông cứ hỏi nó , nó đã khôn lớn rồi, tự nó, nó nói về mình được". Cha mẹ anh nói thế vì sợ người Do Thái. Thật vậy, người Do Thái đã động lòng trục xuất khỏi hội đường kẻ nào dám tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Kitô.
Thế là một thái độ khác đối diện với Đức Giêsu đó là một sự trốn chạy. Nhưng người ta chối từ, không muốn tự đặt cho mình một số vấn đề có thể gây ra liên lụy. Không thể tôi thường thuộc vào loại này ư ? Người ta có thể đừng nên làm gì để khỏi có nhiều chuyện !
VỤ KIỆN IV : Một lần nữa, họ gọi người trước đây bị mù đến và bảo : "Anh hãy tôn vinh Thiên Chúa, chúng ta đây, chúng ta biết ông ấy là người tội lỗi". Anh ta đáp : "ông ấy có phải là người tội lỗi không, tôi không biết. Tôi chỉ biết có một điều : trước đây tôi bị mù mà nay tôi nhìn thấy được ?"... Họ liền mắng nhiếc anh : "Chúng ta biết rằng Thiên Chúa đã nói với Môsê. nhưng chúng ta không ; biết ông ấy bởi đâu mà đến". Anh đáp : "Kể cũng lạ thật ! Các ông không biết ông ấy bởi đâu mà đến, thế mà ông ấy lại là người đã mở mắt tôi !". Chúng ta biết : "Thiên Chúa không nhậm lời những kẻ tội lỗi... Xưa nay chưa hề nghe nói có ai đã mở mắt cho người mù từ lúc mới sinh. Nếu không phải là người bởi Thiên Chúa mà đến, thì ông ta đã chẳng làm được gì". Họ đối lại : "Mày sinh ra tội lỗi ngập đầu, thế mà mày lại muốn làm thầy chúng ta ư ?”. Rồi họ trục xuất anh.
Những người Pha-ri-sêu, bị lún sâu vào trong hệ thống của họ : Họ "biết" ! Đó tà tiếng họ lặp lại và tỏ rõ lòng tự mãn của họ. Họ chối từ, biến đổi, trong khi dựa vào truyền thống. Chấp nhận cái mới của một người vi phạm. Ngày Sa-bát sẽ làm cho hệ thống giáo điều của họ lâm nguy. Như vậy họ chối từ bằng chứng hiển nhiên. Và như thế họ phạm tội duy nhất có trong Tin Mừng theo Thánh Gioan : chối từ lòng tin... muốn là một người không tin...bịt mắt trước huyền nhiệm Đức Giêsu. Ta hãy chú ý đến cách sử dụng tinh vi của động từ "biết" nhờ đó, người ta thấy rõ các cửa mở vào đức tin hay lối chặn cho sự không tin. 1. Cha mẹ "biết" đó chính là con trai họ... nhưng họ không muốn "biết" ai đã mở mắt cho con họ, để không bị liên lụy (9,20-21). 2. Những người Pha-ri-sêu "biết" Đức Giêsu đã từ đâu đến (9,24-29). 3. Anh mù chính anh ta không "biết" Đức Giêsu đi đâu, không "biết" đó có phải là một người tội lỗi không... nhưng anh ta "biết rằng anh ta đã được chữa khỏi và “biết" rằng Thiên Chúa không đoái nghe những người tội lỗi (9,12-25-31). Còn chúng ta, chúng ta có đi tìm chân lý không ? Chúng ta có bị chặn trước những hiểu biết của chúng ta không ? Chúng ta có ham hiểu biết nhiều hơn không, mở con mắt đui mù của chúng ta ra không ?
Đức Giêsu nghe nói họ định trục xuất anh. Khi gặp lại anh, Người hỏi : "Anh có tin vào Con Người không ?". Anh đáp : 'Thưa Ngài Đấng ấy là ai để tôi tin ". Đức Giêsu trả lời : "Anh đã thấy Người. Chính Người đang nói với anh đây! Anh nói : "Thưa Ngài, tôi tin. Rồi anh sấp mình xuống trước mặt Người".
Trong khi những người Pha-ri-sêu bị giam hãm trong sự vô tín của họ, thì anh mù, chính anh lại không ngừng tiến lên trong lòng tin, và chúng ta chú ý là lòng tin này chỉ đạt tới đỉnh cao theo sáng kiến và vấn đề bản vị của chính Đức Giêsu. Tất cả những câu hỏi mà các đối thủ đặt ra cho anh ta, đâu làm cho anh tiến lên, nhưng sự tuyên xưng đức tin của anh ta chỉ thành tựu nhờ cuộc gặp gỡ bản thân của Đức Giêsu. Còn chúng ta, đức tin của chúng ta có tiến lên, theo gương của người mù này, người dần dần mở mắt trước huyền nhiệm, một cách tiệm tiến không ? ban đầu người ta chỉ đứng trước "người mà người ta gọi là Giêsu (9,11). Và rồi người ta phát hiện "một ngôn sứ "(9,17)... một người nào đến từ "Thiên Chúa" (9,88)... và sau cùng "Con Người" (9,35) và "Chúa (9,38). Đây là sự trả miếng của Thiên Chúa. Người bất hạnh đáng thương đã tìm thấy hạnh phúc đích thực duy nhất. Mù từ thuở mới sinh, không được những người hàng xóm giúp đỡ nhiều lắm, không được cha mẹ nâng đỡ bị đuổi ra khỏi giáo đường như một tên bị bệnh ôn dịch... Nhưng mềm vui tin tưởng to lớn biết bao !
Đức Giêsu nói : "Tôi đến thế gian này chính là để xét xử họ : để người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại nên đui mù !". Những người Pha-ri-sêu đang ở đó với Đức Giêsu nghe vậy, liền lên tiếng : 'Thế ra cả chúng tôi cũng đui hay sao . Đức Giêsu bảo họ :Nếu các ông đui mù, thì các ông đã không có tội. Nhưng giờ đây các ông nói rằng : Chúng tôi thấy, nên tội các ông vẫn còn".
Đó là sự lật ngược hoàn hoàn các tình huống : "tội lỗi không ở chỗ những người Pha-ri-sêu đã đặt nó, chính họ là những người khinh miệt người tội lỗi bẩn thỉu này bị đánh dấu từ thuở mới sinh... và coi sự đui mù đích thực không hề ở chỗ mà họ đặt ra. Chính họ là những người mù, chỉ mình họ chối từ, không trông thấy cái đập thẳng vào mắt họ.
Ta hãy chú ý đến điều Đức Giêsu khẳng định : không phải Thiên Chúa lên án họ theo bề ngoài,… chính họ là những người tự lên án mình.
Cuộc Phán xét chỉ đến chuẩn nhận cái mà người ta đã quyết định một cách tự do. Đó chính là sự phi lý tự sát của việc chối bỏ đức tin. Với Ni-cô-đê-mô, Đức Giêsu đã nói : Ai chối bỏ lòng tin thì đã bị lên án rồi... phán đoán là như thế này đây : những người ưa thích bóng tối hơn là ánh sáng (Ga 8,18-19). Bản thân Đức Giêsu buộc phải có một chọn lựa : phải chọn lựa ! Trong Thánh Gian, có một tác dụng thường xuyên giữa hai động từ "thấy" và "tin"...Người ta trông thấy những dấu chỉ muốn mời gọi tin tưởng (Ga 1,50 - 3,86 - 4,48 – 6,26-36-40 - 9,39-41 - 11,45 – 20,8 - 20,29). Và Chúa Giêsu, ở đây, khẳng định mạnh mẽ rằng những người Pha-ri-sêu không thể dung tha vì không tin, bởi vì họ đã trông thấy dấu chỉ, bởi vì các ông trông thấy... tội các ông vẫn còn.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
"Hãy đi rửa, rồi trở lại trông thấy rõ"
BÀI TIN MỪNG : Ga 9, 1 - 41
I / Ý CHÍNH :
Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại câu chuyện Chúa chữa lành một người mù từ khi mới sinh, để diễn tả ý nghĩa Chúa là ánh sáng thế gian .
II / SUY NIỆM :
1 / " Chúa đi qua thấy một người mù từ khi mới sinh" :
" Thấy" ở đây bao hàm ý nghĩa nhận biết và cảm thương :
+ Chúa nhận biết sự đau khổ của người mù này nơi phần xác như là dấu chỉ quyền năng của Satan trên con người .
+ Chúa cảm thương người mù bằng cách chữa lành cho anh để quyền năng của Thiên Chúa trên Satan được thể hiện đúng như lời Isaia 29, 18 " Trong ngày ấy ... mắt kẻ đui sẽ thấy ..." .
2 / "Ai đã phạm tội y hay cha mẹ y..." :
Dân Do thái cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới cổ truyền, vẫn cho tai nạn, bệnh tật, đau khổ là do hình phạt bởi tội lỗi, hoặc do tội lỗi của đương sự ( Ed 13, 20 ) hoặc do tội của cha mẹ ( Xh 20, 5 ) . Chính Chúa Giêsu có lần liên kết bệnh tật với tội lỗi : " Này ngươi đã lành, đừng phạm tội nữa, kẻo lại mắc hoạ khốn hơn" ( Ga 5, 14 ) ( Xh 9, 12 . 34, 7 ; Tv 38, 26 ; Ed 18, 20 ) .
3 / " Không phải y cũng chẳng phải cha mẹ y phạm" :
Chúa không giải thích bệnh tật theo quan niệm Cựu ước nói trên ( ga 9, 2 ...) Người chỉ nhìn bệnh tật như một tai hoạ mà con người phải gánh chịu, như một dấu chỉ của quyền lực Satan trói buộc con người mà Người đến giải thoát để chứng tỏ quyền năng Thiên Chúa vượt trên Satan .
4 / " Bao lâu còn ban ngày ..." :
Đời sống là ban ngày . Sự chết là đêm tối, Chúa và mọi người đều có sứ mệnh phải làm trong khi còn ban ngày, tức là suốt đời, cho tới khi sự chết chấm dứt công việc .
" Những việc của Đấng đã sai Ta" : chính là con người trình cứu chuộc trần gian, mà việc Người sắp chữa lành cho người mù được khỏi như một dấu chỉ .
- " Bao lâu Ta còn ở thế gian, Ta là sự sáng thế gian " ánh sáng ở đây được mô tả như là ảnh hưởng của Chúa Giêsu đối với thế gian, Người là ánh sáng tạo nên cuộc phán xét và cứu rỗi thế gian . Vì thế công việc của Người là soi sáng : soi sáng phần xác ( chữa lành mắt ) cũng như soi sáng phần thiêng liêng (ban đức tin).
5 / " Người nhổ xuống đất lấy nước miếng trộn thành bùn ..." :
Nước bọt có tính sát trùng, nên cũng có công dụng chữa bệnh nhẹ, khi làm phép lạ, đôi khi Chúa Giêsu cũng làm cách này như một cử chỉ quen thuộc với dân chúng ( Mc 7, 33 . 8, 23 ) . Thực ra Chúa không nhờ vào sức chữa của nước bọt, nhưng đã dùng sức thần thiêng của Người tượng trưng bằng việc đặt tay ( Mc 8, 22 - 25 ) hoặc bằng việc xoa trên mắt như ở đây. Trong câu này, chi tiết lấy nước bọt trộn thành bùn có ý nghĩa gì ? xét về phương diện vệ sinh thì bùn chỉ gây thêm bệnh cho mắt thôi. Nhưng xét theo phương diện biểu tượng thì có thể hiểu.
- Chúa làm như vậy có thể là để thử đức tin người mù, để nhờ đó họ hoàn toàn tin vào quyền năng của Thiên Chúa ( Cha Lagrange).
- Một số giáo phụ ( Irênêe, Cirillô thành Alexandria, Thêophilê ) cho rằng Chúa có ý ám chỉ đến việc tạo dựng con người từ bùn đất ( St 2, 7 ) hoặc việc nhập thể của Ngôi Lời ( Thiên thần. Augustin).
6/ " Ngươi hãy đến hồ Silôê mà rửa " :
Hồ Silôê ở giữa hồ Sion, nằm về phía Đông Bắc Giêrusalem ( 2V20, 20 ; Hc 48, 17 ) . Silôê có nghĩa là " được sai đến " rõ ràng ở đây thánh sử Gioan có chủ ý biểu tượng rằng : cũng như nước ở hồ " Được sai đến " có thể đem lại sự sáng cho mắt, thì Đấng thiên sai đem lại ánh sáng mạc khải . Việc rửa trong hồ Silôê khỏi mắt, cũng có thể là hình ảnh của phép rửa tội ( Ga 3, 5 ) .
7/ " Những người láng giềng ..." :
Phép lạ người mù được sáng mắt tại hồ Silôê này được điều tra kỹ lưỡng do những người láng giềng và Biệt phái . Việc điều tra như vậy lại càng làm nổi bật sự thật và ý nghĩa của phép lạ .
Những người láng giềng và những kẻ xưa kia đã từng thấy người ăn xin, sau khi đã tranh cãi với nhau và nhất là sau khi đã tra vấn chính người mù, đã nhận thức người mù này đã được sáng mắt cách lạ thường . Nhưng không biết nguyên nhân bởi tại ai ? và tại sao ? vì thế họ phải nại đến những người Biệt phái là những người có quyền giám định việc này .
8/ " Lý do tại Chúa Giêsu hoà bùn và chữa mắt ..." :
Đối với nhóm Biệt phái là những người giữ luật ngày hưu lễ cách tỉ mỷ, thì việc bôi nước bọt và nhồi bùn là hai hành vi bị bị cấm chỉ trong ngày hưu lễ . Vì thế họ nại vào lý do này để tra vấn người mù . Trong cuộc tra vấn này, hai lập luận trái ngược nhau :
Biệt phái : người lỗi luật sa bát không thể là người được Thiên Chúa sai đến .
Người mù : người tội lỗi không thể làm được phép lạ như thế .
9 / " Họ hỏi hai ông bà ..." :
Vì không tin lời khai sự thật của người mù và cố chấp từ chối sự kiện khỏi mắt nên những người Biệt phái tra vấn thêm cha mẹ người mù .
10 / " Cha mẹ y thưa rằng ..." :
Vì sợ phiền hà, nguy hiểm, có thể bị trục xuất ra khỏi hội đường, nên cha mẹ người mù trả lời để thoái thác rằng : " Nó khôn lớn rồi, xin các ông cứ hỏi nó" .
11 / " Anh hãy tôn vinh Thiên Chúa " :
Đây là một hình thức thề, đòi người đối thoại không được nói dối.
12 / " Mày sinh ra trong tội mà mày dám dậy chúng ta ư" :
Ơ đây những người Biệt phái có ý nói lên quan niệm rằng bệnh mù này là do hình phạt tội của cha mẹ người mù, vì đây là trường hợp nù từ lúc mới sinh . Đồng thời ở đây cũng nói lên sinh ra trong tội thì biết gì mà dậy người khác .
13 / " Ngươi có tin Con Thiên Chúa không ? " :
Sau khi mở mắt xác thịt : mù thấy được, Chúa Giêsu muốn mở mắt đức tin cho người mù này . Vì thế ở đây Chúa Giêsu đặt câu hỏi này là muốn khơi dậy niềm tin của người mù đối với Người . Cách Chúa Giêsu tỏ mình ở đây cũng tương tự như trong câu chuyện người đàn bà Samaria ( Ga 4, 26 ) .
14 / " Lạy Thầy, tôi tin " :
Suốt cuộc gặp gỡ đối thoại giữa Chúa Giêsu và người mù, ta thấy người mù này đã dần dần tiến tới sự hiểu biết cách siêu nhiên hơn về ý nghĩa biến cố anh được sáng mắt và về con người của Đấng chữa mắt cho anh .
Lúc đầu, đối với anh, Chúa Giêsu chỉ là một người " Tên là Giêsu " và việc anh được mở mắt sáng chỉ là một việc khó hiểu và là thường thôi .
Nhưng rồi khi thấy các Biệt phái chia rẽ nhau điều tra anh cách cạnh kẽ, anh ba8st đầu hiểu biến cố đó có một ý nghĩa tôn giáo và anh không ngần ngại tuyên bố Chúa Giêsu là " một Tiên tri " . Sau cùng khi các Biệt phái nhất quyết gắn cho Chúa Giêsu là một tội nhân, thì anh lại càng kiên vững trong niềm xác tín rằng Chúa Giêsu là Đấng bởi Thiên Chúa mà đến .
Khi được Chúa Giêsu chữa lành mắt, người mù này mới chỉ ở giai đoạn đầu của đức tin . Để đạt tơi đức tin toàn vẹn, anh được gặp gỡ Chúa Giêsu lần nữa, và lần này anh được Chúa Giêsu tự mạc khải rằng : " Ngươi đang thấy người và chính Người đang nói với ngươi" . Từ đó anh chấp nhận và không đắn đo rằng : " Lạy Thầy, tôi tin" . Phải, anh tin và anh đã được mở con mắt đức tin để nhìn thấy Chúa Giêsu là Con Người, là Đấng Thiên Sai, và " Anh đã sấp mình thờ lạy người " một cử chỉ biểu lộ lòng tôn thờ Thiên Chúa .
15 / " Chính vì để luận xét mà Ta đã đến thế gian " :
Ở đây được hiểu rằng : " Chính vì để có sự phân biệt mà Ta đã đến thế gian " . Vì thế ở đây muốn nói : do sự hiện diện và giáo lý của Chúa Giêsu trong thế gian, mà mỗi người sẽ tự động bị phán xét ( Ga 3, 18 ...) . Vì thế đã có lần Chúa Giêsu phán : " Vì Thiên Chúa không sai Con mình xuống thế để lên án thế gian, nhưng là để thế gian được Người cứu độ " ( Ga 3, 17 . 8, 15 ) .
Vậy sự luận xét nói đây, không phải là một lời tuyên án của Chúa cho bằng sự bày tỏ cho biết những điều thầm kín trong lòng con người ( Ga 3, 17 - 21 ) . Ngày phán xét cánh chung, cũng sẽ chỉ là lúc công khai hóa sự phân loại đã được thực hiện ngay từ bây giờ trong thâm tâm con người .
+ " Hầu những kẻ không xem thấy ..." những người không xem thấy, tức là những người mù về phần xác, khiêm tốn tìm ánh sáng thì sẽ xem thấy .
+ " Những kẻ xem thấy sẽ trở nên mù" còn những ai tự phụ vào các nhìn của mình và cứ tưởng mình đang xem thấy, thì lại chẳng thấy gì cả . Đó là một sự đảo ngược các vai trò mà Chúa Giêsu đã nói rõ khi Người đề cập đến những người bé mọn ( Mt11, 25 ) .
Ở đây có ý nói đến người mù nhận biết Chúa Giêsu và tin vào Người, còn những người Biệt phái tự cho mình rằng : " Chúng ta biết chúng ta xem thấy", thì lại chẳng thấy gì, tức là họ đã không nhận biết Chúa Giêsu là ai .
16 / " Nếu các ngươi mù thì các ngươi đã không mắc tội" :
Nếu những người Biệt phái đó mù như người mù này, nghĩa là nếu họ đã không chứng kiến phép lạ Chúa làm, thì họ đã không mắc tội . Nhưng nếu họ đã chứng kiến " Chúng tôi đã xem thấy" mà vẫn không tin, thì họ mắc tội . Đây là tội khép kín cố chấp .
III / ÁP DỤNG :
A/ Áp dụng theo Tin Mừng :
Qua bài Tin Mừng hôm nay, Giáo Hội muốn chỉ dẫn cho ta thấy rằng việc chữa lành bệnh nhân là một biểu tượng cho sự chữa bệnh thiêng liêng mà Thiên Chúa thực hiện nơi con người . Vì thế qua những ơn phần xác, ta nhớ đến những ơn phần hồn Chúa ban để cảm tạ và tôn vinh Thiên Chúa .
B/ Áp dụng thực hành :
1 / Nhìn vào Chúa Giêsu :
a/ Xem việc Người làm :
+ Chúa Giêsu thấy người mù từ khi mới sinh . noi gương Chúa chúng ta phải biết nhìn thấy những người đau khổ chung quanh chúng ta bằng sự nhận biết thực sự để cảm thương họ qua hành vi cử chỉ nâng đỡ, ủi an, và xoa dịu họ .
+ Chúa Giêsu nhổ xuống đất, lấy nước miếng trộn thành bùn ... . Noi gương Chúa chúng ta cũng phải dựa vào những phương tiện bên ngoài như một trung gian để an ủi nâng đỡ những người đau khổ . Đừng nói suông những chứng tỏ bằng việc làm để giúp đỡ nhau .
b/ Nghe lời Người nói :
+ " Nhưng để công việc Chúa tỏ ra nơi y" : có những bệnh tật, đau khổ ta chịu là để vinh danh Thiên Chúa, để đem lại đức tin cho ta, cho dù ta không được chữa lành bệnh theo kiểu người mù trong bài Tin Mừng hôm nay .
+ " Bao lâu còn ban ngày, Ta phải làm những việc của Đấng đã sai Ta" . Bao lâu còn sống ta phải lo chu toàn bổn phận Chúa trao phó là lo thánh hóa bản thân mình để thánh hóa tha nhân nữa, đừng đợi đến đêm là giờ chết đến, ta chẳng làm được việc gì nữa .
+ " Ngươi hãy đến hồ Silôê mà rửa " : Chúa thường dùng những dấu chỉ bên ngoài để khơi dậy niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa quyền năng, thương xót, quan phòng ... Vì vậy chúng ta cần phải dựa vào các biến cố hữu hình như bệnh tật, sức khoẻ, may mắn, thành công, thất bại, những sự vật và biến cố chung quanh nơi tha nhân, ngoài xã hội và vạn vật ... để nhận biết và tin tưởng vào Thiên Chúa hơn .
2 / Nhìn vào người mù :
a/ " Hắn đi và rửa ..." noi gương người mù biết nghe Lời Chúa và đem ra thực hành thì sẽ được hiệu quả phần rỗi .
b/ " Anh ta nói ..." : đứng trước sự điều tra của người chung quanh, đứng trước sự đe dọa của Biệt phái, người mù can đảm tuyên xưng danh Chúa . Chúng ta phải biết tuyên xưng danh Chúa trước những sự cản trở, khủng bố của người chung quanh, chịu đựng sự ruồng bỏ của người đời, vì Chúa .
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10